Lược giải phẩm Phổ Môn

28/02/201610:01 SA(Xem: 16064)
Lược giải phẩm Phổ Môn

LƯỢC GIẢI PHẨM PHỔ MÔN
Đời Diêu Tần, pháp sư ba tạng là ngài Cưu Ma La Thập
dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa.
Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền


LỜI TỰA

 

 Kinh Hoa sen pháp diệu là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, và được dịch ra tiếng Trung Hoa bởi nhiều dịch giả. Tựu trung hiện đang lưu hành ba bản:

1. Chánh Pháp Hoa Kinh, do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, niên hiệu Vĩnh Khang tại Đôn Hoàng, gồm 10 quyển.

2. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do Ngài Cưu Ma La Thập dịch, vào đời Diêu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy và Long An (khoảng 396 397 Tây lịch) tại Trường An, gồm 7 quyển, sau thêm thành 8 quyển.

3. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, do hai Ngài Xà Na và Cấp Đa dịch vào đời Tùy, niên hiệu Nhân Thọ (khoảng 601 Tây lịch), tại chùa Đại Hưng Thiện, gồm 7 quyển.

Dịch từ văn Trung Hoa ra văn Việt gồm có những bản sau:

1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do dịch giả Đoàn Trung Còn dịch, xuất bản vào năm 1936. Bản dịch này, dùng cả bản văn Trung Hoa của ngài Cưu Ma La Thập dịch và bản Pháp văn của Eugène Burnouf.

2. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, xuất bản năm 1948. Bản dịch này căn cứ theo bản văn Trung Hoa của ngài Cưu Ma La Thập.

3. Pháp Hoa Huyền Nghĩa do cư sĩ Mai Thọ Truyền tuyển dịch, xuất bản năm 1964, ông dung hợp nhiều bản văn Trung Hoa và Pháp văn để dịch.

4. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Lục do Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch, xuất bản năm 1970, Ngài dịch nguyên bản văn Trung Hoa và chú giải của đại sư Thái Hư.

Về phẩm loại của những bản dịch Phạn - Trung thì bản Chánh Pháp Hoa của Trúc Pháp Hộ dịch có 27 phẩm, không có phẩm Đề Bà Đạt Đa và phẩm Chúc Lụy. Bản Diệu Pháp Liên Hoa của hai ngài Xà NaCấp Đa dịch đủ 28 phẩm, có phẩm Đề Bà Đạt Đa và phẩm Chúc Lụy ở vào phẩm thứ 22. Bản của Ngài Cưu Ma La Thập dịch, thiếu nửa phần đầu của phẩm Dược Thảo Dụ; thiếu phần đầu của phẩm Pháp Sư, thiếu phẩm Đề Bà Đạt Đa, thiếu phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn và phẩm Chúc Lụy ở chót. Nhưng sau y cứ vào bản viết trên lá bối do ngài Xà Na và Cấp Đa mang tới, dịch bổ khuyết thêm đầy đủ là 28 phẩm. Do đó mà sau này được đặt tên là thêm Phẩm Pháp Hoa tức là kinh Pháp Hoa thêm một phẩm. Ba bản kinh Pháp Hoa dịch từ chữ Phạn ra chữ Trung Hoa đang lưu hành, thì bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của ngài Cưu Ma La Thập dịch được coi là định bản. Vì đa số tu sĩ cũng như Cư sĩ đều dùng bản này để nghiên cứu tụng đọc, bởi văn kinh lưu loát sáng sủa, giàu âm điệu, nghĩa lý sâu sắc, đọc tụng dễ hiểu dễ nhận.

Bốn bản kinh Pháp Hoa được dịch từ chữ Trung Hoa ra chữ Việt mà chúng tôi vừa nêu, thì bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, được hầu hết người xuất gia cũng như tại giaViệt Nam dùng để nghiên cứu, học hỏi và trì tụng.

Kinh Pháp Hoa chẳng những ở Trung Hoa Tăng giàPhật tử quí trọng, mà khi truyền vào Việt Nam cũng được Tăng giàPhật tử quí trọng, nên thường tổ chức các đạo tràng Pháp Hoa hay hội Pháp Hoa để trì tụng. Đặc biệtNhật Bản, kinh Pháp Hoa được đưa lên thành một tông phái tên là Nhật Liên Tông, chuyên trì kinh Pháp Hoa và niệm câu Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Sớ giải kinh Pháp Hoa thì ở Trung Hoa có cả trăm nhà sớ giải. Nhưng hai bộ sách được quí trọng và phổ biến rộng rãiPháp Hoa Huyền Nghĩa, do đại sư Thiên Thai Trí Giả sớ giải và bộ Pháp Hoa Huyền Tán, do Ngài Khuy Cơ  đệ tử Ngài Huyền Trang sớ giải.

Kinh hoa sen pháp diệubộ kinh thuộc hệ phát triển, nhằm chỉ bày tri kiến Phật nơi tâm chúng hữu tình. Đó là sự thấy biết tuyệt đãi, nên không ở nơi vọng tâm tư lự. Nó vốn xa lìa mọi danh tự giả lập của tâm thức, xa lìa hết thảy tự ngôn tự ngữ trong tâm. Nó cảm nhận một cách trực tiếp đương tại, mà không qua suy luận của vỏ não, nên cũng gọi là thực tại tuệ giác.

tuệ giác thực tại, nên làm cho những tiếng nói thầm kín của cõi lòng dừng bặt, nên gọi là Quán thế âm. Đó chính là cánh cửa mở ra giải thoát giác ngộ trùm khắp không gian, bao hàm thời gian của hành giả bằng con đường của đạo học, chứ không ngang qua duy lý, triết học, nên gọi là “Phổ môn”. Cánh cửa cùng khắp hay chánh biến tri, chính là diệu dụng của sự cứu khổ và ban vui lớn, nên gọi là "đại từ bi". Còn “Vô tận ý” chính là dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng, với chuỗi dài sinh diệt, khổ đau.

Đó cũng là lý docổ nhân đã dùng phẩm Phổ môn này như là phương tiện đi vào tuệ giác, nhằm đem lại an lạc tuyệt đãi cho mình, và chan rãi cho cả vạn loại.

Mùa Vu Lan Phật lịch 2555 

Tỳ kheo Thích Minh Điền

 

Đề kinh:
Kinh đại thừa hoa sen pháp diệu - Phẩm Phổ môn - Bồ tát Quán Thế Âm.


1.Giải thích từ ngữ:

1.Kinh (Tiếng Phạn là Sutra=Tu đa la):Kinh là sợi chỉ xuyên suốt không phân tán; nên dịch nghĩa là quán xuyến và nhiếp trì. Những lời dạy của đức Phật, giúp cho chúng ta biết cách quán chiếu thân tâm và ngoại tại, để chuyển hóa những nghiệp nhân xấu ác sang tốt lành. Kinh cũng giúp cho chúng ta biết cách sống với chân tâm nhằm hóa giải vọng tâm. Kinh mang tính khế cơ và khế lý, tức phù hợp với từng căn cơ chúng sinh và khế hợp chân lý. Hệ kinh điển mang tính khế cơ được gọi là “Bất liễu nghĩa”. Hệ kinh này giúp cho chúng ta hình thành cho mình một phàm tuệ bằng chánh niệm tỉnh giác, bằng tuệ quán để thấy rõ mọi hoành tung thiện ác, tốt xấu để chuyển hóa thân tâm và ngoại tại, hầu đem lại sự bình ổn, sự tươi mát, an lạchạnh phúc cho cuộc sống chung cùng.

Hệ kinh điển mang tính khế lý được gọi là “Liễu nghĩa”. Hệ kinh này giúp cho chúng ta hình thành cho mình một thánh tuệ, tức sống đúng với bản giác sẵn có xưa nay của mình, ngõ hầu mở tung mọi lầm chấp bởi thói quen dựng lập của vọng tưởng. Kinh hoa sen pháp diệu này thuộc hệ liễu nghĩa.

2. Đại thừa: Đại là lớn, thừa là cỗ xe. Đức Phật dùng hình ảnh cỗ xe lớn để chỉ pháp lớn siêu việt số lượng, nhằm vượt thoát dòng tâm sinh diệt.

3.Diệu pháp:Hay pháp diệu chính là diệu dụng chiếu soi của chân tâm, cũng gọi là tri kiến Phật. Dụng của chân tâm là chiếu soi pháp giới, mà thể thì luôn tịch nhiên vắng lặng, nên gọi là Diệu.

3.Liên hoa: Là hoa sen; đức Phật dùng hình ảnh hoa sen để dụ cho chân tâm không dính mắc vọng trần. Chân tâm không sở trụ, nên luôn trụ chân như.

4.Phổ môn (tiếng Phạn là Samantamukha): Samanta là phổ biến, là cùng khắp. Mukha là cửa ngõ. Ngài La Thập, Trúc Pháp HộXà Na khuất Đa, đều dịch Samantamukha là Phổ Môn. Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian. Cửa ngõ của chân tâm thể nhập với mười như vậy (1) của mọi sự hiện hữu. Tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo ứng như vậy, gốc ngọn rốt ráo (bản mạt cứu cánh) là như vậy. Phổ Môn là cánh cửa giúp chúng ta đi vào thực tại tuệ giác, đi vào thực tướng của mọi sự hiện hữu; nên cũng gọi là "chánh biến tri".

5.Bồ tát Quán Thế Âm (Tiếng Phạn là Avalokitésvara), Ngài La Thập dịch là Quán Thế  Âm (Đại Chính 9, tr 56). Ngài Xà Na Quật Đa cũng dịch là Quán Thế Âm (Đại Chính 9, tr191). Nếu nghe âm thanh của thế gian bên ngoài thì phải nghe bằng lỗ tai, chứ không ai nghe bằng mắt bao giờ. Nhưng ở đây nghe bằng mắt tuệ nên gọi là Quán, thì đó chính là quán chiếu những tự ngôn tự ngữ thầm kín ở trong tâm. Quán là dùng mắt tuệ để quán sát những tự ngôn tự ngữ ở trong tâm, làm cho vọng tâm tan biến, nên ở kinh tâm Bát Nhã ngài Huyền Trang dịch là Quán Tự Tại. (Avalokite là quán, Isvara dịch là tự tại). Vì nhìn bằng ánh sáng của tuệ giác, nên ngài Pháp Hộ dịch là Quang Thế Âm (Đại chính 9, trang 128). Xưa nay, do hiểu nhầm nên gọi Quán Thế Âm là vị Bồ tát nghe tiếng kêu khổ đau bên ngoài, để đến cứu khổ; vô tình biến pháp hành Quán Âm (nhữ thính quán âm hành, thiện ứng chư phương sở) thành thần linh Quán Âm, hay tín ngưỡng Quán Âm.

6.Bồ tát: là phiên âm của tiếng Phạn Bodhisattva (Bô đi sát toa). Bô đi là giác, sát toa là hữu tình. Trung Hoa dịch là Giác hữu tình, nghĩa là giác ngộ những tình thức biến dạng liên tục ở trong tâm, và phát nguyện rộng lớn độ thoát hết thảy chúng sinh tâm, để sớm thành bậc giác ngộ vô thượng. Quán là quán sát bằng mắt tuệ, và ở đây là quán âm thanh, tức chỉ cho những tự ngôn tự ngữ của cõi lòng. Thế hay thế giới, bao hàm thời giankhông gian; tức ám chỉ cho hiện tượng vật lýhiện tượng tâm tâm lý. Nhưng đây chú trọng về tâm lý, tức những tiếng nói thầm kín của tâm hồn, nên nói thế là đổi dời, giới là phương vị. Đổi dời phương vị ở đây là chỉ cho lý tính vô thườngvô ngã của mọi sự vật và hiện tượng. Hiện tượng ở đây là âm thanh, nhưng âm thanh của cõi lòng (tiếng nói thầm kín của tâm hồn) nên không thể nghe bằng tai được, mà phải quán bằng mắt tuệ (quán thế âm). Quán sát những vọng tưởng ở trong tâm, làm cho nó được giải mở tất cả mọi lầm chấp bởi biến kế sở chấp, nên gọi là Giác hữu tình.

Ghi chú:

(1).Thập như thị: phẩm Phương tiện Kinh Pháp Hoa ghi: “Pháp mà chư Phật thành tựutối thắng đệ nhất, cực kỳ hiếm có và chúng sanh khó mà hiểu được. Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được tận gốc rễ về tướng chân thật của các pháp, bởi vì các pháp có: tướng như thị, tánh như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, cứu cánh bình đẳng từ đầu đến cuối như thị". 

1. Như thị tướng: Tướng của các pháp là như vậy. Tướng là tướng mạo, hình dáng bên ngoài, nhìn vào hình dáng bên ngoài để phân biệt được cái này với cái kia, pháp này với pháp kia. Chúng sinh ở trong mười giới đều có biểu hiện tướng khổ, tướng vui. 

2. Như thị tánh: Tánh của các pháp là như vậy. Tánh là nằm bên trong, là tự tánh bên trong, bản tánh này không thay đổi, dù cho diện mạo bên ngoài có thay đổi. Chúng sanh qua lại trong mười giới, tự tánh của nó vẫn không thay đổi. Giống như trong cây có lửa, hội đủ nhân duyên, cọ sát đến một mức độ nào đó thì lửa sẽ phát ra. 

3. Như thị thể: Thể của các pháp là như vậy. Thể là thể chất, hay bản chất của sự vật. 

4. Như thị lực: Lực của các pháp là như vậy. Các pháp đều có thể chất, nên nhất địnhnăng lực

5. Như thị tác: Tạo tác như vậy: Các pháp phát huy năng lực thì sẽ tương tác ra bên ngoài, sẽ tạo nghiệp. 

6. Như thị nhân: Quá trình tương tác sẽ tạo nên những cái nhân, nhân này sẽ là nguyên nhân khiến chúng sanh hiện hữu trong mười giới

7. Như thị duyên: Những yếu tố hỗ trợ cho cái nhân gọi là duyên. 

8. Như thị quả: Kết quả do nhân duyên tạo nên. 

9. Báo như thị: Báo ứng của quả báo, tức là do nghiệp thiện, hoặc nghiệp ác sẽ chiêu cảm báo ứng vui hoặc khổ. 

10. Bổn mạt cứu cánh như thị: Bắt đầu từ Tướng là gốc (bổn), sau hết  là cuối cùng (mạt), tất cả đều đưa đến hay quy về một cõi giới nào đó, gọi là cứu cánh, tức là nguyên lý quán thông cả chín pháp nêu trước.

2.Giải thích đề kinh:
KINH ĐẠI THỪA HOA SEN PHÁP DIỆU - PHẨM PHỔ MÔN  

 

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

Tên của bộ kinh này gọi là Hoa sen pháp diệu và phẩm mà chúng ta đang nghiên cứu gọi là Phổ Môn. Kinh lấy hoa sen mà đặt tên, cũng dụ cho sự không vướng mắc của tự tánh (vô nhiễm), nên gọi là pháp diệu (tức phản văn, văn tự tánh), cũng chỉ cho tánh giác hay tâm Như lai. Đức Phật Thích Ca chứng đắc cùng tột tâm này nên gọi là thành Phật. Đây chính là đức tướng trí tuệ của Như Lai. Trí tuệ ấy ở nơi bậc thánh không tăng, ở nơi phàm phu không giảm, bao trùm pháp giới, xuyên suốt mười phương, nên nói cửa cùng khắp (phổ môn). Chúng sinh do vô minh vọng khởi, đối cảnh sanh tình nên che lấp tâm ấy, mới trôi dài trong ba cõi sáu đường. Còn đức Phật tỏ ngộ tâm này mà được trí sáng trùm khắp (phổ quang minh trí), nên gọi là tri kiến Phật, hay "chánh biến tri".

Kinh này lấy tri kiến Phật là chỗ trở về và nương tựa, nên gọi là pháp diệu. Từ tri kiến chúng sinh mà mở ra tri kiến Phật (1). Vì pháp diệu nên không dùng phương tiện của tình thức để tạo thêm sóng thức sinh diệt trong tâm; mà phải “quán thế  âm” tức quán chiếu những tự ngôn tự ngữ ở cõi lòng, làm cho tan biến để trở lại với bản giác sẵn có của mình.

Hai chữ “phổ môn” nói lên chân tâm bao trùm pháp giới (2), tức tuệ quán trùm khắp nên gọi là “Quán Thế Âm”. Một bên là đối cảnh sanh tình nên tạo ra ý vô tận, nên nghiệp cảm cũng vô cùng, khổ đau cũng vô tận. Một bên là Quán thế âm hay Quán tự tại, tức tự tánh khởi dụng tự độ nên vượt thoát mọi vướng mắc của hai bên.

