Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt

30/05/201312:00 SA(Xem: 40909)
Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt

BẢN ĐÁNH GIÁ TÌNH BÁO QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
(Special National Intelligence Estimate)
Số Thứ Tự: SNIE 53-2-63
TÌNH HÌNH TẠI NAM VIỆT NAM
(The Situation in South Vietnam)
centralinterligenceagency_logo

Đệ trình bởi
GIÁM ĐỐC TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG
Đồng thuận đệ trình bởi
HỘI ĐỒNG TÌNH BÁO HOA KỲ
Ngày ghi ở bìa hồ sơ:
Ngày 10 tháng 7, năm 1963
Chấp thuận giải mật:
Tháng 1 năm 2005

Bản thứ 354
Tên hồ sơ: DOC_0001166414.pdf
us_1963_report-1-contentus_1963_report-2-content
Trang bìa trước hồ sơ

Các cơ quan tình báo sau đây đã tham dự vào việc soạn thảo bản đánh giá này:
Sở Tình Báo Trung Ương (CIA) và các sở tình báo của các Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng,
Lục Quân, Hải Quân, Không Quân, và Sở An Ninh Quốc Gia (NSA).

Đồng thuận bởi:
Giám Đốc Nghiên Cứu và Tình Báo, Bộ Ngoại Giao
Giám Đốc, Sở Tình Báo Quốc Phòng (DIA)
Phụ Tá Chánh Sở Tình Báo, Bộ Lục Quân
Phụ Tá Chánh Sở Tình Báo Hải Quân, Bộ Hải Quân
Phụ Tá Chánh Sở Tình Báo, Không Lực Hoa Kỳ
Giám Đốc Sở An Ninh Quốc Gia

Không có ý kiến của:
Đại Diện Ủy Hội Năng Lượng Hạt Nhân của USIB, và
Phụ Tá Giám Đốc Sở Điều Tra Liên Bang (FBI) vì vấn đề ngoài lĩnh vực hoạt động.

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Hồ sơ mật này có tầm mức quan trọng đặc biệt vì do tất cả các sở tình báo Hoa Kỳ có phạm vi hải ngoại cùng soạn, hay duyệt, và đúc kết, trình lên ngày 10 tháng 7-1963, một tháng sau ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân.

Điểm ghi nhận từ hồ sơ này:

(1) Dân bất mãn chế độ ông Diệm từ lâu và rộng khắp (xem các đoạn A, đoạn 2, 4, 14);

(2) Chế độ ông Diệm đã thiên vị cho Thiên Chúa Giáo La Mã, chèn ép các tôn giáo khác (xem đoạn 2, 4, 14); Xem thêm chi tiết về đàn áp Phật Giáo ở link http://tinyurl.com/thuvienhoasen-NhatTu-TQD, về đàn áp Đạo Cao Đài ở link 

http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/02/ao-cao-ai-bi-nha-ngo-ap-ra-sao-tran-van.html

ám sát các chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo ở link http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/02/phat-giao-hoa-hao-bi-nha-ngo-ap-ra-sao.html

(3) Phật Giáo không phải là một thế lực đối lập, cũng không có ý muốn kết hợp thành một khối đối lập rộng rãi, và sẽ hài lòng nếu chính phủ ông Diệm thực hiện các cam kết (xem đoạn 3, 6, 9, 14);

(4) Phật Giáo VN đã được nhiều chính phủ quốc tế ủng hộ công khai, lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc phản đối chế độ ông Diệm (xem đoạn 8);

(5) Ông Diệm tráo trở. Trong quá khứ, ông Diệm đã từng hứa và rồi lật ngược (xem đoạn 9);

(6) Ông Nhu cứng rắn, đòi ông Diệm dẹp bỏ các cam kết với Phật Giáo (xem đoạn 12, 13, 16);

(7) Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục là một thế lực chính trị (xem đoạn 3, 13);

(8) Sự kiện ngày 8/5/1963, Phật Tử tụ tập ở Đài Phát Thanh Huế bị xe bọc sắt và lính nổ súng làm nhiều người chết, có vài trẻ em. Chính quyền đổ lỗi có Việt Cộng khủng bố. Hồ sơ mật này của tình báo Mỹ nói, chứng cớ do lính của chính phủ ông Diệm thảm sát (xem đoạn 3).

Cần ghi nhận bối cảnh hồ sơ này:

- Ngày 30/5/1963, cảnh sát và mật vụ vây chùa Xá Lợi tại Sài Gòn, và các chùa Từ Đàm, Báo Quốc, Linh Quang tại Huế.

- Ngày 31/5/1963 sinh viên tất cả các phân khoa Viện Đại Học Huế họp hội nghị tại chùa Từ Đàm, kiến nghị Tổng thống và Chính phủ giải quyết năm nguyện vọng của Phật giáo, thực thi chính sách tự do, dân chủbình đẳng, chấm dứt dùng thủ đoạn với tín đồ Phật giáo.

- Ngày 1/6/1963, tại Huế, một cuộc biểu tìnhtuyệt thực lớn được tổ chức. Tại Sài Gòn và các tỉnh nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực. Tại Chùa Ấn Quang và Chùa Xá Lợi, 800 người tuyệt thực.

- Ngày 3/6/1963, tại Huế, cảnh sát và quân đội có vũ trang chặn đường không cho đoàn biểu tình đến chùa. Quần chúng ngồi xuống đường, chắp tay hướng về chùa Từ Đàm cầu nguyện thì bị cảnh sát dùng lựu đạn cay và quân khuyển giải tán. Thiền sư Trí Thủ tới, kêu gọi dân ngưng biểu tình. Khi đoàn người về tới Bến Ngự thì bị đơn vị cảnh sát khác tấn công bằng lựu đạn cay và lựu đạn khói.

- Ngày 4/6/1963 cảnh sát phong toả các chùa Từ Đàm, Báo QuốcLinh Quang. Quần chúng kéo lên chùa nhưng bị ngăn lại. Đám đông áp dụng chiến thuật ngồi xuống đường cầu nguyện. Cảnh sát dùng lựu đạn cay và quân khuyển tấn công, làm 142 người bị thương, trong đó 49 người bị thương nặng. Các chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Giác Minh, Từ Quang, Báo Quốc, Từ Đàm và Linh Quang hoàn toàn bị cô lập và bị cắt điện nước. Chính quyền đưa tài liệu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào các chùa rồi lục soát để vu cáo các thiền sưphật tử theo Cộng Sản. Tại các tỉnh, các chùa trụ sở của giáo hội Phật Giáo Việt NamGiáo Hội Tăng Già đều bị phong tỏa. Ông Diệm lập Ủy ban Liên bộ để nghiên cứu nguyện vọng của Phật giáo, do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Ủy Ban này họp với Ủy Ban Liên Phái của PG. Đối thoại không kết quả, trong khi chính quyền vẫn xiết chặt, Ủy Ban Liên Phái ra lệnh tiếp tục đấu tranh.

- Ngày 27/5/1963, hoà thượng Thích Quảng Đức 67 tuổi, trụ trì chùa Quan Âm (Gia Định) viết một lá thư cho Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc tình nguyện tự thiêu.

- Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúngPhật tử. Chiều 11/6/1963, chính quyền phong tỏa chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, nơi để di thể của thiền sư Quảng Đức.

- Ngày 4/6/1963 đến 2 giờ sáng ngày 16/6/1963, Ủy Ban Liên Phái và Ủy Ban Liên Bộ họp, đưa ra Thông Cáo Chung với sự chấp thuận của Chủ tịch Tổng Hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bản văn quy định về treo cờ tôn giáo, sẽ tách các tôn giáo ra khỏi dụ số 10 để chờ đaọ luật về tôn giáo sẽ do Quốc hội thông qua cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964, hứa thả các Phật Tử bị bắt những ngày qua, hứa gỡ luật khắt khe về xây chùa đối với Phật giáo, hứa trừng phạt các viên chức có lỗi trong sự kiện Phật đản ngày 8/5/1963...

- Ngày 18/6/1963, Văn phòng Tổng thống gửi mật điện số 1432/VP/TT cho các những người có trách nhiệm ra lệnh tạm thời nhượng bộ phong trào Phật giáo, chuẩn bị dư luận để phản công đồng thời thanh trừng những nhân viên nhà nước ủng hộ Phật giáo. Một bản sao của mật điện lọt vào tay của Ủy Ban Liên Phái.

- Ngày 26/6/1963, ĐLHT Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm tố cáo các hành động kể trên là âm mưu chống Phật giáo, tố cáo chính quyền tiếp tục đàn áp Phật giáo, tố cáo Ngô Đình Nhu có ý định tổ chức cuộc biểu tình của Thanh Niên Cộng Hòa để yêu cầu chính phủ duyệt lại bản Thông cáo chung.

- Ngày 7/7/1963, chính quyền đem những người tham gia đảo chính ngày 11/11/1960 ra xét xử trong đó có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Trong ngày 7/7, nhà văn Nhất Linh đã tự sát bằng rượu pha độc dược.

- Ngày 9/7/1963, bộ Nội Vụ ban hành nghị định 358-BNV/KS ấn định thể thức treo cờ Phật giáo cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Tuy nhiên phía Phật giáo lại kết luận chính phủ đang gây chia rẽ giữa Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các phái Phật giáo khác.

- Ngày 10/7/1963, Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt SNIE 53-2-63 do tất cả các sở tình báo có phạm vi hoạt động hải ngoại đúc kết.

Hồ sơ mật này được dịch toàn văn dưới đây bởi Cư Sĩ Nguyên Giác.)


TÌNH HÌNH

TẠI NAM VIỆT NAM



GHI CHÚ VỀ PHẠM VI

Bản văn “Các Viễn Ảnh tại Việt Nam” (tức là Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia, National Intelligence Estimate, mã số NIE 53-63) đề ngày 17 tháng 4-1963 ghi quan ngại đặc biệt đối với tiến trình của nỗ lực chống nổi dậy, và với các yếu tố quân sự và chính trị hầu như là sẽ ảnh hưởng nỗ lực đó. Mục tiêu chính yếu của bản văn SNIE (Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt) hôm nay là khảo sát về những can dự của các diễn biến mới đây tại Nam Việt Nam đối với sự ổn định đất nước, đối với khả năng sinh tồn của chế độ Ngô Đình Diệm, và đối với quan hệ đối với Hoa Kỳ.

KẾT LUẬN
  1. Khủng hoảng Phật Giáo tại Nam Việt Nam đã nêu bật và làm căng thẳng thêm sự bất mãn đã có từ lâu và rộng khắp với chế độ ông Diệm và kiểu hoạt động của chính phủ này. Nếu – như dường nhiều phần sẽ xảy ra – ông Diệm không thực hiện một cách chân thựcđúng đắn các cam kết ông đã nói với những người Phật Tử, sự hỗn loạn sẽ có thể bùng lên lần nữa, và xác suất của một cuộc đảo chánh hay ám sát nhắm vào ông Diệm sẽ nhiều phần có thể xảy ra. (Xem các đoạn 4, 14)
  2. Sự không thoài mái ẩn tàng của chế độ Diệm về mức độ Hoa Kỳ tham dự ở Nam Việt Nam đã căng hơn bởi vấn đề Phật Giáoquan điểm cứng rắn của Mỹ. Thái độ này sẽ hầu như không đổi và nhiều phần sẽ có thêm áp lực để giảm sự hiện diện Hoa Kỳ tại VN. (Xem các đoạn 10-12).
  3. Cho tới giờ, vấn đề Phật Giáo vẫn chưa bị lợi dụng một cách hiệu quả bởi người Cộng Sản, cũng như chưa có ảnh hưởng khả lượng nào đối nỗ lực chống nổi dậy. Chúng tôi không nghĩ rằng ông Diệm có vẻ gì sẽ bị lật đổ bởi một cú đảo chánh của Cộng Sản. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng người Cộng Sản sẽ nhất thiết hưởng lợi nếu ông Diệm bị lật đổ bởi một vài thành phần đối lập không-Cộng-Sản. Một chế độ nối tiếp (sau Diệm) không Cộng Sản có thể lúc đầu sẽ chống Cộng kém hiệu quả, nhưng với hỗ trợ từ Hoa Kỳ, sẽ có thể trở thành một khối lãnh đạo chính quyền và nỗ lực chiến tranh một cách hiệu quả, hợp lý. (Xem các đoạn 7, 15-17).

