Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

14/07/201312:00 SA(Xem: 17900)
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức
blank
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÂU 
NÓI VỀ VIỆC
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

Tại chánh điện chùa Bảo Quang, thành phố Santa Anaa, California Hoa Kỳ
nhân mùa an cư kết hạ năm 2013 tháng 7 năm 2013

https://youtu.be/KNL40vH3GUI


Trong khóa an cư kiết hạ năm 2013 tại chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana California, Hoa Kỳ với sự chứng minh của Đại Lão Hòa Thương Thích Tâm Châu, đến từ Canada. Đại Lão Hòa Thương đã nói về việc Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân vào năm 1963, lúc bấy giờ Ngài là Chủ tịch Uỷ Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, người lãnh đạo cao cấp nhất của Phật Giáo và là một trong những chứng nhân lịch sử còn tại thế. (Trong video, người ngồi bên cạnh Hòa thượng là HT. Thích Chơn Thành, lúc bấy giờ cũng có mặt tại hiện trường nơi ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, người tưới xăng lên Bồ Tát Quảng ĐứcĐại Đức Thích Chơn Ngữ mà HT. Thích Tâm Châu nhắc đến hiện đang cư ngụ tại thành phố San Jose).

Hòa Thượng cho biết cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ “đạo dụ bất bình đẳng về tôn giáo” và lên đến cao điểm vào năm 1963, khi chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định cấm treo cờ vào ngày Phật Đản tại Huế. Hòa Thượng nhấn mạnh đến mục đích đòi hỏi “bình đẳng tôn giáo” của cuộc đấu tranh “để cứu nguy cho Phật giáo Việt Nam” chứ không nhằm gây hận thù.

Riêng động thái Tự thiêu của Ngài Thích Quảng Đức, Hòa Thượng cho biết thêm nhiều điều, trong đó có những điểm đáng chú ý sau đây:

● “Có tất cả 7 đơn xin tự thiêu” [phút thứ 3:22’] nhưng Hòa Thượng Tâm Châu, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo, đã từ chối.
Cuối cùng, vì tình hình Phật giáo bị đàn áp thêm trầm trọng tại Huế, và vì “chính Ngài Quảng Đức tự phát tâm nhất định cách nào cũng tự thiêu" [4:13], nên "Cuối cùng, chính tôi là Chủ tịch Ủy Ban Liên Phái, phải đồng ý quyết định cho sự tự thiêu nầy” [4:43]

● Cũng “chính Ngài (Quảng Đức) yêu cầu Đại Đức Thích Chân Ngữ hỗ trợ cho Ngài tưới xăng để Ngài tự thiêu”.[5.11]

● “… Ngài tự bật diêm quẹt để lửa bốc cháy [5.37]" và "…. Chính tôi đứng tại đó, tất cả chư Tăng Ni đều khóc lóc …”[6:24]

Trong phần kết thúc, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tâm Châu nhấn mạnh hai điểm khiến Hòa Thương quyết định công bố những điều trên vào dịp tưởng niệm 50 năm nầy (2013): Thứ nhất, từ nhiều năm nay, đã có những người tìm cách xuyên tạc bóp méo sự thật về vụ tự thiêu lịch sử nầy nên nay Ngài chính thức công bố những thông tin nầy ra; và thứ nhì, tái xác nhận rằng Phật giáo chỉ đấu tranh để đòi hỏi bình đẳng tôn giáo, không hận thù Thiên Chúa giáo hay bất cứ ai.

Thế là sau 5 nhân chứng bất khả phủ bác và minh danh kể lại biến cố bi hùng nầy, gồm hai nhà sư (TT Thích Đức Nghiệp và ĐĐ Thích Chân Ngữ), hai nhà báo Mỹ (Malcolm Browne và David Halberstam), và một nhân viên mật vụ của chế độ Diệm (nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Thông), bây giờ lại đến lượt Hòa Thượng Thích Tâm Châu, người cho phép và, vào ngày 11-6-1963, đích thân có mặt ở hiện trường để chứng kiến, để rồi 50 năm sau, kể lại chi tiết cuộc tự thiêu nầy.

(Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen)
ancu-chua-bao-quang-2013Ảnh chụp khóa an cư Kiết hạ 2013 tại chùa Bảo Quang (Đại lão HT. Thích Tâm Châu ngồi giữa)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47499)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :