Chương Hai: Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

29/05/20214:42 SA(Xem: 2816)
Chương Hai: Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Như Hùng
TƯ TƯỞNG THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Văn Học Phật Việt 2020 | Thư Viện Hoa Sen 2021

Chương Hai

 THIỀN PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI

 

Thiền Tổ Khương Tăng Hội, chính là vị sáng tổ của nền thiền học Việt Nam. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi được kể như sơ tổ, do ngài đã thiết lập hệ thống truyền thừaquy củ và thiền phái mang cùng tên ngài. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã có những đóng góp tích cực vô cùng to lớn cho Đạo Phật Việt và Dân Tộc.

 

Thiền Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (? - 602) trao lại cho ngài Pháp Hiền tâm ấn mà Tổ đã quật khởi giác ngộ được, lúc đứng vòng tay ba lần trong khi Tam Tổ Tăng Xán vẫn ngồi im nhắm mắt. “Tâm ấn của Chư Phật không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không đổi không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn. Vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa mà chẳng phải xa lìa. Vì đối với vọng duyêngiả lập tên ấy thôi. Bởi thế chư Phật trong ba đời cũng như thế, nhiều đời Tổ Sư cũng do như thế mà được, ta cũng do như thế mà được, người cũng do như thế được, cho đến hữu tình vô tình cũng do như thế được. Tổ Tăng Xán khi ấn chứng tâm này cho ta, bảo ta mau về Phương Nam giáo hóa, không nên ở đây lâu. Đã trải qua nhiều nơi, nay đến đây gặp được người quả là phù hợp với lời huyền ký. Vậy người khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến”.

Thiền tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người đầu tiên sử dụng hai chữ Tâm Ấn trong lịch sử Thiền Học Việt Nam. Truyền tâm ấn hay dĩ tâm truyền tâm là sự trao truyền trực tiếp từ tâm của thầy sang tâm của trò một cách tinh vi chớp nhoáng. Kẻ tiếp nhận đầu óc như vỡ tung, càn khôn hiển lộ ngay tức khắc, mọi vật ngưng đọng lại, để cho ánh sáng tuyệt luân của giác ngộ bừng dậy thấm sâu. Chặng đường để được vở tung là cả một hành trình cam go đầy thách đố, sống và thở với muôn ngàn an tịnh tiếp nối. Không một sát na xa lìa tỉnh thức, tư duy nghiêm mật, liên tục bám theo từng khởi động, dõi theo từng dấu vết vi tế, gõ mạnh vào tâm ý, vun quén tô bồi gìn giữ thể tánh giác ngộ. Ở đây, không còn trạng thái chập chờn đắn đo ngăn ngại, tạo kẽ hở để ý thức xen vào tước đoạt cơ hội ngàn năm một thuở ấy, tất cả mọi chuẩn bị sắp đặt toan tính đều trở nên vô nghĩa, bị đánh bật đẩy bung ra ngoài.

 

Bởi lẽ khi chuẩn bị, là đã tạo nên tiền đề theo nghĩa chuẩn bị và không chuẩn bị, một sự ngăn cách hố thẳm, bí lối khó vượt qua. Thiền hất tung kéo sập điều này ra khỏi ý nghĩa quyết định chung cuộc của tử sinh mê ngộ, vì lẽ Thiền không phải điều may rủi do dự, khiến kẻ khác dễ dàng há miệng chờ sung. Thiền vốn nghịch lại với quan niệm thường tình cố hữu, những gì con người luôn bám víu, đo lường, cái ấy luôn được xúi dục sai sử bởi vô minh, ý thức thường xuyên đóng khung trong tháp ngà của thế giới tỷ lượng. Cần phải xoáy thẳng vào trong tận cùng hiện hữu, thoát ra ngoài tập quán, lối mòn thông tục vốn đã đè nặng ta trên từng quãng đời chìm đắm trong mộng mị tử sinh.

Với thiền, lúc nào cũng liên tục bám mình leo lên sườn dốc cao muôn trượng không ngừng nghĩ, không khởi lên trạng thái lo sợ hụt hẫng, vượt ra ngoài lý lẽ sinh diệt, đạp tung tất cả sỏi đá, chướng ngại, nhào xuống tận cùng hố thẳm. Khi vượt lên đỉnh cao tột cùng đó, hét lên một tiếng làm chấn động đất trời, rung chuyển núi đồi chập chùng, vang dội cả hư không lồng lộng, hít thở hương trời tự tại, thong dong đầy ắp trong tâm ý.

 

Sự truyền trao tinh yếu giác ngộ, quyết định trực tiếp từ tâm của kẻ truyền và người tiếp nhận, không đi qua bất cứ trung gian lối mòn đợi chờ nào. Những gì còn đi qua trình tự, cái đó dễ bị cơn lốc của thời không cuốn hút, gãy mổ đồng lúc, không cơ hội để thương lượng mặc cả đổi chác, nó qua thật mau như tia chớp bùng lên rồi mất hút bặt tăm. Trạng thái đó chỉ đến một lần duy nhất, rồi biền biệt ra đi không hẹn ngày trở lại, nếu ở ngay sát na đó không thâu tóm càn khôn, không nhập vào dòng tuệ giác, không liên tục gìn giữ, thì sẽ không còn dịp nào nữa cả.

 

Cuốn kinh đầu tiên Thiền tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi phiên dịch, kinh Tượng Đầu Tinh Xá, kinh này mang màu sắc Thiền Học, phảng phất văn khí tư tưởng Bát Nhã. Đây là cuốn kinh rất quan trọng chi phối toàn bộ hệ thống Thiền của hệ phái này, nội dung của kinh đề cập đến giác ngộ và khai dẫn phương pháp thiền quán.

 

“Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Bồ đề siêu việt tam giới, siêu việt ngôn ngữ, siêu việt văn tự, không cần địa điểm nương tựa. Lại nữa Văn Thù, an trú vào nơi không an trú tức là an trúbồ đề, an trú ở nơi không chấp trước tức là an trúbồ đề, an trúpháp không tức là an trú nơi bồ đề, an trú nơi pháp tánh tức là an trú nơi bồ đề, an trú nơi chân lý tất cả các pháp khôngthể tướng tức là an trú nơi bồ đề, an trú nơi vô lượng tin tứcan trú nơi bồ đề an trú nơi không tăng không giảm là an trú nơi bồ đề.”

“Lại nữa, kẻ trí giả phải lấy thiền làm thể, thiền trí phải bình đẳng, không có phân biệt, bởi vì đó là phương pháp vậy. Phải quán ấm(ngũ ấm) nhập (lục nhập) giới (thập bát giới), mười hai nhân duyên, sự lưu chuyển của sanh tử về các hình tượng thiện ác đều như huyễn hóa, không phải hữu cũng không phải vô.”

 

Bồ đề chủng tử bản thể giác ngộ siêu việt ra ngoài ba cõi, không gì có thể ngăn ngại, luận bàn, dùng ngữ ngôn diễn tả là điều sai lầm. Bởi lẽ ngôn ngữ thường là phương tiện phô diễn của ý thức, nó vốn năng động, thì làm sao có thể diễn tả được cái bản thể tịch nhiên bặt hết ngôn từ ý niệm. Không nương tựa, dính mắc vào bất cứ đâu, sự xê dịch, chuyển đổi, từ đối thể này sang đối tính khác, tất cả đều nằm trong sự cùng quẫn, bế tắc của định luật vô thường, biến đổi chi phối tất cả.

 

Bản chất đích thực của Thiền, vốn không ràng buộc trong ngôn ngữ văn tự, vượt lên siêu thoát ra ngoài, “bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật” đó là tuyên cáo độc đáo của thiền. Đây có thể một trong những phương tiện thiện xảo, nhằm đối lại những ngăn ngại, bám víu, vào những khái niệm và kiến thứccon người thường tự hào, những gặt hái được từ trong kho tàng kinh viện trí thức. Chính điều ấy đã gieo rắckhủng bố liên tục, gây nên những đổ vỡ rối loạn trong tâm ý, ôm giữ những định kiến chủ quan, sống trong thế giới tỷ lượng. Thiết lập dựng lên để rồi đập phá liên tục không ngừng nghỉ, từ khái niệm này sang quan niệm khác, từ chủ thuyết này sang ý thức hệ nọ. Cuối cùng còn lại, một mớ rối mù không lối thoát càng gỡ càng buộc, dù đó là hệ thống tư tưởng vĩ đại hoặc những kiến thức cho là phi thường. Những dày công nghiên cứu khiến cho kẻ khác mù quáng lạy lục tin theo, tôn xưng thần tượng, đấng toàn năng, đâu đó bỗng đổ nhào. Những kiến lập khởi động từ sự đè nén khủng hoảng, nổi loạn, ức chế, chủ kiến, biên kiến, nhị nguyên, thì động lực chính và những tác động liên tục ấy, đều do vô minh làm chủ sai khiến, do ý thức vọng khởi biến động tạo nên, do vậy trước sau gì nó cũng phải sụp đổ đó cũng là điều hẳn nhiên. Chỉ khi nào những hưng khởi nhằm giải phóng triệt để nội tâm để đi đến giác ngộ, bằng cuộc lên đường đúng nghĩa, phá vỡ sự mê mờ xóa tan mọi ngăn ngại, hiển lộ nên tuệ giác vô thượng, sự giải thoát tròn đầy.

