Những Thế Kỷ Đầu Tiên Của Phật Giáo Tại Việt Nam

12/12/20201:00 SA(Xem: 3711)
Những Thế Kỷ Đầu Tiên Của Phật Giáo Tại Việt Nam
NHỮNG THẾ KỶ ĐẦU TIÊN
CỦA PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM

Nghiêm Thẩm

blankPhật giáotôn giáo đầu tiên có khuynh hướng thế giới đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Chính vua Asoka (A-dục-vương) vào khoảng 273-232 trước Tây lịch đã thấy Phật giáo có thể cung cấp những nền tảng về tinh thầnđạo đức cho một đế quốc cai trị bởi tinh thần nhân đạo. Vua Asoka đã cho các tu sĩ đi truyền bá đạo Phật ở các nước lân cậnđạo Phật đã được truyền tới cả những nước ở miền cận Đông, hồi đó đang thuộc ảnh hưởng của học thuyết Hy Lạp. Ta phải nhận định rằng từ lúc khởi đầu cho đến nay, Phật giáo đã có chính sách truyền giáo được chỉ huy rõ rệt, cương quyếtphật giáo cũng không bao giờ lại làm việc cho những quyền lực. Nhưng tuy vậy ta vẫn thấy tinh thần Phật giáo vẫn len lỏi đát đai rộng lớn của Á châu nhờ ở giáo lý để giải thoát tất cả mọi người, tất cả mọi chúng sinh. Triết lý của Phật, luân lý của Phật giáo đã được truyền đi đén những nơi có các nền văn minh phông phú như Ấn Độ, Trung Hoa,, Nhật Bản, bán đảo Đông Dương, Nam Dương quần đảo. Ngay từ một ngàn năm trước ta thấy những nơi đó như thành một khối cộng đồng về tinh thần vầ văn hóa chịu ảnh hưởng cả Phật giáo. Những nơi ta vừa kể  đều có những đặc điểm của mỗi địa phương và Phật giáo cũng thích hợp với mỗi thành phần đó. Nhưng ta vẫn thấy được sự tương đồng giữa các hình thức của đời sống, của tư tưởng tôn giáo và những hình thức sáng tác mỹ thuật. Ta nên hiểu rằng đó không phải là một khuôn khổ cứng rắn chỉ có một kiểu được bắt buộc phải theo mà bao giờ cũng có những sự thay đổi mới mẻ.[1]
Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của nhân loại là vì đạo Phật không bị liên hệ với một dân tộc, với một quốc gia riêng biệt. Đối với nhiều dân tộc chậm tiến cả Á Đông, khi so sánh với những nền văn minh cổ truyền như Ấn Độ, Trung Hoa thì đạo Phật đã giúp họ đi tới một trình độ văn hóa cao hơn và đã giúp họ nhận thức được những đặc điểm riêng của họ và nhận thức được những yếu tố chung cho cả một khối văn minh rộng lớn mà họ cũng là một thành phần.
Sở dĩ đạo Phật đã là một yếu tố của sự đồng nhất Á Đông cũng là tại đạo Phật không hề có một tổ chức của một tu sĩ hạn chế không chấp nhận nhiều người tập trung quyền chỉ huy ở nơi nào và cũng không có một vị đứng đầu có quyền hành như vị thần Thánh và cũng không có những giáo điều bắt buộc mọi nơi phải theo đúng và coi như chính thống. Ta thấy trong đạo Phật nhiều tông phái mỗi tông phái có những giáo điều, những hình thức của đời sống tinh thần riêng biệt. Mỗi tông phái tự cho là chính sự tin tưởngtruyền thống của mình có thể dắt người một cách đắc lực đến giải thoát nhưng các tông phái không có những sự chống đối tông phái khác và cũng không ngược đãi những con đã đi theo con đường khác. Vì mọi người đều nghĩ là mỗi con đường đi của tinh thần đều có những lợi điểm riêng và chân lý toàn mỹ thì khó mà ai có thể đạt được, hơn nữa là mọi người không thể theo luân lý một cách nghiêm khắc.
Truyền thuyết cũng kể lại là đức Phật cũng chỉ cho ta hiểu dần dần những điều mà Ngài muốn giảng dạy và cũng tùy theo trình độ hiểu biết của các người đến nghe giảng. Ta vẫn thường cho là không một lời nà diễn tả được cái thực thể nói chung (réalité ultime) của đạo Phật. Thế cho nên dù ta có một giáo lý đầy đủ , sáng sủa cũng chỉ có thể coi như một phương tiện tạm thời và không hoàn toàn đã che đậy chứ khong làm sáng tỏ chân lý toàn mỹ, như vậy chỉ có giá trị hạn chế. Vì vậy không thể nào thành lập những giáo điều có thể bó buộc mọi người, cũng không thể bắt buộc phải có một đức tin phải theo vô điều kiện, cũng không có ý muốn được độc tôn. Cũng vì vậy ngay từ lúc khởi thủy và theo nguyên tắc thì bản chất của đạo Phật là sự khoan dung vô bờ bến đối với vấn đề tôn giáo. Bởi lẽ đó nên Phật giáo có thể thích hợp với mọi hình thức của tư tưởng, mọi giáo lý, mọi tín ngưỡng, mọi hoàn cảnh văn hóa của các người ngoại quốc mà không phản lại những tín niệm căn bản. Phật giáo không bao giờ có ý muốn hoàn toàn thống trị đời sốngtư tưởng của những dân tộc đã theo tôn giáo của mình chứ không như đạo Thiên Chúa và đạo Hồi. Chính cũng vì đạo Phật không có ý định đó nên có thể thấm nhuần một cách ôn hòa những vùng rộng lớn và những nền văn minh rất khác tinh thầntruyền thống của địa phương, kết quả là chúng ta thấy có một sự hỗn hợp các tín ngưỡng địa phương và Phật giáo. Mọi tín ngưỡng địa phương đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo hoặc nhiều hoặc ít. Thí dụ đạo Phật của Trung Hoa theo nhiều yếu tố của đạo Lão, đạo Phật Nhật Bản điều hòa với Thần đạo, đạo Phật của Việt Nam đã sống hòa hợp vời đạo Khổng, đạo Lão và những tín ngưỡng của địa phương về linh hồn giáo và ở những nước Đông Nam Á Châu như Cambodge thì đạo Phật hòa hợp với sự sùng bái quốc vương của nước đó. Nhưng ngược lại, tại Ấn Độ là nơi phát sinh ra đạo Phật lại chịu sự thâm nhập của Ấn Độ giáo và bị Ấn Độ giáo thay thế vào thế kỷ thứ IX.
Có lẽ chính nhờ khả năng thích ứng với những hoàn cảnh địa phương nên đạo Phật đã có thể truyền bá bà được công nhận từ bao nhiêu thế kỷ nay bởi những dân tộc rất khác nhau về phong tục tập quán. Trung Hoa là một nơi có một nền văn minh tân tiến và tự tin, có rất nhiều truyền thống cũng đã chấp nhận đạo Phật. Đạo Phật không những thích nghi với từng địa phương mà còn là một sự để khuyến khích những khả năng tinh thần để cho những sức mạnh được nẩy nở thêm. Ảnh hưởng  phong phú của đạo Phật đã làm thúc đẩy những công trình sáng tác về mỹ thuật của các dân tộc Á Đông.
Sự truyền bá về những học thuyếtvăn hóa của Phật giáo phần lớn là theo những con đường để thông thương. Tại Đông Nam Á Châu rồi tới Trung Hoa. Những nơi có nước và cây cối sa mạc rải rác trên buôn lụa không phải chỉ là những trạm để nghỉ, những trung tâm hành chánh, những đồn có quân đóng mà còn có những ngôi chùa lớn. Đó là những nơi truyền bá học thuyết của đạo Phật và để truyền bá những hình thức mỹ thuật của Ấn Độ cho các dân tộc trung tâm Á Châu và Viễn Đông.
Những con đường để buôn bán đó. Kể cả đường thủy lẫn đường bộ cũn còn là những con đường của các người đi hành hương được thông dụng. Nhiều vị tu hành Trung Hoa đã hành hương vất vả để tới Ấn Độ là nơi đã sinh ra đức Phật và để thăm những nơi Phật đã sống và đã giảng lý thuyết của đạo Phật, và cũng là để nghiên cứu tận nguồn gốc, tại những ngôi chùa còn giữ được nhiều truyền thống của Ấn Độ như học thuyết xác thực của đạo Phậtđời sống tu hành hoàn hảo, để học thêm chữ Phạn Sanskrit để thu thập những bản kinh đầy đủ và những hình của đức Phật (tranh vẽ, tượng). Một mặt khác, những vị tu hành xuất phát từ Ấn Độtrung tâm Á Châu, một phần nguồn gốc Ba Tư đã tới Trung Hoa truyền bá đạo Phật và cũng là để giúp vào công việc dịch những tài liệu Phật giáo, dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Chữ Phạn thuộc tiếng Indoeuropéen, có văn phạm rất phong phú và có đầy đủ khả năng để diễn tả những ý niệm về lý luậntriết học chữ Hán là loại tiếng đa âm tượng hình, không thể biến hóa (flexion) như các tiếng Indoeuropéen, khó ứng dụng với những ý niệm trừu tượng nên hoàn toàn khác hẳn về chữ Phạn và vì vậy nên công việc dịch tài liệu Phật giáo từ chữ Phạn ra chữ Hán đã gặp những trở ngại, mãi mãi về sau mới chế ngự. Công việc dịch các tài liệu Phật giáo đó là những phương tiện hữu hiệu nhất để hòa hợp thế giới của văn hóa của các dân tộc Trung Tâm Á Châu và Viễn Đông, không như vậy ta còn thấy có một việc rất quan trọng cho lịch sử mỹ thuật Phật giáo ở Á Đông đó là việc các vị tu hành khi đi hành hươngẤn Độ về , ngoài những bản kinh bằng tiếng Phạn, còn có mang theo những hình vẽ có kèm theo những điều giải thíchchỉ dẫn để vẽ các hình đạo Phật theo đúng những tiêu chuẩn và để phù hợp với các nghi lễ; ngoài những hình vẽ còn có những kiểu tượng Phật làm nhỏ lại, những kiểu làm nhỏ lại của các kiến trúc tôn giáo. Cái truyền thống tiêu tương (tradition iconographi que) và các đề tài thuộc về Phật giáo đã truyền đi rất xa vài kiểu mẫu và đã giúp cho sự đồng nhất của thế giới Phật giáo ở Á Đông được hình thành. Cả hai con đường . đường buôn tơ lụa ở trung tâm lục địa Á Châu và con đường thủy của việc buôn bán và văn hóa ở Đông Nam Á cũng đều giúp cho sự truyền bá Phật giáo.
