Quan Điểm Về Đức Phật Của Phật Giáo Thiền Tông Đời Trần

15/12/201312:00 SA(Xem: 8258)
Quan Điểm Về Đức Phật Của Phật Giáo Thiền Tông Đời Trần

Quan điểm về Đức Phật của Phật giáo Thiền tông đời Trần
Thích Phước Đạt

Trần Thái Tông là nhà lãnh đạo tối cao của nước Đại Việt, cũng là thiền gia ngộ đạo trong lúc đương quyền. Tất cả những gì ông làm cho đất nước cũng đều thể hiện tinh thần giữ nước an dân và hoằng dương chánh pháp. Ngay cả việc ông đặt nền móng tư tưởng thống nhất các Thiền phái bấy giờ để sau này dòng Thiền Trúc Lâm kế thừa cũng không ngoài mục đích đó.

 Việc Trần Thái Tông chấp nhận lời khuyên của Quốc sư Viên Chứng trở về kinh đô Thăng Long để vừa làm vua, vừa làm thiền gia mong cầu thành Phật, đây là sự lựa chọn đúng đắn trước nhu cầu thực tiễn lịch sử thời đó. Lời khuyên của Quốc sư: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật” được xem như là cơ sở lý luận để xây dựng một quan điểm mới về đức Phật với tinh thần Thiền học mà nhà vua chủ trương. Thật ra, quan điểm này đã được Thế Tôn xác lập từ thời Ngài còn tại thế. Tuy nhiên, các đệ tử của Ngài chỉ có hoài bão khiêm tốn là chứng quả A-la-hán. Đến thế kỷ thứ II trước CN, Phật giáo Đại thừa đưa ra quan điểm mới về đức Phật “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” đã mở ra bước ngoặt lớn về sự nhận thức và hành động thực tiễn. Nhân vật trung tâm của Phật giáo Đại thừa là những người lập nguyện thành Phật cứu độ chúng sanh, không mong cầu trở thành A-la-hán nữa.

Tại nước ta, từ thời Mâu Tử (160 – 220) và Khương Tăng Hội (? – 280), quan niệm về đức Phật được định hình: “Nguyên tổ của đạo đức, đầu mối của thần minh (…), biến hóa nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được lớn được, tròn được vuông được, già được trẻ được, ẩn được hiện được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp hoạ không mắc, muốn đi thì bay, ngồi thì loé sáng, nên gọi là Phật”.

Đến đời Trần, Quốc sư Viên Chứng đưa ra quan điểm “lòng lặng mà biết, đó chính là chân Phật”. Lại một quan điểm mới về Phật được hình thành trong một bối cảnh đất nước Đại Việt đang xây dựng và phát triển, ắt hẳn sẽ tạo sự tác động lớn vào tâm thức con ngườiđời sống xã hội. Mỗi khi tư duy về đức Phật thay đổi thì nội dung sinh hoạt Phật giáo thay đổi hẳn. Phật giáo Thiền tông bấy giờ đã nhìn nhận đức Phật luôn hiện hữu ở ngay trong tâm thức, chỉ cần lòng lặng mà biết thì ai cũng trở thành Phật. Nói cách khác, ở đâu có con người, ở đó có sự giác ngộ của chân tâm thường tịnh, có sự sinh hoạt Phật giáo Thiền tông trong bất kỳ môi trường nào.

Quốc sư Viên Chứng đã nêu lên quan điểm về Phật thật đơn giản, cụ thể thì đó chính là điều kiện để trở thành Phật, tức trở thành bậc Giác ngộ giữa cuộc đời. Một quan điểm như thế đã tác động chi phối toàn bộ lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Việt, điều đó cũng có nghĩa nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau.

Trong bài “Niệm Phật luận”, Trần Thái Tông đã phát biểu một cách dứt khoát “Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng”. Tuệ Trung Thượng sĩ trong cuốn “Thượng sĩ ngữ lục” cho rằng “Khi mê không biết ta là Phật”; Trần Nhân Tông trong “Cư trần lạc đạo phú” thì tuyên bố:“Bụt ở trong nhà, Chẳng phải tìm xa, Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt, Chỉn mới hay chính Bụt là ta”. Rõ ràng, các thiền gia chứng ngộ đời Trần đã nói rõ Phật và chúng sanh không khác. Con người thật của chúng ta là Phật. Còn con ngườichúng ta tưởng là thật với cái tâm vọng động lại là con người giả. Mỗi người cần trở về với con người thật. Đó chính là giá trị nhân sinh của một tinh thần Thiền học như là lời giải đáp tại sao chúng ta hiện hữu trên cõi đời này.