THẢO LUẬN

I. GIỚI THIỆU

1. Hai vấn đề chính yếu mà chính phủ Nam Việt Nam đối mặt từ khi hiện diện năm 1954 là: (a) để hình thành các cơ chế và sự trung thành cần thiết để Việt Nam sống còn như một quốc gia độc lập, và (b) để chống lại hiểm họa từ nỗ lực xâm lăng và lật đổ từ chính quyền Hà Nội – nguyên đã khởi động từ năm 1960 bởi một cuộc chiến du kích đang lan rộng. Trong nỗ lực đối phó với các vấn đề này, VNCH đã bị ngăn trở bởi sự thiếu tự tin và vì thiếu năng lực để tạo ra sự cảm thôngủng hộ từ phần lớn người Việt -- kể cả nhiều thành phần trí thứcnông dân. Trong các tuần gần đây, những khuyết điểm và căng thẳng này tại khung chính trị Nam VN càng lộ rõ hơn và dày đặc hơn.

II. VẤN ĐỀ PHẬT GIÁO

2. Tổng Thống Diệm, gia đình ông, và phần lớn quan chức chế độ là giaó dân Công Giáo La Mã, trong một dân số có 70% tới 80% là Phật Tử. Chế độ đã lộ hẳn sự ưu đãi Thiên Chúa Giáo trong việc tuyển dụng nhân sự và đã thiên vị cho Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Nhưng không có hạn chế pháp lý đối với tự do tôn giáo, và cho tới gần đây, hầu hết Phật Tử có vẻ như thụ động trong việc ứng phó đối với vị trí định chế đặc quyền của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Tuy nhiên, đã có nhiều sự kỳ thị hành chánh nhắm vào Phật Tử, mặc dù đó có thể là từ sự vô tâm hay từ nhiệt tâm đặt sai chỗ của các viên chức cấp thấp như là từ chính sách GVN có ý thức. Tình hình đó hiển nhiên đã tạo ra một luồng cảm xúc bất mãn, chứng cớ thấy rõ là ở mức độ lan rộng và dày đặc từ các vụ bùng phát mới đây.

3. Trong tháng 4-1963, GVN ra lệnh cho các viên chức tỉnh thực hiện nghị định có từ lâu nhưng phần lớn bị bỏ lơ, trong đó nói về việc treo cờ tôn giáo nơi công cộng. Như đã xảy ra, lệnh này đưa ra vừa trước ngày Phật Đản (ngày 8 tháng 5-1963), một lễ lớn của Phật Giáo, và vừa mới sau khi các lá cờ của Đức Giáo Hoàng (Thiên Chúa Giáo La Mã) đã được treo tràn ngập trong một loạt các lễ hội được chính phủ GVN khuyến khích để mừng 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục, anh của ông Diệm, nhậm chức Tổng Giám Mục Huế. Một cuộc biểu tình phản kháng xảy ra ở Huế vào ngày 8 tháng 5-1963, và bị một đơn vị Dân Vệ nổ súng giải tán. Trong cuộc xô xát kế tiếp, nhiều người bị giết, trong đó có vài trẻ em. Chính phủ Diệm đổ tội các cái chết là do khủng bố Việt Cộng bất kể chứng cớ cho thấy ngược lại, và việc hành xử kiêu căng kế tiếp về chuyện này và về hậu quả của nó đã bùng lên thành khủng hoảng toàn quốc. Những người Phật Tử, cho tới lúc đó vẫn chưa có tổ chức và chưa biểu lộ phản kháng, đã bày tỏ sức mạnh và sự kết hợp lớn -- đủ để đưa ra một nhóm các thỏa hiệp từ Tổng Thống Diệm hôm 16 tháng 6-1963. Thêm nữa, sự kiện các lãnh đạo Phật Giáo đã có thể thách thức chính phủ công khai mà không dẫn tới sự trả thù nghiêm trọng đã cho họ niềm tự tin lớn.


4. Vào giây phút này, phong trào Phật Giáo vẫn còn được kiểm soát hiệu quả bởi các vị sư ôn hòa, những người từ chối nhận hỗ trợ từ, hay sự hợp tác mặt ngoài với bất kỳ đối lập chính trị nào của ông Diệm, dù Cộng Sản hay không Cộng Sản, và có vẻ như đang tìm cách bảo đảm rằng người Phật Tử giữ đúng các cam kết của họ [trong thỏa hiệp với ông Diệm]. Giới lãnh đạo Phật Giáo này đã cho chính phủ ông Diệm một thời kỳ ân huệ (mà kết thúc vào cuối tháng 6-1963) trong đó để cho thấy rằng Phật Tửthiện chí thực hiện cam kết, mà nếu không thì biểu tình sẽ tiếp tục. Cho tới giờ đã không có biểu tình thêm, nhưng giới lãnh đạo Phật Giáo thấy rõ là đang yên nghỉ.

5. Bất kể Phật Tử tự kềm chế đối với việc khai thác khía cạnh chính trị của vấn đề, đã thấy rõ có những quá đà chính trị. Vấn đề này đã làm lan rộng sự phẫn nộ và có thể trở thành một tiêu điểm để gây rộng khắp bất mãn với chế độ ông Diệm. Nó cung cấp một chủ đề mà hầu hết những thành phần đối lập không-Cộng-Sản (ngay cả một số giáo dân Thiên Chúa Giáo La Mã) có thể thấy điểm chung để đồng ý. Có chứng cớ thấy rõ rằng tự vấn đề này, và ngay cả hơn nữa, việc gia đình ông Diệm xử trí tới giờ đã có sự ổn định tại hầu như ở các cấp quân đội và công chức của chính phủ, trong khi giới quân dân cấp trung và cấp thấp hầu hết là Phật Tử. Trong vài trường hợp, công chức như dường đã bày tỏ làm lơ hay kình lại các chỉ thị của chính phủ ông Diệm, còn các quan chức cũng có lúc tránh né công việc ban lệnh chính phủ xuống cho cấp dưới của họ, và thông tin về các hành động sắp tới của chính phủ lại hiển nhiên là bị lộ để cho các nhà sư biết trước. Trong bất kỳ trường hợp nào, các diễn biến mới đây đang làm cho nhiều quan chức chính phủ phải tái xét lại quan hệ của họ với, và mức độ của sự trung thành của họ với chế độ ông Diệm; đã có chứng cớ rộng khắp về sự bất mãn nghiêm trọng và về âm mưu đảo chánh trong giới chỉ huy quân sự và công chức.

6. Vấn đề Phật Giáo có vẻ như đã được ủng hộ lớn lao từ nhiều nhóm đối lập không-Cộng-Sản trong và ngoài lãnh thổ Nam VN. Cũng có vẻ như đã có một cảm giác tăng dần trong số những người từng ủng hộ chế độ rằng vị trí của ông Diệm có thể đã bị tổn thương một cách nguy hiểm và một cách vĩnh viễn. Nhưng cho tới giờ, chúng tôi không có chứng cớ nào về những nhóm đối lập đa dạng có thể kết hợp thành các liên minh mới hay hiệu quả với nhau.

7. Vấn đề Phật Giáo sẽ có vẻ như một cú trúng số hiển nhiên cho người Cộng Sản, nhưng tới giờ vẫn không có chứng cớ nào rằng họ đã có thể lợi dụng một cách hiệu quả. Họ có thể đã trà trộn vào các chức sắc Phật Giáo ở một mức độ, nhưng không đưa ra được bất kỳ ảnh hưởng khả nhận nào, bất kể chính phủ ông Diệm đang ám chỉ như thế. Cho tới giờ, khủng hoảng Phật Giáo không có vẻ như đã có bất kỳ ảnh hưởng khả lượng nào đối với nỗ lực chống nổi dậy đang tiến hành, mặc dù tinh thầnhiệu năng của các lực lượng quân dân VNCH có vẻ sẽ bị thiệt hại nếu vấn đề kéo dài.

8. Khủng hoảng Phật Giáo cũng đã làm tổn thương VNCH về mặt quốc tế, với ảnh hưởng quan trọng có thể có đối với thành công tương lai của chính sách Mỹ đối với Đông Nam Á. Phản đối đang lan rộng tại các quốc giaPhật Tử chiếm đa số, với ám chỉ rằng hành động của Mỹ có thể giúp giải quyết khủng hoảng. Cam Bốt và Tích Lan đã lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc, và có thể nhiều nước nữa sẽ làm như thế. Tại các nước khác, kể cả tại Hoa Kỳ, khủng hoảng đã cho một kích động mới đối với việc chỉ trích chính sách Mỹ với lý cớ rằng Mỹ đang ủng hộ một chế độ đàn ápmất lòng dân.

9. Hướng tương lai của vấn đề Phật Giáo sẽ phần lớn được quyết định bởi hành động của chính phủ VNCH trong thời gian gần. Nhiều phần là các vấn đề mới nêu lên gần đây có thể được giải quyết nếu chính phủ thực hiện phần cam kết trong thương lượng đã có. Tuy nhiên, những thành phầný thức tinh vi về chính trị của xã hội Nam VN, bao gồm cả những người Phật Tử, đều biết về những hành vi quá khứ của ông Diệm là thường dùng việc thương thuyết để kéo dài thời gian, và thường đưa ra lời hứa để làm dịu sự khủng hoảng tức thì. Nguy hiểm thực sự trong tình hình hiện nay là ông Diệm có thể mong muốn sử dụng kỹ thuật như thế, kỹ thuật mà trước kia đã giúp ông ta tốt đẹp nhưng lại có thể là tai họa nếu lần này lại làm như thế nữa. Nếu những cuộc biểu tình tiếp diễn, người ta sẽ có thể đoán là sẽ xuất hiện một giới lãnh đạo Phật Giáo có tính chính trị hơn và kém ôn hòa hơn. Trật tự công cộng sẽ bị đe dọa. Đặc biệt, chúng ta không thể biết chắc là những đơn vị quân đội hay cảnh sát nào sẽ phản ứng nếu bị ra lệnh bắn vào những cuộc biểu tình dẫn đầu bởi các vị sư Phật Giáo.

III. ẢNH HƯỞNG CÁC DIỄN BIẾN MỚI ĐÂY VỀ QUAN HỆ MỸ-VNCH

10. Chính phủ Sài Gòn luôn luôn bày tỏ vài quan ngại về ảnh hưởng các quan hệ Hoa Kỳ trong vấn đề Nam VN, và dần dần đã cảm thấy phải hạn chế sự hiện diệnhoạt động của Mỹ tại Nam VN. Thái độ này khởi lên vì, một phần từ một quan ngại về tính chính đáng, có thể gọi là quá nhạy cảm, đối với, vẻ bề ngoài cũng như sự kiện thực tế, về nền chủ quyền mới đạt được của VN. Tuy nhiên, ở một mức độ được suy xét, nó khởi lên từ việc chính phủ ông Diệm nghi ngờ về ý đồ của Mỹ đối với chính phủ này, và từ niềm tin của chính phủ ông Diệm rằng hiện diện của Mỹ nhiều hơn sẽ tạo thế lực cho các nhóm chính trị, và các nhóm này có thể đe dọa ưu thế chính trị của ông Diệm.