Triết lý nhà Phật, quan niệm về đời sồng của nhà Phật đã gây một ảnh hưởng sâu đậm trong các dân tộc Á Châu. Sự say mê theo Phật giáo đã là những sức mạnh để hành động. Tuy mỗi dân tộc có những bản sắc khác nhau nhưng đều thấy quan niệm về đời sống và về thế gian rất phù hợp với đặc tính của mỗi dân tộc và đã giúp cho mỗi nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc được phát triển tới mức độ cao chung cho nhân loại. Chính nhờ ở Phật giáo mà mỹ thuật ở Á Đông đã đạt được sứ mệnh cao quý đó là việc đã hình dung được sự thiêng liêng trong vẻ mặt trang nghiêm của các pho tượng Phật.
Ta đã biết là đạo Phật có nhiều tông phái và mỗi tông phái có thể thích hợp với những hoàn cảnh của mỗi địa phương, với những tư tưởng của tín ngưỡng của các dân tộc Á Đông. Nhờ đó mà mỹ thuật Phật giáo sáng tạo được một số các hình thức trên tượng rất phong phú. Trong suốt thời gain của lịch sử mỹ thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ II sau Tây lịch cho tới nay những tư tưởng của mỗi dân tộc qua những giai đoạn liên tiếp đã làm cho mỹ thuật Phật giáo được thêm nhiều cách diễn tả, do ở kho tàng các truyền thống của các dân tộc mà ra. Nhiệm vụ của các nhà mỹ thuật địa phương là sáng tạo những pho tượng, những hình diễn tả thế nào về hình đức Phật, thế nào là hình đức Bồ Tát, là hình các vị tu hành đắc đạo, những hình để diễn tả các truyện thần thoại về Phật giáo.
Lẽ đương nhiên là mỗi dân tộc Á Đông sáng tạo tùy theo truyền thống của họ và tùy theo từng thời đại. Nhưng các nhà mỹ thuật đó dù có thay đổi kiểu cách, tùy theo từng địa phương, vẫn phải tôn trọng hai nền tảng chung cho toàn thể khối theo Phật giáo; một là những ý tưởng vượt ra ngoài không gian thời giangiá trị trong toàn thể khối thế giới của Phật giáo, những ý tưởng này dù ở đâu cũng vấn tạo  cho các nhà kỹ thuật những công việc sáng tạo như nhau; hai là những cách tạc hình đã do mỹ thuật Ấn Độ  sáng tạo để diễn tả những đề mục của Phật giáo đã trở nên những tiêu chuẩn có một giá trị quốc tế, thí dụ hình đức Phật mỗi địa phương có thể dựa vào tiêu chuẩn của Ấn Độ để sáng tạo một cách đặc biệt phù hợp với nhu cầu truyền thống địa phương.
Sở dĩ ta phải xét đến những con đườngđạo Phật đã phải đi qua để có thể tới Việt Nam, chính vì đạo Phật không phải chỉ đến với ta bằng con đường thẳng từ Ấn Độ tới Việt Nam mà thôi mà còn có những vị tu hành Trung Quốc sanh truyền bá đạo Phật ở nước ta. Một mặt khác cũng có những vị tu hành đã qua Phù Nam, Chiêm Thành rồi mới tới Việt Nam. Vậy chắc chắn đạo Phật Việt Nam ngoài ảnh hưởng của các vị tu hành Ấn Độ còn có chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo Chiêm Thành. Về ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì hiện ta có nhiều tài liệu lịch sử chứng minh — Việc cho đến nay vẫn dùng những bản kinh bằng chữ Hán, nghĩa là không dùng đến những bản kinh bằng chữ Sanskrit hay Pāli mà chỉ dùng những bản kinh đã được dịch ra chữ Hán, đủ chứng tỏ ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Còn về ảnh hưởng của Chiêm Thành đối với Phật giáo Việt Nam thì ta đoán chắc thế nào cũng có ảnh hưởng đó. Thật ra từ trước tới nay ít khi có những công trình khảo cứu về học thuyết của phật giáo Việt Nam. Các nhà bác học ngoại quốc cũng chưa hề nghiên cứu về vấn đề này. Phật gióa Việt Nam chỉ mới được nghiên cứu dưới phương diện lịch sử. Trần Văn Giáp là người đầu tiên đã nghiên cưu về lịch sử phật giáo Việt Nam từ khởi thủy cho đến thế kỷ thứ XIII. Rồi sau này bao nhiêu công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam cũng chỉ dựa theo công trình khảo cứu của Trần Văn Giáp và chính ông Trần Văn Giáp cũng đã nói với tôi là ông không định nghiên cứu về triết lý của Phật giáo.
Về phía Chiêm Thành thì ta càng thiếu tài liệu trên phương diện tài liệu khảo cổ về Phật giáo Chiêm Thành thì ta tương đói có nhiều tài liệu xưa hơn các tài liệu khảo cổ Việt Nam. Đó là tại người Chàm đã dùng những vật liệu bền bỉ như gạch như đá để xây dựng kiến trúc tôn giáotạc tượng thần linh và Phật. Nhưng về học thuyết Phật giáo của Chiêm Thành thì nếu tôi không nhầm, ngày nay, ta không có tài liệu, họa may chỉ có những bia đá có ghi đã có thành lập những nơi thờ Phật mà thôi. Tài liệu văn hóa của người Chàm viết trên lá buông nên cũng khó giữ được lâu, khó giữ cho khỏi mọt và mối ăn. Hơn nữa đạo Phật cũng chỉ có thời được tôn trọng ở Chiêm Thành. Hình như số phận Phật giáo ở Chiêm Thành cũng thăng trầm theo số phận Phật gióa ở Ấn Độ. Khi phật giáo bị thay thế ở Ấn Độ bằng đạo Bà-la-môn vào thế kỷ thứ IX thì chắ chắn cũng không còn những vị cao tăng đi truyền bá đạo Phật ở các nước chịu ảnh hưởng của Ấn Độ nữa. Tại Cambodge ta thấy đạo Phật tồn tại cho đến ngày nay. Nhưng ở Chiêm Thành thế kỷ thứ IX còn có một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Đông Dương (Quảng Nam) nhưng về sau ta chỉ còn thấy những kiến trúc của đạo Bà-la-môn  và người Chàm ngày nay cũng không nhớ nước Chiêm đã có hồi theo Phật giáo. Ảnh hưởng về phương diện học thuyết Phật giáo thì ta chưa tìm được bằng chứng là có ảnh hưởng của Chiêm Thành. Nhưng về phương diện mỹ thuật phật giáo thì mới 25 năm nay các nhà bác học Ecole Francaise d’Extrême Orient mới tìm được những bằng chứng cụ thể  ở vài chùa ngoài Bắc Việt như chùa Vạn Phúc (Bắc Ninh) có đào được những hình chạm trên đá theo kiểu mỹ thuật Chàm; tiếc là công việc khai quật cổ tích đó chưa được tiếp tục ở nhiều nơi khác nữa, chắc chắn còn có thể đào được những nơi chùa cổ được hành lập dưới triều Lý nhiều vết tích cổ có ảnh hưởng của Chiêm Thành nữa. Vì ta đã biết các ông vua triều Lý thường bắt các thợ chạm về Bắc Việt để xây cất các công trình kiến trúc. Sở dĩ các vết tích đó ngày nay ít thấy là vị những người mình không biết tôn trọng những vật cổ xưa, nếu một ngôi chùa hay đền, miếu xưa mà bị hư nát thì người mình thường cho là dỡ ngôi chủa hay miếu hư nát đó để xây dựng ngôi chùa mới thì được nhiều công đức hơn vì không hiểu rằng nghĩ như vậy mà trên lãnh thổ Việt Nam không thể thấy một công trình kiến trúc nào xưa được hơn hai thế kỷ. Nếu ta thường nói là có một ngôi chùa cổ thì cũng không nên tin thì ngôi chùa đó còn nguyên vẹn từ lúc mới đầu xây dựng cho đến nay. Ngoài bắc có những ngôi chùa được xây cất dưới thời Lý hay Trần, nhưng từ đó tới nay đã bao nhiêu lần sửa chữa và làm lại có khi khác hẳn bản đồ cũ đi nữa. Đó là một sự khổ tâm cho các nhà khảo cổ và mỹ thuật sử vì không làm sao nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam cách đây sáu hay bảy thế kỷ. Đành rằng kiến trúc tôn giáo Việt Nam nói chung chỉ làm bằng những vật liệu nhẹ dùng nhiều gỗ và chỉ dùng ít gạch và ngói. Những pho tượng Phật cũng chỉ làm bằng gỗ phủ sơn mài hay có khi đắp bằng đất rồi được sơn ra ngoài. Gỗ ở dưới các khí hậu ẩm thấp của Việt Nam không được lâu bền và thường bị mối, mọt đục khoét. Hơn nữa còn có những thiên tai như lụt và cháy, giặc giã nên những kiến trúc bằng gỗ mà chỉ năm hay mười năm mà không được săn sóc thường xuyên thì bị hư nát ngay. Thí dụ như những cung điệ ở Huế ngày nay không còn được sử dụngsăn sóc như hồi còn triều đình Nguyễn nên đã bị hư nát nhiều, có khi không còn thể nào sửa chữa được nữa. Ngoài ra thiên tai, chiến tranh hồi chiến tranh để bảo vệ độc lập ở thế kỷ thế kỷ thứ XIX  và để lấy độc lập ở giữa thế kỷ XX, quân đội Pháp đã phá, đã đốt bao nhiêu chùa chiền. Nhưng ngày nay người mình vẫn thiếu óc tồn cổ, không muốn bảo vệ di tích cổ,ở những địa điểm cũ lại cứ muốn xây dựng bằng xi măng cốt sắt, đó trường hợp chùa Thiên Mụ ở Huế ngày nay. Cách đây mấy chục năm khi thành lập sở bảo tồn cổ tích và do Ecole Francaise d’Extrême Orient quản trị thì các nhà bác học Pháp đã phải từ chối không chịu lấy ngân khoản để chữa những ngôi chùa trong đó không còn gì là kiến trúc cổ nữa. Ecole Francaise d’Extrême Orient (ta gọi là trường Bác cổ) chỉ coi là cổ tích liệt hạng những kiến trúc không bị sửa chữa theo mới như những cửa kính, cửa chóp, những nền nhà lát bằng gạch hoa tráng men, vì đó là những thành phần không hợp với kiến trúc cổ điển Việt Nam. Tại những ngôi chùa cổ như chùa Vạn Phúc ở Bắc Ninh khi phải sửa chữa và dào sâu xuống đát thì các nhà bác học của trường Bác cổ có thấy những công trình điêu khắc trên đá do các thợ Chàm làm ra vào thế kỷ thứ IX.[2]
Ở chùa Thiên Phúc (tỉnh Sơn Tây) cũng thấy được một cái bệ được thợ Chàm điêu khắc vào thế kỹ XII.
Nếu có những công trình khai quật cổ tích ở những ngôi chùa cổ thì chắc có thể phát minh ra những pho tượng cổ làm theo kiểu Ấn Độ do các thợ Chàm hay thợ Việt Nam chịu ảnh hưởng của thợ Chàm sản xuất ra. Như vậy ta hy vọng sẽ có thể chứng thực là trên đất Việt Nam không những chỉ có những tác phẩm mỹ thuật Phật giáo theo kiểu Trung Hoa mà còn có thể có những tác phẩm mỹ thuật Phật giáo theo kiểu Ấn Độ và Chàm, do các tù binh Chàm trực tiếp tạo ra,hoặc do các thợ Việt Nam làm theo kiểu các thợ Chàm phần ảnh hưởng Ấn Độ trong mỹ thuật phật giáo Việt Nam này thật ra chỉ mới phát minh ra được từ vài chục năm nay mà thôi. Nghĩa là ta không bao giờ nên bỏ quên phần ảnh hưởng của Chiêm Thành đối Phật gióa Việt Nam và lúc nào ta cũng nên khiêm tốn mà nhận định là Chiêm Thành đã là một nước cường thịnh ở Đông Nam Á, cách đây hơn một ngàn năm, trong khi đó nước Việt Nam hãy là một nước thuộc địa của Trung Hoa mà thôi. Từ thế kỷ thứ XV các phái Nho học ở Việt Nam càng muons chỉ Khổng Học được độc tônvì vậyPhật giáo Việt Nam hồi gần đây cũng chỉ như là một thức Phật giáo của Trung Quốc. Và cũng vì vậy nên không ai nhớ là có thời các thợ Chàm đã góp sức và xây dựng các chùa ở Việt Nam.
Phật giáo được mang vào Việt Nam từ bao giờ? Vấn đề đó ngày nay chưa biết rõ. Thật ra thì tài liệu sử học của Trung Hoa cho ta biết là từ thế kỷ thứ I sau Tây lịc ở phía Nam của Việt Nam đã có nước Phù Nam một nước chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. Ta cũng biết ngay thế kỷ thứ III trước Tây lịch via Asoka đã chô các vị tu hànhđi truyền giáomọi nơi ngoiaf lãnh thổ Ấn Độ. Vậy chắc chắnPhật giáo cũng đã được mang tới nước Phù Nam từ đầu Tây lịch. Tài liệu khảo cổ xưa nhất đã chứng thực là Phù Nam đã chịu ảnh hưởng văn minhhọc thuật của Ấn Độ và cái bia đá đào được ở Võ Cạnh gần Nha Trang, bia dùng chữ Phạn và cuối thế kỷ thứ II, sử Trung Hoa có nói đến nước Lâm Ấp (sau này đổi là Chiêm Thành), ở Trung Việt. Lâm Ấp từ khi lập quốc đã là một nước thuộc khói văn minh Ấn Độ. Tài liệu cổ xưa nhất về Phật giáo thấy ở đất Lâm Ấp (Chiêm Thành), và đó cũng là tài liệu cổ xưa nhất về Phật giáo ở lãnh thổ Việt Nam là pho tượng Phật bằng đồng cao 1m08 thấy ở Đồng dương gần tỉnh lỵ Quảng Nam. Đó là pho tượng Phật rất đẹp nổi danh trong giới khảo cổ quốc tế, hiện được trưng bày trong Bảo tàng viện Sài gòn từ năm 1957. Pho tượng Phật Đồng Dương thuộc về kiểu mỹ thuật Amaravatim ở bên Ấn Độ hoặc tiểu Tích Lan Anuradhapura. Nhưng trong pho tượng Phật này ta thấy cả ảnh hưởng của kiểu mỹ thuật Gupta bên Ấn Độ. Theo Pierre Dupont thì pho tượng Phật này có thể là đã do những thợ đại phương sản xuất vào khoảng thế kỷ III và IV.[3]
Bia đá Võ Cạnh và pho tượng Đồng Dương là những tài liệu cổ chắc chắn nhất của nền học thuật Ấn Độ và của Phật giáo ở bán đảo Đông Dương.
Như vậy ta thấy người Ấn Độ cũng đã giao dịch với các nước ở Đông Nam Châu từ đầu Tây lịch. Lý do tại sao người Ấn Độ lại đi xa đến những nơi xa như vậy thì hiện nay chỉ mới có những giả thuyết. Cũng có thể vài ông Hoàng bị mất ngôi nên đã bỏ đi xa để xây dựng lại cơ đồ. Nhưng ta cũng không nên quên là thời trước chỉ có những thuyền không lớn lắm thì không thể chuyên chở được nhiều người cùng đi lập nghiệp ở nơi xa. Cũng có những giả thuyết cho là các vị tu hành Phật giáo đi truyền đạo nên đã khởi xướng phong trào đi đến các nơi ở Đông Nam Châu Á. Giả thuyết này cũng gần có thể chấp nhận được. miền bờ biển Đông Nam của Ấn Độ là nơi xuất phát ra phong trào truyền bá đạo Phật đi đến Đông Nam Châu Á. Chính ở Đông Nam Ấn Độ đã sản xuất ra kiểu mỹ thuật Amaravati và Tích Lan cũng là nơi đạo Phật phồn thịnh. Trong những người ở Đông Nam Ấn Độ đi lập nghiệp ở bán đảo Đông Dương Nam Dương v.v... chắc chắn phải là người theo đạo Phật và như vậy lẽ đương nhiên là họ có khuynh hướng truyền bá ở những nơi đó. Ta có một bằng chứng có thể gọi là chắc chắn là từ thuở xưa các thủ thủy Ấn Độ vẫn thờ đức Phật Dipankara - đức Phật làm dịu những ngọn sóng lớn (calmant les flots)[4] để che chở cho họ khi di biển. Nhiều người thường nhấn mạnh ở điểm Phật giáo không phân chia giai cấp nên các người Ấn Độ theo Phật giáo có thể xuất dương dễ dàng chứ không nhiều sự trói buộc của Ấn Độ giáo. Nhưng lý do cũng không bào chữa vì thấy sau này các nước Đông Nam Á Châu đều theo đạo Bà-La-Môn.
 Nhưng từ bành trướng của văn minh Ấn Độ tới Đông Nam Á Châu chắc chắn đã vì lý do thiển cận hơn đó là sự đi buôn. Bên Âu Châu thời đô nhất là Rome sống trong xa hoa nên ưa chuộng các vật lạ ở xa mang tới như các thứ đá quý, vàng, trầm, quế, hồ tiêu, đình hương sa nhân (cardarome), sừng tê, ngà voi, đó là những thứ hàng chính của các nước Âu Châu  cũng tìm mua và sau này đã thnahf lập hội buôn của Anh, của Hà Lan, của Bồ Đào Nha, của Ý, của Pháp v.v... để đi đến tận nơi sản xuất để mua và cũng vì vậy nên mới có việc chinh phục các nơi đó làm thuộc địa để khai thác. Các nhà truyền giáo đạo Gia Tô cũng cùng đi với các tàu buôn để truyền giáo ở những nơi đất mới, ta thấy một hiện tượng gần tương tự như hồi cách ta chừng 200 năm. Nhưng chỉ khác là các nhà buôn Ấn Độ va fPhaatj giáo thì không dùng sức mạnh, không dùng quân đội để xâm chiếm đất như các nhà buôn Âu Châu và các nàh truyền giáo đạo Gia Tô.[5]
Ta trở lại các nhà buôn và các ị tu hành Phật giáo hồi cách đây 20 thế kỷ. Thời đó từ Ấn Độ đến Đông Dương quần đảo phải đợi có gió mưa thì thuyền đi mới được dễ dàng; phải đợi có gió mùa từ Tây nam thổi tới thì khỏi hành từ Ấn Độ ra đi và phải nghỉ ở các đất đô để mua hàng, vì hành cũng khó hiếm nên phải ở lại đó đến mấy năm sau, khi có gió mùa thổi ngược từ phía Đông Bắc, thì xuống thuyền ra về Ấn Độ.
