Tăng Đoàn Phật GiáoXã Hội Việt Nam Ngày Nay

14/08/20235:23 SA(Xem: 20895)
Tăng Đoàn Phật Giáo Và Xã Hội Việt Nam Ngày Nay

PHẬT GIÁO
LỊCH SỬ - XÃ HỘI - CON NGƯỜI
Hoang Phong chuyển ngữ

 

***

Bài 3

TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO
XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY

(Le Sangha bouddhiste

et la société vietnamienne d'aujourd'hui)

 

Bài viết của Nguyễn Thế Anh

Giáo sư trường Đại học Chuyên ngành về các Nghiên cứu Sâu rộng

(École Pratique des Hautes Études)

 

Bài viết đăng tải ngày 1 tháng 9 năm 2018

trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Phật học Pháp quốc

(Institut d' Études Bouddhiques)
PDF icon (4)Tăng đoàn Phật giáo và xã hội VN ngày nay
Xem hai bài trước:

Bài 2: Ki-tô giáo Phật giáo luật thế tục (FR)

Bài 1: Đức Phật Và Các Vị Vua

 

 

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

          Bài thứ nhất trong loạt bài "Phật giáo: Lịch sử - Xã hội - Con người" nêu lên lịch sử hình thành của một hệ thống triết họctư tưởng của một Đấng Giác ngộ, đã được các đệ tử của Ngài ghi nhớ, học thuộc và sao chép lại sau khi Ngài tịch diệt. Hệ thống đó không phải là một mớ lý thuyết không tưởng mà là một phương pháp thực dụng giúp con người thoát ra khỏi sự u mêlầm lẫn về bản chất của chính mình và của thế giới, mang lại cho mình một sự hiểu biết siêu việt, mang lại cho mình một niềm hạnh phúc thật sâu xa.

          Hệ thống triết họctư tưởng đó được hình thành cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ trong vùng châu thổ sông Hằng trên miền Bắc Ấn, và rất sớm sau đó đã được quảng bá về phương Nam và phương đông của Á-châu, mang theo chữ viết ngoằn ngoèo rất khúc triết cùng các ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn độ. Về phương Bắc thì dãy Hy-mã-lạp-sơn là một bức tường thành kiên cố và phía sau là một nền văn minh khác hẳn,có một quá khứ lâu đời và một loại chữ viết tượng hình rất thực tế, đó là nền văn minh Trung quốc. Hệ thống triết họctư tưởng thực dụng của Đấng Giác ngộ đã phải đi vòng theo hướng Tây, xuyên qua các vùng Trung đông trước khi ngược về phương Bắc để tiếp xúc với dân tộc Hán.

          Qua con đường thật dài đó, hệ thống triết họctư tưởng của Đấng Giác ngộ không tránh khỏi những sự lệch lạc và thêm thắt, ảnh hưởng bởi chữ viết tượng hình và tư tưởng của Khổng giáoLão giáo. Phật giáo Việt Nam thừa hưởng phần lớn từ nền Phật giáo Hán ngữ pha lẫn tập tục xã hộivăn hóa Trung quốc. Các sự biến dạng, thêm thắt và cả suy thoái đó của hệ thống triết họctư tưởng của Đấng Giác ngộ, đôi khi còn đưọc gọi là các phương tiện thiện xảo, có thể nhận thấy qua các sự đánh giá của những người thực dân về tín ngưỡng của những người "nhà quê dốt nát" nơi xứ Bắc-kỳ vào đầu thế kỷ XX, nói đến trong bài số 2 của loạt bài này.

giao su nguyen the anh
GS, Nguyễn Thế Anh

Bài số 3 dưới đây thuộc một giai đoạn lịch sử gần đây hơn nữa. Đó là một bài viết bằng tiếng Pháp của Giáo sư Nguyễn Thế Anh về Tăng đoàn Phật giáo ngày nay của Việt Nam, đăng trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Phật học Pháp quốc (Institut d' Études Bouddhiques). Quả là một điều đáng tiếc nếu một bài viết về Phật giáo Việt Nam của một sử gia Việt Nam thuộc tầm cỡ quốc tế, lại không được một số người Phật giáo Việt Nam biết đến. Bản chuyển ngữ dưới đây trưóc hết là để tưởng niệm một kiều bào lỗi lạc của Việt Nam tại nước ngoài và sau đó là để nêu lên tầm nhìn về một số sự kiện lịch sử cận đại của một sử gia có một tấm lòng với quê hương.

           Nguyễn Thế Anh là một học giả, một sử gia, một nhà trí thức đáng kính, cựu viện trưởng Viện Đại học Huế. Ông rời Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư năm 1975, và sau đó trên đất Pháp đã trở thành một Giáo sư sử học với tầm vóc quốc tế. Ông vừa qua đời vào ngày chủ nhật 19 tháng ba 2023 vừa qua tại tỉnh Toulouse miền Nam nước Pháp, hưởng thọ 86 tuổi, và đã để lại cho chúng ta một gia tài khảo cứu thật đồ sộ. Chúng ta sẽ trở lại với vài hàng tiểu sử của ông trong phần ghi chú cuối bài này.       





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11040)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :