Bức Ảnh Đoạt Giải World Press Photo Năm 1963

18/09/201012:00 SA(Xem: 51720)
Bức Ảnh Đoạt Giải World Press Photo Năm 1963


qd-title-2

BỨC ẢNH ĐOẠT GIẢI WORLD PRESS PHOTO NĂM 1963

Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điền tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh... 

Tác giả: Malcom W.Browne (Mỹ); Hãng thông tấn AP. 

Lịch sử bức ảnh: Ngày 11-6-1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để bày tỏ sự phản đối của những tín đồ Phật giáo với chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm. 

 botatthichquangduc002

Ảnh đoạt giải WPP năm 1963

Hòa thượng Thích Quảng Đức (chùa Linh Mụ- Huế) đã tự thiêu tại một ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Cách mạng Tháng Tám. Những người tận mắt chứng kiến đã kể lại rằng: “Hòa thượng Thích Quảng Đức và hai nhà sư đi cùng đã đến ngã tư đó trên một chiếc ôtô, hòa thượng bước ra khỏi xe, ngồi kiết già. Những nhà sư đi theo giúp ông tẩm xăng lên cơ thể mình, sau đó ngài bật diêm tự thiêu. Ông chết sau đó vài phút.”

David Halberstam, phóng viên của tờ NY Times, một phóng viên chiến trường đồng thời là một nhân chứng của vụ tự thiêu đã tâm sự rằng: 

"Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ. Những ngọn lửa bốc lên từ cơ thể người, cơ thể của ông ta dần dần khô héo, đầu cháy đen và thành than, không khí toàn mùi thịt cháy. Phía sau tôi, tôi nghe rõ những tiến khóc nức nở của những người quanh đó. Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ được.

Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điền tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh.”

Bức ảnh nổi tiếng đã nằm trên bàn tổng thổng Kennedy ngay ngày hôm sau. 

Tác giả Malcom Browne: làm phóng viên cho thông tấn xã Hoa Kỳ AP. Từ năm 1959 ông làm phóng viên thường trú tại Baltimo. Năm 1961, ông được bổ nhiệm là trưởng phân xã AP phụ trách chiến tranh Đông Dương. Đến năm 1972, ông làm phóng viên cho NY Times, theo dõi tình hình Nam Phi. Malcom đã đến nhiều nơi trên thế giới. Ông đã xuất bản 2 cuốn sách The new face of war và Muddy Boots and Redsocks. Những thành quả mà ông đã đạt được là giải thưởng Pulizer 1964 và giải thưởng George Polk vì lòng dũng cảm trong hoạt động báo chí. Malcom kết thúc sự nghiệp với tư cách là một phóng viên nước ngoài vào năm 1977 và quay trở lại tờ NY Times với tư cách là một nhà báo viết về khoa học.

Phan Tùng 
(vietnam net)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46998)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.