Khi phải ở các nơi xa lạ thì các nhà buôn Ấn Độ phải tổ chức đời sống của họ, họ phải thành lập những chi điếm những nơi đó để mua bán các hàng hóa. Họ tổ chức đời sống cũng như bên Ấn Độ, khai thác đất làm ruộng trồng lúa gạo. Ngày nay ta còn thấy ngay tại Sài Gòn những khu phố của người Ấn Độ. Họ cũng xây dựng các nơi để thờ cúng. Khi họ đến thành lập các chi điếm họ sống ôn hòa với các thổ dân chứ không dùng vũ lực để chinh phục. Hơn nữa, hồi đó các thổ dân nơi đó cũng chưa thành lập các quốc gia. Những người thổ dân đã tới giao dịch với các người Ấn Độ ở các chi điếm thương mại, rồi chắc chắn có những cuộc hôn nhân phối hợp; và như vậy ảnh hưởng văn minh Ấn Độ mỗi ngày thêm sâu đậm. Các thổ dân học
theo văn minh Ấn Độ, họ viết tiếng họ theo chữ Ấn Độ, những thứ chữ đó còn tồn tại cho đến ngày nay đó là những chữ Miến Điện, chữ Thái Lan, chữ Cambodge, chữ Chàm, chữ Lào, chữ Sanskrit đã trở thành chữ của tất cả các người có họ ở nơi đó cũng những chữ La Tinh ở Âu Châu thời Thượng Cổ, Chữ Hán ở Viễn Đông. Rồi sau các nơi đó cũng tổ chức thành quốc gia theo kiểu Ấn Độ trong đó vị vua tôn sùng. Tôn giáo Ấn Độ cũng được các thổ dân theo cũng vị thế ta thấy những pho tượng Phật hoặc do từ Ấn Độ mang tới hoặc do các thợ địa phương sản xuất theo kểu Ấn Độ. Ta thấy những pho tượng theo Amaravati ở Ấn Độ tận đảo Celèbes, ở Đông Dương (Quảng Nam) ở Thái Lan.
Những nền thương mại Ấn Độ chỉ được phồn thịnh trong thế kỷ thứ IV và thứ V. Đến thế kỷ thứ VI thì có những cuộc chiến tranh đã phá hoại sự giao thương đó. Cả hai con đường buôn bán, con đường buôn lụa ở trung tâm Á Châu và con đường buôn bán đồ gia vị bằng đường thủy cũng đều bị gián đoạn, việc thông thương phải bỏ, nên các nhà buôn Ấn Độ cũng không mạo hểm đi các nơi xa nữa.
Ta thấy nhờ việc buôn bán các người Ấn Độ đã mang theo cả văn minh Ấn Độ để truyền bá ở Đông Nam Á nói chung và về miền Trung và Nam Việt Nam nói riêng. Nước Chiêm Thành ở miền Trung và nước Phù Nam ở miền Nam đã là những nước cường thịnh và là nơi để các nhà tu hành Ấn Độ dừng chân.
Trong khi miền Nam và miền Trung Việt Nam là những quốc gia Phù Nam và Chiêm Thành theo văn minh Ấn Độ tì miền Bắc VIệt Nam hồi đó đang sống dưới sự đô hộ của người Trung Hoa.
Ta cũng biết là ở phía Bắc Ấn Độcon đường buôn lụa từ Trung Hoa sang bán ở Âu Châu. Trên con đường buôn lụa này có những trạm nghỉ chân cho các đoàn người đi buôn, ở những trạm nghỉ chân này cũng có những nơi thờ Phật. Vì vậyđạo Phật được truyền bá sang Trung Hoa. Từ đầu thế kỷ I ta đã thấy đạo Phật được đem theo đường Tây Bắc vào Trung Hoa. Vào đầu thế kỷ thứ II đã thấy có nhiều vị tu hành Phật giáo ở Tràng An  nhưng phần nhiều là những người ngoại quốc không phải nguyên gốc là người Trung Hoa và những Phật tử người Trung Hoa theo các vị tu hành ngoại quốc đó. Tới thế kỷ thứ II và thứ IV có nhiều người Trung Hoa đi tu đạo Phật.[1] Đạo Phật cũng được mang vào Nam Trung Hoa, vào vùng Nam Kinh là kinh đo của nhà Ngô thời Tam Quốc (220-284 sau Tây Lịch). Thời đó nước ta đang bị Trung Hoa (nhà Ngô) đô hộ và có những liên lạc thương mại vói các nước khác ở Đông Nam Á Châu và vị vậy nên có thể là Phật và những sản phẩm mỹ thuật Phật giáo cũng mang vào Nam Trung Hoa qua Bắc Việt Nam. Nhưng ngược lại Trung Hoa chiếm được Bắc Việt nên văn  minh Trung Hoa được truyền sang Bắc Việt và tất cả các nước ở miền Nam Đông Dương.
Bắc Việt ở trên còn đường thủy buôn bán với Nam Trung Hoa và là nơi nhiều người trí thức Trung Hoa sang tìm đời sống yên ổn ở đó để tránh những loạn lạc ở trên lãnh thổ Trung Hoa, vì vậy nên Bắc Việt đã là nơi có văn hó và là một trung tâm quan trọng của Phật giáo. Vào thế kỷ thứ II và thứ III tại Bắc VIệt đã thấy có những vị tu hành người ngoại quốc như Ma-ha-kỳ-vực (Marajivaka), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (Kalyanaruci) và Mâu Bắc, Ma-ha-kỳ-vực gốc người Ấn Độ đến nước Phù Nam (ở Nam Việt ngày nay) rồi theo đườn biển đến Giao Châu và Quảng Nam và Quảng Châu (tức là Bắc Việt và Quảng Đông ngày nay) — Ma-ha-kỳ-vực chắc cũng đã góp sức vào việc truyền bá đạo Phật ở trên dọc đường biển từ Nam việt ngày nay đến Bắc Việt và Trung Hoa.
Khương Tăng Hội là người Khương Cư (Sogdiane) đã nhiều đời ở Ấn Độ, nhưng cha lập nghiệp ở Giao Châu. Mồ côi cha từ nhỏ và đến năm 10 tuổi tự xuất gia và tu ở Bắc Việt. Đến năm 247 thì đến vùng Nam Kinh ngày nay và dựng lều ở đó và đã thuyết phục vua Ngô là Ngô Tôn Quyền (229-252) theo đạo Phật và cũng từ đó đạo Phật được thịnh hành ở Trung Hoa.
Chi Cương Lương (Kalyanaruci) cũng là người Ấn Độ năm 226 đén Quảng Châu (Quảng Đông) và dịch kinh chân hỷ.
Những việc kể trên cho ta hay về thế kỷ II và III sau Tây lịch nước Việt Nam hồi đó đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của đạo Phật Ấn Độ, hoặc ít nhất cũng qua trung gian các nước đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ như Phù Nam và Chiêm Thành, và sau đó những vị tu hành Trung Hoa và những phái đoàn ngoại giao Trung Hoa khi đi Ấn Độ thì luôn luôn phải trải qua Bắc Việt và những vị tu hành Ấn Độ khi đi từ Ấn Độ đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa trở về Ấn Độ cũng đều có dừng lại ở Bắc Việt. Như vậy Bắc Việt đã là trung tâm giữa Ấn Độ và Trung Hoa.
Đến thế kỷ thứ VI, một thiền sư gốc Ấn Độ là tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) từ Trung Hoa sang Bắc Việt truyền bá đạo Phật và lập ra phái Thiền Tôn thứ nhất ở Việt Nam. Phái Thiền Tôn này được truyền 19 đời có 28 vị Thiền Sư (từ năm 590 đến 1216)
Ngoài các vị Thiền Sư Ấn Độ còn có các vị THiền Sư Trung Hoa sang Việt Nam để truyền bá đạo Phật, ta phải kể đến tên các vị Thiền Sư Trung Hoa như Mâu Bác,Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Chuyết Công.
Mâu Bác là người quận Thương Ngộ tức Ngô Châu ngày nay, năm 189 sau Tây lịch sang Giao Châu ( Bắc Việt) truyền Phật giáo
Năm 820, một vị Thiền Sư theo đạo Phật và cũng Trung Hoa là Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu sang Bắc Việt ở chùa Kiến Sư làng Phù Đổng tỉnh Bắc Ninh và lập ra phái Thiền Tông thứ hai ở Việt Nam. Phái Thiền Tông thứ hai này truyền được 15 gồm có 19 vị Thiền Sư (từ năm 840 đến năm 1221).
Đến thế kỷ thứ XI, dưới triều Lý, Thiền Sư Thảo Đường đã tới Việt Namnhwng Thảo Đường không từ Trung Hoa ang thẳng Việt Nam mà lại tu hành ở Chiêm Thành rồi bị vua Lý Thánh Tông bắt cùng với các tù binh Chàm mang về Bắc Việt. Thảo Đường đã lập ra phái Thiền Tông thứ ba ở Việt Nam. Phái Thiền Tông này truyền được 5 đời gồm có 18 vị Thiền Sư (từ năm 1089 đến năm 1205).