 

Thông thường, những gì được hình thành từ sự thẩm tra khai quật nội tâm, hay bằng tất cả những phương tiện từ đâu đó hay do bên ngoài đưa vào. Nhưng nếu không đi qua chặng đường tư duy thể nghiệm trong tận cùng, lật tung thực tại thẩm định từng hiện hữu, thì không khéo sẽ gây tác động ngược lại. Chúng ta không thể chờ đợi sự phân tích, tính toán sắp đặt của kẻ khác, nếu điều đó không được xuất phát từ kinh nghiệm thực chứng ở nơi nội tâm, thì ta vẫn phải trôi lăn theo từng biến chuyển tư tưởng bày biện của kẻ khác. Làm sao ta có thể vượt thoát thảnh thơi, vẫn còn là một bí mật đang phủ kín theo từng bước đi, muốn vén mở để tìm thấy một sinh lộ đúng nghĩa, ta cứ liên tục gõ thẳng vào nơi đang dung chứa đó.

Sự đối đáp giữa Thiền tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi và ngài Pháp Hiền là một cụ thể, về những giả lập phủ định và không phủ định, cũng như phủ định ngay chính cái dùng để phủ định trong việc thẩm tra giác ngộ.

 

- Khi gặp Pháp Hiền, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi hỏi: Thầy tính (họ) gì?

- Pháp Hiền hỏi lại: Hòa Thượng tính (họ) gì?

- Tỳ Ni Đa Lưu Chi hỏi: Thầy không có tính (họ) à?

- Pháp Hiền đáp: Tính (họ) thì sao lại không có? Nhưng Hòa Thượng làm thế nào để biết?

- Tỳ Ni Đa Lưu Chi quát: Biết để làm gì?

Pháp Hiền bỗng nhiên tỉnh ngộ.

 

Thoạt đầu ngài Pháp Hiền bị chi phối sai sử bởi tâm thức, khái niệm trên bình diện tỷ giảo, nên không nhận ra được ý chỉ của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Nhưng nhờ đoạn dao trí tuệ của ngài chặt phăng vòng đối đãi lẩn quẩn đó, nên Pháp Hiền mới đột nhiên bừng sáng, trông thấy mọi suy luận đều vô nghĩa, bỗng chốc vỡ tung ra từng mảnh. Chỉ có trí tuệ của Bát Nhã thấy biết như thật mới đủ công năng quét sạch mọi chướng ngại, soi chiếu nhập thẳng vào trong tận cùng thể tánh, giúp ta thoát ra ngoài mọi ràng buộc dính mắc, làm sống dậy tự tánh giác ngộ sẵn có trong mỗi chúng ta.

Cuộc trắc nghiệm đó, Thiền tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi còn đập vỡ toàn diện mọi toan tính, chấp trước, đang trào dâng trong ngài Pháp Hiền. Còn “biết” là dấu hiệu còn có sự tính toán so đo sắp đặt phân biệt, rơi vào thế đối đãi “làm thế nào để biết” là còn lắp thêm một mệnh đề trên mệnh đề. Vì phải dùng đến sự nhận thức phân biệt đối tượng, cái gì để biết điều gì để biết, tức là cái ý thức năng động chủ quan đang nắm giữ khởi động. Điều đó thật sự không cần thiết, nếu đơn thuần chỉ biết về một cái gì và điều ấy còn nằm trong vòng suy luận. Tức là còn dính mắc còn bám vào chặng đường trôi nỗi đi lại của tri thức, lối mòn thông tục của tâm ý, tuyệt nhiên không giúp cho giác ngộ vụt khởi. Hẳn nhiên ngài Tỳ Ni Đà Lưu Chi không chấp nhận luận lý còn rơi vào sở chấp vướng mắc đó, còn tranh luận tức còn tìm đáp số đúng sai, hóa ra đáp số ấy rỗng không, theo nghĩa nhọc sức mò tìm điều hý luận không thật và hư huyễn. Nhưng nếu nhìn từ bình diện tri thứclý luận, thì ngài Pháp Hiền đã mon men đến gần được ranh giới của tư tưởng ngộ, cái ngộ đến từ giai tầng tri thức và do tri thức mang lại, nhưng phải nhờ đến nhát dao quyết liệt đoạn trừ sạch sẽ và gọn gàng của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, nhờ vậy ngài Pháp Hiền mới trông thấy toàn vẹn được thể tánh như như bất động của giác ngộ.

 

Về sau vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) có làm bài kệ truy tán công hạnh của ngài Tỳ Ni Đà Lưu Chi, chừng đó cũng đủ để xưng tụng tán dương ca ngợi một con người siêu việt.

 

Mở lối nước Nam đến

Nghe ngài giỏi tập thiền

Hợp bày niềm tin Phật

Xa hiệp một nguồn tâm

Trăng Lăng Già sáng rõ

Hoa Bát Nhã ngạt ngào

Bao giờ được gặp mặt

Cùng nhau bàn đạo huyền”.

Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

(Sáng tự Nam lai quốc

Văn quân cửu tập thiền

Ứng khai chư Phật tính

Viễn hợp nhất tâm nguyên

Hạo hạo Lăng Già nguyệt

Phân phân Bát Nhã liên

Hà thời hành tương kiến

Tương du thoái trung huyền).

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã lưu lại những thiền sưcông nghiệpđạo hạnh còn sáng chói trong sử sách, với hạnh nguyện đi vào cuộc đời cứu dân giúp nước, vì nỗi đau sự khổ của muôn loài dấn thân phục vụ, ban vui cứu khổ, được mọi giới quần chúng từ vua quan, trí thức đến bình dân đều hâm mộ, quy ngưỡng.

 

1. Bảng liệt kê mười chín thế hệ truyền pháp của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

 

- Thế hệ thứ nhất: Tỳ Ni Đa Lưu Chi (mất 594)

- Thế hệ thứ hai: Pháp Hiền (mất 626)

- Thế hệ thứ ba: Huệ Nghiêm, người truyền pháp cho Thanh Biện của thế hệ thứ tư. Huệ Nghiêm là một trong 300 học trò của Pháp Hiền, sống đồng thời với Pháp Đăng, trước vốn đã là thầy của Thanh Biện. Huệ Nghiêm ở chùa Sùng Nghiệp còn pháp Đăng ở chùa Phổ Quang. Có thể Pháp Đăng cũng là học trò Pháp Hiền.

- Thế hệ thứ tư: Thanh Biện (mất 686)

- Thế hệ thứ năm: Một người khuyết lục

- Thế hệ thứ sáu: Một người khuyết lục

- Thế hệ thứ bảy: Long Tuyền chùa Nam Dương

- Thế hệ thứ tám: Định Không (mất 808) và hai người khuyết lục

- Thế hệ thứ chín: Thông Thiện và hai người khuyết lục, trong số này có thể là Phù Trì chùa Long Thọ, thầy của Pháp Thuận.

- Thế hệ thứ mười: La Quý An (mất 936) Pháp Thuận (mất 991) Mahamaya (mất 1029) và một người khuyết lục (có thể là Vô Ngại, thầy của Sùng Phạm).

- Thế hệ thứ mười một: Thiền Ông (mất 979) Sùng Phạm (mất 1087) và hai người khuyết lục (có thể là Trí Hiền, giáo sư của Đạo HạnhPháp Bảo thầy của Thuần Chân.

- Thế hệ thứ mười hai: Vạn Hạnh (mất 1018), Đinh Tuệ (?) Đạo Hạnh (mất 1112), Trì Bát ( mất 1117), Thuần Chân (mất 1101) và hai vị khuyết lục.

- Thế hệ thứ mười ba: Huệ Sinh (mất 1063) Thiền Nham (mất 1163), Minh Không (mất 1141), Bản Tịnh (mất 1140) và hai người khuyết lục (có thể là Pháp Thông bạn đồng môn của Huệ SinhBiện Tài, giáo sư của Khánh Hỷ).

- Thế hệ thứ mười bốn: Khánh Hỷ (1142) và bốn vị khuyết lục, trong đó có thể có Tính Nhãn và Tính Như, hai người bạn đồng môn, và Quảng Phúc thầy của Giới Không.

- Thế hệ thứ mười lăm: Giới Không (?) Pháp Dung (mất 1174) và một người khuyết lục, có lẽ là Thảo Nhất chùa Tĩnh Lự, thầy của Chân Không.

- Thế hệ thứ mười sáu: Trí (?) Chân Không (mất 1100) Đạo Lâm (mất 1203)

- Thế hệ thứ mười bảy: Diệu Nhân (mất 1113) Viên Học (mất 1136) Tính Thiền (mất 1193) và một người khuyết danh, có lẽ là Viên Học, người đã chỉ dạy Viên Thông.

- Thế hệ thứ mười tám: Viên Thông (mất 1151) và một vi khuyết lục, có thể là Định Hương thầy của Y Sơn.

- Thế hệ thứ mười chín: Y Sơn (mất 1213) và một vị khuyết lục.

Trích từ sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 trang 115 - 116 của Nguyễn Lang, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

 

2. Sự có mặt của Triết Lý Chân Không trong Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

 

Bồ Tát Long Thọ, vào đầu kỷ nguyên Tây Lịch, đã đưa ra nguyên lý tối hậu về Bát Không:

Không sinh, không diệt

Không đến, không đi

Không đồng nhất, không dị biệt

Không có, không không”.