Tinh thần Thiền tôngTrần Thái Tông chủ trương sẽ cung cấp cho con người một lý tưởng, lẽ sống cao quý đủ để tạo một cảm hứng sáng tạo, vươn lên cho đến khi mỗi con người đều trở thành một vị Phật. Khi con người chấp nhận Phật tại tâm thì cũng có thể hiểu việc tìm Phật là tìm lại tấm lòng mình. Một quan điểm về đức Phật như thế đã tạo ra một cái nhìn mới về bản chất bình đẳng của con người. Mọi người đều bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp, nam nữ, sang hèn, giàu nghèo. Sống trong một xã hội, mọi người đều nhận thức được tinh thần này sẽ có tác động vào xã hội, tạo ra những chiều hướng, động lực phát triển khác trên nhiều lĩnh vực. Do đó, mọi người phải biết sống theo tinh thần Thiền tông: “Không phân biệt là sống giữa đời hay sống ẩn dật trong rừng, không phân biệttại gia hay xuất gia, tăng hay tục, chỉ cốt biện tâm” để cùng nhau tu tập và xử lý các vấn đề cá nhân, quốc gia, dân tộc thật chu toàn, như chủ trương vạch định.

Khi Quốc sư đưa ra quan điểm mới về Phật xuất phát và hình thành từ con người, tự thân quan điểm này đã khẳng định tính bình đẳng giải thoát của con người trước cuộc sống, đồng thời nó cũng đề xuất một thái độ sống để làm hoá hiện con người giác ngộ từ trong cuộc sống vốn không bình đẳng.

Cần hiểu chủ đích của Quốc sư nói với nhà vua và thông qua nhà vua là để phổ biến quan điểm này đến tất cả mọi ngườichí nguyện thành Phật. Khi Quốc sư phát biểu thế, thực chất là Ngài không chỉ mong muốn bậc lãnh đạo mà tất cả cá nhân đang sống, cần phảithái độ “lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng mình, lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình”. Từ đây, một nếp sống mới định hình trong sinh hoạt Phật giáo đời thường. Đã là người, nhất là Phật tử thì không thể sống tách rời với những người xung quanh. Con người phải tham gia, vận động vào các môi trường sinh hoạt thực tiễn, tức sống theo tinh thần Phật giáo Thiền tông. Nói cách khác, đời sống đạo yêu cầu con người tự nguyện xả bỏ những ham muốn cá nhân, không hệ luỵ bất cứ cái gì, ngay cả cái thân ngũ uẩn giả tạm này.

Nhìn từ góc độ quốc gia dân tộc thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, tư tưởng Phật tại tâm, tư tưởng vô ngã được vận dụng vào đời sống trên nhiều lĩnh vực. Với một tinh thần vô ngã, vô trú của đạo lý Thiền tông, nhà vua đã biến những ý muốn của thiên hạ, tấm lòng thiên hạ thành những tấm lòng cao đẹp của sự giác ngộ với chân tâm thường lạc.

Bằng trực cảm tâm linh, nhà vua đã nhìn nhận vấn đề với tất cả sự trải nghiệm của đời mình. Con người cần phải bước ra khỏi sự vây hãm của sáu trần bằng cách mỗi cá nhân phải sám hối sáu căn trong một ngày nhằm tác động đến đời sống người đó và sẽ lan toả vào gia đìnhxã hội. Đây là thái độ sống khởi đầu bằng giáo dục tự thân, từng bước hoàn thiện nhân cách, sau đó đi vào con đường tu đạo, thoát ly sinh tử như Thiền tông chỉ nam tự nói: “minh sinh tử chi tiệp kính giả”.

 Theo tinh thần này, vấn đề là phải lưu tâm khi hướng đến sự giác ngộcon người phải vượt thoát sanh tử ngay trong đời sống thực tiễn. Cần có nếp sống đúng chánh pháp, mà trước tiên phải biết sống có mực thước, khuôn mẫu trong xã hội thanh bình. Và nhà vua đã tự xem mình là người có trách nhiệm với Phật giáo, đồng thờitrọng trách đối với đời sau để nền giáo lý Phật đà được truyền bá rộng rãi. Và Trần Thái Tông cũng nói rõ quan điểm của mình khi thực hiện hai nhiệm vụ đó cùng một thời gian vừa nêu trong khi viết Thiền tông chỉ namKim cương tam muội chú giải. Đó là“Không riêng để chỉ ra lỗi mê cho đời sau, mà còn muốn tiếp mở mang công nghiệp của các thánh nhân thuở trước”. Kinh Kim cươngbản kinh quan trọng đối với Phật giáo Thiền tông Việt Nam từ xưa đến nay. Chủ trương kinh này là nói tinh thần vô ngã, tất cả các pháp là Phật pháp. Các dòng thiền Pháp Vân, Kiến Sơ đã từng vận dụng tư tưởng bản kinh này vào nếp sống đạo trong thời kỳ Phật giáo tham gia hộ quốc, bảo vệ độc lập tự chủ.