11. Vấn đề Phật Giáo bùng khởi vào một trong những thời điểm nhạy cảm của chế độ ông Diệm, và căng thẳng đã bị thúc đẩy thêm, bởi các sự kiện tiếp theo. Việc xử lý hồi ban đầu của chính phủ Diệm về vấn đề [Phật Giáo] đã làm cho Mỹ khựng lại vì xấu hổ nghiêm trọng và mối quan ngại, mà, rồi thì, đã dẫn tới một loạt kháng thư khẩn cấp mạnh mẽ từ phía Mỹ (LND: hồ sơ dùng chữ “forceful US démarches” trong đó có chữ Pháp “démarches” để chỉ một thủ tục khẩn cấp của Bộ Ngoại Giao Mỹ, là bản văn phản đối gửi một chính phủ nước khác và yêu cầu trả lời. Xem Wikipedia http://en.wikipedia.org/wiki/D%C3%A9marche) Gia đình ông Diệm đã cay đắng bất mãn những hành động này của Hoa Kỳ, và có thể cảm thấy rằng những cuộc biểu tình của Phật Giáo đã ít nhất, một cách gián tiếp vì có hiện diện của người Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, nhiều phần sẽ có tăng thêm áp lực để giảm hiện diện của người Mỹ.

12. Một vai trò chính trong chuyện này sẽ là em của ông Diệm, ông Ngô Đình Nhu. Nhu luôn luôn là phụ tá chính trị chính yếu của ông Diệm, nhưng trong các năm kể từ 1954 đã có mức tăng dần quyền lực cá nhânthẩm quyền của ông Nhu -- một sự tăng quyền, một phần vì hoàn cảnh, và chủ yếu là do ông Nhu nỗ lực nắm thêm quyền lực. Ông Nhu có tham vọng chính trị riêng, và hầu như chắc chắn tự xem ông là người nối ngôi ông anh. Vì nhiều lý do, ông Nhu từ lâu trong chỗ riêng tư đã nhìn Mỹ với một chút ngờ vực và khó chịu. Những chỉ trích từ phía Mỹ đối với chính phủ VNCH đặc biệt làm ông Nhu nổi giận, vì Nhu biết rằng ông và vợ ông thường xuyênmục tiêu chính. Trên hết, Nhu hầu như chắc chắn ngờ vực rằng không rõ sự ủng hộ của Mỹ giành cho Diệm rồi có sẽ chuyển sang ủng hộ Nhu hay không.

13. Trong những cuộc thương thuyết với Phật Giáo, ông Nhu thúc giục ông Diệm giữ quan điểm cứng rắn và, bằng chính lời tuyên bố của Nhu là, không ủng hộ chút nào đối với các nhượng bộ đã đạt với Phật Giáo. Dựa vào những việc đã qua, chúng tôi nghĩ là sẽ không có vẻ gì là Nhu sẽ giúp thực hiện các cam kết; ảnh hưởng của ông Nhu đối với ông Diệm dự kiến sẽ trên chiều hướng trì hoãn và cù nhầy đối với những cam kết, một khuynh hướng mà chính ông Diệm cũng đã bác bỏ. Chuyện này nhiều phần sẽ không chỉ ông bà Nhu và ông Diệm, nhưng cũng sẽ có [can thiệp của] ông anh là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục và ông em là Ngô Đình Cẩn, lãnh chúa chính trị của các tỉnh Miền Trung, một cách hiển nhiêntiếp tục ngờ vực tính chính đáng của các khiếu kiện từ Phật Tử, và đánh giá thấp mức độ căng thẳng của khủng hoảng.

IV. VIỄN ẢNH

14. Nếu chính phủ Diệm tiến hành thực hiện một cách hiệu quả các cam kết ngày 16-6-1963, phần nhiều các bất mãn từ vấn đề Phật Giáo có thể êm dịu lại. Tuy nhiên, ngay cả nếu quan hệ giữa chính phủ ông Diệm và Phật Tử lắng xuống, những bất đồng tổng quát đối với chế độ ông Diệm (mà cuộc khủng hoảng này làm bùng lên và đưa ra phía trước) phần nhiều cũng sẽ tồn tại. Thêm nữa, nếu (và điều này có thể là) chế độ cố ý trì hoãn, vụng về và kém thành thực trong việc ứng phó vấn đề Phật Giáo, sẽ có thể bùng trở lại những cuộc biểu tình, và Nam VN sẽ có thể vẫn ở trong trạng thái căng thẳng chính trị nội địa. Trong những hoàn cảnh đó, xác suất sẽ cao hơn bao giờ hết để xảy ra một vụ đảo chánh hay ám sát nhắm vào ông Diệm mà không do Cộng Sản chủ mưu. Chúng ta không thể loại trừ khả thể của một cú đảo chánh do Cộng Sản mưu toan, nhưng một âm mưu của Cộng Sản sẽ ước đoán được là khó thành công, khi nào mà đa số những người đối lậpchỉ trích chính phủ ông Diệm vẫn (như bây giờ hiện nay) cảnh giác đối với hiểm họa Cộng Sản.

