'Tưởng Niệm Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long

29/11/20191:03 SA(Xem: 15775)
'Tưởng Niệm Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM
CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THANH LONG
Nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo QLVNCH
Nguyên Tù Nhân Chính Trị 12 Năm Tù
Tại Các Trại Tù Thanh Cẩm, Hà Tây, Hà Sơn Bình, Sơn La và Ba Sao Hà Nam  

Thich Thanh Long

Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long nguyên là sĩ quan Tuyên úy Phật Giáo, người kế nhiệm Hòa Thượng Thích Tâm Giác từ năm 1973 cho đến ngày miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ngài đã khước từ di tản ra nước ngoài do tòa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc và tòa Đại sứ Úc đề nghị và chấp nhận ở lại với anh em binh sĩ cùng gia đình để rồi sau đó bị 12 năm trong lao tù Cộng sản, nhưng chính những năm tháng bị tù tội trong các nhà tù, từ Nam ra Bắc, Hòa Thượng đã nêu gương sáng và là điểm tựa cho nhiều bạn đồng tù và niềm kính nể cho cả những cai tù. Mọi người rất ngưỡng phục phẩm hạnh và đức độ của một vị chân tu, luôn đem tình thươnglòng từ bi đối với tất cả mọi người.

Xuyên qua các bút ký hồi ức của những sĩ quan tuyên úy và không tuyên úy đồng tù với ngài đều cho biết ngài, dù sống trong ngục tù Cộng Sản, nhưng vẫn thể hiện được cái tâm thanh thản an nhiênvô úy trong tinh thần Phật Giáo. Ngài đã sống vì tha nhân, vì anh em đồng cảnh ngộ không phân biệt tôn giáo, cấp bực, binh chủng mà quên mình qua mọi hành vi cư xử khiến cho ký giả Lô Răng (tức nhà văn Trung tá Phan Lạc Phúc) của nhật báo Tiền Tuyến, khi ra khỏi tù qua định cư ở Úc đã viết về ngài như một vị Phật sống khi được cùng chung đội lao động với ngài.

“Thật sự tôi có một cái may mắn, hết sức may mắn là trong những năm tù cải tạo, tôi thường được sống ở bên cạnh một vị chân tu, đó là Thượng Tọa Thích Thanh Long, nguyên Giám đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo. Ông không bao giờ giảng đạo, hay đọc kinh cho tôi nghe, nhưng mà trong cuộc sống cải tạo thấy ông luôn luôn bình thản, không lo, không sợ, không buồn, nên tôi ở gần thì tôi cũng bắt chước ông cụ như vậy tức là không lo, không sợ, không buồn. Có thể đó là một khía cạnh của đại hùng, đại lực, đại từ bi của con nhà Phật chắc.” [3]

Hay như Phạm Gia Đại mô tả ngài “như một vì sao sáng trong bóng tối”.

Hay như nhà văn Công Giáo Vũ Văn Quý, một người đồng tù đã ca ngợi “Hòa Thượng Thích Thanh Long là một tấm gương rất tốt lànhđáng kính và đáng tôn vinh mà thời đại ngày nay thắp đuốc giữa ban ngày đi tìm cũng khó kiếm. Một người đã hy sinh tất cả để trọn đời đi theo con đường giống như của thánh Phanxicô Khó Khăn tác giả bài ca Kinh Hòa Bình đã đi. [4]

Ngài ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng sâu, núi thẳm ngoài Bắc.

Ngày 12 tháng 9 năm 1987 Hòa thượng Thích Thanh Long được phóng thích về miền Nam và ngài đã trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Giảng cũ ở Sài Gòn nơi mà ngài làm trụ trì trước kia, để tiếp tục lo Phật sự, cúng kiếng giúp đỡ các gia đình Phật tử. Hòa thượng viên tịch tại đây vào ngày 29 tháng 11 năm 1991. (nhằm ngày ngày 24 tháng 10 năm Tân Mùi), thọ 78 tuổi. Tang lễ của ngài được mô tả như một đám rước hết sức trọng thể. Đoàn người tham dự đã phủ kín con đường dài 5 cây số từ cổng Chùa Giác Ngạn đường Trương Minh Giảng Sài Gòn tới Nghĩa Trang Bà Quẹo, không chỉ gồm các đoàn thể Phật tử, các thiện nam tín nữ mà có mặt đủ mọi thành phần tôn giáo cũng như rất đông đảo các cựu Tù nhân Chính trị.

Hôm nay là ngày 29 tháng 11 năm 2019 đúng 28 năm ngày ngài khuất bóng, chúng tôi sưu tập các bài bút ký hồi ức của các vị đồng tù với ngài viết về công hạnh ngài như để thắp một nén hương tưởng niệm tới ngài, một vị Bồ Tát sống giữa đời thường, một vì sao sáng trong bóng tối. Một điều đáng chú ý là những tác giả bài viết đa số là những tù nhân chính trị người Công Giáo, những người đã một thời sống cùng với cố hòa thượng ở các trại tù từ Nam chí Bắc, trong đó có một số các vị linh mục đang có mặt tại Hoa Kỳ.

Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

Chú thích:

[1] Trại tù Sơn La nằm ở trung tâm thành phố Sơn La và cách biên giới Lào chừng 45 cây số, được người Pháp xây dựng năm 1908 để giam giữ những người làm cách mạng VN. Sau năm 1975 thì chánh quyền Hà Nội dùng làm nơi giam giữ quân nhân và cảnh sát VNCH sau khi chánh quyền Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

[2] Trại tù Ba Sao nằm ở một vùng núi đá thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nên thời tiết rất khắc nghiệt, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng hơn những vùng bình thường khác, gọi là lam sơn chướng khí. Nơi đây đã từng giam giữ hàng ngàn quân nhân và cảnh sát VNCH sau khi chánh quyền Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

[3] Tuyển Tập Tạp Ghi Phan Lạc Phúc https://www.rfa.org/vietnamese/binhluan/98886-20030213.html
[4] Nguyệt san Đất Mẹ số 38 (Đất  Mẹ là nguyệt san Công Giáo) https://thuvienhoasen.org/a32977/ong-su-nha-que.


MỤC LỤC

Nhà Sư Của Tôi (Hoàng Ngọc Liên)
Nhân Năm Rồng Kể Thêm Về Cố Thượng Tọa Thanh Lon- Hoàng Ngọc Liên
Hình Ảnh Một Vị Sư Già Thượng Tọa Thích Quảng Long (Vũ Ánh)
Một Đóa Sen: hượng Tọa Thích Thanh Long (Phạm Gia Đại)
Ông sư Nhà Quê - Bài Ca Kinh Hòa Bình (Vũ Văn Quý)
Những Vị Sư Nha Tuyên Úy (Phạm Gia Đại)
Ngày Giỗ (Phan Lạc Phúc)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.