(Bất sinh, bất diệt

Bất lai, bất khứ

Phi nhất, phi nhị

Phi hữu, phi vô).

 

Đó là những nguyên lý vô cùng siêu việt, phá vỡ toàn bộ phạm trù sai biệt của tâm thức, những bám víu đóng khung, những định thước khuôn mẫu thuộc thế giới tỷ lượng. Những dính mắc, chấp ngã, chấp pháp, đến đi, có không, bất nhị, đâu đó đều vỡ tung ra từng mảnh vụn, sụp đổ tan tành, những gì còn lăm le bén mảng dựa dẫm nương tựa, đều bị đẩy bung ra ngoài, cuốn hút rơi vào tận cùng hố thẳm.

 

Đây là năng lực trí tuệ vô cùng bén nhạy tinh tế và quyết liệt, công năng của nó đã từng phá sập những lâu đài tư tưởng được dựng lên từ khái niệm suy luận lầm chấp. Nơi đâu có bóng dáng chiếu rọi của nó không gì có thể tồn tại, dù đó là cái không trùm kín cũng không cơ may hiện hữu. Bởi lẽ mọi hiện tượng, sắc pháp, tâm pháp đều không có thực tại độc lập, chúng chỉ giả hợp mà thành, vay mượn mà có, khởi đi từ sự tương quan, tương duyên, tương hợp tạo nên, do vậy nếu tất cả đều là cái không to lớn thì ở đâu là cái có?

 

Con người chưa bao giờ đích thực sinh ra theo nghĩa miên trường, nhờ tinh cha huyết mẹ, nhân quả, vay mượn tứ đại mà thành, sự sanh diệt sống chết trong ý nghĩa nào? Nhưng nếu, trong chuỗi dài liên kết vô tận không có gián đoạn, không có khởi đầu và chung cuộc, không sinh thì lấy gì để diệt, không có bắt đầu thì làm gì có đoạn cuối, không có cái này thì làm gì có cái kia, chưa đến thì lấy gì để đi, một đã không thì làm gì có hai, không có cái có mà chẳng có cái không, tất cả đều là “chơn không diệu hữu”.

 

Phải chăng, đó là vòng lẩn quẩn lôi kéo của ý thức, tự mình tạo ra ranh giới rồi lại ra công gắng sức xô đẩy, tạo hoang tưởng rồi lầm chấp cho là thật, nên mới trôi lăn trong sinh tử chưa chịu dừng lại. Đến khi ta nhận biết tinh tường rõ ràng, dùng tư tưởng chân không để soi sáng triệt tiêu, hoán chuyển tất cả những ý thức biến động, suy luận danh lý, nhị nguyên, vén mở nên cái chân tính tròn đầy không nằm ở nơi ý thức sai biệt dẫn dắt, vượt ra ngoài những vọng động hệ lụy. Một khi ta đào bới liên tục thấy được thực tánh của các pháp, thì không còn lầm chấp nào tồn tại, không còn nhân ngã bỉ thử để so sánh đối chiếu.

 

Phủ định ở đây, không có nghĩa chỉ phủ định những gì nằm trong sự bày biện của ý thức, những xúi giục lôi kéo mà đằng sau đó nữa. Những động cơ tạo nên, tác nhân tác ý, những môi năng khiến ta rơi vào trạng thái lầm lạc, nửa say nửa tỉnh nửa mộng nửa thực. Ngay chính cái tâm thức dùng để phủ định đó cũng không thể tồn tại, hoàn toàn biến mất, còn chăng sự tối thắng linh hiện phủ vây trong từng suy tư hành hoạt, sự soi tỏ không cùng của chân không, sự bình thản an nhiên trên muôn lối của trí tuệ vượt thoát.

 

Sự tự do đúng nghĩa, là vượt ra ngoài những gì được gọi là tự do cho là tự do, những gì còn quan niệm còn đo lường sắp đặt được, cái đó không hẳn và chưa phải rốt ráo của sự tự do. Bởi lẽ quan niệm còn đuổi theo bắt kịp, còn mò mẫm len lỏi tác động, thì sự tự do đó vẫn còn nằm trong vòng giới hạn, còn bị lệ thuộc.

 

Trong Kinh Lăng Già, cuốn kinh quan trọng trong Thiền Tông, dù rằng thiền vốn không chủ trương nương tựa hay mượn tạm uy tín của bất cứ kinh điển nào để xác lập. Vì tất cả đều không liên quan gì đến việc gõ thẳng vào tâm thức, đoạn trừ vô minh để cho giác ngộ vụt khởi. Tướng trạng, năng sở, ngã pháp đâu đó nếu không đổ nhào ngã quỵ thì vẫn còn là chướng ngại cho việc bừng lên trí tuệ, trông thấy giác ngộ thật sự. Sở dĩ tổ Bồ Đề Đạt Ma trao cho ngài Huệ Khả cuốn kinh Lăng Già lập cước, có lẽ với mục đích nhằm khai thị và giúp cho những ai khao khát về thiền có được câu giải đáp. Từ đó viện dẫn một vài biểu tính để phù hợp thích nghi với cái tâm ưa tra vấn năng động, nghi ngờ đang đầy dẫy trong ta. Và đây cũng là điều miễn cưỡng, vạn bất đắc dĩ của việc tùy thuận, tùy duyên hóa độ.

Mặc khác, sự tùy tiện ấy vẫn có giá trị phần nào, ít ra tạm mượn uy tín của kinh điển để đè bẹp cái đại nghi, sự lầm chấp có mặt thường xuyên trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên đây không phải là cứu cánh, nếu còn mang đi theo suốt lộ trình tu tập, hoặc minh chứng trong việc bay bỗng ra ngoài tử sinh, không khéo sẽ nhọc lòng hoài công, chỉ là phương tiện viện dẫn mà thôi. Dù rằng ưu điểm của kinh Lăng Già phần nào vượt trội, nhưng không có nghĩa đó là những biểu tính đồng nhất và trọn vẹn trong thiền.

 

Dưới đây vài đoạn trong Kinh Lăng Già :

Thế gian ly sanh diệt

Do như hư không hoa

Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng đại bi tâm

 

Nhứt thiết pháp như huyễn

Viễn ly ư tâm thức

Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng đại bi tâm.

Viễn ly ư đoạn thường

Thế gian hằng như mộng

Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng đại bi tâm.

 

Tri nhân pháp vô giả

Phiền não cấp nhỉ diệm

Thường thanh tịnh vô tướng

Nhi hưng đại bi tâm.

Nhất thiếtniết bàn

Vô hữu niết bàn Phật

Vô hữu Phật niết bàn

Viễn ly giác sở giác.

 

Nhược hữu nhược vô hữu

Thi nhất thiết câu li

Mâu Ni tịch tịnh quán

Thị tác viễn ly sanh

Thị danh vi bất thủ

Kim thế hậu thế tịnh”.

 

Nghĩa là: “Khi quán tưởng thế gian này bằng trí và bi, người sẽ thấy nó giống như hoa đốm giữa trời, không thể nói nó sinh ra, hay diệt đi vì cả hai phạm trù “có” và “không” đều không dùng được ở đây”.

“Khi quán tưởng muôn vật bằng trí và bi người sẽ thấy nó như ảo giác, ngoài sức lãnh hội của tâm thức, cũng không thể nói “có” hoặc “không” vì cả hai phạm trù đều không được dùng ở đây”.

“Khi quán tưởng thế gian này bằng trí và bi người sẽ thấy nó như chiêm bao không thể nói nó là hằng hữu bất biến, hoặc trầm vọng trong hư vô, cũng không thể nói nó “có” hoặc “không” vì cả hai phạm trù đều không được dùng ở đây”.

“Khi quán tưởng pháp thân bằng trí và bi, người sẽ thấy tất cả đều là bổn lai thanh tịnh vô nhiễm (vô tướng) không tự tánh (vô ngã) trong không có thế giới khách quan (pháp) gây sở tri chướng (nhỉ diệm)”.

“Khi người lìa cả hai tướng đối đãi người giác và quả vị giác (giác, giác sở) người sẽ thấy không đâu có niết bàn, không có Phật nào ở niết bàn, không có niết bàn của Phật”.

“Khi người quán tưởng thể tánh vắng lặng của Mâu Ni tự tại ngoài vòng sanh diệt, không chấp “có” không chấp “không” cả hai phạm trù luận lý đều trừ bỏ, ắt không nắm giữ gì nữa và được thanh tịnh ngay ở đời này và đời sau”.

 

Quả là sự phủ quyết toàn triệt, xô ngã và đẩy lùi tất cả, tuy nhiên ở vị thế đối lập, tương quan, tương duyên, tương hợp, thì cái này sinh cái khác cũng sinh. Như thế do vậy, tương quan của sinh tửniết bàn, có phiền não nên mới có bồ đề, có sinh ắt có diệt. Nếu sinh tửmộng huyễn bào ảnh thì niết bàn là gì, tự nó sẽ không tồn tại, những gì còn có pháp tướng cái ấy ắt phải tự diệt, dù đó là tướng niết bàn hay sanh tử.

 

Hệ thống luận lý của chân không, là một hệ thống nhưng không là hệ thống, do bởi nhằm phá vỡ tất cả tướng trạng, hiển lộ nên cái không tính tròn đầy tịch nhiên không vọng động. Nó vốn tự tại lưu xuất không gì có thể ngăn ngại được, nhờ thế khiến ta thức tỉnh trước những thực tại vi diệu của chân không. Chính điều này giúp cho ta không bám vào sự giả lập hình thức tướng trạng, giả tướng, huyễn danh, xoáy thẳng vào tận cùng thể tánh để giác ngộ bừng lên soi sáng. Dĩ nhiên lúc đó, tất cả chặng đường của khái niệm cảm quan sai biệt, lý lẽ trừu tượng sẽ không cơ may tồn tại. Vì lẽ những gì lý trí nắm bắt được, quan niệm còn xúc tác được, cái ấy chỉ là lớp vỏ tiên khởi theo khái niệm danh lý nên thường ngăn ngại, không thể đi đến giải thoát. Nó có tính cách gây rối bế tắc, còn nằm trong giới hạnphạm vi suy luận kiềm toả của ý thức, tức vẫn còn rơi vào thế đối đãi sai biệt của nhị nguyên ngữ ngôn. Con đường để đi đến chỗ rốt ráohoàn toàn khước từ mọi vọng động, chấp thủ toan tính, gạt bỏ những nắm bắt níu kéo, dù đó những vi tế còn sót lại hoặc đến từ đâu.

 

Nếu dùng không tính để nhận định hay phủ định, theo nghĩa thoát ly ra ngoài sự tương quan ràng buộc nào đó của ý thức, thì tất cả sự tận cùng của những phủ định đều có thể vén mở nên hiện thực tuyệt vời. Một khi vượt ra ngoài phạm trù sai biệt, thong dong trên mọi lối về, không còn rơi vào ý niệm về thời không, tâm thức, quá khứ, hiện tại, tương lai, được mất, có không, sinh tử niết bàn. Tất cả sẽ trở nên trong suốt rốt ráo, ngay từ tiền đề thuộc tính của không đã phán quyết, cũng trong ý nghĩa đó những vị thiền sư dưới đây còn cho chúng ta cái nhìn rạch ròi.

 

* Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116) thế hệ thứ 12 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chibài kệ siêu việt về có không.

Có thì có tự mảy may

Không thì vũ trụ này cũng không

Có không bóng nguyệt lòng sông

Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch

(Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thuỷ nguyệt

Vật trước hữu không không).

 

Một niệm khởi lên dung chứa cả vũ trụ sơn hà, dụng động cũng từ đó lưu xuất, khi móng ý động tâm dòng chảy cuồn cuộn không kiểm soát của tâm thức tuôn trào cuốn phăng lôi kéo tất cả. Nhưng ở vào vị trí đối thể ngược lại, thì nó tựu thành để rồi tan biến, trở về với cái ban sơ của không cùng vô tận. Không duyên với có, hữu vô để thành, và đó cũng là nguyên tố quan trọng để trông thấy đâu là bản thể như thật. Một sự phá vỡ toàn triệt đối tính, sự nhận biết linh hiện minh mẫn về tổng tướng của các pháp, từ đó phăng ra nguồn cội tìm thấy khía cạnh đặc thù vi diệu của các pháp, vượt thoát có không hữu vô. Nâng sự nhận thức lên cao tột, san bằng mọi ngăn cách, ngưng mọi rong ruổi kiếm tìm, quay về với bản thể thường hằng của chân không diệu hữu, quyết tâm đạt được trí tuệ thâm sâu. Khi đó chẳng gì có thể làm hề hấn, không cũng chỉ là không, không trở về với không hoàn không, có cũng chỉ là có, có trong không. Như trăng với nước soi bóng cho nhau chẳng hề níu giữ, như sóng với nước hòa quyện nhập vào nhau thành một thể nhất như.

 

Cuối cùng, cái lững lờ của bóng nguyệt yên mình trong dòng sông nhấp nhô ẩn hiện, trăng vẫn là trăng của quá khứ đến hiện tại bây giờ cũng vẫn soi bóng như vậy, đâu là ánh trăng vượt thời không tỏ soi vi diệu trong thiền. Nước vẫn là nước muôn đời không đổi thay, cùng nhau lưu chuyển trong cuộc bể dâu hưng phế, tắm mát dòng tâm khô héo bức bách trên hành trình đi về vạn nẻo có không. Từ xưa đến nay nước nhận và cho, ban tặng nhưng không một lời than vãn không bày tỏ hằn học. Trăng và nước vẫn gìn giữ hòa cùng sáng tỏ bên nhau, ai về chốn đó riêng chung một cõi, chẳng mong tìm cách lưu lại vấn vương thương nhớ đoạn trường. Trăng với nước có với không, chỉ hỗ tương bù đắp chẳng hề níu kéo giành giật để có nhau thuộc về nhau, ở đó trong đó cùng nhau nhưng không có sự chiếm đoạt sở hữu.

 

Trong cõi mịt mùng vô thường biến đổi, lúc có lúc không thoạt ẩn thoạt hiện, thì còn có gì để ta bám víu trăn trở ngủ quên? Đâu đó bỗng nhạt nhòa vỡ ra từng mảnh cuốn hút vào tịch nhiên vắng lặng, dù cho viên đá vô tình rớt xuống mặt nước lung linh từng ánh trăng soi tỏ, vẫn chỉ là những lăn tăn sủi bọt để rồi một thoáng chìm khuất trong tịch lặng im lìm, ở đó không còn sự lấn cấn tác hại nào, do đâu vì đâu nông nỗi. Hãy như là trăng là nước gió thoảng mây bay, thênh thang một cõi có không chẳng màng.

 

Hình ảnh đó vô cùng hữu tình nên thơ, nhưng mặc khác hàm chứa sự thật phũ phàng, bài thi kệ còn mở lối cho ta trông thấy một hiện thực đúng nghĩa như vậy, chẳng có cách gì làm khác đi được, nhằm lật trái bộ mặt của tâm thức muôn đời tao loạn. Câu cuối “cả hai tuy vậy chẳng không chút nào” còn là sự nhắn gửi thiết tha đầy cẩn trọng, sự dạy bảo vô cùng tinh tế, đừng tưởng là không mà buông lỏng tâm ý.

 

* Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) trình vua Lý Thái Tông bài kệ mang đầy tính chất siêu thoát:

Pháp cũng như vô pháp

Không hữu cũng không không

Nếu đạt được lẽ ấy

Chúng sanh với Phật đồng

Trăng Lăng Già lặng chiếu

Thuyền vượt biển trống không

Không cũng không như có

Định tuệ chiếu vô cùng”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch

(Pháp bản như vô pháp

Phi hữu diệc phi không

Nhược nhân tri thử pháp

Chúng sanh dữ Phật đồng

Tịch tịch Lăng Già nguyệt

Không không độ hải chu

Tri không không giác hữu

Tam muội nhiệm thông châu).

 

Bản thể thường tại của các pháp vốn biến hóa không lường, có có không không, không không có có, vẫn là những không cùng vô tận rượt đuổi của tâm thức, lối đi về chông chênh của ngữ ngôn hố thẳm. Rồi lại cho cùng, là những hằng sa dứt tuyệt không có khởi đầu chung cuộc,“ thì có tự mảy may mà không thì cả thế gian này cũng không” mọi sự dọ dẫm bén mảng của ý thức bỗng chốc hóa hư vô. Thông thường ý niệm lôi kéo biến thành sở tri, nên lúc nào cũng ôm ấp chất chứa hệ luỵ não phiền. Nó cố công, rắp nối lại một cách vô phương những ẩn hiện trong dòng biến chuyển liên tục của tâm thức. Như sự tốc hành đến đi của sinh tử, mỗi một phút giây là sự chuyển dịch không ngừng nghĩ xa lạ lững lờ, và đâu là điểm dừng tối thắng trong cuộc rong chơi với huyễn mộng tử sinh vô thường lữ thứ?

 

Chữ không ở đây, không có nghĩa là rỗng không chẳng có gì cả theo nghĩa hư vô, bởi lẽ hư vô còn dung chứa sơn hà đại địa. Không tính đúng nghĩa là phá tung đẩy xô tất cả nhào xuống không còn bóng dáng nào hiện hữu, một khi nó quật tung thì phải đổ nhào tức khắc. Ý niệm, quan niệm, đối tượng, tâm pháp, chỉ có năng lực vô cùng của chơn không mới phá tan ủi sập. Cho đến khi nào ta nhận chân ra được bản tánh thường tại như thật của các pháp, mới không rơi vào chấp trước sanh diệt, lúc đó không hoàn không trở về với chân không tròn đầy tịch chiếu.

 

Nguyên lý cao thâm vi diệu của chân không, là phải phóng mình thẳng tiến vượt ra ngoài mọi tương quan sai biệt, vắng lặng thảnh thơi không gì có thể kiềm tỏa, nắm giữ. Đừng để rơi vào vị thế chông chênh của chấp trước nhị nguyên, trong sự dò lối bí cùng của tâm thức, mon men toan tính tìm cách đến gần khiến nó vụt xa thăm thẳm. Muốn trông thấy trọn vẹn điều này, phải hất tung mình ra khỏi mọi chướng ngại, cho dù sử dụng đến cái biết để ngắm nhìn. Bởi một khi khởi niệm dù chỉ để nhận biết về cái không, thì tự nó cũng đã xô đẩy ta chìm lĩm trong cái có của biết rồi vậy. Chỉ đến lúc ta vận dụng tất cả mọi sức lực bình sanh, hất trọn đẩy tung tất cả bay bỗng thoát ra ngoài những suy tính gọi mời, quét sạch toàn diện những trì trệ chướng ngại, lúc đó chơn tánh như thật mới thật sự hiển lộ. Cho cùng tất cả cũng chỉ là không, nhưng cũng chẳng không chút nào, nếu còn thấy có không.

 

Chúng sanh với Phật không sai khác, là một khi đạt được “lẽ ấy” bản thể chân như tánh giác, khi cái lẽ của năng sở đối tượng, pháp và không pháp, không còn biên độ, không gắn vào đó những thẩm tra định hướng phân biệt khiến nó lắc đầu khước từ. Mọi hiện tượng tâm cảnh pháp giới, những vấn đề thuộc tính của tự nó thì để cho chính nó hoàn toàn quyết định. Lý lẽ không và có chấp có chấp không, nắm bắt níu kéo không chịu buông bỏ rời xa, khi quán các pháp là không tức là còn có ngã và ngã sở còn có cái không của các pháp để quán, cũng đồng nghĩa ta đang ở trong tâm cảnhranh giới của cái có để mà quán vậy. Nhận biết sâu xa bản chất đích thật của các pháp, với một trí tuệ sâu dày mới đủ công năng tìm ra cái lẽ vi diệu của vạn pháp. Khi nào nhận chân ra được yếu tính rốt ráo của chân không diệu hữu, lúc ấy năng sở  ngã pháp tự nó trở thành năng lực vô tận đẩy ta bay bỗng ra ngoài mọi hiện tượng. Chỉ khi nào đạt được cái lẽ vi diệu thâm sâu phút giây tuyệt vời không ngần mé biên độ, mới là sự bùng vỡ toàn triệt thấu đáo một cách trọn vẹn.

 

Hình ảnh đẹp nhất vẫn là hình ảnh của trăng Lăng Già lặng chiếu soi vào tận cùng tâm ý, dịu mát miên man không nơi trụ bám. Đẹp nên thơ và đầy ý nghĩa hình ảnh chiếc thuyền trống không, yên mình lặng trôi trên dòng tâm cảnh. Không bến bờ neo đậu, không có kẻ chèo và khách, chỉ có con thuyền với sóng nước đồng hành đưa đẩy, nhấp nhô trên sóng thoạt ẩn thoạt hiện như có như không, lững lờ trôi về nơi vô định. Ánh sáng dịu mát của ánh trăng nhẹ nhàng lan tỏa, như làn gió đong đầy hương thơm nhè nhẹ lùa qua bờ lau sậy, bức tranh thời không đẹp vô cùng. Chiếc thuyền vượt sóng vẫn âm thầm đơn độc, lặng lẽ giữa cái bao la chập chùng của trăng nước, mãi miết trôi trên hành trình vạn dặm, như thân phận con người trong cuộc bể dâu hưng phế. Chỉ có sóng với nước trăng với cảnh mới biết được thuyền đi đến đâu về nơi đâu, chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyềnnăng lực để cho giác ngộ vụt khởi.

 

Cái “lẽ” mà Thiền sư Huệ Sinh nhắm đến, phải chăng đó là cái lẽ ban sơ của tử sinh, giác ngộ, có không, tất cả như phù vân mộng ảo? Có điều khác biệt là giác ngộ thì sẽ chấm dứt vòng đong đưa lẩn quẩn, và khi chưa đạt được thì vẫn phải nổi chìm trong tử sinh bất tận, nhưng có sự giác ngộ nào được tìm thấy ở ngoài vòng sinh diệt? Không, nó ở đây ngay trong từng phút giây cọ xát hít thở với đời sống, với chính cái thực tạihiện tại muôn màu muôn sắc muôn vẻ này. Nó không ở đâu xa, nơi đây ở ngay trong con ngườitâm cảnh này, ngay nơi hiện tại phút giây bây giờ và ở đây. Vì thế những tác động chuyển hóa quật khởi bùng lên đều phải khởi động ngay từ bây giờ tại nơi đây và chính con người này. Muốn thấy được bản thể như thật của các pháp, cứ việc đào thật sâu quán chiếu trong tận cùng mọi hiện hữu, càng cách mạng càng công phá nội tâm được bao nhiêu, thì chân tướng sẽ từ từ hiển lộ bấy nhiêu. Nhưng nhớ đừng làm kẻ chỉ biết phá tan hoang, do và vì động lực của vô minh tham sân si xúi giục, hoặc là sự chịu đựng không nổi trước những dằn vặt tước đoạt lo sợ đẩy đưa nào đó. Điều cần và quan trọng nhất, phải là sự quyết lòng thoát ly tìm thấy giá trị đích thật của từng vấn đề.

 

Cách mạng ở đây, không đơn thuần trong ý nghĩa thay đổi một cái gì mà còn là sự phá vỡ những ngăn ngại phi lý, chuyển đổi những thói hư tật xấu, tạo mọi thắng duyên cho giác ngộ trở mình thức dậy. Nếu không như vậy thì hóa ra xưa nay ta cứ ôm giữ lối mòn bám theo thông lệ, làm sao để tạo được sự quân bình nơi nội tâm, vượt ra ngoài mọi biên kiến kiềm tỏa, tìm thấy giá trị đích thực đong đầy sức sống? Điều tối hậu, một khi tác động đổi thay chuyển hóa cần phải đúng lúc kịp thời, để sự linh hiện lập tức phủ vây nhập vào suối nguồn tuệ giác. Chính trong phút giây huy hoàng rực rỡ đó, tất cả mọi ý niệm sai biệt tức khắc tan biến không còn gì có gì phong tỏa, lưu lại, cho dù kẻ khác có muốn tiếp tay đào bới kiếm tìm cũng không còn cơ hội. Nhờ vào tâm năng linh diệu sáng soi, ta mới có thể trông thấy rõ nét từng vấn đề mở ra muôn lối, như sự đột kích bất chợt tóm thâu càn khôn, không gây nên sự biến động đổ vỡ nào.

 

Trong những ngày bí lối cùng đường, lang thang đi tìm một mô thức, ý thức hệ để làm luận cứ cách mạng đạp đổ, ta bắt gặp được những gì trong đó? Phải chăng, cũng chỉ là những đổ vỡ bế tắc, dồn dập đến đi, bãi chiến trường tan tác, những trò múa rối đã từng gạt gẫm, những toan tính vô vọng, không khéo ta sẽ trở thành nạn nhân trong mai sau, biết vậy nhưng ta vẫn cứ tìm mọi cách để lao vào xông tới. Có phải, tại ta quá hăng say trong những trò gây rối, cùng quẩn trong những nghĩ suy, nên quên mất lối về uyên nguyên tự tánh? Có phải, tại ta chưa tìm thấy bản thể vô cùng của cái tâm không xao động, cái tâm bình yên không đối mặt phiền muộn khổ đau, cái tâm thuần khiết an lành trên mọi cõi? Khi nào ta trông thấy được những hé mở ban sơ, thì con đường phía trước mới thật sự sáng tỏ thênh thang, khi nào ta thật sự nhập vào tự tánh giác ngộ, cõi đi về mới thong thả rảo bước nhẹ tênh gió lộng.

 

* Thiền sư Y Sơn (? - 1231) Trong sách Thiền Uyển Tập Anh ghi Sư trụ trì chùa Nam Mô thường dạy đồ chúng rằng: “Các ngươi nên biết, Như Lai thành Chánh giác, đối với tất cả nghĩa lý, không còn có chỗ xem xét. Đối với các pháp bình đẳng, không có nghi hoặc, không hai, không tướng, không đi không đứng, không lường, không hạn, xa lìa hai bên, ở nơi trung đạo, vượt khỏi hết thảy văn tự, ngôn thuyết, truyền được thân lượng bằng hết thảy chúng sanh, được thân lượng bằng hết thảy mọi cõi, được thân lượng bằng hết thảy tam giới, được thân lượng bằng hết thảy Phật, được thân lượng bằng hết thảy ngôn ngữ, được thân lượng bằng hết thảy nguyện, được thân lượng bằng hết thảy hành, được thân lượng bằng hết thảy tịch diệt.”

Ngài lại nói kệ rằng:

Như Lai thành chánh giác

Hết thảy lượng đẳng thân

Hồi hổ không hồi hổ

Đồng tử mắt sáng thần”.

Lại nói:

Chân thân thành vạn tượng

Vạn tượng tức chân thân

Cung trăng xanh quế đỏ

Quế đỏ tại cung trăng”.

 

Cũng trong ý nghĩa vô cùng, nhằm đập vỡ tan hoan khái niệm mà con người luôn bám víu. Có người hỏi ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) “Sắc tức thị không, không tức thị sắc ý thế nào”?

- Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ không trả lời, một lát sau nhìn người kia và hỏi: “Ông có hiểu không?”

- Vị kia đáp: Không hiểu

- Ngài Tuệ Trung: Ông có sắc thân (hình thể) không?

- Vị kia đáp: Có

- Ngài Tuệ Trung nói: Vậy thì sao nói sắc là không?

- Ngài Tuệ Trung lại hỏi: Ông thấy cái không (sự trống rỗng) có hình thể (sắc) không?

- Vị kia: Như vậy thì rốt cuộc như thế nào?

- Ngài Tuệ Trung: “Sắc chẳng phải không

Không chẳng phải sắc”.

Vị kia lễ tạ, ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ gọi lại đọc cho nghe bài kệ như sau:

Sắc tức thị không không tức thị sắc

Chư Phật ba đời tạm thời bày đặt

Không chẳng phải sắc sắc chẳng phải không

Thể tính sáng trong không hề còn mất”.

 

Cuộc đối thoại trên ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ lật ngược tất cả những vấn đề đang hiện hữu trong ta, những vấn đề to lớn nổi cộm chất đầy ẩn dấu thật sâu có muôn hình vạn trạng lớn nhỏ. Nhiều lúc ta sống trong hoang tưởng, núp bóng ngủ say trong kinh điển mật ngôn, chết chìm trong suy tư hiểu biết tự cho đủ đầy. Tư tưởng của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ cao thâm vời vợi, vượt ra ngoài mọi định kiến phán đoán luận bàn, chặt phăng những nghi ngờ dính mắc lầm chấp, đó là điều thường tình sẵn có ở trong ta. Những lời pháp của Ngài còn phá vỡ mọi ngăn cách, lật tung đào bới trong tận cùng mọi lý lẽ, khiến ta phăng ra cội nguồn thấy biết rõ ràng bản thể như thật của các pháp. Kẻ nào cơ duyên đủ đầy, một khi tiếp nhận đầu óc như vỡ tung, vượt thoát ra ngoài mọi ngăn ngại mới cảm nhận trọn vẹn được, ở đó còn là một thứ linh dượcthể tính sáng trongvô cùng quý hiếm, một khi uống vào tử sinh không còn làm run sợ nữa.

 

* Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) đời thứ 12, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thuở nhỏ sư bác thông kinh sử, nhận được yếu chỉ với Thiền sư Pháp Bảo, một hôm đệ tử là Bổn Tịch hỏi, ngài liền đáp kệ:

Chơn tánh thường không tánh

Đâu từng có sanh diệt

Thân là pháp sanh diệt

Pháp tánh chưa từng diệt'.

Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

(Chơn tánh thường vô tánh

Hà tằng hữu sanh diệt

Thân thị sanh diệt pháp

Pháp tánh vị tằng diệt).

Chơn tánh, bản thể chân như giác ngộ vốn sẵn có ở đó, không sanh nên chẳng diệt, không bị ngăn ngại chi phối bởi bất cứ điều gì cái gì, không có khởi đầu hay chung cuộc. Nó không có tướng trạng hình thể ngắn dài tròn méo, những gì còn bị chi phối, cái đó chỉ là pháp tướng ở bên ngoài, tự nó ắt phải có sanh diệt. Một khi ta còn thu hẹp trong vòng quay của tâm cảnh, trong sự lôi kéo ganh đua của tri thức, thì mọi sự kiếm tìm phủ lấp sẽ trở nên vô vọng hụt hơi. Cho dù đa văn quảng bác, thông suốt cổ kim, thì bản chất tự nhiên của chính nó, vẫn tìm cách thoát khỏi rời xa. Vì trong ta luôn có sự đòi hỏi không có sự bằng lòng thỏa mãn, không nhận chân rõ ràng bản thể vi diệu đang hiện hữu chôn dấu trong đó. Nó không nằm trong sự so đo biện biệt, ru ngủ đứt đoạn của ý thức, nếu ta không biết cách vận dụng đến năng khiếu khác thường hơn, thâm diệu hơn cái ý thức vọng động thường xuyên xuất hiện.

 

Thân tướng pháp tướng những gì có sanh nên có diệt, đó là điều tự nhiên vốn dĩ như thế, pháp tánh tự tánh chưa hề sanh nên chưa từng diệt, vì là bản thể giác ngộ tự nhiên thường tại của các pháp, từ vô thuỷ đến vô chung kết nối xuyên suốt vốn không ngăn ngại phân chia. Do vì chấp trước đắm chìm rong ruổi nổi trôi khiến ta quên mất lối về, sống với vô minh tham sân si lao vào những cám dỗ, chạy theo những trá hình lầm tưởng nên lạc lối. Thi thoảng bất chợt nào đó ta có nghĩ đến, nhưng sự nghĩ suy ấy chỉ thoáng qua rồi mất hút, không tạo cho mình cơ hội ngắm nhìn quán chiếu thật sự, không để cho ta có dịp can dự trực tiếp vào tiến trình hiểu biết bản chất như thật của từng vấn đề, nên mãi trôi lăn trong vòng sanh diệt.

 

Trong sự biến dịch lưu chuyển chạy nhảy thường xuyên của tâm thức, chất chứa thói hư tật xấu, tồn đọng bản chất tiêu cực, cảm tính nguy hại não phiền thường xuyên xâm chiếm chế ngự, đẩy ta rơi vào khủng hoảng bất an cùng đường bí lối. Và đâu, bản chất thật sự của nó và những tác hại do chính nó gây ra, sự mất quân bình của tâm sinh lý, sự vô vọng nghiệt ngã của những suy tư? Tâm trạng trống vắng bất an khổ đau đêm ngày lớn mạnh, che kín phủ ngập vây quanh tứ bề, cứ thế nỗi khổ niềm đau luôn phiên hành hạ. Chỉ đến khi con mắt tuệ trong ta bừng dậy tỉnh thức, khám phá ra được đâu là nguyên ủy của chính nó, thấy được giá trị từ những khai thông mở lối đó. Ta quyết tâm dọn sạch chướng ngại, chặn đứng mọi lầm lạc dập tắt mọi toan tính, hết lòng buông bỏ xả ly, không chạy theo tranh giành với thế giới biến động bên ngoài, bởi nó vốn không thuộc về ta.

 

Ở vào khía cạnh nhận thức khác, có phải đó là vấn đề cung ứng cho bản năng, nhu cầu thỏa mãn tham vọng, vô minh được dịp bám chặt lấy ta không lúc nào rời? Trong sự đấu tranh sinh tồn, hóa ra lắm lúc nhiều khi, ta chỉ lo phục vụcung phụng cho cái tôi, củng cố niềm tin cho bản ngã, nuôi dưỡng hy vọng cho một ngày mai tươi đẹp. Có điều cái tương lai ta nhắm đến lại không có gì bảo đảm, niềm hy vọng đó trở nên mong manh sương khói, cái bản ngã cùng nỗi niềm toan tính cung phụng lại được tựu thành từ sự biến động tan hợp hư huyễn, hơn nữa cái ngày mai hy vọng liệu ta còn có mặt và sẽ đến kịp để tận hưởng?

 

Tất cả có phải tại ta chưa chịu học hiểu về vô thường, chưa thật sự đối diện để chiêm nghiệm tư duy, chỉ lo tìm phương trốn chạy coi thường xem nhẹ bỏ qua. Những cố gắng lao mình hối hả vào cuộc sống không một mục đích, không có tương lai rõ ràng, không tìm thấy một tra vấn đúng nghĩa. Đâu đó những bế tắc lầm đường lạc lối, tự mình tạo nên ảo tưởng hoang tưởng, rồi cũng chính mình chứ không ai khác tìm cách đánh đấm túi bụi vào đó, nộ khí xung thiêng vào chính bức tường do mình che chắn dựng lên. Tìm mọi cách nhốt nó vào cột nó lại, đến lúc nó khước từ xô đẩy chạy nhảy lung tung, khiến ta vỡ mộng hụt hẫng thương đau, đêm ngày lặn hụp chìm hoài chìm mãi. Đã đến lúc ta phải dùng đến lưỡi đao trí tuệ, chặt đứt những ý lực nào lôi kéo đẩy đưa ta ngộp thở chết chìm trong những phạm trù mê hoặc, mịt mùng trong mộng tưởng hư ảo. Khi nào tâm thức ta không còn đi hoang lạc lối, chận đứng đường mê lìa xa tử sinh huyễn mộng, mặt trời tuệ giác sáng soi, tự tánh chân như hiển lộ, lúc đó ta mới không còn khổ đau trôi nổi đêm ngày hành hạ.

 

3. Ảnh hưởng của Mật Giáo trong Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Điều đặt biệt nhất của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là có khuynh hướng tổng hợp và dung hòa Mật Giáo để khai mở trí tuệ qua những biểu tượng linh hiện. Nhằm quật tung tâm thức mở lối vào giác ngộ, bằng những mật ngữ ẩn ngữ, mật ngôn thần chú, công năng của nó phá tan màng dày đặc phong kín của vô minh nghiệp chướng. Từng mật ngôn cất lên đánh phá vào tận cùng thẩm sâu, đốt cháy tiêu sạch mọi chướng ngại, bừng lên ánh sáng trí tuệ siêu việt. Mật ngữ còn là một thứ siêu ngôn ngữ nhưng không tựu thành từ ngôn ngữ, âm thanh không còn là âm thanh, nhưng là một thứ vô thanh linh hiện những thinh âm bất tận chuyên chở năng lực nhiệm mầu trùng khắp, vượt thời không thẳng tiến, liên tục thôi thúc dội mạnh vào tận cùng tâm thức. Như liều nổ cực mạnh phá vỡ mọi ngăn cách, vượt ra ngoài nguyên lý thẩm thấu, hiển bày công lực phi thường. Ở đó còn là một thứ vũ khí tinh luyện sắc bén, đoạn trừ gốc rễ vô minh, được tựu thành từ những năng lực tâm linh cao tột, vi diệu sâu dày không gì có thể ngăn trở được.