15. Xác suất xảy ra sẽ lớn hơn đối với một cú đảo chánh không do Cộng Sản gây ra – và về sự thành công của nó -- trong trường hợp lại có sự kiện kình nhau trở lại giữa chính phủ Diệm và Phật Giáo và dẫn tới những cuộc biểu tình rộng lớn ở Sài Gòn. Những xô xát kéo dài và các hỗn loạn tổng quát sẽ, nhiều hay ít, hẳn là sẽ xảy ra – khi lực lượng an ninh không biết sẽ nên ủng hộ phía nào. Trong hoàn cảnh như thế, một nhóm nhỏ, đặc biệt là một nhóm có những kế hoạch ứng phó trước cho trường hợp đó, có thể sẽ có khả năng lật đổ chính phủ. Ngược lại, một thỏa hiệp kéo dài giữa chính phủ ông Diệm và Phật Tử sẽ giúp giảm cơ nguy đảo chánh.

16. Bất kỳ mưu toan nào muốn lật đổ ông Diệm sẽ hầu như chắc chắn cũng phải lật đổ ông Nhu, nhưng nếu ông Diệm đi mà ông Nhu còn, thì chúng tôi tin phần chắc rằng ông Nhu sẽ tìm cách lên nắm quyền – trong một bước đầu tiên, có thể sẽ là vận dụng qua guồng máy hiến định. Chúng tôi không tin là nỗ lực [ứng cử] của ông Nhu sẽ thành công, bất kể nền tảng chính trị cá nhân mà ông Nhu đã vun trồng xuyên qua Thanh Niên Cộng Hòa (mà ông là Tổng Thủ Lãnh), chương trình ấp chiến lược (do Ủy Ban Liên Bộ thực hiện, mà ông Nhu là Chủ Tịch Ủy Ban này), và trong quân đội. Ông Nhu và vợ ông đã trở thành những biểu tượng sống của tất cả những gì bị căm ghét trong chế độ hiện nay, vì sức mạnh chính trị riêng của ông Nhu sẽ kéo dài hơn ông Diệm. Sẽ có thể có một cuộc tranh đấu với bạo lực không nhỏ, nhưng đủ để quân đội phẩn chắc là sẽ ra trị an, hoặc là sẽ ủng hộ người nối ngôi hiến định để đưa Phó Tổng Thống Thơ lên [thay ông Diệm], hoặc là sẽ ủng hộ một lãnh tụ dân sự không Cộng Sản khác, hoặc là ủng hộ một chính phủ quân phiệt.

17. Một chế độ nối tiếp không Cộng Sản có thể không hiệu quả hơn chế độ ông Diệm trong việc chiến đấu chống lại Việt Cộng; thực sự, ít nhất, lúc đầu nó có thể kém hiệu quả, và nỗ lực chống nổi dậy có thể sẽ tạm thời rối loạn. Tuy nhiên, có một khối lớn nhân sự dầy kinh nghiệm và được huấn luyện, nhưng chưa được vận dụng hết, không chỉ trong quân đội và lực lượng công chức của chính phủ hiện nay, nhưng cũng đang có nhiều ở ngoài chính phủ này, tới một mức độ nào đó. Những phần tử này, khi được ủng hộ tiếp tục từ Hoa Kỳ, có thể tạo ra một sự lãnh đạo hiệu quả một cách hợp lý đối với chính phủ và nỗ lực chiến tranh.

Đính kèm Hồ sơ mật bản số 354, dạng PDF.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11037)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :