Bilingual: The Torch of Wisdom in 1963 and The Way Of Loving Humanity / Ngọn Đuốc Tuệ 1963 Và Con Đường Thương Yêu Đồng Loại

25/05/20235:44 SA(Xem: 1683)
Bilingual: The Torch of Wisdom in 1963 and The Way Of Loving Humanity / Ngọn Đuốc Tuệ 1963 Và Con Đường Thương Yêu Đồng Loại

 blank


Bilingual:

THE TORCH OF WISDOM IN 1963 AND
THE WAY OF LOVING HUMANITY

NGỌN ĐUỐC TUỆ 1963 VÀ CON ĐƯỜNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG LOẠI

Author: Nguyễn Văn Sâm

Translated by Nguyên Giác

 

Nguyen Van Sam
GS. Nguyễn Văn Sâm

(A keynote speech on the occasion of the 50th anniversary of the self-immolation of Most Venerable Thích Quảng Đức at Jerome Center Hall, Santa Ana, California, USA, on June 23, 2013. The author of this keynote speech is writer Nguyễn Văn Sâm, a former visiting professor at Van Hanh University before 1975.)

 

Half a century has passed since Most Venerable Thích Quảng Đức set himself on fire. We have enough time to calmly reflect on this historic event and learn lessons for the nation as a whole and for each of us in this muddled world of Samsara.

On June 11, 1963, he burned himself in the heart of Saigon, at the corner of Phan Đình Phùng and Lê Văn Duyệt streets. When he gently folded his hands in bows to the four directions, the world was shaken. He then sat down leisurely in full lotus posture to receive a can of gasoline that was watered on him and he set himself on fire. His body disappeared about an hour later. Yes, disappear -- in the end only the heart's remained. The heart is immortal in substance and in symbolism. To the people and Buddhists, his eternal heart is a visible reality, while they admire his supernatural power when his body has turned to ashes but his heart is not lost. He did not die means that he came to this world and passed away in a special way in a harsh situation of the country and of Buddhism, leaving his heart as a testimony of courage, daring to give up his own body when necessary. Symbolically, his heart has manifested itself in the act of self-immolation.

People who were ignorant continued to discriminate between different religions and were envious of another religion's expansion, which led them to take oppressive actions. Because they were delusional, they only saw their religious freedom but forgot the freedom of religion of other members of the country. Because they were delusional, they only felt that they needed to suppress others so that they could get a little honor, a little perk, and some positions in the governing machine. Assuming the torch was lit with ordinary materials, the impact would be typical and could be supposed to be negligible. However, Thầy Thích Quảng Đức chose the most precious part of man as the torch: his own life. It was noted that Buddhists should not destroy their bodies because the body and mind combine to create a human being, despite the monastic's belief that this body was inherently illusory and nothing more than a combination of the five aggregates and the four elements. When the body is destroyed, the lifetime of awareness is also destroyed. That's not to mention the most common morality, which asks children to express gratitude to their parents who give birth and raise them, according to the teachings of Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, a popular Buddhist sutra in Chinese and in Nôm language that has been chanted frequently in Vietnamese pagodas from the 17th century to the present day. So we know for sure that before deciding to set himself on fire, he thought about it, weighing whether this was a necessary action or not.

This idea was expressed by Thầy Thích Quảng Đức in two significant documents: the Petition for Burning Body, written in Quốc Ngữ and sent to the Vietnamese Sangha; and the Prayer of Determination, written in Nôm, which only a small number of people were able to read. Both of these documents contained numerous verses that expressed his selflessness.

In his Petition for Burning Body, Thầy Thích Quảng Đức confirmed that he followed the common Buddhist path of nonviolent struggle. He wrote very clearly as follows:

May I always be steadfast with the ideal of the rational, and non-violent struggle of Vietnamese Buddhists.

Self-immolation is the ultimate non-violent path because it does not hurt or harm others, despite the fact that other person has persecuted his religion, and slaughtered his followers.

In the Prayer of Determination, which can be considered as his suicide note, there is not a single word of anger. This text showed the compassionate heart of Most Venerable Thích Quảng Đức, tenderly asking the President to open his heart of compassion towards the citizen and implement the policy of religious equality.

Let us reread the note, on that important passage.

First, I pray to the Buddha and the heavens to bless President Ngô Đình Diệm with the wisdom to accept the five minimum aspirations of Vietnamese Buddhists as stated in the proclamation.

Second, I ask the Buddha to compassionately guard Vietnamese Buddhism forever in my prayer.

Third, I wish the Buddha to shield the Buddhist monastics and laypersons from the hazardous oppression, persecution, and imprisonment by the fiendish.

Fourth, I offer prayers for a peaceful nation and for everyone to live in joyous peace.

Before passing away to return to the Buddha realm, I respectfully request President Ngô Đình Diệm to show compassion for the entire people, and implement the policy of religious equality…

Certainly, in the eyes of Thầy Thích Quảng Đức, President Ngô Đình Diệm was not an adversary to be destroyed. Just because the President was entangled in erroneously temporary confusion, so Thầy Thích Quảng Đức prayed that the President would be wise about the current issue, and also be wise to realize equality among all religions and towards all citizens.

The events after his self-immolation were the events of politics, the arrangement of the world chessboard, or in other words a combination of the causes and conditions of the times that nobody could have predicted. We are certain that, with his compassion, if he had known what transpired at the end of 1963 as it did later, he would undoubtedly not have been satisfied, and maybe, I say maybe, he would have chosen to express his thoughts in a manner other than by self-immolation. This is something that we know for sure.

Naturally, there will always be praise and criticism for the act of self-immolation. That's a normal part of life. I would only like to summarize a few points from the poem Lửa Từ Bi (Fire of Compassion) by poet Vũ Hoàng Chương, my venerable teacher, with very remarkable verses.

The poet considered this self-immolation to be a tragic act that brought tears to the whole world,  to the whole universe.

The sun and the moon felt sad, shining at the same time.
Both the Eastern and Western worlds burst into tears.

And the result is:

Thousands of people who had been holding onto anger and delusion have suddenly opened their eyes.

Were all the people in the country at that time less angry and deluded? This depends on the karma of the whole nation: the collective karma of the Vietnamese nation involves many factors that are hard to see right away.

Could every Vietnamese person be less angry and delusional? This depends on the personal and differentiated karma of every human being in this world. The Master raises the torch to illuminate the path, but each of us must examine our own path with our own hearts in order to correct it. To follow the right worldly path, and to follow the right Dharma path. In those difficult times and also forever after, each person must draw his own lessons to direct his actions in life. The Venerable Master only wanted to be the torch of wisdom and didn't look for praise from books or monuments.

He didn't need anyone to make a statue of him, whether a jade or stone one.
He also didn't need the praise, either written on silk cloth or bamboo cards.
Even lines of poetic praise were seen by him as straw and garbage.

The lesson lies in the meaning of his actions. It is important that each of us try to practice that lesson. Other than that, everything else is frivolous, just useless knowledge. The Torch of Wisdom has been lit, illuminating for sentient beings to bring their own Wisdom and get rid of delusion. But what matters is whether or not sentient beings can open their eyes.

During the past few decades, following his Torch of Wisdom, and following the guiding light of the Dharma, many monks and nuns have followed his model and used their own bodies to light the way for the world to be less deluded, not only in our country but also in other Buddhist countries. The phenomenon of mass self-immolation in Tibet can be considered as proof.

But alas! Humans are inherently deluded, so humanity still has long wars, divisions, and oppressions. We honor his deeds every year in an effort to avoid misconceptions because every enlightened person is the Buddha, and every deluded person is an earthly human. (According to Zen Master Toàn Nhật Quang Đài).

Because he has become a brilliant historical figure. His unique action in Vietnam, though unintentional, had consequences that changed the historical period of the Republic of Vietnam. So the current government in Vietnam tries to manipulate the meaning of this self-immolation, tries to be vague about his biography, and tries to give him a will that I know he did not have in his heart. They say wrongly that:

(1) He wanted to overthrow the government of the Republic of the South, and

(2) He wanted the government not to discriminate against Buddhism in 1963.

In fact, in my opinion, Most Venerable Thích Quảng Đức did not advocate these two things. Please reread the Prayer of Determination:

Fourth, I offer prayers for a peaceful nation and for everyone to live in joyous peace.”

By praying for a peaceful country and for everyone to live in joyous peace, one is ensuring that there won't be any armed conflicts over territory, killings of unarmed civilians, intimidation of public servants, or toppling of any governments. The story of overthrowing the regime of President Ngô Đình Diệm was certainly not in the mind of Thầy Thích Quảng Đức when he attempted to set himself on fire.

Before passing away to return to the Buddha realm, I respectfully request President Ngô Đình Diệm to show compassion for the entire people, and implement the policy of religious equality…

And "to show compassion for the entire people, and implement the policy of religious equality…" means that the country needs to treat all religions equally, not promote one religion and oppress other religions. His request, although not stated clearly, implies that there must be equality for the four major religions of the South: Christianity, Buddhism, Hòa Hảo, Cao Đài... Demanding equality for all religions goes beyond asking not to be discriminated against just for one's own religion. His noble heart lies in the words just mentioned: religious equality.

Here, we would like to talk once more about self-immolation.

Self-immolation differs in many ways from 'suicide bombing.' The self-immolator has no aim to damage civilians and enemy officials as much as possible. The self-immolators also have no intention of getting any compensation in Heaven or Nirvana... A self-immolation is an act of nullification of one's body, peacefully bringing one's compassion to awaken the mind of the faction that one is talking to. Therefore, self-immolation is respected by the interlocutor and all over the world because he understands the illusion of the body and acts with compassion while using his body as a torch.

A short poem from an old work is as follows, describing the illusion of everything from the point of view of someone who understands Buddhism, and surely Thầy Thích Quảng Đức did read or at least pondered the similar ideas scattered here and there in the scriptures.

All dharmas from non-existence change into existence, and then from existence to non-existence.
All dharmas are quiet and empty, so it's hard for us to get to the bottom of it.
We cannot use a rabbit's horn as a stick to poke the moon at the bottom of a lake.
We can't use a turtle's feathers as a rope to tie the wind on top of a tree.

Yes! Rabbits don't have horns, and the moon at the bottom of the lake seems to exist but it doesn't, so we can't use the rabbit's horn as a stick to poke the moon at the bottom of the water. Turtles are inherently hairless, while the wind on the top of the tree exists invisibly, so we cannot use the turtle's hair as a rope to tie the wind to the top of the tree.

As a result, it doesn't matter whether or not one's body exists for a single instant during an infinite period of time. Therefore, the self-immolation of an enlightened person is also normal.

In ancient times, the Buddha one night left the palace and vowed: "I will return when I realize the Way, to help sentient beings to cross the ocean of sorrow." The ocean of human suffering, in one way or another, is caused by Birth, Aging, Illness, and Death, and by the hatred and delusion in the hearts of every earthly human.

In ancient times, the Buddha left everything to go to the forest to find the Way. In 1963 Most Venerable Thích Quảng Đức gave up everything to go into the fire and deliver a message of love, and equality. Today, the young Vietnamese are also leaving their personal peace to ring the alarm bells against the great calamities of loss of land, sea, water, and freedom that are taking place in the country.

The path of loving humanity and loving fellow citizens is a continuous path and could be expressed in many different ways. The hard thing is to see that path.

Namo Amitabha Buddha.

Written in June 2012, and edited in June 2013.

Nguyễn Văn Sâm

(Former Visiting Professor at Van Hanh University before 1975)

 

.... o ....

 

Ngọn Đuốc Tuệ 1963 Và
Con Đường Thương Yêu Đồng Loại
 

Nguyễn Văn Sâm

 

(Bài nói chuyện tại Hội Trường Jerome Center, Santa Ana, California, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013, nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)

 

Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.

Ngày 11 tháng 06 năm 1963 Ngài tự thiêu ngay tại trung tâm Sàigòn, góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Thế giới rúng động vì cử chỉ từ tốn của Ngài khi chấp tay lạy bốn phương rồi ung dung ngồi xuống kiết già để đón nhận can xăng tưới trên mình, thực hành việc tự thiêu. Thân xác Ngài chừng một giờ đồng hồ sau đã tan biến. Vâng, tan biến, cuối cùng chỉ còn lại trái tim. Trái tim bất diệt về thực thể và về tượng trưng. Với dân chúng và tín hữu thì trái tim bất diệt thực thể ai cũng thấy được, cũng xuýt xoa thán phục sự linh thiêng của Ngài, thân xác đã thành tro bụi nhưng trái tim không mất. Không mất có nghĩa là Ngài đã đến thế gian nầy và đã ra đi theo một cách thế đặc biệt trong một hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước và của Phật giáo, để lại như một chứng tích của lòng dũng cảm, dám từ bỏ chính thân xác mình khi cần thiết. Về tượng trưng thì trái tim Ngài biểu lộ trong hành vi tự thiêu.

