Biên Soạn
BIÊN NIÊN SỬ
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
(1010 – 2000)
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016
LỜI GIỚI THIỆU
Đạo Phật Việt
Điều đặc biệt là đạo Phật có mặt thì thiền tông cũng có mặt, bởi vì đạo Phật Việt
Thiền tông từ thời Thượng Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền xuống, chư vị kế thừa chánh thống thật khiêm nhường, mộc mạc so với dòng thiền Phật giáo nước bạn lân cận. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ thứ 9, thiền tông nước nhà một lần nữa khởi sắc. Đây cũng chính là thời kỳ Phật giáo thịnh hành, đất nước thanh bình, dân tộc Việt
Tiếp đến là thời Lý Trần, một thời kỳ vàng son của dân tộc Việt, của Phật giáo Việt. Bấy giờ nước ta có các thiền sư lỗi lạc như Khuông Việt, Vạn Hạnh, Chân Không, Thường Chiếu…Song song với các thiền sư, đất nước xuất hiện các vị danh tướng anh hùng dân tộc như Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt… đã làm nên chiến công hiển hách, mở rộng biên cương nước Việt. Đây là thời kỳ phạt Tống bình Chiêm. Vua quan nước Việt làm nên lịch sử, mở rộng bờ cõi, uy danh rạng ngời. Thời kỳ này một thiền sư nữa xuất hiện, đưa Phật giáo thiền vào nước ta, đó là thiền sư Thảo Đường. Thiền phái này rất được các quân dân ngưỡng mộ và là bước chuyển tiếp cho thời kỳ Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khai tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một ông vua Phật, một đấng anh hùng dân tộc, đã dựng nên chiến tích giữ nước uy dũng, đánh đuổi quân Nguyên Mông hung hãn, mở ra trang sử vàng sáng chói mãi trong lòng dân tộc. Từ khi thiền phái Trúc Lâm được dựng lập, Phật giáo thiền tông phát huy quang đại.
Tuy nhiên, các pháp là duyên sinh đều thuận theo luật vô thường biến đổi, đó là một lẽ thực. Các đời sau từ Hậu Lê đến nhà Nguyễn ở phương
Mãi đến cuối thế kỷ 20, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra đời và phát đại nguyện khôi phục thiền tông Việt
Trong quyển Biên Niên Sử Thiền Tông Việt Nam của soạn giả Thích Hạnh Thành, đã phần nào ghi chép lại những giai đoạn hình thành và phát triển Phật giáo thiền tông Việt
Tuy nhiên, ngôi nhà tổ tông thì dữ kiện quá nhiều, người sắp xếp cần khéo léo, cố gắng hệ thống theo thứ tự diễn tiến của lịch sử mà vẫn giữ được chân tinh thần của đạo pháp và dân tộc. Việc làm này không sao tránh khỏi những bất cập, thiếu sót. Mong chư vị tôn túc lãnh đạo giáo hội và chư vị thiện hữu tri thức trong tông môn, các bậc cụ nhãn khắp nơi, vui lòng hướng tiến và bổ túc cho những chỗ còn sai sót. Rất mong tập sách sẽ hoàn chỉnh và bổ ích cho những ai để tâm nghiên cứu về thiền học Phật giáo Việt
Tổ đình thiền viện Thường Chiếu, 09-6-2016
Hòa thượng THÍCH NHẬT QUANG
LỜI NÓI ĐẦU
Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam đến nay hơn hai ngàn năm, thuở ban đầu những nhà sư truyền giáo sang hoằng hóa ở Giao Châu, dần dần hình thành nên các Thiền phái đầu tiên ở nước ta như Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, vào khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XI. Các dòng Thiền này với giáo nghĩa uyên thâm, tinh thần độ tha vô ngã của nó đã xây nền đắp móng cho ngôi nhà Phật giáo Việt
Để tiếp nối sự nghiệp truyền bá chánh pháp các Thiền sư từ Trung Quốc sang Việt
Thế ấy, trên con đường hoằng hóa các Thiền sư thường vân du hoằng đạo khắp nơi, tùy theo sở nguyện, khi thì ẩn cư ở núi cao rừng thẳm, lúc thì nhập thế giữa đô thị phồn hoa; những năm tháng trải thân làm Phật sự như thuyết pháp giảng kinh, khai sơn tạo tự, tiếp tăng độ chúng,…các sự kiện đó để ghi chép đầy đủ vào sử sách cũng là khó khăn lắm. Tôi nói khó khăn bởi vì thời trước các Thiền sư chỉ chú trọng về mặt tu chứng, không quan tâm nhiều đến việc biên chép thành sử sách; mặt khác phần lớn các ngài luôn vân du hoằng hóa, không an trụ ở một trú xứ nhất định nào. Nhưng sự mất mát to lớn hơn là trải qua bao cuộc chiến tranh của đất nước và thiên tai nên hầu hết những sử sách của Phật giáo không còn lại bao nhiêu. Như chúng ta biết cho đến nay trong số các sách lịch sử Phật giáo Việt
Đứng trước hoàn cảnh ấy, chúng tôi là kẻ hậu học với tài sơ trí thiển nhưng vì hoài bão “ẩm thủy tri nguyên”, không cô phụ ân giáo dưỡng của Thầy Tổ, đồng thời cũng để góp phần phát triển ngôi nhà văn hóa Phật giáo Việt Nam, nên mạo muội biên soạn quyển Biên Niên Sử Thiền Tông Việt Nam này.