 

Trong sự thành kính nhất như, trong sự kết nối hòa quyện tự lực cùng tha lực, từng âm vang vô tận mật ngôn vượt chướng duyên ngăn ngại, dội mạnh đập thẳng vào nội tâm làm lung lay run rẩy hệ thần kinh gây tác động mãnh liệt đến trung khu hệ, bay bổng ra ngoài mọi tương quan, nhập thẳng vào từng mật ngôn hiển lộ. Những âm vang bất tận từ chính mật ngữ, cứ thế xoáy thẳng vào đánh bật ra cuốn hút tất cả, khiến thành trì kiên cố của ý thức vỡ tung biến mất, đẩy kẻ dụng công lên tận mây ngàn nhào lộn với tử sinh rong chơi một cõi. Những gì con người nắm chặttin tưởng thì chính cái ý niệm dùng để đo lường ấy, nếu không phá hủy tiêu diệt hoán chuyển xoay chiều, thì sẽ không thoát ra ngoài lớp vỏ bao bọc của tự ngã, những định kiến lầm chấp vẫn luôn bám chặt. Sự dụng công đúng nghĩa là phóng mình ra khỏi hiện thực bé nhỏ, thể nhập trong sự to lớn vô cùng của siêu thực. Những yếu tố và lực đẩy góp phần tác động mạnh mẽ đánh thức nội tại, nhờ đến sự bắt nhịp nối kết tâm cảnh mở tung mọi cánh cửa, đập vỡ mọi bế tắc thẳng bước nhập vào bản thể giác tánh vi diệu.

 

Những âm hưởng mật ngôn nhiệm mầu trở thành dòng thác ào ạt tuôn đổ cuốn trôi tất cả, vì khi ta sử dụng tâm lực hạnh lực một cách toàn diện nhất như, cất lên từng mật ngữ thâm diệu, nương vào tha lực hóa thành năng lực tự thân, vô cùng mạnh bạo và khủng khiếp. Đẩy bung từng thinh âm vươn cao thoát ra ngoài, cứ thể lao vun vút vượt qua chướng ngại đẩy lùi mọi ứ đọng, dội mạnh vào tâm thức nghiệp quả. Một khi công năng tựu thành, cũng là lúc tự tại thong dong không cần âm hưởng ấy đuổi theo níu lại, nếu chẳng may nó rượt theo bắt kịp ta cũng phải lắc đầu khước từ.

Nguồn gốc của Mật Giáo phát xuất từ sinh hoạt tín ngưỡng nhân gian, khi con người đối diện trước những uy lực vô tận khủng khiếp của thiên nhiên vũ trụ, thân phận trở nên nhỏ bé trước mọi hiện tượng nên tìm cách tôn thờ dựa dẫm. Trong Phật Giáo, Mật Giáo được hình thành từ những truyền thống lớn, dung chứa nhiều hệ thống, phát nguồn từ tư tưởng vi diệu của Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa v.v…

Theo quan niệm thông thường, Phật Giáo là một tôn giáo không tách rời ra ngoài sinh hoạt tín ngưỡng, vì vậy ảnh hưởng của Phật Giáo bao trùm lên trên mọi sinh hoạt. Khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã đâm chồi bén rễ thích nghi mau chóng nhờ vào sự tương tác phổ cập này. Ở lĩnh vực tư tưởng Mật Giáo thừa nhận có những siêu lực ẩn tàng trong vũ trụ, có sự liên đới với con người, nếu biết cách khai quật trợ giúp nương vào, thì sẽ giúp ích đắc lực cho con đường thực nghiệm chứng ngộ. Bằng cách sử dụng những mật ngữ, biểu tượng, ấn quyết trong sự tu tập, khai mở năng lực tuệ giác bằng phương pháp hành trì với sự hỗ trợ nguồn năng lượng tương tác từ tha lực. Chúng ta cần có những biểu tượng hữu hình để cung kính tôn thờ, bởi lẽ cơ cấu của tâm thức rất phức tạp, đôi khi cần phải nương vào hình tướng nhứt định để quy ngưỡng tôn phục. Từ đó ta mới có thể chuyển hóa tìm cách vượt thoát sự chi phối, vốn xuất phát từ những nguyên tố do bên ngoài mang lại. Nếu không thoát ra, ta sẽ không bao giờ tìm được ý nghĩa thâm diệu của giác ngộ giải thoát, và giải thoátnghĩa không bị ràng buộc lôi kéo vào bất cứ điều gì, dù đó là biểu tượng của chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư .

 

Thiền Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng dịch Kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì tại chùa Pháp Vân, vì thế thiền phái này phảng phất bóng dáng của Mật Giáo trong đó cũng không có gì lạ. Đồng thời Mật Giáo còn thâm nhập qua những ngõ ngách khác, từ sự tham vấn học đạo của những thiền sư Việt Nam đi đến Ấn Độ, hoặc những tăng sĩ ngoại quốc đến từ Chiêm Thành. Từ ngữ “Tổng Trì” trong Phạn Ngữ còn gọi Đà La Ni, có nghĩa duy trì gìn giữ ngăn ngừa. Trong sách Đại Trí Độ Luận của ngài Long Thọ Bồ Tát viết vào thế kỷ thứ 2 có đề cập: “Đà La Ni có nghĩa là duy trìngăn ngừa, duy trìduy trì những thiện pháp không để cho tiêu tán thất lạc, như một cái bình nguyên vẹn có thể chứa nước không để nước rịn ra, ngăn ngừangăn ngừa những ác pháp không cho phát sinh, nếu có khuynh hướng tạo tác tội ác thì ngăn ngừa không cho tạo tác, đó gọi là Đà La Ni”.

 

Từ những ý nghĩa đó Mật Giáo xác quyết con đường hành động, tương ứng với những hệ thống giáo lý ở những tông phái khác. Tất cả đều nhằm phát sinh năng lực giác ngộ trong từng tư tưởng, dù Mật Giáo có sự đặc thù khác biệt. Oai lực của thần chú cao siêu, nếu hành trì đúng cách thì sẽ linh hiện vô cùng, có thể thâu ngắn con đường chứng ngộ nhanh gọn trong sự nỗ lực hợp nhất với tha lực, vận dụng năng lượng tương tác quật khởi từ nơi bản tâm chính mình.

 

Trong kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, ngài Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con nay làm thế nào được sáu chữ Đại Minh Đà La Ni? Nếu được thì vô lượng thiền định tương ứng không thể nghĩ bàn, tức đồng được vô thượng bồ đề chánh đẳng chánh giác vào môn giải thoát, thấy được địa vị niết bàn, tham sân vĩnh diệt pháp tạng viên mãn, phá hoại luân hồi của ngã thú và tịnh các địa ngục, đoạn trừ phiền não, cứu độ các loài bàn sanh, pháp vị viên mãn của tất cả trí, dùng trí ấy diễn nói vô tận. Bạch Thế Tôn! Con cầu sáu chữ Đại Minh Đà La Ni ấy. Con sẽ làm thế này, lấy của thất bảo đầy trong bốn đại bộ châu làm việc bố thí, để chép viết. Bạch Thế Tôn! Nếu thiếu giấy bút con sẽ chích thân lấy máu làm mực, lột da làm giấy, chẻ xương làm bút. Thật như vậy Bạch Thế Tôn! Con không hối tiếctôn trọng như bậc cha mẹ”.

Đức Phật dạy rằng: “Nếu thiện namthiện nữ y pháp niệm sáu chữ Đại Minh Đà La Ni “ÁN MA NI BÁT NẠP MINH HỒNG” thì người đó sẽ đạt được Tam Ma Địa: (đại chánh định).

 

Qua lời dạy của đức Phật chúng ta thấy được oai lực cao siêu không thể nghĩ bàn của mật chú. Dưới đây là hành trạngcông hạnh của những vị Thiền sư thuộc khuynh hướng Mật Giáo trong thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, được ghi lại trong sách Thiền Uyển Tập Anh, nhằm chứng minh cho những oai lực đó.

 

a, Thiền Sư Ma Ha Ma Da: Thuộc đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

 

“Sư gốc người Chiêm Thành, sau đổi là họ Dương. Cha tên Bối Đa Minh ở Bối Thơ, làm quan dưới triều Lê gọi là Bối (xưa gọi là Phạn). Lớn lên Sư nhận thức thấu đáo, học thông cả hai thứ chữ Phạn và Hán. Năm 24 tuổi, Sư nối nghiệp cha kế thế trụ trì ngôi chùa củ. Một hôm, đang lúc giảng kinh thấy Hộ Pháp Thiên Thần xuất hiện quở mắng: “Dầu cạn cái học bên ngoài ấy làm gì? Ắt không thể thông lý”. Do đấy hai mắt Sư bị mù. Sư hết lòng ăn năn hối lỗi, toan gieo mình xuống vực sâu mà chết. Bỗng gặp Đông Lâm Viễn ngăn rằng: “đừng, đừng” Sư nghe lời này liền tỉnh ngộ.

Về sau, Sư đến chùa Cô Sơn thọ giáo với Thiền Sư Đỗ Pháp Thuận, Ở đây Sư chuyên việc sám hốitụng kinh Đại Bi Tâm Chú, ròng rã ba năm chưa từng có phút giây biếng trễ. Cảm lòng thành Bồ Tát Quan Âm lấy nước cành dương rưới trên đảnh và mặt, mắt Sư bỗng nhiên sáng lại, tâm Sư càng thanh tịnh. Niên hiệu Thuận Thiên thứ 3 (1015), Sư dời về ngọn núi Đại Vân ở Trường An ngày ngày chuyên cần tu tập được “Tổng Trì Tam Muội” và các pháp thuật, người đời không thể lường nổi.

Hoàng ĐếĐại Hành ba lần triệu Sư vào cung thưa hỏi, Sư chỉ chắp tay cúi đầu mà thôi. Đến lần thứ ba, Sư mới đáp: “Cuồng tăng ở chùa Quán Âm”. Vua nổi giận sai cầm Sư ở chùa Vân Tuệ trong Đại nội, cắt người canh gác.

Sáng hôm sau thấy Sư ở ngoài phòng Tăng, mà cửa vẫn kín như cũ, Vua rất kinh dị, bèn trả tự do cho Sư. Sư dạo phương Nam Châu Ái, đến trấn Sa Đằng. Nhân dân ở đây rất sùng mộ quỷ thần, lại chuyên nghề đánh cá. Sư khuyên họ ăn chay làm phước, họ đồng đáp: “Thiên Thần của chúng tôi, họa phước không dám trái” Sư bảo: “Các ngươi nếu bỏ ác làm lành, dù có quỷ thần xúc hại Lão Tăng sẽ gánh chịu cho”. Dân làng thưa: “Gần đây có người mang bệnh hủi nặng, các thầy thuốc đều bó tay, nếu ông trị lành được bệnh này, chúng tôi sẽ nghe lời khuyên”. Sư bảo dẫn người bệnh ấy đến. Họ đến, Sư liền tụng chú, lấy nước phun vào người bệnh, chẳng bao lâu bệnh được lành. Dân làng tuy cảm phục, mà tập nhiễm của họ đã lâu, chưa có thể nhất thời cảm hóa được. Trong đó, có Hương Hào họ Ngô nhơn ăn thịt uống rượu bèn đem nài ép Sư: “Hòa Thượng có thể thưởng thức cái vui này với chúng tôi, chúng tôi sẽ tuân theo lời Ngài dạy”. Sư đáp: “Đã mời thì chẳng dám từ, chỉ sợ e đau bụng thôi”. Hương Hào mừng rỡ thưa: “Có đau thì tôi xin thay cho”. Sư nhận lời, ăn uống được vài tuần rượu, chót bụng sình to lên, hơi thở hổn hển. Sư kêu to: “Ông Hương Hào đâu chịu thay cho tôi” Ông Hương Hào và cả bọn xám ngắt mặt, không biết làm sao. Sư tự chắp tay niệm lên: “ Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng cứu con”. Giây lát, Sư mửa ra thịt thì biến thành thú chạy, cá thì hiện cá nhảy, rượu thì hóa rượu đồng. Mọi người trông thấy đều kinh hãi. Sư bảo: “Thân các người bệnh thì ta chữa được lành, ta đau bụng các ngươi không thay thế được. Vậy từ nay các người có theo lời ta đây hay không?” Tất cả dân làng đều bái xin vâng.

 

b, Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116) Đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

 

Thiền Sư Từ Đạo Hạnh được người đời tôn xưng Đức Thánh Láng, một vị Thiền Sư nổi tiếng thời nhà Lý và là nhân vật mang đầy màu sắc thần thoại. Sách Thiền Uyển Tập Anh ghi lại cuộc đời của Thiền Sư như sau: “Chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích (nay là núi Sài Sơn xã Phúc Sai, huyện An Sơn). Đạo Hạnh Thiền sư họ Từ tên Lộ. Cha tên Từ Vinh, triều nhà Lý làm đô án Tăng quan, thường đến chơi làng An Lãng, sau lấy vợ họ Tăng, nhân dịp dọn nhà đến đây. Lộ là con bà vợ họ Tăng, bản tính sư từ nhỏ hào hiệp phóng khoáng có chí lớn, việc làm lời nói không ai đoán trước được, thường cùng với Nho sĩ Phi Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa, cư sĩ Phan làm bạn thân với nhau. Ban đêm Lộ chịu khó đọc sách, ban ngày thổi sáo đá cầu đánh bạc làm vui. Cha thường mắng là lêu lổng. Một hôm ông lén nhìn vào buồng ngủ của con thấy ngọn đèn cháy tàn, sách vở chất đầy, Lộ tựa án mà ngủ, tay không rời sách. Bây giờ Từ Vinh mới không lấy làm lo về con nữa. Về sau Lộ ứng thi khoa Bách liên trúng cử. Chẳng bao lâu Từ Vinh dùng tà thuật chống lại Diên Thành Hầu. Hầu nhờ thiền sư Đại Diên dùng phép đánh chết, ném thây xuống sông Tô Lịch, thây trôi đến cầu Quyết chỗ nhà ở của Hầu, bỗng đứng dậy không trôi nữa. Hầu sợ, chạy nói với Đại Diên. Diên nói: “Nhà tu giận không đầy đêm” Dứt lời cái thây ngã xuống trôi đi. Từ Lộ nghĩ mãi kế để trả thù cha mà không ra. Một hôm Đại Diên ra ngoài, muốn đón đánh bỗng nghe trên không có tiếng bảo thôi! Lộ sợ bỏ cả gậy mà chạy. Ông muốn sang Ấn Độ tìm học pháp thuật linh diệu để chống với sư Đại Diên. Trên đường đến xứ Man Kim Si thấy hiểm trở lại quay về, mới ẩn náu trong núi Phật Tích, chuyên trì tụng Đại Bi Tâm Kinh Đà La Ni Chú đủ mười tám vạn tám ngàn lần. Một hôm thấy một thần nhân đến báo: “Ta là Trấn Thiên Vương cảm động công phu nhà sư trì tụng nên đến giúp đỡ, để Sư sai khiến” Từ Lộ biết đạo mình đã thành tựu viên mãn, có thể trả thù được cho cha, mới đến cầu Quyết thử ném cái gậy cầm tay xuống giữa dòng chảy xiết, cái gậy ngược dòng mà đi như đầu rùa đến cầu Tây Dương mới dừng. Lộ tự bảo: “phép của ta đã thắng được Sư Diên rồi vậy!” Ông mới đến thẳng chỗ ở của Sư Diên. Sư thấy bảo rằng: “Mày không thấy việc ngày trước đấy sao?” Lộ ngẩng mặt lên trời nhìn không trung yên lặng không thấy gì cả, mới đánh mà giết Sư Diên. Sư Diên phát bệnh mà chết. Từ đây thù xưa rửa sạch, nghi tục thiêu hết, mới đi chơi các tùng lâm cầu tìm ấn chứng. Nghe nói sư Kiều Trí Huyền ở chùa Thái Bình, mới tìm đến tận nơi tham yết, và thỉnh bài kệ hỏi “chân tâm”.

(Cửu hổn phàm trần vị thức câm

Bất tri hà xứ thị Chân Tâm

Nguyện thùy chỉ đích khai phương tiện

Liễu kiến Như Như đoạn khổ tầm).

Nghĩa là:

Đã từ lâu lẫn lộn trong bụi trần

Chẳng biết ở đâu là Chân tâm cả

Xin người mở phương tiện chỉ cho cái đích

Đặng thấy Chân Như khỏi đi tìm khổ sở”.

- Sư Trí Huyền đáp bằng bài kệ:

(Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm

Cá trung mãn mục lộ Thiền Tâm

Hà sa cánh thị Bồ Đề Đạo

Nghỉ hưởng Bồ Đề cách vạn tầm).

Nghĩa là:

Ở trong ngọc có tiếng huyền bí phô diễn ba âm mầu nhiệm

Trong một cá thể đầy trước mắt biểu lộ cái tâm Thiền

Cảnh giới đã nguyên thiên hình vạn tượng như cát sông Hằng, ấy

là đạo Bồ Đề

Tưởng đến Bồ Đề ở tận đâu ngoài vạn dặm”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch

Sư hoang mang mờ mịt không hiểu ý chỉ mới đi đến chùa Pháp Vân gặp thiền sư Sùng Phạm, hỏi rằng: “Thế nào là chân tâm?” (như thị hà chân tâm?)

- Thiền sư Sùng Phạm đáp: “Cái chi mà chẳng là Chân Tâm? (Ha na ca bất thị chân tâm?)

- Sư bừng tỉnh, lại hỏi: “Làm thế nào bảo nhậm?” (Như hà bảo nhậm?)

- Thiền sư Sùng Phạm đáp: “Đói ăn khát uống! (Cơ thực khát ẩm)

Sư lễ tạ rồi lui về, từ đây pháp lực càng cao, duyên Thiền càng chín, có thể sai khiến rắn núi thú rừng quây đến thần phục. Đốt ngón tay để cầu mưa, làm phép vào chén nước để chữa bệnh, thảy đều có hiệu nghiệm”.

 

Câu thiền ngữ “Đói ăn khát uống” đó, đêm ngày thôi thúc đánh động khắp chốn thiền môn, khiến hành giả trở mình tỉnh thức, chiêm bao mộng mị thảy đều tan biến. Công án đó vực dậy biết bao con người đắm chìm trôi nổi, mở tung cánh cửa giác ngộ hiển bày chân tâm. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã lưu lại những thiền sư siêu việt, từ công hạnh đến sự nghiệp giác ngộ, bi nguyện cùng tâm lực cứu độ soi sáng cõi trời Nam.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.