Người vô minh, mê muội còn chấp nhất đạo nầy đạo kia, còn ganh tỵ về sự lớn mạnh của một tôn giáo không phải của mình nên có những cử chỉ gọi là đàn áp. Mê, nên chỉ thấysự tự do tín ngưỡng của mình mà quên sự tự do tín ngưỡng của thành phần khác trong cộng đồng dân tộc. Mê, nên chỉ thấy cần đàn áp để mình được chút vinh danh, chút bổng lộc, chút tư thế trong guồng máy cai trị. Ngọn đuốc thắp sáng lên nếu bằng những vật liệu bình thường thì tác dụng thiệt là bình thường, có thể nói là không đáng kể, đàng nầy Ngài Quảng Đức đã lựa chọn phần quí giá nhứt của con người: mạng sống của chính mình. Với một người tu hành, tuy được thấm nhuần trong lý thuyếtthân thể nầy vốn huyễn ảo, có có không không, chẳng gì khác hơn là sự kết hợp của ngũ uẩntứ đại nhưng về mặt khác cũng được lưu ý là ta không thể hủy hoại thân thể mình, nó kết hợp với thần thức ta để tạo nên con người ta. Hủy hoại thân xác tức là hủy hoại luôn thần thức của một người, đó là chưa kể đạo lý bình thường nhứt là phụ công cha mẹ sinh thành nuôi nấng, theo lời dạy của Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng vốn được lưu truyền trong giới Phật giáo đồ từ thế kỷ 17 đến ngày nay bằng bản chữ Hán và cả bản dịch Nôm được phổ biến trong các chùa chiền. Thế nên ta biết chắc rằng trước khi quyết định tự thiêu Ngài đã suy nghĩ thao thức, cân phân coi đây có phải là hành động cần thiết hay không.

Sự suy nghĩ đó nằm trong hai tài liệu quan trọng của Ngài còn để lại là Đơn Xin Thiêu Thân gởi cho Giáo Hội Tăng Già Việt Nam viết bằng chữ Quốc Ngữ và Lời Nguyện Tâm Quyết viết bằng chữ Nôm mà ít người có cơ duyên được đọc, trong đó có những câu toát lên lòng vị tha của Ngài.

Trong Đơn Xin Thiêu Thân Ngài xác nhận rằng mình đi theo con đường chung của tín đồ Phật giáotranh đấu bất bạo động. Ngài nói rất rõ ràng:

Nguyện luôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.

Tự thiêucon đường bất bạo động tuyệt cùng. Không muốn làm đau đớn cũng như không muốn làm hại người khác, dầu cho người khác đó đã bách hại tôn giáo mình, tàn sát tín hữu mình.

Trong Lời Nguyện Tâm Quyết mà ta có thể coi là lời tuyệt mệnh của Ngài, ta không thấy một chút xíu giận ghét nào, chỉ thấy lòng Ngài bao la, bình tâm cầu mong cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt giải quyết vấn đề êm đẹp, cầu mong cho Tổng Thống lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo.

Ta hãy đi vào chính văn bức thơ, ở đoạn quan trọng đó:

Một là mong ơn Phật Trời gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo.

Hai là nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

Ba là mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác.

Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo….

Chắc chắn rằng dưới mắt Ngài, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là người đối nghịch cần phải triệt diệt, Tổng Thống chỉ do vướng mắc trong sự mê lầm nhứt thời cho nên Ngài cầu mong Tổng Thống được sáng suốt, sáng suốt với vấn đềsáng suốt áp dụng sự bình đẳng đối với toàn thể các tôn giáo và với toàn thể quốc dân.

Những sự việc xảy ra sau ngày Ngài tự thiêu là những sự việc của chánh trị, của sự sắp xếp bàn cờ thế giới hay nói cách khác là sự kết hợp của những nhân duyên của thời đại mà không phải ai cũng dự kiến được. Ta biết chắc chắn rằng với lòng từ bi của Ngài, nếu biết chuyện xảy ra vào cuối năm 1963 như đã xảy ra sau nầy chắc chắn ngài cũng chẳng vui vẻ gì và có thể, tôi nói có thể, Ngài đã chọn sự thể hiện tư tưởng mình một cách khác hơn là tự thiêu.

Trở lại sự kiện tự thiêu. Bình luận, khen chê, trách móc đối với một hành vi nào đó thế nào cũng có. Đó là chuyện bình thường của cuộc đời. Tôi chỉ xin lược qua mấy ý từ bài Lửa Từ Bi của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, vị thầy khả kính của tôi, với những câu thơ rất đáng được chú ý.

Thi sĩ coi sự Tự Thiêu Xác Thân nầy là hành động bi hùng khiến rơi lệ cả thế giới, cả vũ trụ:

Hai vầng sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ ngọc.

Kết quả là:

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt.

Toàn dân trong nước lúc đó có bớt sân si chăng? Điều nầy tùy thuộc nghiệp lực của cả dân tộc: cộng nghiệp của quốc gia Việt Nam ta, việc nầy liên quan đến nhiều yếu tố, khó lòng mà thấy ngay được.

Mỗi cá nhân có bớt sân si chăng? Điều nầy nằm trong cái biệt nghiệp của mỗi con người tại thế nầy. Hòa Thượng đốt đuốc soi đường, nhưng mỗi cá nhân chúng ta phải nhìn vào đó bằng chính con tim mình để sửa lại đường đi của mình cho đúng. Đúng đường đời và đúng đường đạo. Chính mỗi con người thời dầu sôi lửa bỏng đó và mãi mãi về sau phải tự rút ra bài học hướng dẫn hành động của đời mình. Hòa Thượng chỉ hiến thân mình làm Đuốc Tuệ, chẳng mưu cầu gì ở lời ca tụng, ở bia ký, ở đài kỷ niệm, ở bút giấy ghi công, ở lời ngợi ca sùng thượng:

Ngọc hay đá tượng chẳng cần ai tạc,
Lụa hay tre nào khiến bút ai ghi…
Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác.

Bài học, cái nhìn ý nghĩa từ hành động của Ngài và sự cố gắng của mỗi người để thực hành bài học đó mới đáng kể, kỳ dư chỉ là phù phiếm, chỉ là kiến thức vô bổ. Ngọn đuốc Tuệ đã được thắp lên, soi tỏ cho chúng sinh để từ đó giúp chúng sinh đem cái Tuệ của riêng mình mà thoát khỏi mê lầm. Nhưng chúng sinhmở mắt chăng mới là điều quan trọng.

Tiếp theo ngọn đuốc Tuệ của Ngài, nương theo ánh sáng đạo mầu dẫn dắt nên trong suốt thời gian mấy mươi năm trôi qua, biết bao nhiêu tăng ni đã theo gương ngài mà dùng chính thân mình soi sáng đường cho thế gian bớt mê lầm, không phải chỉ trong nước Việt ta mà ở trong các nước Phật giáo khác nữa. Hiện trạng tự thiêu hằng loạt ở Tây Tạng có thể coi là một minh chứng.

Nhưng than ôi! Con người vốn mê lầm nên nhân loại còn chiến tranh dài dài, còn chia rẽ và còn đày đọa nhau không thể kể hết. Chúng ta hằng năm ôn lại hành động của Ngài để cố đứng ra ngoài những mê lầm bởi vì Tỉnh thời Là Phật, Mê là Chúng Sanh. (Toàn Nhật Quang Đài).

Vì Ngài đã thành một nhân vật lịch sử sáng giá. Hành động của Ngài là hành động có một không hai ở Việt Nam, hơn nữa tuy vô tình nhưng đem đến hệ quả làm thay đổi một giai đoạn lịch sử của VNCH cho nên nhà cầm quyền hiện tại ở VN cố lái ý nghĩa của sự tự thiêu nầy, cố mập mờ về tiểu sử của Ngài, cố tạo cho Ngài một ý muốn mà tôi biết rằng thâm tâm Ngài không hề có là:

(1) Muốn đánh đổ chế độ Cộng Hòa của Miền Nam, và

(2) Đòi cho được sự không kỳ thị tôn giáo đối với Phật giáo đồ ở giai đoạn 1963.

Thật ra theo tôi Hòa Thượng Thích Quảng Đức không chủ trương hai điều nầy: Xin xem lại Lời Nguyện Tâm Quyết:

Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc nghĩa là không có đánh nhau để giành dân chiếm đất, không có giết hại dân đen vô tội, không có khủng bố viên chức, càng không có chuyện làm xụp đổ chế độ nọ để áp dụng chế độ kia. Chuyện đánh đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là chuyện chắc chắn không có trong ý niệm của Ngài Quảng Đức khi Ngài toan tính chuyện tự thiêu.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo….

Tổng Thống nên lấy lòng bác ái đối với quốc dân, thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo có nghĩa là bình đẳng đối với tất cả tôn giáo, không có một sự quá trọng đối với bất cứ một tôn giáo nào mà coi thường những tôn giáo khác. Sự đòi hỏi của Ngài tuy không nói ra rõ ràng nhưng hàm chứa phải có sự bình đẳng đối với 4 tôn giáo lớn của Miền Nam là Thiên Chúa giáo, Phật Giáo, đạo Hòa Hảo, Cao Đài giáo… Đòi hỏi sự bình đẳng chung cho các đạo vượt trên sự đòi hỏi không bị kỳ thị chỉ riêng cho tôn giáo của mình. Tâm hồn cao đẹp của Ngài nằm trong mấy chữ vừa nêu lên: bình đẳng tôn giáo.

Xin nói thêm một lần nữa về sự tự thiêu.

Tự thiêu khác với ‘đánh bom tự sát’ về nhiều mặt. Tự thiêu không có mục tiêu sát thương dân chúng và chức quyền của đối phương càng nhiều càng tốt. Cũng không có ý rằng cái chết của mình sẽ được đền bù gì đó ở Thiên Đàng hay Niết Bàn…. Tự thiêuhành vi vô hóa xác thân mình bằng đường hòa bình, đem từ tâm mình thức tỉnh mê tâm của bên phe mà mình đương nói chuyện với. Tự thiêu do đó được nễ phục bởi phe đương đối thoại, được kính trọng khắp nơi trên thế giới do mình hiểu thấu sự huyển ảo của thân xác mà hành động, do thấu hiểu sự từ bi mà đem thân làm đuốc.

Một bài thơ nhỏ trong một tác phẩm xưa như sau, diển tả sự huyển ảo của tất cả mọi thứ theo quan niệm của người thấu hiểu Phật đạo, chắc chắn rằng Ngài Thích Quảng Đức đã đọc hay ít nhứt đã nghiền ngẫm những ý tưởng tương tợ rải rác đây đó trong các kinh kệ:

Tự không nhi sắc, sắc nhi không, 自空而色色而空,
Tịch mịch hư vô lý mạc cùng. 寂寬虚無理莫穷
Thố giác trượng khiêu đàm để nguyệt, 兔角杖挑潭底月
Qui mao thằng truyện thụ đầu phong. 龜毛绳傳𣗳頭風

dịch:

Từ không thành có, có thành không
Tịch mịch hư vô, chuyện chẳng cùng
Sừng thỏ sao khều trăng đáy nước,
Lông rùa chẳng buộc gió trên cây.

Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.

Thì sự có - không của thân xác một con người ở trong một sát na của thời gian miên viễn có gì đâu là quan trọng. Thì sự tự thiêu của người liễu đạo cũng là lẽ bình thường.

Xưa Đức Phật một đêm nọ bỏ cung điện ra đi và nguyện: “Ta sẽ trở về khi thấy Đạo, giải thoát nhân gian vượt bể sầu đau.” Bể sầu đau của nhân sinh, cách nầy hay cách khác, do Sinh Lão Bịnh Tử và do lòng sân si, đam mê vọng động của Tâm thường tình ở trong mỗi con người.

Đức Phật xưa bỏ hết để đi vào rừng tìm đường, năm 1963 Hoà Thượng Thích Quảng Đức bỏ hết để đi vào lửa trao ra một thông điệp yêu thương, bình đẳng, ngày nay tuổi trẻ Việt Nam cũng đang bỏ hết để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh đại họa mất đất, mất biển, mất nước, mất tự do đương diễn ra ở trong nước.

Con đường thương yêu đồng loại, thương yêu đồng bào là con đường liên tục nhưng thể hiện bằng nhiều cách thế. Cái khó là nhìn thấy!

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nguyễn văn Sâm tháng 6/2012, viết thêm tháng 06/2013.

(Nguyên Giáo Sư thỉnh giảng Viện Đại Học Vạn Hạnh trước năm 1975)

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a17626/ngon-duoc-tue-1963-va-con-duong-thuong-yeu-dong-loai

.

.... o ....

.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47003)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.