Đến thế kỷ thứ XVII, một Thiền Sư gốc ở  Kiến Phúc (Trung Hoa) là Chuyết Công sang Việt Nam nhưng khi đến Việt Nam đã đi qua Cambodge, Nam Việt, Nghệ An, Thanh Hóa và đến Hà Nội năm 1633, có đông học trò Trung Hoa và Việt Nam theo học. Ngoài các bản kinh mang theo từ Trung Hoa sang Chuyết Công còn mang Thủy Lục chư khoa để truyền báViệt Nam; sách Thủy Lục chư khoa để dùng khi phải làm những nghi lễ cầu hồn rất được thịnh hànhBắc Việt và ở Trung Việt.
NướcViệt Nam vì một chặng đường để các vị tu hành từ Trung Hoa đi hành hươngẤn Độ nên cũng gây được phong trào lôi kéo các vị tu hànhViệt Nam đi sang Ấn Độ nghiên cứu đạo Phật. Trong những thế kỷ VI và VII có những vị Thiền Sư sinh trưởngViệt Nam: Vân Ki, Mộc Xoa Đề Bà, Khuy Sung, Tuệ Diệm, Trí Hành sang hành hươngẤn Độ.
Sau đó ta không thấy nói đén việc đi Ấn Độ hành hương nữa chắc là tại từ thế kỷ thứ IX đạo Phật không còn được thịnh hànhẤn Độ vì bị Ấn Độ giáo thay thế.
Tuy vậy, vào khoảng thế kỷ thứ XII, còn thấy nói một phái đoàn gồm các Từ Hạnh, Khổng Lộ, Giác Hải định đi Ấn Độ nghiên cứu đạo Phật bằng đường bộ qua tỉnh Vân Nam nhưng vì gặp nhiều trở ngại nên phỉa bỏ dở cuộc hành trìnhtrở về Việt Nam.
Nhưng từ thế kỷ thứ XI, ta đã thấy Phật giáoViệt Nam đã đổi hướng không đi Ấn Độ đẻ nghiên cứu đạo Phật nũa mà lại sang Trung Hoa để thỉnh kinh và nghiên cứu đạo Phật ngay tại đất Trung Hoa. Chắc là đạo Phật đã bị thay thế bằng Ấn Độ giáoẤn Độ và cũng là tại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đạm của Trung Hoa về học thuật.
Triều đình Việt Nam đã nhiều lần cho sứ bộ sang Trung Hoa để xin kinh trong thế kỷ thứ XI. Nhưng đến năm 1385, dưới triều Trần Đế Nghiên sứ nhà Minh xin triều đình Việt Nam gửi sang Trung Hoa những vị cao Tăng và triều đình Việt Nam chọn 20 vị cao Tăng để gửi sang Kinh Lăng (Nam Kinh) kinh đô của Trung Hoa hồi đó.
Đến năm 1419, khi nước Việt Nam chịu sự đô hộ của nhà Minh thì triều đình Minh có cho phổ biến các trường học những sách của Khổng giáo. Nhưng từ thế kỷ thứ XV, từ thời hậu Lê trở về sau ảnh hưởng của phái Nho học mỗi ngày thêm mạnh. Phật giáo bị công kích và ít được nhà vua săn sóc đến. Phật giáo trở nên một tôn giáo  của quần chúng không có tổ chức hệ thống nữa. Chắc cũng thời suy này mà các nhà tu hành Phật giáo bày thêm nhiều những tín ngưỡng dị đoan đến quần chúng; nhất là đàn bà đua theo; số người nghiên cứu giáo lý của Phật giáo có sút kém đi và đến thế kỷ thứ XVIII một Thiền Sư là Tinh Toàn Cham Công được phái sang Trung Hoa để sưu tầm tài liệu về Phật giáo và khi trở về nước có mang theo nhiều tài liệu. Những sách này đều được khắc lại và được in lại để phổ biến trong nước.
Qua các dữ liệu lịch sử ta thấy là từ đầu thế kỷ thứ III cho đến hết thế kỷ thứ VI là thời thịnh của Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam và từ thế kỷ thứ IX trở về sau là thời thịnh của Phật giáo Trung Quốc. Sau đó đến thế kỷ thứ XIII thì đạo Phật rất được phổ biếnViệt Namthời kỳ cực thịnh của đạo Phật và đã có những phái Thiền Tông của Việt Nam.
Những triều Đinh (968-979), triều Lê (980-1009), triều Lý (1010-1224), triều Trần (1223-1390) đều là những thời đại sùng đạo Phậtấn định thứ bậc và phẩm chất cho các Tăng già. Đinh Tiên Hoàng phong cho pháp sư Ngô Chân Lưu chức Khuông Việt Đại Sư. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVII triều đình Việt Nam vẫn phong cho các vị tu hành những phẩm phục những tước hiệu như “Quốc Sư”. Những kỳ thi để khảo sát và tuyển các vị tu hành cũng được thành lập. năm 1195. Vua lý Cao Tông cho mở kỳ thi tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), nghĩa là các tôn giáo đều được đạt ngang hàng nhau. Đến đời Trần cũng còn mở những khoa thi tam giáo. Nhưng từ thời hậu Lê qua thời Nguyễn thì Nho giáo chiếm ưu thế và không còn những kỳ thi tam giáo nữa.
Trên đây đã nói đến những pho tượng Phật đã thấy ở Đồng Dương (Quảng Nam) là di tích khảo cổ xưa nhất về đạo Phật mà hiện nay ta biết ở bán đảo Đông Dương. Nhưng pho tượng này ở một ngôi chùa người Chàm. Nhưng vì thời đúc pho tượng đó, thế kỷ thứ III và IV, thì người Lâm Ấp (Chiêm Thành), còn những nước độc lập chưa thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Về các ngôi chùa ở Bắc Việt đồng thời với những ngôi chùa của người Chàm thì hiện nay thấy có ghi lại trong các sử liệu về Việt Nam. Những địa điểm của các ngôi chùa đó hiện nay vẫn còn tồn tại, nhưng chắc chắn là đã được thay thế bằng những kiến trúc mới từ nhiều thế kỷ nay rồi. ta chưa tổ chức được những cuộc khai quật cổ tích ở những địa điểm đó nên chưa biết có thể tìm thấy những tài liệu cổ xưa hơn, những tài liệu thấy ở chùa Vạn Phúc (Bắc Ninh) và Thiên Phúc (tỉnh Sơn Tây) được không. Tuy vậy cũng nên nhắc đến sự tích của những nơi thờ Phật rất cổ xưa đó để ghi nhớ và hy vọng là sau này sẽ phát minh ở những địa điểm đó những tài liệu cổ rất xưa.
Ta đã biết là đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ thứ III, thời đó ta đang còn sống dưới sự đô hộ của Trung Hoa. Thời đó Sĩ Nhiếp đang làm quan Thái Thú đất Giao Chỉ (sau đổi làm Giao Châu). Nhờ tài cai trị khéo léo của Sĩ Nhiếp nên đất Giao Châu hồi đó ổn sông yên và nhiều bậc hiền sĩ đã sang ở Giao Châu với Sĩ Nhiếp để tránh nạn giặc giã đang hoành hành ở Trung Hoa hồi đó. Dân Việt Nam vẫn nhớ ơn và thờ Sĩ Nhiếp tại lạng Tam Á (phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Địa điểm làng Tam Á trước Luy Lâu, còn gọi là Liên Lâu, đó là thủ phủ của quận Giao Châu thời Bắc thuộc.
Sĩ Nhiếp đã xây dựng lại thành Luy Lâu, đã mở mang lại việc học, không những trọng đãi các nhà Nho học và Lão học ở Trung Hoa sang lánh nạn mà còn tiếp nhận những vị tu hành của đạo Phậtcho phép truyền bá đạo phật và xây cất các ngôi chùa Phật ở Luy Lâu.
Teo tài liệu của Trần Văn Giáp[2] và của T.T. Mật Thể thì khi vua Cao Tổ Văn đế nhà Tùy ngỏ ý với Đàm Thiên pháp Sư muốn lập chùa dựng tháp ở khắp Giao Châu để truyền bá đạo Phật thì Pháp Sư Đàm Thiên tâu: “Cõi Giao Châu có đường thông Thiên Trúc gần hơn ta. Khi phật giáo chưa du nhập vào đất Giang Đông ta mà ở cõi ấy đã xây dựng được hơn 20 ngọn Bảo Tháp, độ được hơn 500 tăng sĩ, dịch được 15 bộ kinh. Vì ở bên ấy gần nước Phật hơn ta. Bấy giờ các vị Ma-ha-kỳ-vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và Mâu Bác đến ở truyền đạo... Ngài muốn bố thí một cách bình đẳng, phái chư Tăng sang truyền đạo, nhưng ở đó họ đã có đủ rồi, ta không cần phải sang nữa.”[3]
Vào năm 187, tại Giao Châu có những vị tu hành Ấn Độ là Khâu-Đà-La và một Phật tử sốt sắng người Khmer là Tu Định, sau đó vài năm có thêm Mâu Bác. Mâu Bác đã chịu theo đạo Phật chính ở trên lãnh thổ của Giao Châu vào năm 191-194. Hồi đầu thế kỷ thứ II Khương Tăng Hội sang Giao Châu để nghiên cứu đạo Phật và đã làm cho nhiều người theo đạo Phật. Như vậy ta thấy trong thời Sĩ Nhiếp làm Thái Thú ở Giao Châu thì Bắc Việt hồi đó đã là một trung tâm để truyền bá đạo phật và đã thu hút những vị tu hành Ấn Độ, Nhục Chi (Indoscythe) Trung Hoa và những vị tu hành này đữ ở đó để giảng dạy đạo Phật. Những ngôi chủa ở các làng gần Luy Lâu đều còn ghi nhận lại những câu chuyện thần thoại về những vị tu hành đầu tiên đã truyền bá đạo PhậtViệt Nam. Ngày nay ta còn thấy những ngôi chùa cổ ở làng Mãn Xá, ở làng Đông Cốc, ở làng Khương Tự (tục gọi là chùa Dâu), ở làng Lũng Khê, ở làng Thanh Dương, ở láng Phương Quan (tục gọi là làng Dân Cau), ở làng Bút Tháp, ở làng Tam Á, ở làng Ngọc Khâm. Nhiều ngôi chùa ở những nơi đó đã được xây dựng từ thời Sĩ Nhiếp. Hai ngôi chùa nổi danh nhất là chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu) làng Khương Tự và chùa Phúc Nghiêm ở làng Mãn Xá. Những ngôi chùa khác cũng khá nổi tiếng là:
Chùa Thanh Đạo, làng Đông Cốc thờ Pháp Vũ.
Chùa Phi Tương, làng Thanh Tương thờ Pháp Lôi.
Chùa Trí Quả, làng Phương Quan thờ Pháp Điện.
Ta hãy đến hai ngôi chùa nổi tiếng nhất chùa Phúc Nghiêm và chùa Pháp Vân (chùa Dâu).
 
CHÙA PHÚC NGHIÊM - Chùa Phúc Nghiêm do Sĩ Nhiếp lập để thờ Man Nương. Hồi cuối thế kỷ thứ II, Khâu Đà La dạy đạo Phật ở chùa này. Madrolle đã khai thác tài liệu: “Sự tích Tứ Pháp liệt Thánh do một tu sĩ tên là Giao (?) viết và đã cho biết sự tích của bốn pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.[4] Năm Đing Mão (187 sau Tây lịch) có một vị tu hành Ấn Độ tên là Khâu đã đến Luy Lâu, lúc đó có Sĩ Nhiếp làm Thái Thú quân Giao Châu. Khâu-Đà-La thuộc về giai cấp Bà-La-Môn, ông tinh thông phép thuật và ở trong những hang đá hay ở gốc cây lớn. Khâu-Đà-La đi du lịch rất nhiều nơi và đi đến đâu cũng làm những phép lạ. Khâu-Đà-La đến Giao Châu cùng một lúc với Ma-Ha-Kỳ-Vực, nhưng Ma-Ha-Kỳ-Vực tiếp tục để đi đén Trung Quốc.
Tại Giao Châu Khâu-Đà-La gặp Phật tử người Khmer là Tu Định định lập nghiệp ở Mãn Xá. Khâu-Đà-La có nhiều phép thuật, thường biến hóa hay tạo mưa gió, và cúng thường giảng dạy đạo Phật, có rất nhiều người theo học và được dân cư vùng đó coi là Tôn Sư. Tu Định là người chất phát hiền lành, nhưng những hành động thường ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo. Tuy vậy Tu Định rất kính trọng Khâu-Đà-La và coi vị cao Tăng này như đức Phật sống. Tu Định lấy danh từ Man làm họ. Con gái của Tu Định được 12 tuổi tên là Man Nương rất thông minh và có cử chỉ của một người quý phái. Man Nương  muốn theo đạo Phật và xin Khâu-Đà-La  truyền giáo. Sau bảy ngày học tập và suy ngẫm Man Nương đã thấu hiểu tường tận đạo Phật. Vì vậy, được Khâu-Đà-La ủy cho việc thờ Phật và cũng dạy thêm những phép thuật. Man Nương tinh thông cả phép thuật và đạo Phật nên được Khâu-Đà-La đặt tên là A Man tiên nương và dạy phép cầu đảo mưa và bão: “Khi gặp hạn không mưa thì cầm gậy này cắm xuống đất và khi rút gậy lên thì có nước phun ra.” Sau đó ba năm thì có nạn đại hạn. Man Nương làm theo lời Khâu-Đà-La dạy, đã làm cho nước chảy như suối, làm cả vùng đó được vui vẻ. Thái Thú Châu Giao là Sĩ Nhiếp cho đòi Man Nương đén để hỏi rõ lý do về việc đó. Man Nương khai sự thật ra, Sĩ Nhiếp cho người đi mời Khâu-Đà-La nhưng không tìm thấy. Tục truyền, Khâu-Đà-La đã đi mây trở về trời, khi có trận bão làm ra mưa để cứu mùa màng gặp đại hạn. Sau việc này ít lâu có trận bão làm bật rễ một cây đa cổ thụ và nước cuốn cây đa này trôi đến cửa thành Luy Lâu. Thái Thú Sĩ Nhiếp bắt 100 người đinh kéo cây đa lên nhưng không được. Khi đó Man Nương lấy tay kéo cây đa thì kéo lên được đát liền. Man Nương nói cho cho Sĩ Nhiếp biết đó là cây đa thiêng và nếu xẻ ra để tạc pho tượng các vị thần đã tạo nên mưa bão thì dân chúng sẽ được bình an sung túc.
Đó là chuyện thần thoại về bốn pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, bốn vị thần linh này đã bảo vệ bốn làng ở gần thành Luy Lâu.
Sau khi tạc xong bốn pho tượng thì Man Nương cũng bay lên trời vào ngày 17 tháng giêng âm lịch. Sĩ Nhiếp truyền cho dân chúng tạc tượng A Man Tiên Nương và dùng ngôi nhà riêng của Man Nương ở làng Mãn Xá làm nơi thờ tự, đó là chùa Phúc Nghiêm.
 
CHÙA DÂU TỨC CHÙA PHÁP VÂN - Chùa Dâu ở làng Khương Tự, là ngôi chùa danh tiếng, thờ một trong bốn vị thần của mưa bão. Chùa ở chân thành Luy Lâu trong có tượng của Pháp Vân. Một cái cầu lợp mái ngói bắc qua sông Dâu dẫn ta đến cửa tam quan của chùa, qua một cái sân rồi vào đến tường thành của chùa, sân trong cửa chùa có ngôi tháp đã đổ nát, rồi đến
chánh điện. Ngôi chùa này có tên chữ là Điện Ứng dưới thời Lý chùa này mang tên Thiên Định, nhưng dân ở vùng đó quen gọi là chùa Dâu, chùa này được làm từ thế kỷ thứ II.
Có những vị tu hành lỗi lạc đã giảng dạy đạo Phậtchùa Dâu: Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi tức là Vinitaruci (580) Quan Duyên và đệ tử Pháp Hiền (thế kỷ thứ IV). Vô Ngạiđệ tửSùng Phạm (thế kỷ thứ XI). Đầu thế kỷ thứ VII Cao Tổ Văn đế đến nhà Tùy là một ông vua rất sùng đạo Phật có truyền cho thứ sử Giao Châu là Lưu Phương tìm một danh địa của Phật pháp ở Giao Châu là chùa Pháp Vân tức chùa Dâu. Vì vậy đến thế kỷ thứ VII có xây một cái tháp ở trong sân chùa Dâu. Ngày nay, chỉ còn ba tầng dưới của tháp[1]. Tên của tháp đó là Hòa Tháp Phong. Ngày nay chùa Dâu chỉ còn lại cái bia dựng năm 1738 trong có ghi việc xây tháp Hòa Phong.
Ngay đầu thế kỷ thứ XVIII tháp Hòa Phong  đã bị đổ nát chỉ còn có nền cũ[2]. Chùa Dâu được sùng bái là bởi trong đó có pho tượng Phật Pháp Vân, rất linh thiêng và mỗi khi có hạn hán đều được dân vùng đó đến làm lễ để cầu mưa. Sau này còn có nhiều lần các vua triều Lý cho đén lễ tựng Phật Pháp Vân để cầu xin nhiều việc dều được như ý cả.
Năm 1073, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có truyền phải lễ ở chùa Pháp Vân (chùa Dâu) để cầu cho mưa nắng điều hòa.
Năm 1169, vua Lý Anh Tông (1138-1175) thân chinh đến lễ ở chùa Dâu để cầu mưa rồi cho rước tượng Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Rồi có lẽ pho tượng  lại được rước về chùa Dâu và đán năm 1434 lại gặp đại hạn vua Lê Thái Tông ( 1434-1442), triều đình phải đi rước tượng pháp Vân về kinh đô. Năm 1448, vua Lê Nhân Tông (1442-1459) sai quan Thái Úy Lê Khả đến lễ tượng Pháp Vân ở chùa Dâu rước tượng về ở Báo Thiên.[3]
Ngày nay dân quê vẫn sùng Pháp Vân, hàng năm đến ngày 8-4 âm lịch vẫn có hội ở chùa Dâu. Dân chúng đến lễ rất đông để cầu tránh được hạn hán và mùa màng được nhiều.
Về sự tích Khâu-Đà-La, Tu Định và A Man (Man Nương), Trần Văn Giáp đã khai thác các tài liệu như : “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hành ngữ lục” (viết vào thế kỷ thứ XVIII) và “Cổ Châu Tứ Pháp phả lục” (viết vào khoảng thế kỷ thứ XX, năm 1918) có cho ta biết nơi Tu Định có mời Khâu-Đà-La tới ở nhà riêng và sai con gái 12 tuổi ngày ngày  là cơm chay và thắp đèn hầu Khâu-Đà-La. Ở nhà Tu Định một tháng Khâu-Đà-La tỏ ý muốn ra đi thì Tu Định xin được làm đệ tử. Lời xin đó được Khâu-Đà-La chấp nhận và Khâu-Đà-La cũng báo trước cho Tu Định hay là sau này A Man sẽ trở nên một nhân vật quan trọng của Phật giáo.[4]
Nhưng trong sách “Lĩnh Nam Chích Quái” trong chuyện Man Nương ghi lại ghi tên Khâu-Đà-La là Già-la-đồ-lê và A Man là một người con gái mồ côi cha mẹ ở chùa làm việc thổi nấu cung dưỡng các vị tu hành trong chùa và người đến học đạo. Một hôm Man Nương  mệt nằm ngủ thiếp ở ngạch cửa. Gia-la-đồ-lê bước qua trên mình A Man, A Man thấy tâm động và thụ thai, Man Nương bỏ chùa ra đi và khi sinh được đứa con gái thì trở lại chùa và trả con lại cho Gia-la-đồ-lê. Gia-la-đồ-lê đem đến đặt ở một gốc cây đa và trao cho cây đa giữ gìn đứa trẻ. Gia-la-đồ-lê cho Man Nương một cây gậy và dặn khi nào có hạn hán, vẩy dưới đất thì có nước chảy ra để cứu người. những năm hạn hán Man Nương vẫn dùng cây gậy làm phép để có nước dân vùng đó được nhờ ơn của Man Nương rất nhiều.
Khi Man Nương được 80 tuổi thì cây đa bị lật đổ trôi đến gần chùa và dừng lại đó. Các người làng đông tới 800 người mà không kéo được cây này nhưng khi Man Nương xuống bèn rửa tay khẽ kéo thử thì cây đa trôi vào bờ. Thợ mộc xẻ cây đa tạc tượng và giữa cây chỗ dấu đứa trẻ gái thành một phiến đá cứng, búa rìu động đến phiến đá đều bị sứt mẻ. Các người thợ ném phiến đá xuống sông, phiến đá tỏa hào quang và dần chìm xuống nước, các người thợ đều chết hết. Mọi người xin Man Nương van vái cho người lặn xuống vớt phiến đá lên rước vào điện Phật, tô vàng để thờ. Gia-la-đồ-lê đặt tên bốn pho tượng là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Già trẻ, trai gái bốn phương thường tụ hợp ở chùa để chơi đùa ca múa trong những ngày họi gọi là hội tắm Phật.[5]
Theo Trần Văn Giáp tên “Cà-la-chà-lê” (tức Già-la-đồ-lê trong bản dịch của Lê Hữu Mục) có thể là do chữ Phạn “Kalacarya” để chỉ vị tu hành Ấn Độ Khâu-Đà-La (Ksudra?) Khâu-Đà-La là người Ấn Độ duy nhấtBẮc Việt vào thời đó (Trần Văn Giáp: Le Bouddhisme en Annam, trang 220). Ngoài vùng Bắc Ninh. ở chung quanh địa điểm làng Tam Á, tức Luy Lâu (hoặc Liên Lâu) là thủ phả của quận Giao Châu dưới thới Bắc thuộc, có thờ Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Điện ta cũng còn có những nơi khác thờ bốn vị Phật đó như chùa Đạo Thành, tức chùa Đậu ở làng Gia Phúc, tổng La Phù, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
 
CHÙA ĐẠO THÀNH TỨC CHÙA ĐẬU - Chùa Đạo Thành tức chùa Đậu còn được gọi là chùa Pháp Vũ ở cách xa tỉnh lỵ Hà Đông 23 cây số.
Truyền thuyết thì chùa này cũng được thành lập dưới thờ Sĩ Nhiếp vào năm 210 sau Tây Lịch và đến năm 1639, được sửa chữa dưới thời vua Lý Thần Tông (1619-1662) chùa này thờ Pháp Vũ, Man Nương và Khâu-Đà-La.
Trong chùa tượng Pháp Vũ ở giữa và hai bên là bàn thờ Khâu-Đà-La và Man Nương. Chùa Đạu cs thờ nhiều đồ cổ như:
- Một cái trống đồng, theo cách phân loại của nhà cổ học Frane Hesger thì trống ở chùa Đậu là trống kiểu loại 1(là loại xưa nhất trong bốn loại trống đồng). Trống này dáng như những trống đồng Ngọc Lũ hay Hoàng Hạ hiện được trưng bày ở Viện Bảo Tàng Hà Nội, co thể trống này xưa ít nhất là 2000 năm. Trống này thuộc về nền văn minh cổ ở Bắc Việt được các nhà bác học gọi là văn minh Đông Sơn.[6]
- 2 quạt lớn nan bằng sứ tê giác.
- 2 quạt cán bằng ngà voi.
- 1  đỉnh đồng.
- 1 khánh đồng đúc 1754.
- 1 cuốn sách bằng đồng có 8 tờ trong có ghi sự tích của Man Nương, tục quyển sách này làm năm Ất Mùi (215) dưới thời Sĩ Nhiếp (?).
Chùa Đậu hai am xây bằng gạch ở bên chùa trong có chứa hai xác ướp (momie) là hai sư đã tu ở chùa đó là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Theo truyền thuyết thì hai xác ướp khô của hai vị sư đó như sau; xác uớp khô của nhà sư Vũ Khắc Minh ngồi chân xếp bằng tròn, mình hơi nghiêng về phía trước, đó là dáng điệu của vị sư này trước khi tịch; xác ướp khô của nhà sư Vũ Khắc Trường cũng ngồi xếp hình tròn nhưng dáng người thẳng hơn.[7]
Nhờ những tài liệu khảo cổ pho tượng Phật, kiểu mỹ thuật Amaravati, sản xuất vào thế kỷ thứ III hay thế kỷ thứ IV thấy ở Đồng Dương (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay), nếu có thể chắc chắnđạo Phật đã có mặt ở Quảng nam vào thời rất xưa. Hồi đó tỉnh này thuộc về Lâm Ấp (sau đổi tên là nước Hoàn Vương, rồi laijddooir tên là nươc Chiêm Thành).
Cho đến thế kỷ thứ IX Đồng Dương (Quảng Nam) vẫn là trung tâm tôn giáo quan trọng của người Chàm. Vua Chiêm Thành Indravarman II (875-889) rất sùng đạo Phật, tuy vẫn dựng tháp thờ thần Civa (đạo Bà-la-môn) nhưng vị vua này vẫn xây dựng những ngôi chùa Phật. Năm 875 có xây thêm một ngôi chùa lớn ở Đồng Dương để thờ “Laksmindralokesvara”, một hình thức Bồ Tát Lokesvara (Quan Âm)[8]. Danh từ Laksmindralokesvara gồm có ba tên của ba vị thần linh ghép lại Laksmi+indra+lokesvara. Laksmi là hiện thân dưới hình thức đàn bà của thần Visnu, một vị thần của Bà-la-môn; Indra cũng là vị thần của đạo Bà-la-môn; Lokesvara là một vị Bồ Tát của Phật giáo được các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam gọi là Quan âm. Vậy danh từ Laksmindralokesvara là ba tên của ba vị thần linh của hai tôn giáo Bà-la-môn và Phật giáo. Như vậy ta thấy đạo Phật của người Chàm khi trước cũng không phải là đạo Phật thuần túy mà có pha lẫn cả tín ngưỡng của đạo Bà-la-môn.
Ta thường thấy những pho tượng của Bồ-tát Lokesvara được tạc theo tượng thần Civa với một con mắt ở giữa trán hoặc hình Phật A di đà (Amitabha) nhỏ ở phía trước mũ hoặc có khi trong tượng Lokesvara của mỹ thuật Chàm ta thấy cả con mắt ở giữa trán và hình Phật A di đà ở trước mũi.
Ngày nay, còn độ 40.000 người Chàm trên lãnh thổ Việt Nam. Một phần người Chàm theo Bà-la-môn và phần lớn theo đạo Hồi và hình như không có ai theo đạo Phật nữa, họ cũng không nhớ cách đây 1000 năm, nước Chiêm Thành đã rất tôn sùng đạo Phật, nên ngoài các tài liệu thuộc khảo cổ về Phật giáo Chàm ta không biết người dân Chàm hồi trước sùng bái đạo Phật ra sao nữa.
Cùng với những pho tượng Phật Đồng Dương ta cũng thấy ở Bắc Việt cũng có mấy ngôi chùa cổ làm từ thời Sĩ Nhiếp là Thái Thú Giao Châu (207-226). Ngôi chùa đó là chùa Phúc Nghiêm ở làng Mãn Xá (phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) thờ A Man tiên nương (Man Nương) chùa Pháp Vân (tục gọi là chùa Dâu) ở làng Khương Tự (phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) thờ Phật Pháp Pháp Vân; chùa Phi Tương ở làng Thanh Tương (phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) thờ Phật Pháp Lôi, chùa Thanh Đạo ở làng Đông Cốc (phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) thờ Phật Pháp Vũ, chùa Trí Quả ở làng Phương Quan (phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) thờ Phật Pháp Điện. Ngoài vùng Bắc Ninh nhiều nơi khác cũng đều lập các chùa để thờ bốn vị Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Điện. Ta cũng nói qua về ngôi chùa Pháp Vũ tức chùa Đậu ở phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông thờ Phật Pháp Vũ.
Chính thật ra ta phải hiểu Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Điện là những vị thần mà tín ngưỡng của quần chúng cho là đã trong coi các hiện tượng của khí troừi như mây (Vân), mưa (Vũ), sấm sét (Lôi), chớp (Điện). Khi gặp đại hạn, không có mưa làm hỏng cỏ mùa màng thì chỉ có những trận mưa bão có mây bốc đen trời,có chớp, có sấm sét, có mưa thì mới tránh được hạn hán. Mây, mưa, chớp, sấm sét đã trở nên cần thiết làm cho có nước để tránh ảnh hưởng của tai hại của đại hạn. Quần chúng tin tưởng đó là những thần đã giúp cho loài người có nhiều nước để làm ruộng, để có mùa màng tốt và như vậy đời sống của quần chúng được sung túc thảnh thơi. Khi Phật giáo đã truyền báViệt Nam thì quần chùng hiểu Phật là đấng linh thiêng lúc nào cũng sẵn sàng cứu giúp chúng sinh nên đã đồng hóa Phật với các thần làm ra mây, mưa, chớp, ra sấm sét vì thế nên trong tín ngưỡng của quần chúng ta thấy gọi là Phật Pháp Vân, Phật pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện.