 Điểm bừng sáng tâm đắc của nhà vua ngộ kinh này là “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Do bản thân không có nơi trú chỗ nào, nên mới trụ được trên mọi ý muốn và tấm lòng của thiên hạ. Như thế, kinh Kim cương trở thành cơ sở lý luận phát triển cho các hoạt động Phật giáo Thiền tông phục vụ cuộc sống mọi người. Trần Thái Tông đã chọn thêm bản kinh Kim cương tam muội chú giải để có đủ cơ sở lý luận giải quyết các vấn đề được đặt ra vào giai đoạn đó. Xem ra, nội dung tinh thần Thiền học Trần Thái Tông kiến giải có chịu sự ảnh hưởng của hai bản kinh này.

 Điểm quan tâm của các nhà Phật học đời Trần là tinh thần bản kinh đề cập đến việc mọi người đều bình đẳng trước sự giác ngộ. Bất cứ ai đều có thể trở về bản tính thanh tịnh, chân tâm thường trụ, tức là bậc giác ngộ giữa cuộc đời. Khả năng đó khó thành hiện thựccon người thường bị bụi bặm phiền não bám vào mà thuật ngữ nhà Phật gọi là “khách trần phiền não”.Vì thế, trong phần mở đầu bài tựa Kim cương tam muội kinh chú giải, nhà vua viết: “Bản tính huyền ngưng, chơn tâm trạm tịch, đứt tuyệt ý niệm về tròn khuyết; nếu không phải do thánh trí thì không tìm được đến giềng mối của nó”.

 Thực chất việc sống đạo là trở về bản tính thanh tịnh vốn bị che lấp, vây hãm bởi các khách trần phiền não. Khách trần đó chính là kết quả huân tập một đời sống chạy theo sự đắm say do các trần. Con người cần phảithái độ sống vượt thoát bằng những phương thức hành trì thiền định khiến bụi bặm phiền não không thể đeo bám. Từ đó, bất kể là ai, sống trong môi trường nào cũng có thể trở về chơn tâm thường trụ, chứng ngộ giải thoát. Tinh thần “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” sẽ cực kỳ có tác dụng, do không có chỗ mà sinh tâm, nên tâm con người mới trở nên thanh thịnh. Nói theo tinh thần kinh Kim cương tam muội, Đại tạng kinh, ĐTK, 273.9. 370b4 -11 thì bản tính tự tâm vốn ngộ, không còn sự chấp thủ nào cả:“Người Bồ tát như thế thì không trụ vào hai tướng, tuy không xuất gia mà không trụ tại gia, tuy không pháp phục, không giữ pháp phục, không giữ đủ giới ba la đề mộc xoa, không vào Bồ tát, nhưng vẫn có dùng tự tâm vô vitự tứ để đạt quả thánh, không trụ nhị thừa, mà đi vào con đường Bồ tát, về sau nhất định khắp nơi sẽ thành Phật Bồ đề.”

 Tinh thần này đã tác động mạnh vào tâm thức của Trần Thái Tông trong việc đề ra các chủ trương xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt. Vấn đề cốt lõi đời sống Phật giáocần phải xử lý tâmbiện tâm”, không phân biệt đối tượng đó là ai trong đời sống thực tiễn. Trong bài “Niệm Phật luận” Trần Thái Tông viết: “Tâm tức Phật, không cần tu thêm”. Thế nhưng, trong đời sống thì vô số khách trần phiền não cứ đeo bám tâm, chúng biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống các chất say… Tội lỗinghiệp quả đem lại cho mình và người khác thật là nhiều vô kể như “Lục thời sám hối khoa nghi” mô tả. Thế nên, kinh Kim cương tam muội mới đưa ra phương thức tu tập để tâm không còn bị các khách trần bám víu, nghĩa là “Chuyển các tình thức vào Am ma la” trở về bản tâm thanh tịnh.

 

Cuộc sống có rất nhiều sự biến độngcon người cần phải chủ động để loại trừ các khách trần. Không gì khác hơn là thực thi nếp sống đạo theo tinh thần Thiền tông từ quan điểm Phật tại tâm mà nhà vua đề ra với các phương thức hành trì để xử lý tâm, “biện tâm”. Mục đích cuối cùngmọi người dân thực hiện đúng nếp sống đạo, hướng đến giải thoát giác ngộ ở một đất nước Đại Việt thanh bình.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.