Sau cùng, tác giả xin chân thành tri ân Hòa thượng Thích Nhật Quang đã hoan hỷ đọc bản thảo, góp ý kiến bổ sung và viết cho lời giới thiệu, chư tôn thiền đức ở các tự viện cung cấp tư liệu và khuyến khích động viên để tác phẩm này được hoàn thành. Đồng thời xin cám ơn sâu sắc đến các tác giả của những tác phẩm mà tôi đã sử dụng biên soạn cho quyển sách này.
Trong quá trình biên soạn, dù đã cố gắng hết sức nhưng với kiến thức giới hạn và nguồn sử liệu không mấy dồi dào, nên khó tránh khỏi những sai sót, ngưỡng mong chư tôn thiền đức, chư vị thiện hữu tri thức hoan hỷ đóng góp ý kiến, phê bình để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Thiền thất Trúc Lâm
Mùa Hạ năm Bính Thân (2016)
Sa môn Thích Hạnh Thành
Cẩn bút
PHÀM LỆ
1. Nội dung sách Biên niên sử Thiền tông Việt Nam được trình bày theo thứ tự từng triều đại của lịch sử Việt Nam, ví dụ : Từ Thiền tông thời nhà Lý (1010-1225), đến Thiền tông thời nhà Trần (1225-1400),… đến Thiền tông thời nhà Lê Sơ (1428-1527),… cho đến Thiền tông thời CHXH CNVN (1976-2000). Riêng Thiền tông thời kỳ du nhập và Bắc thuộc; Thiền tông từ năm 2001-2015, thì để vào phần phụ lục, vì tài liệu của tác giả về Thiền tông Việt Nam ở các thời kỳ này còn giới hạn nên việc biên niên lịch sử chưa đầy đủ, do đó chỉ đưa vào phần phụ lục để độc giả tham khảo thêm.
2. Về giới hạn của đề tài, trong tác phẩm này chúng tôi chỉ nghiên cứu, biên soạn về Thiền tông Việt Nam thuộc hệ Phật giáo Bắc truyền (Đại thừa Phật giáo), còn Thiền phái của những hệ phái Phật giáo khác hiện cũng đang phát triển ở nước ta tác giả xin không biên soạn ở đây. Vì lý do, như trên tôi đã nói bởi tài liệu còn khiếm khuyết, chưa có đủ nhân duyên để nghiên cứu thực tế, khảo sát điền dã.
3. Biên niên sử Thiền tông Việt Nam được sắp xếp theo tuần tự thời gian, ví dụ : Năm 1136, năm 1137, năm 1138,…năm Dương lịch trước, đến Âm lịch và Phật lịch, niên hiệu, năm thứ mấy và đời vua nào. Niên hiệu được đặt ra năm nào và sử dụng đến năm nào, tôi chỉ ghi một lần vào năm đầu của niên hiệu, các năm sau của niên hiệu đó không ghi lại năm mà chỉ chép tên niên hiệu thôi; cũng vậy năm vị vua sinh ra hay lên ngôi và năm băng hà, chỉ ghi một lần vào năm đầu đời vua đó, các năm sau trong đời vua đó trị vì sẽ không ghi lại, vì tránh sự dài dòng, khô khan. Ví dụ : Năm 1176 (Bính Thân – PL.1720), niên hiệu Trinh Phù (1176-1185) thứ 1, đời vua Lý Cao Tông (1176-1210), và năm sau chỉ ghi : Năm 1177 (Đinh Dậu – PL.1721), niên hiệu Trinh Phù, thứ 2, đời vua Lý Cao Tông. Nếu trong một năm có hai, ba hoặc bốn niên hiệu hay đời vua thì tác giả sẽ ghi đầy đủ các niên hiệu và năm để độc giả dễ tra cứu. Ví dụ : Năm 1054 (Giáp Ngọ - PL.1598), niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054) năm cuối, đời vua Lý Thái Tông (1028-1054); năm đầu niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1054-1058), đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072); và Năm 1138 (Mậu Ngọ - PL.1682), niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138) năm cuối, niên hiệu Thiệu Minh (1138-1139) năm đầu, đời vua Lý Anh Tông (1138-1175).
4. Về Phật lịch, Thiền tông Việt Nam hệ Bắc truyền Phật giáo thuộc tư tưởng Đại Thừa đều sử dụng Phật lịch theo Hội Phật giáo Thế giới, lấy năm 544 trước Tây lịch (tức năm Đức Phật Thích-ca nhập Niết-bàn) là Phật lịch năm đầu tiên, tính đến năm nay (2015) thì Phật lịch là 2559 năm. Đây cũng là Phật lịch phổ thông của Phật giáo Việt
5. Về tài liệu biên soạn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu như sau : Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Sử Thiền tông Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, chùa Việt Nam; về sách tra cứu gồm các Từ điển Phật giáo; các báo : Tập văn Phật Đản, Tập văn Vu Lan, Tuần báo Giác Ngộ, Văn Hóa Phật Giáo, Liễu Quán, Hoa Đàm và các trang Website.
6. Trong tác phẩm này về danh xưng, tác giả gọi chư tôn đức là Thiền sư đúng như Phật giáo và Thiền tông đã sử dụng trước đây. Nhưng từ năm 1930 trở về sau tôi gọi theo phẩm vị của các ngài là Đại đức, Thượng tọa hay Hòa thượng, đúng theo Luật tạng cũng như cách gọi thống nhất của GHPGVN hiện nay.
Biên Niên Sử Thiền Tông Việt Nam - Thích Hạnh Thành
.
- Từ khóa :
- Biên Niên Sử
- ,
- Thiền Tông Việt Nam