Một bằng chứng của sự đồng hóa tín ngưỡng cổ truyền từ thời Thượng Cổ, từ thời con người chỉ mới biệt dùng đồ đồng, với sự thờ Phật Pháp Vũ là sự ta thấy trong các đồ thờ của chùa Pháp Vũ ở Thường Tín tức chùa Đậu có cái trống đồng, theo truyền thuyết của các dân tộc Đông Nam Á Châu thì trống đồng được coi là có liên lạc với mưa khi đánh trống đồng thì tiếng trống đồng được coi như tiếng sấm sét và khi gặp đại hạn thì dân chúng đánh trống đồng để hy vọng tiếng trống giống tiếng sấm sét sẽ làm cho có cơn giông tố thực sự, có sấm sét, có mưa để có nước làm ruộng.[9]
Ta thấy những vị Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện của con người Việt Nam tại Bắc Việt là những vị Phật đã giúp cho mưa thuận gió hòa để cho mùa màng tốt. Phật giáo khi được truyền bá đến Bắc Việt đã được đồng hóa với những tín ngưỡng cổ truyền của một dân tộc chuyên về nông nghiệp đã được tôn là những vị Phật. Vì vậy, năm 1073 khi gặp mưa dầm mãi không tạnh, vua Lý Nhân Tông sai làm lễ ở chùa Pháp Vân và đến thần núi Tản Viên để cầu được tạnh nắng. Năm 1169, vua Lý Anh Tông phải thân chinh đến lễ ở chùa Pháp Vân để cầu mưa và cho rước tượng Phật pháp vân về chua Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội). Nông dân Việt Bắc rất tôn sùng các vị Phật làm cho mưa nắng điều hòa nên những ngôi chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện đều có rất đông người đến lễ.
 
NGHIÊM THẨM
 
 

[1] Trong tài liệu của Madrolla: Le Tonkin ancien (trang 295) có ghi việc này được làm vào năm 592 nhưng không đúng. Vì năm đó Lý Phật Tử còn làm vua đất Bắc Việt ngày nay mãi tới năm 602 Lưu Phương mới đem quân sang đánh lấy Bắc Việt.
[2] Xem tài liệu của Trần Văn Giáp; Le Bouddhisme en Annam (trang 208-209) ở đoạn chú thích.
[3] Theo Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án: “Tang thương Ngũ Lục” thì cây tháp Đai thắng trong chùa Bảo Thiên đã bị phá khi nhà Minh cai trị nước ta, đầu thế kỷ thứ XV đã chế súng đá làm kế giữ thành Thăng Long.
Hồi cuối thế kỷ XIX chùa Báo Thiên lại bị phá để lấy đất xây nhà đạo Gia Tô ở Hà Nội.
[4] Trần Văn Giáp: Le Bouddhisme en Annam (trang 216-220).
[5] Trần Thế Pháp: “Lĩnh Nam Chích Quái” bản dịch của Lê Hữu Mục Sài Gòn 1960 trang 75-76.
[6] Các nhà bác học gọi nền văn minh thời đại đồ đồng đó là nền văn minh Đông Sơn là vì năm 1926 có đào được ở làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngay ở cạnh cầu Hàm Rồng, rất nhiều đồ đồng cũ trong những kiểu trống đồng nhỏ, như kiểu trống ở chùa Đậu, để chôn trong các cổ mộ cùng với xác người chết. Theo sự nghiên cứuthẩm định của giáo sư Karlgren Đại Học đường  Stockholm (Thụy Điển) thì văn minh có thể có từ thế kỷ thứ III hay IV trước Tây Lịch. (Xem Bernhard Karlgren: the date of the early Đông Sơn culute trong Bulletin of the museum of Far Eastern Antiquities Stockholm. No14 (1942).
[7] Xem cuốn Pagodes Temples et Maisons de cu Ha Dong (préfece de Hoang Trong Phu). Ha noi Imprimene Tonkinoise 1932 trang 34-39. Trong sách này có ghi nhà sư Vũ Khắc Minh là cùng họ với ông Trưởng bạ ở làng Gia Phúc hồi đó 1932 và từ đời sư Vũ Khắc Minh đến năm 1932 được 18 đời. Nếu ta tính trung bình một đời là 25 năm thì xác ướp đó đã được 400 năm. Nhưng vì tôi chưa được xem xétnghiên cứu những xác ướp khô ngay tại chỗ nên không hiểu rõ sự thực ra sao. Vậy tôi cũng chỉ ghi lại truyền thuyết về những xác ướp khô mà không có ý kiến gì.
[8] Xem Georges Maspéro: Le royaume du Champa Paris et  Bruselles Van  Oest 1928 trang 113-114.
[9] Ta thường thấy những hình con nhái, con cốc ở trên các trống đồng cũng vì mọi người tin rằng cóc, nhái có liên lạc với trời mưa, tiếng trống đồng đánh lên cũng như tiếng cóc nhái gọi mưa trong những mùa có hạn hán. Về vai trò của những cóc nhái trên trống đồng thì H.Parmemtier cho ta hay là: “La présence de grenouilles sur le plateau fait supposer que ses objets out pu jouer le rôle de tambours de plie et lear bruit compatable aux roulements du tonnerre peut avoir ete unilité pour teater de mettre lin aux secheresses. (H. Parmentier: Anciena tambours de bronze. B.E.F.E.O. XVIII 1918 trang 4). Loại trống đồng kiểu I như trống đống ở chùa pháp Vũ khi có hình cóc nhái ở trên mặt trống, khi thì không, nhưng những tín ngưỡng về vai trò của trống đồng vẫn như nhau.
[1] Theo Dietrich Seckel: I’Art du bouddhimse trang 60 thì chỉ mãi đến thế kỷ thứ IV người Trung Hoa mới được phép đi tu đạo Phật nhưng theo Heari Maspéro trong tài liệu”.
“Communautés et mines bouddhistes chincis au IIè et IIIè Siècles” trong B.E.F.E.O.X 1910 trang 222-223 thì ngay thế kỷ thứ II và III đã có những người Trung Hoa đi tu và sinh sống ở trong các chùa ở Lạc Dương.
[2] Trần Văn Giáp: Le Bouddhisme en Amam des origines au XIIIè sièch . B.E.F.E.O.. XXXII, 1932 trang 191.268.
[3] T.T. Mật Thể: Việt Nam Phật Giáo lược khảo. Huế 1960 trang 65.
[4]  Xem Cl. Madrolle le TonKin, ancien trong B.E.F.E.O.. XXXVII, 1937 trang 294. Tác giả bài khảo cứu này không ghi xuất sứ của sự Tứ Pháp Liệt Thánh. Có lẽ đó là một tài liệu của chùa Phúc Nghiêm.
[1] Viết mấy trang đầu của bài này tôi đã dùng những tài liệu sau đây:
René Hugbe (Chủ biên: L’Art dans le monde tomes I et II Librairie Paris 1957- 1958).
René Grousset: L’Inde—Plon, Paris 1949.
René Grousset: La Chine et son Art, Plon, Paris 1951.
René Grousset: Histoire de I’Ftrême—Orient (Collection Annales du Museé Guimet) Guethner, Paris 1929.
Dietrich Seckel: L’Art du Bouddhisme (Collection  L’Art dans le monde ) .A. Michel Paris 1962.
Bernard Groslier: Indocbine carrefour des Arts (Collection  L’Art dans le monde ) A. Michel Paris 1961.
Encyelopédie de la Pleiabe. Historie Universelle tome I Gallimard. Paris 1956.
Encyelopédie de la Pleiabe. Historie de I’Art tome I Gallimard. Paris 1961.
[2] Xem lại Louis, BEZACIER I’Art Vietnamien—Paris 1954 trang135-137 và 177-179.
[3] Xem P. Dupont. Le. Buddha dits d’Amaravati dans I’Asie du Sud-Est BEFEO. XLIX trang 663 và Jean Boisseher. La satuaire du champa Publication EFEO (Paris 1963) trang 24...
[4] Xem “Sylvain Levi Les Marchands de mer” et lear role dans le beddhisme primind Bullein Société des Amis de Orient October 1929 trang 19-39.
[5] Trong một cuốn sử cho chương trình Trung học Pháp ta thấy viết như sau:
“ ….La propaga da catho’ique benif ciait des mêmes progrès que la commerce et obéisait an même eslan. Dana cene crorsade moderre jidism au Moyen aage, la France j uè le prircipal kolet: c’eit es France que I’Eg’ise que I’Eghse recrute le plus’prand nombre de sei missionnaires: Historie con temporaine depùis le milies du XIXè siècle. Paris 1930, trang 171.
Trên đây là những lý do để bào chữa việc nước Pháp chiếm các thuộc địa. Nhưng dù sao ta cũng thấy rõ là việc xâm chiếm thị trường thương mại và việc chiếm đất để truyền đạo Gia Tô đều dùng đến vũ lực để chiếm đóng đất đai chứ không phải là một phong trào ôn hòa như công cuộc buôn bán và truyền đạo phật của Ấn Độ.

Bản gốc: TC Vạn Hạnh số 8-9



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10333)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.