Nghe tiếng thì phải bằng lỗ tai, nhưng ở đây lại nghe bằng mắt (quán thế âm), thì đó chính là những tự ngôn tự ngữ trong vọng tâm của chúng ta vậy; chứ không phải tiếng bên ngoài. Những tiếng nói thầm kín của tâm hồn, chúng ta phải dùng tuệ quán mới cảm nhận được nó; bởi nó thuộc vô hình trung, như huyễn như hóa. Vì vậy cho nên, ở phẩm Kim Cương kinh Đại Bát nhã, đức Phật dạy: “Hết thảy pháp hữu vi thì như giấc mộng huyễn hóa, như bọt nước, như sương mai, như điện chớp. Nên quán sát như vậy”.

Ở đây là dùng trí giác để quán âm thanh của cõi lòng nên gọi là quán thế âm; còn nghe âm thanh thế gian bên ngoài bằng nghiệp thức thì phải nghe bằng tai. Năng nghe là tánh và sở nghe là tướng của mọi tự ngôn tự ngữ ở trong tâm. Quán tức làm cho năng quán và sở quán chẳng hai (bất nhị), tức không có vọng tưởng xen vào. Vì dùng tánh nghe chân thật (nghe trong sáng-vipassana) nên ngài Huyền Trang dịch là Quán Tự Tại. Tự tại khi tiếp xúc với năm uẩn nên gọi là “quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp”.  Tự tại với mười hai xứ (6 căn + 6 trần), tự tại với mười tám giới (6 căn + 6 trần + 6 thức), hay tự tại với mọi sự hiện hữu (thập như thị). Đó cũng chính là nghệ thuật “vô công dụng hạnh” của vị Giác Hữu tình (Bodhisattva), nên thật tướng mọi pháp hiện hữu. Đó cũng chính là tuệ giác thật tại, nên tâm không dựng lập bởi tình thức mang tính chủ quan, cục bộ và hạn hữu của bộ óc; nên gọi “đương thể tức không”. Bồ tát hay Bồ đề tát đỏa là phiên âm từ tiếng Phạn Bodhisattva (Bô đi sát toa), dịch nghĩa là Giác hữu tình, tức giác ngộ hết thảy tình thức biến dạng liên tục của vọng tâm bằng “bằng tự tánh tự độ”, nên gọi là Quán Thế Âm, hay Quán Tự Tại, hay Quang thế âm.

Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25 trong 28 phẩm thuộc kinh hoa sen pháp diệu. Kinh hoa sen pháp diệu là bộ kinh thuộc về giáo lý “Liễu Nghĩa”, trình bày về pháp vi diệu, được ví như hoa sen (liên hoa) không dính chút bùn nhơ. Pháp Diệu này chính là diệu dụng của chân tâm, hay tri kiến Phật. Thể của chân tâm thì tịch nhiên vắng lặng, mà dụng là chiếu soi khắp pháp giới nên gọi là cửa cùng khắp (phổ môn).

Vậy muốn nhận ra tri kiến Phật nơi mình, thì trước hết chúng ta phải nhận biết thế nào là tri kiến chúng sinh. Tri kiến chúng sinh chính là sự phát sóng của vỏ não để hình thành những khái niệm giả lập của tâm thức. Vì vậy, tri kiến này mang tính chủ quan và cục bộ của từng bộ óc (3); nó không có giá trị chung nhất, cũng không phải là bản thân thực tại.  Trong dòng nghiệp cảm duyên khởi của chúng sinh hữu tình nói chung và con người nói riêng, thì tri kiến này được hình thành từ vô thủy kiếp đến nay. Dòng tri kiến này tạo thành năng lực tiềm tại (dòng nghiệp lực) đẩy đưa chúng ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi, để hình thành hai nhận thức là tà và chánh.

Tà kiến (Mithyà-drsti) là kiến chấp sai lầm về hiện tượng giới, nên bác không có nhân quả, thiện ác, tốt xấu. Hoặc rơi vào niềm tin nhất thần, đa thần, thượng đế, mệnh trời, tướng số, tuổi tác, sao hạn hoặc phủ nhận tất cả (như chủ nghĩa duy vật vô thần).

Còn chánh kiến chính là sự phát sóng của vỏ não đúng với hiện tượng vật lýhiện tượng tâm tâm lý, tức đúng với nhân duyên sinh, đúng với định luật nhân quả, đúng với hệ quả tốt xấu, thiện ác. Thấy rõ đây là khổ, đây là khổ tập, đây là diệt, đây là đạo nhằm hình thành 37 phẩm trợ đạo, hầu chuyển hóa thân tâm và ngoại tại, từ xấu sang tốt, từ dữ sang hiền, từ khổ đau sang an vui, từ phàm phu thành người lương thiện, từ vô minh thành thánh trí. Vì vậy cho nên, người học Phật bước đầu là phải có chánh kiến. Nhờ vào chánh kiến giúp chúng ta dần dần giải trừ những hành vi xấu ác, hình thành những nghiệp lành, nhằm lành mạnh hóa gia đìnhxã hội.

Cả hai loại tà kiếnchánh kiến đều do vỏ não phát sóng mà hình thành những khái niệm giả lập của tâm thức, nên thuộc về tri kiến chúng sinh (4). Từ tri kiến chúng sinh bởi dòng nghiệp cảm duyên khởi, chuyển sang tri kiến Phật, nhằm vượt thoát dòng sinh tử, nên nói: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”, hay vào cái cửa chân tâm trùm khắp pháp giới (phổ môn). Vậy muốn vào cánh cửa cùng khắp này, thì phải thực hành Quán Thế Âm, hay Quán tự tại. Như vậy, quán thế âmpháp hành, nên ở đoạn trùng tụng, đức Phật dạy: “Ngươi nghe pháp hành quán âm, thì khéo mà ứng dụng khắp mọi nơi”. (5)

Ghi chú:

1.Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến.

2.Thụ cùng tam tế, hoành biến thập phương.

3.Tùy chúng sinh tâm, ứng sở tri lượng.

4.Giả chúng duyên nhi sinh, nhi viết chúng sinh.

5.Nhữ thính quán âm hành, thiện ứng chư phương sở.

—¯–

1.Chánh văn:

Lúc bấy giờ, Bồ tát Vô Tận Ý liền từ chỗ ngồi đứng dậy trạc áo bày vai phải, chắp tay hướng đến đức Phật mà bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát Quán Thế Âm do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?

Phật bảo Bồ tát Vô Tận Ý rằng:

"Này người trai lành! Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh thọ các khổ não, nghe Bồ tát Quán Thế Âm này, nhất tâm xưng danh. Bồ tát Quán Thế Âm tức thời quán âm thanh kia, đều được giải thoát.

2.Giải thích từ ngữ:

1.Bấy giờ (nhĩ thời): Là lúc hình thành những tự ngôn tự ngữ ở trong tâm, nên nhân vật phát khởi thưa thỉnh chính là ý.

2.Bồ Tát Vô Tận Ý (tiếng Phạn là Aksayamatir bodhisattva): Hán dịch là Vô Tận Ý Bồ Tát, Vô Lượng Ý Bồ Tát. Ý được dựng lập trên hiện tượng tâm - vật lý (căn+trần+thức) nên vô tận; cũng gọi là đối cảnh sanh tình. Tình thức năng sinh phân biệt, do sự tương tác giữa căn và trần, để tạo thành dòng khái niệm giả lập bởi những tự ngôn tự ngữ ở trong tâm (thế âm), tạo thành ba hệ quả là: Thiện, ác và vô ký. Và mỗi khi những tự ngôn tự ngữ trong dòng vọng tâm chấm dứt, do Tự tánh tự độ hay Giác hữu tình (bồ tát), thì Ý thức sẽ trở thành tuệ giác quán sát vi diệu (Diệu quán sát trí), thức mạt na trở thành trí tánh bình đẳng (không thủ xả), năm thức trước trở thành Thành sở tác trí, thức A lại da trở thành Đại viên cảnh trí.

3.Thế Tôn: Là người giác ngộ hoàn toàn nên được thế gian tôn kính. Thế Tôn là một trong 10 danh hiệu của một vị Phật: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn. (1). Thế Tôn ở đây là chỉ cho đức Phật Thích Ca.

4.Thiện nam tử (Tiếng Phạn là Kula-putra): Người đàn ông phát tâm lành là thiện nam tử, người đàn bà phát tâm lành thì gọi là thiện nữ nhân. Chúng tại gia thọ năm giới nên gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Trong kinh Tạp A Hàm 30 thì đối với tỳ kheotỳ kheo ni cũng được gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Trong hệ kinh phát triển thì hàng Bồ tát cũng được gọi là thiện nam tử, như Phẩm Phổ môn này gọi Bồ tát Vô Tận Ýthiện nam tử. Nam đây không phải là giới tính, mà là dụ cho đang trên lộ trình chuyển thức thành trí.

5.Giải thoát (Phạn âm là Vimoksa, Vimukti): Giải là mở ra mọi sự ràng buộc, mọi sự vướng mắc. Sống trong 3 cõi Dục - Sắc và Vô sắctâm không bị tham - sân - si chi phối thì gọi là Dục triền giải thoát (triền là sợi dây trói buộc). Đưa tâm thức ra khỏi mọi sự vướng mắc bởi những hạt giống tâm lý phụ tùng (biến kế sở chấp), nên gọi là giải thoát.

3.Lược giải:

Nhĩ thời là lúc bấy giờ, tức thời gian mà Bồ tát Vô Tận Ý thưa thỉnh đức Phật; hay chính là lúc ý thức đối cảnh sanh tình, rồi tạo ra những hạt giống trong tâm thức. Cái tình thức của chúng ta bị chia chẻ manh mún, tạo nên dòng nghiệp cảm duyên khởi tương tục, không bao giờ dừng nghỉ, nên gọi là vô tận ý. Ý tạo nên dòng suy nghĩ phân biệt; cội gốc của mọi lo âu, phiền não và khổ đau. Vì vậy cho nên, ý vô tận thì phiền não cũng vô cùng. Không luận là nam hay nữ, già hay trẻ; giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí hay ngu; đều đang ở trong tình thức thì đều bị ý thức khống chế, nên phải thọ nhận các khổ não (thọ chư khổ não). Bồ tát Vô Tận ýphương tiện chuyển ý thức thành trí quán sát vi diệu, nên mới thưa hỏi đức Phật về Quán Thế Âm, hay tự tính tự độ.

Bồ tát là phiên âm từ tiếng Phạn: Bô đi sát toa (Bodhi-sattva), bô đi là giác, sát toa là hữu tình. Giác hữu tình là làm cho những tình thức (ở đây là ý) biến dạng liên tục trong vọng tâm tan biến, bằng Quán Thế Âm hay quán tự tại hay quang thế âm. Ý thì vô tận, bởi đối cảnh sanh tình; nhưng nay chuyển ý thức thành trí quán sát vi diệu (diệu quán sát trí), nên đức Phật dùng từ “Thiện nam tử”. Nam ở đây không phải là giới tính (bởi ý không có nam nữ), mà là trên lộ trình chuyển thức thành trí.

Còn Bồ tát Quán Thế Âm thì dùng mắt tuệ để quán sát âm thanh thầm kín trong tâm làm cho vọng tâm tan biến (nên cũng gọi là quang thế âm), chứ không phải nghe âm thanh bên ngoài. Vì vậy cho nên, đức Phật nói: “Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Bồ tát Quán Thế Âm này, nhất tâm xưng danh, Bồ tát quán thế âm tức thời quán âm thanh kia, đều được giải thoát”. Quán là dùng tuệ giác để chiếu soi, nên mới đưa tâm thức ra khỏi mọi sự vướng mắc, làm cho những tự ngôn tự ngữ trong dòng vọng tâm tan biến, nên kinh nói “nhất tâm xưng danh”. Thế hay nói cho đủ là thế giới, như trên đã định nghĩa: Thế là đổi dời, giới là phương vị: tức nói lên hai lý tính vô thườngvô ngã của mọi sự vật hiện tượng. Ở đây là hiện tượng âm thanh trong cõi lòng, nên phải quán bằng mắt tuệ, chứ không nghe được bằng lỗ tai. Hành giả làm cho mắt tuệ hiện hữu thì tiếng nói của vọng tâm tức thời tan biến, những khổ đau của tâm chấm dứt. Vì vậy cho nên, ngài Huyền Trang dịch là Quán tự tại, còn ngài  Pháp Hộ dịch là Quang Thế Âm; quang là dùng ánh sáng của tuệ giác, hay dùng trí bát nhã để chiếu soi năm thọ uẩn, hay vạn pháp.

Đức Phật trình bày về hạnh môn Quán Thế Âm, tức quán âm thanh của cõi lòng bằng mắt tuệ, làm cho những lời thầm kín trong tâm thức tan biến, đưa hành giả đến nhất tâm; nên kinh văn gọi là “quán âm thanh kia đều được giải thoát”. Ý thì kiến lập vọng thức thuộc tri kiến chúng sinh; còn quán là tuệ giác chiếu soi nên xa lìa vọng tâm tư lự, mở ra tri kiến Phật. Và mỗi khi đã mở ra tri kiến Phật, tức sống với tuệ giác thật tại, thì sẽ thoát khỏi mọi khổ đau.

Xưa nay chúng ta hiểu lầm, cho rằng Bồ tát Quán Thế Âm nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh bên ngoài để đến cứu khổ, làm cho chúng sinh được giải thoát. Giải thoát là thuộc về tâm, mà tâm thì vô hình trung nên không ai có thể vào được trong dòng tâm thức mình để cứu. Nếu cứu khổ bên ngoài như vậy, là đồng nghĩa với sự cứu rỗi (God bless you) của Thượng Đế, và trái với luật nhân quảđức Thế Tôn đã dạy. Vô tình, biến pháp hành “quán âm” bằng niềm tin huyền bí phi lý, nên mới có tín ngưỡng quán âm. Niềm tin được gởi gắm hay phó thác cho một Đấng siêu thực nào đó, chẳng qua là pháp an tâm nhất thời của những người thiếu trí quán sát; còn động cơ sinh diệt của vọng tâm vẫn tồn tại ở trong tâm, thì không thể giải thoát, giác ngộ được. Chỉ có mình nỗ lực tự tánh tự độ bằng quán thế âm, làm cho sở quán không, thì năng quán cũng đi vào tịch tịnh (năng sở song vong). Vì sở quán không, nên kinh Nhất dạ hiền giả đức Phật dạy: "Tuệ quán chính ở đây: Không động, không rung chuyển".

Vì vậy cho nên, đức Phật dạy: “Địa ngục từ tâm sinh, thiên đường không ngoài tâm có. Tâm là công họa sư vẽ nên thiên đường cực lạc, mà tâm cũng là nơi khổ đau bất tận”. Thiên đường, cực lạc, hay địa ngục khổ đau không ngoài tâm mà có. Như vậy, quán thế âmdiệu dụng của tuệ quán, nên đoạn văn trùng tụng sau đức Phật dạy: “Ngươi nghe hành quán âm, thì khéo mà ứng dụng khắp mọi nơi”. Xin hành giả liễu tri.

Ghi chú:

1.Mười danh hiệu của một vị Phật: Tathāgata : Như Lai, là người đã đến như thế hay người đã đến từ cõi Chân như. Arhat : Ứng Cung, là người đáng được cúng dường, đáng được tôn kính. Samyak saṃbuddha : Chính Biến Tri hay Tam miệu tam bồ đề, là người hiểu biết đúng tất cả các pháp. Vidyā caraṇa saṃpanna : Minh Hạnh Túc, là người có đủ trí huệđức hạnh. Sugata : Thiện Thệ, là người đã đi một cách tốt đẹp. Loka vid : Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu thế giới. Anuttara puruṣa : Vô Thượng Sĩ, là Đấng tối thượng, không có gì so sánh được. Puruṣa damya sārathi : Điều Ngự Đại Trượng Phu, là người đã điều chế được mình và giúp cho nhân loại. Deva manuṣyānāṃ śāstṛ : Thiên Nhân Sư, là Bậc thầy của cõi ngườicõi trời. Bhagavān : Phật Thế Tôn, là Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.

—¯–

1.Chánh văn:

Nếu có người trì danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm này, dầu có vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ tát này nên được như vậy.

Nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng danh hiệu Bồ tát này liền được chỗ cạn.

Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sinh vì cầu (tham) vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, nên vào trong biển lớn, giả sử có làn gió đen (si) thổi ghe thuyền kia trôi tấp nơi nước quỉ La sát (sân), trong ấy nhẫn đến chỉ có một người xưng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, thì những người kia đều được giải thoát khỏi nạn quỉ La sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.

Nếu lại có người sắp đem làm hại, xưng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, mà được giải thoát.

Nếu quỉ Dạ xoa cùng La sát đầy dẫy trong ba ngàn thế giới rộng lớn muốn đến hại người, nghe xưng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, thì các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn, huống lại làm hại.

Giả sử lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm thì thảy đều đứt rã, liền được giải thoát.

Nếu kẻ oán tặc đầy dẫy trong ba ngàn thế giới rộng lớn, có một vị thương chủ dắt những người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: Này các người trai lành! Chớ có sợ hãi, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, vị Bồ tát này có năng lực đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được giải thoát khỏi oán tặc này.

Những người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam Mô Bồ tát Quán Thế Âm!" Vì xưng danh hiệu Bồ tát nên liền được giải thoát.

Này Vô Tận Ý! Bồ tát lớn Quán Thế Âm có sức oai thần rộng lớn như thế.

Nếu có chúng sinh lòng nhiều dâm dục, thì thường cung kính niệm Bồ tát Quán Thế Âm, liền được ly dục.

Nếu có nhiều giận hờn, thì thường cung kính niệm Bồ tát Quán Thế Âm, liền được lìa giận.

Nếu nhiều ngu si, thì thường cung kính niệm Bồ tát Quán Thế Âm, liền được lìa si.

Này Vô Tận Ý! Bồ tát Quán Thế Âm có những sức oai thần lớn, đem lại nhiều lợi ích cho tâm sở như thế, cho nên chúng sinh thường nên đem tâm niệm.

 

2.Giải thích từ ngữ:

 

1.Lửa lớn: Là ngọn lửa của sân hận, của cố chấp, của si mê.

2.Nước lớn: Là nước của ái dục, của lòng tham không đáy.

3.Lưu li: Cũng gọi là phệ lưu li, tì đầu lê, là loại đá quý có màu xanh (Ngọc bích), là một trong bảy loại đá quý.

4.Xa cừ: là loại vỏ sò lớn ở biển, phía trong vỏ sáng như ngọc, phía ngoài có nhiều đường vân thật đẹp, thường dùng để khảm vào mặt gỗ để trang trí; là một trong bảy thứ quý.

5.Mã não, cũng gọi là thạch tạng, thai tạng, xử tạng: là loại trang sức quý, có màu sắc như não của ngựa. Nó cùng loại với hổ phách, chứ không phải là đá kim cương.

6.Hổ phách: Là loại đá quý sắc màu vàng hồng óng ánh.

7.Trân châu: Hạt ngọc của con trai.

8.Biển lớn: Là biển đời, biển sinh tử.

9.Hắc phong: Là làn gió đen, dụ cho làn gió vô minh.

10.Nước quỉ La sát: Dụ cho những tâm niệm nham hiểm, độc ác.

11.Quỉ La sát: Quái vật có hình dáng hung dữ, làm não hại người. Quỉ là một trong sáu đường sinh tử của chúng hữu tình. Ở kinh này thì ám chỉ cho những vọng tưởng xấu ác não hại tâm hồn.

Vị cầu là dụ cho lòng tham, làn gió đen thổi là si mê hay vô minh, trôi dạt vào nước quỉ la sát là dụ cho sân hận đảo điên.

12.Quỉ dạ xoa: Loài quỉ đói có hình thù hung dữ, thường não hại người, nó cũng có phép biến hóa. Ở kinh này thì ám chỉ cho những vọng tưởng xấu ác biến dạng liên tục, để não hại những tâm hồn còn nhiều si ám.

13.Thế giới: Thế là đổi dời, giới là phương vị. Nói đổi dời là nói đến hiện tượng vật lýtâm lý. Mọi hiện hữu bị hai lý tính vô thườngvô ngã chi phối. Quỉ dạ xoaLa Sát đầy dẫy trong ba ngàn thế giới rộng lớn, tức ám chỉ những tâm niệm xấu ác của ba thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai) đầy dẫy trong tâm chúng sinh.

14.Người có tội, không tội: Chỉ cho niệm ác và niệm thiện.Tâm thức luôn bị hai thứ niệm thiện, ác trói buộc (gông cùm xiềng xích) không để cho tâm được tự do tự tại.

15.Nữu giới già tõa: Trói tay là nữu, trói chân là giới, trói cổ là già, trói toàn thân là tõa; dụ cho trói chặt từ đầu đến chân, dụ cho tình thức bị hai thứ vật chấttâm lý buộc ràng.

16.Oán tặc: Những tâm niệm oán thù (oán) như giặc cướp (tặc), cướp mất sự thanh tịnh sáng suốt của tâm (của báu).

17.Tâm sở: Những hành tướng tâm lý do đối cảnh sanh tình, tạo thành những hạt giống của biến kế sở chấp (đa sở).

3.Lược giải:

Như đoạn trên đã nói, Quán thế âm là cửa thực hành để đi vào biển tuệ (phổ môn), nên mỗi khi dùng mắt tuệ để rọi soi vào những hạt giống trong tâm thức, thì những hạt giống ảo giác ấy tức thời tan biến, nên tất cả đều được giải thoát.

Trước hết là nói đến ngọn lửa sân hận ngút ngàn (đại hỏa) của tâm thức, và mỗi khi nó bùng lên thì đốt cháy toàn tâm của chúng ta. Một niệm sân là một ảo giác được dựng lập bởi dòng tâm thức phân biệt, để hình thành những tự ngôn tự ngữ sân hận trong tâm. Nhưng nhờ biết sử dụng tuệ quán đế quán chiếu những tự ngôn tự ngữ kia (quán thế âm), thì những ảo giác sân hận ấy sẽ tức thời tan biến, nên gọi là lửa không thể thiêu đốt được tâm mình.

Hoặc giả nếu bị dòng nước lớn tham dục cuốn trôi vào lòng tham không đáy bởi: được mất, hơn thua, vinh nhục, thắng bại.v.v… với dòng tâm chơi vơi không ngừng nghỉ. Nay biết sống với hạnh “biết đủ và ít muốn”, hoặc làm cho hạt giống tham đắm tiêu tan bằng Quán thế âm, nên không rơi vào nguy hiểm (tức được vào chỗ cạn). Cuộc khủng hoảng kinh tế của nhân loại ngày nay, đâu không do lòng tham không được kiềm chế ư?

Hoặc nếu có nhiều tham cầu những thứ quý báu, nên đi vào biển đời rộng lớn để tranh dành, cướp dật lẫn nhau. Nào là tham danh, tham lợi, tham tình, tham quyền cố vị, tham bành trướng chủ nghĩa, tham dành cướp tài nguyên và đất đai nước khác, tham bành trướng tôn giáo, nên loài người dễ dàng mất hết lương tri, dẫn nhau ra chiến trường làm mồi cho bom đạn. Đó chính là hệ quả của ba hạt giống tâm lý xấu ác ở trong tâm thức mà ra. Vị cầu là tham, gặp làn gió đen thổi (hắc phong) là si, nên trôi tấp vào nước quỉ La sátsân. Vì vậy, muốn giải thoát khỏi nạn quỉ La sát (tham, sân, si) thì tâm phải quay về tự tánh tự độ hay xưng danh hiệu Quán thế âm. Không chịu kiểm soát lòng tham, không biết chế ngự cơn sân, không biết phát triển tuệ giác (giải trừ si mê) để đưa tâm ra khỏi vướng mắc khổ đau; thì địa ngục trần gian không có ngày khép lại. Mọi sự khủng bố và mọi cuộc chiến tranh đều phát xuất từ tham, sân, si của loài người cộng lại.

Hoặc nếu có nhiều tâm niệm xấu ác tác hại đến tâm hồn đau đớn như bị dao cắt, hay như bị gậy đánh. Nếu biết dùng tuệ quán chiếu soi vào những tự ngôn tự ngữ khổ đau kia mà kinh gọi là xưng Quán thế âm, thì những thứ khổ đau ấy không còn, mà được giải thoát. Vì vậy cho nên, người nào dựng lập nhiều hạt giống xấu ác trong tâm, là tự mình gây lấy khổ đau cho tâm mình, như bị dao gậy hành hình vậy. Mọi khổ đau đều xuất phát từ những tự ngôn tự ngữ xấu ác ở trong dòng tâm thức mà ra. Nay dùng hạnh môn Quán thế âm, tức quán những âm thanh kia, nên đều được giải thoát.

Nếu trong ba ngàn cõi nước rộng lớn đầy dẫy quỉ Dạ Xoa cùng quỉ La sát muốn đến hại người. Ba là ba thời gian: quá khứ, hiện tạivị lai; tức ám chỉ cho tâm niệm xấu ác của ba thời gian chứa đầy trong dòng tâm thức. Nay dùng Quán thế âm để chiếu soi trở lại thì những vọng tâm độc hại ấy tan biến. Ác nhãn là tầm nhìn xấu ác, hay những tri kiến sai lầm, nên tác hại đến tâm hồn mình.

Giả sử có người hoặc có tội, hoặc không tội, bị gông cùm xiềng xích trói buộc; nếu xưng danh hiệu Bồ tát Quán Thế âm, thì những gông cùm kia thảy đều đứt rã, liền được giải thoát. Người có tội là những vọng tâm sai trái xấu ác, người không tội là những vọng tâm tốt đẹp thiện lành. Đó chính là hai loại hạt giống thiện, ác ở trong tâm; nó tạo nên những sợi dây oan nghiệt trói chặt tâm thức của chúng ta như gông cùm xiềng xích vậy. Sợi dây vật lý thì dễ chặt đứt, nhưng sợi dây tâm lý thì khó mở vô cùng, nếu không dùng tuệ quán của tự tánh (quán thế âm), hay chính trí bát nhã của mình. Và mỗi khi biết sử dụng hạnh môn Quán thế âm, thì những hạt giống vọng tâm kia tức thời tan biến, nên nói tức được giải thoát.

Kẻ oán tặc đầy dẫy trong ba ngàn thế giới rộng lớn là ám chỉ cho những tâm niệm oán thù bao trùm ba thời gian, đầy dẫy trong tâm thức. Những hạt giống oán thù ấy như giặc cướp, cướp mất sự thanh tịnhan lạc của tâm hồn, làm cho chúng ta ngày đêm lo âusợ hãi. Vì vậy cho nên, trong kinh Pháp cú đức Phật dạy:

 

“Không thù oán cạnh người thù oán

Sống không thù sung sướng biết bao

Giữa đời tham dục xôn xao

Sống không tham dục thanh cao ai bằng.”

 

Nhờ lực quán thế âm làm cho những tự ngôn tự ngữ sợ hãi ở trong tâm tan biến, nên nói Quán thế âmnăng lực làm cho không còn sợ hãiđược giải thoát khỏi mọi tâm niệm oán thù. Lực của chân tâm là đòn bẫy, đẩy lùi tất cả vọng tưởng, nên Phẩm Phổ môn này có công năng phá tan tưởng ấm.

Nếu trong tâm có nhiều hạt giống tham dục, thì nhờ dụng lực Quán thế âm, nên lìa được tâm tham. Nếu trong tâm có nhiều hạt giống sân hận, thì nhờ dụng lực Quán thế âm, nên lìa được tâm sân. Nếu trong tâm có nhiều si mê, thì nhờ dụng lực Quán thế âm, nên lìa được tâm si mê. Lực Quán thế âm hay tự tánh tự độ, nhằm hóa giải mọi tâm sở nên đem lại lợi ích lớn là giải thoát, nên kinh nói “đa sở nhiêu ích”.

—¯–

1.Chánh văn:

Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ bái cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm, liền sinh con trai phước đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng đoan chính, vì trước đã trồng cội phước đức nên mọi người đều kính mến.

Vô Tận Ý! Bồ tát Quán Thế Âm có sức thần như thế.

Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Bồ tát Quán Thế Âm, thì phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm.

Này Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai (dụ cho xả ly 62 kiến chấp) ức hằng hà sa Bồ tát (Bồ đề tát đỏa) lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống y phục, giường nằm thuốc thang. Ý ngươi nghĩ sao? Công đức của người trai lành, gái hiền đó có nhiều chăng?

Vô Tận Ý thưa: Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật nói: Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, nhẫn đến một lúc lễ bái cúng dường, thì phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm ngàn vạn ức kiếp không thể cùng tận.

Này Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế.

2.Giải thích từ ngữ:

1.Người nữ: Dụ cho vọng tâm sinh diệt.

2.Cầu nam: Dụ cho chuyển tâm sinh diệt sang phước đứctrí tuệ. Phước đứctrí tuệ ở đây là đức tướng Như lai, hay trí không vướng mắc.

3.Cầu nữ: Tức dùng phương tiện sinh diệt để độ sanh thì phương tiện ấy phải đoan chánh, tốt lành đầy đủ phước đức làm cho mọi người kính mến.

4.Phước bất đường quyên:Năng lực quán thế âm làm cho phước đức tánh hiện hữu.

5.Thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ tát: Tức xả ly sáu mươi hai kiến chấp trong tâm, bằng lực “vô công dụng hạnh” của bậc Giác hữu tình (xả bỏ chấp ngã và pháp).

6.cúng dường tứ sự: Đó chính là công hạnh phước trí nghiêm thân của bậc Bồ tátđức Phật.

3.Lược giải:

Người nữ là dụ cho vọng tâm sinh diệt, mà cầu nam là chuyển tâm sinh diệt sang chân tâm bất sinh bất diệt, nên làm cho phước đứctrí tuệ của Như Lai hiện hữu. Trí Như lai là trí không vướng mắc hai bên, nên cũng gọi là trí không (sunyata). Còn tánh của phước đức cũng từ nơi chân tâmhiện hữu.

Cầu nữ là dùng phương tiện sinh diệt để độ sanh, nên phương tiện ấy phải thiện xảo, mà kinh dụ cho tướng đoan chánh. Thực hành bốn pháp để nhiếp hóa chúng sinh:

Thứ nhất là bố thí: Đem sức lực hoặc tài vật ra để giúp chúng sinh, hoặc lấy chánh pháp giáo hóa chúng sinh, làm cho chúng sinh không sợ hãi; gọi là thí tài, thí pháp và thí sự không sợ hãi (vô úy thí).

Thứ hai là ái ngữ: Là dùng lời hay ý đẹp để giáo hóa chúng sinh, làm cho người nghe được an lạc; nên cũng gọi là truyền thông. Ngược lại, thế giới ngày nay gọi là văn minh, nhưng phần lớn người ta dùng ngôn ngữ không lành mạnh để đả phá và bôi nhọ lẫn nhau mà cũng gọi là truyền thông, thì thật là thiếu trí tuệ. Vì vậy, đã là Phật tử thì phải học và thực tập bốn pháp nhiếp hóa này(tứ nhiếp pháp).

Thứ ba là lợi hành: Dùng ba nghiệp thiện (ý nghĩ thiện, lời nói thiện, hành động thiện) để giáo hóa chúng sinh, làm cho được lợi ích an vui; đồng thời tùy sức lực và phương tiện mà làm lợi ích về tinh thần cũng như vật chất cho chúng sinh.

Thứ tư là đồng sự: Cùng hòa vào cuộc sống rồi đem điều tốt lành giáo hóa chúng sinh.

Đó là bốn phương tiện tạo nên phước đứctrí tuệ, làm cho chúng sinh kính mến lẫn nhau; rồi dùng lực vi diệu của Quán thế âm hay tự tánh tự độ nhằm hướng đến giải thoát, nên nói phước đức tánh hiện hữu.

Lại nữa, nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa bồ tát, lại trọn đời cúng dường tứ sự thì công đức người này rất nhiều. Bồ tát như trên đã định nghĩa là Giác hữu tình, tức xả ly những thứ tình chấp biến dạng liên tục trong tâm, làm cho tánh giác hiển lộ. Những vọng tưởng trong tâm rất nhiều, nhưng không ngoài sáu mươi hai (62) kiến chấp. Bởi từ sáu mươi hai kiến chấp ấy, phát sinh ý vô tận, tạo nên dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng, và khổ não cũng vô lượng. Nay thực hành giác hữu tình, làm cho dòng tâm sinh diệt bị đoạn tận, công đức tánh hiện bày, nên nói “công đức người này rất nhiều”.

Thực hành cúng dường y áo, giường nằm, thuốc men và thực phẩm (tứ sự cúng dường) cho người tu hành, dưới thì cứu giúp những người bất hạnh trong cuộc đời. Cúng dường cũng có nghĩa là xả ly chấp ngãchấp pháp, nên nói công đức không thể nghĩ bàn. Phước trí nghiêm thân của bậc giác hữu tình, thì xa lìa mọi chấp thủ nên siêu việt tư lượng. Thọ trì trên so sánh với người thọ trì danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, tức tự tánh tự độ làm cho những tự ngôn tự ngữ ở trong tâm tan biến, nên kinh nói bằng nhau không khác. Một bên là xả sạch ngã chấppháp chấp về mặt hiện tượng, một bên là tự tánh tự độ thuộc về tánh, làm cho tánh tướng bất nhị nên chẳng khác nhau.

Ghi chú:

*62 kiến chấp: Muốn biết rõ về 62 kiến chấp này thì nên nghiên cứu bài kinh Phạm VõngTrường A Hàm, hay Trường Bộ Kinh.

—¯–

1.Chánh văn:

 Bồ tát Vô Tận Ý bạch đức Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát Quán Thế Âm dạo đi trong cõi Ta bà này như thế nào? Thuyết pháp cho chúng sinh như thế nào? Dùng sức phương tiện cho việc ấy như thế nào?

Phật bảo Bồ tát Vô Tận Ý: Này người trai lành! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào muốn dùng thân Phật được độ thoát thì Bồ tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Duyên giác được độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Thanh văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh văn mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Phạm Vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân trời Đế Thích được độ thoát, liền hiện thân trời Đế Thích mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân trời Tự tại được độ thoát, liền hiện thân trời Tự tại mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân trời Đại Tự tại được độ thoát, liền hiện thân trời Đại Tự tại mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân trời Đại Tướng Quân được độ thoát, liền hiện thân trời Đại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Tỳ Sa môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa môn mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Tiểu vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu vương mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Trưởng giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng giả mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Cư sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư sĩ mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Tể quan được độ thoát, liền hiện thân Tể quan mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Bà la môn được độ thoát, liền hiện thân Bà la môn mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân phụ nữ của Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà la môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, người cùng chẳng phải người được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Muốn dùng thân thần Chấp Kim Cang được độ thoát, liền hiện thân thần Chấp Kim Cang mà vì đó nói pháp.

Này Vô Tận Ý! Bồ tát Quán Thế Âm  thành tựu công đức như thế đó, phương tiện dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải nhất tâm cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm.

Bồ tát lớn Quán Thế Âm này ở trong chỗ nạn gấp sợ hãi, có năng lực ban sự không sợ hãi, cho nên cõi Ta bà này đều gọi là vị  ban sự không sợ hãi.

2.Giải thích từ ngữ:

1.Dạo đi trong cõi Ta bà: Phương tiện để thể nhập mỗi tâm niệm sai biệt của chúng sinh, bởi bậc giác hữu tình. Cõi Ta bà ở đây là dụ cho vọng tâm sai biệt tạo nên tham (dục), sân(sắc) và si(vô sắc); còn quán thế âm là làm cho tâm không còn sai biệt bởi vọng thức nữa, nên nói “…thân được độ thoát”.

2.Thuyết pháp cho chúng sinh: Thứ nhất là phải: “Tùy chúng sinh tâm, ứng sở tri lượng” để tùy duyên mà nhiếp hóa, nhằm dẫn chúng sinh về pháp lành. Thứ hai là dùng lực tự tánh tự độ, để hóa giải vọng tâm đưa về niết bàn, nên kinh Kim Cương bát nhã đức Phật dạy: “không pháp có thể nói ra, nên nói thuyết pháp”.

3.Sức phương tiện(Upàya): Trí thông đạt về chân như là phương, chỉ cho trí Bát nhã. Trí thông suốt về quyền nghi để giáo hóa chúng sinh thì gọi là tiện. Phương là lý phương chánh (đạo lý đúng đắn), tiện là ngôn từ thiện xảo (lời lẽ khéo léo). Cứu cánh của giác ngộtâm chân như (phương), nhưng dùng quyền biến phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đạt đến chân như, nên khi đạt chân thật rồi thì quyền biến phương tiện phải bỏ đi.

4.Thân Phật: là hệ quả của thân phước đứctrí tuệ, nên cũng gọi là pháp thân.

5.Thân Duyên Giác: Quán nhân duyêngiác ngộ, đặc biệt là quán 12 nhân duyêngiác ngộ. Đó là: Vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Dùng phương tiện quán 12 nhân duyên theo chiều hoàn diệt để hóa giải vọng tâm.

6.Thân Thanh Văn: Quán pháp bốn đế, đó là Khổ, tập, diệt và đạo; hình thành 37 phẩm trợ đạo để giáo hóa chúng sinh; rốt ráo ở đây là diệt đế hay niết bàn.

7.Phạm vương: Vua cõi trời đại Phạm thuộc cõi trời sơ thiền. Phạm vương là người đầu tiên đến thỉnh đức Phật chuyển pháp luân. Phạm thiên vương thường đứng hầu bên phải đức Phật, tay cầm phất trần trắng. Nhờ thực hành mười pháp không hại (thập thiện) nên được sinh lên các cõi trời. Mười nghiệp lành là không: giết hại, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác, nói lời sàm dở dâm tục, tham dục, giận dữ, và tà kiến. Dẫn dắt từ thực hành mười thiện đến thực hành thiền định, đạt được sơ thiền, rồi tiến dần lên thành cứu cánh giác, nên nói “Thân được độ thoát”.

*Cõi trời sơ thiền có 3: Cõi thiền thứ nhất của sắc giới: Trời Phạm chúng (Brâhmapâ ârsadya), Trời Phạm Phụ (Bramâpuohita), và Trời Đại phạm (Mahabrahma). Sơ thiền thiên là cõi Phạm thiên do Phạm thiên vương đứng đầu, nên Ngài cũng làm chúa tễ của cõi Ta bà (tam thiên đại thiên thế giới) và người ta cũng gọi ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Do tu phạm hạnh ở cõi sắc, xa lìa dâm dục mà được thanh tịnh. Phạm hạnh là hạnh thanh tịnh. Nhờ giữ tâm thanh tịnh nên những món thô lậu trong tâm nằm im không động, đạt được sơ thiền.

*Cõi Trời nhị thiền có 3: Cõi thiền thứ hai của sắc giới: Trời Thiếu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Quang Âm. Do đạt nhị thiền nên được định tâm vi tế, không còn tâm sở tầm và tứ nữa nhưng còn vướng hỷ và lạc.

*Cõi Trời tam thiền có 3: Cõi thiền thứ 3 của sắc giới: Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh. Tâm định sâu hơn nên lìa hỷ của cõi thiền thứ hai, nhưng lại sinh an lạc vi tế nên gọi là ly hỷ diệu lạc địa.

*Cõi Trời tứ thiền có 9: Cõi thiền thứ tư: Phạm Sinh, Phước Ái, Quảng Quả (3 cõi này phàm phu tu chứng ở). Vô Tưởng (cõi này ngoại đạo tu chứng ở). Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Cánh (5 cõi này thánh nhân tu chứng quả thứ 3 ở). Tâm định thâm sâu nên có công năng thu nhiếp các chi tịnh lự là: Tầm ,tứ, hỷ và lạc. Do xả hết 8 đối tượng (làm cho tâm loạn động) là: Tầm, tứ, khổ, lạc, ưu, hỷ, thở ra, hít vào, đạt được tâm không khổ không vui, nên gọi là định bất động, cũng gọi là xả niệm thanh tịnh. Trong kinh An Ban Thủ Ý thì đạt được tứ thiền bằng đề mục cuối cùng (thứ 16) là xả niệm thanh tịnh.

*Cõi Lục dục (sáu cõi trời Dục giới):  Trời Tứ Thiên Vương, Trời Đao Lợi, Trời Tu Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Tự tại, Trời Tha Hóa Tự tại.

8.Trời Đế Thích: Vua thuộc cõi trời Đao Lợi, là một trong mười hai vị trời trấn giữ ở phương đông, chuyên thủ hộ Phật pháp.Vị trời này chính là vị thần của Ấn Độ giáo thời xưa. Trời Đế Thích nguyên là Bà La môn của nước Ma - dà - đa, do tu hạnh bố thí cúng dường mà được phước báo sanh lên cõi trời Đao Lợitrở thành thiên chủ của cõi trời này. Bên cạnh Đế Thích, còn có 10 vị Đại thiên tử hầu cận.  Trời Đế Thích cũng có tên là: Thích Ca Đề Hoàn, Nhân Đa La, Thích Đề Hoàn Nhân, Thích Ca Đề Bà, Thiên Đế Thích, Thiên chủ, Kiều Thi Ca, Ta Bà Bà. Vào sáu ngày trai giới của mỗi tháng, vị trời này ra lệnh cho trời Tứ Thiên vương, Thái tử, Thị giả v.v… giám sát các điều tà chánh, thiện ác trong thiên hạ. Nếu nghe chúng sinh trong thế gian làm nhiều điều ác như bất hiếu với cha mẹ, không kính trọng sư trưởng, không tu trai giới, không bố thí cúng dường thì vị trời này sẽ lo buồn vì thiên chúng sẽ bị tổn giảm, mà chúng A tu la lại tăng thêm làm cho thế gian tràn đầy đau khổ. Nếu như có nhiều người tu trì giới đức, thì tăng thêm tuổi thọ; ngược lại nếu phá giới phạm trai tạo nhiều nghiệp nhân xấu ác thì sẽ làm cho giảm tuổi thọ. Khi đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ, thì trời Đế Thích cầm bảo cái theo hầu đức Phật. Hình tượng Đế Thích cỡi voi trắng, tay phải cầm chày tam cổ, tay trái đặt trên thắt lưng; trong mật giáo còn có các hình tượng thần vương cũng là hiện thân của Đế Thích vậy. Thực hành thiện nghiệpthiền định cho đến cứu cánh giác ngộ (thân đắc độ giả).

9.Trời Tự tại hay Trời Đại Tự Tại: Cũng gọi là Ma Hê Thủ La, Thiên chủ, Trời Đế Thích, là vị thần bảo vệ chánh pháp của đức Phật, trụ ở tầng trời đệ tứ thiền; cũng là chủ thần Thấp Bà (1 trong 3 vị chủ thần của Bà La Môn). Bà La Môn giáo coi vị thần này là bản thể thường trụ, đầy khắp vũ trụ và có thần cách Phiếm thần luận “lấy hư không làm đầu, lấy đất làm thân”. Hình tượng vị này có 3 mắt, 8 tay, cỡi trâu trắng, tay cầm phất trần trắng. Trụ đệ tứ thiền rồi tiến vào cứu cánh giác (thân đắc độ giả).

10.Trời Đại Tướng Quân: Vị tướng của cõi trời.

11.Tỳ Sa Môn: Phạn Vaiśravaṇa (Buddhist Sanskrit Texts No. 6, P. 252). Hán phiên âm là Tỳ  sa môn, dịch là Đa văn. Vị Thiên vương ở phía Bắc đã được tham dự và nghe nhiều buổi thuyết pháp của Đức Phật, nên gọi là Đa văn thiên vương. Cũng có khi còn gọi là Phổ môn thiên vương. Vị Thiên vương có nhiều tài bảo, nổi tiếng khắp cả bốn phương, vì vậy gọi là Phổ môn Thiên vương. Vì có nhiều tài bảo cho nên đạo Bà La Môn của Ấn Độ ngày xưa gọi vị này là Thần Tài (Thần Tài xuất phát từ đây vậy, rồi ảnh hưởng đến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước thuộc châu á). Vị Thiên vương nầy có nhiều uy lực, thống lãnh loài quỉ Dạ xoaLa sát. Dạ xoa là một loài quỉ có khả năng biến hóa làm người và những loài khác, hình thù dữ tợn, nhiều tay, nhiều chân. La Sát là loài quỉ cực ác, thô bạo, ghê rợn, thích ăn thịt người. Cảnh giới của chúng có thể ở dưới biển cả, có thể ở trên đất liền. Hai loại quỉ nầy đều chịu khuất phục dưới sự lãnh đạo của Tỳ sa môn Thiên Vương. Vì vậy cho nên, vị này cũng được gọi là Thiện Thần hộ pháp. Vị này thực hành “văn huệ” bằng cách nghe nhiều buổi thuyết pháp của đức Phật, rồi hướng đến “tư huệ”  và “tu huệ” để đạt thành giải thoát giác ngộ (thân đắc độ giả).

12.Tiểu vương: Vua của nước nhỏ.

13.Trưởng giả: Những người giàu có và sống đạo đức, thường phát tâm cúng dường bố thí, làm việc lợi ích cho tha nhân.

14.Cư sĩ: Cư sĩ có hai loại: Một là “cư tài chi sĩ”, tức người đời tích lủy được nhiều tài sản. Hai là “cư gia đạo sĩ”, tức người tại gia tu theo đạo Bồ tát, như cư sĩ Duy Ma Cật chẳng hạn. Tại gia thọ giới Bồ tát thì gọi là cư sĩ, và xuất gia thọ giới Bồ tát thì gọi là Sa Di Bồ táttỳ kheo Bồ tát. Chúng ta thường lẫn lộn cách gọi người tại gia tu theo đức Phậtcư sĩ hết, mà không phân biệt người tại gia thọ năm giớiƯu bà tắc (nam) và Ưu bà di (nữ), còn cư sĩtại gia thọ giới Bồ tát.

15.Tễ Quan: Vị quan đầu triều.

16.Bà la môn (Bràhmana): Gọi cho đủ là: Bà la hạ ma nô: là những người tu theo pháp Phạm Thiên (tu theo 4 bộ kinh Phệ đà), và họ tin mình sinh ra từ miệng trời Phạm Thiên, nên giai cấp của họ là trên hết trong 4 giai cấp của Ấn Độ xưa.

17.Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di: Chúng đệ tử của đức Phật, gồm hai chúng tại giaƯu bà tắc (chỉ cho nam) và Ưu bà di (chỉ cho nữ); hai chúng xuất giaTỳ kheoTỳ kheo ni.

18.Thân phụ nữ của Trưởng giả, Cư sĩ, Tễ quan, Bà la môn: Tức con gái của những thành phần trên.

19.Thân Đồng nam, Đồng nữ: bé trai và bé gái, tuổi còn bé thơ.

20.Trời: Các vị trong các cõi trời, nhờ hành 10 điều thiện mà được sanh vào các tầng trời.

21.Rồng: Phạn Nāgār, Hán dịch là Long. Rồng có tám loại:

1-Nandanagārāja: Hán dịch là Nan đà long vương, Hoan hỷ long vương. Vua của loài rồng có lòng hoan hỷ.     

2-Upanandanagārāja: Hán dịch là Bạt nan đà long vương, Cận hỷ long vương. Vua của loài rồng thường gần gũi và hoan hỷ với nhân gian.

3- Sāgaranagārāja: Hán dịch là Ta già long vương, Hàm hải long vương. Vua của loài rồng cư trú ở dưới biển.

4- Vāsukinagārāja: Hán dịch là Hòa kiết tu long vương, Đa đầu long vương, Bửu xưng long vương. Vua của loài rồng có chín đầu.

5- Tacchakanagārāja: Hán dịch là Đức ca xoa long vương, Hiện độc long vương, Đa thiệt long vương. Vua của loài rồng có nhiều lưỡi và biểu hiện nhiều sự độc hại.

6- Anavataptanagārāja: Hán dịch là A na bà đạt đa long  vương, Vô não hại long vương. Vua của loài rồng ở trên hồ của núi tuyết, thường biểu hiện sự hiền lành.

7- Manasvin: Hán dịch là Ma na tư, Đại thân, Đại lực. Vua của loài rồng có thân hình và có thế lực rất lớn.

8-Utpala: Hán dịch là Ưu bát la, Liên hoa sắc. Vua của loài rồng có màu sắc như hoa sen hồng.

Tám vị Long vương nầy đứng đầu trong hàng Long chúng đã từng đến nghe Phật nói kinh Pháp Hoa; hay chính là ẩn dụ cho những tâm niệm thầm kín, những mưu sâu kế độc. Vì vậy cho nên, khi được tự tánh tự độ (quán thế âm) thì những tâm niệm sâu kín ấy cũng bị hóa giải, nên nói “thân đắc độ giả”.

22.Dạ xoa (Dược xoa): Quỉ thần bay trên hư không. Ở đây dụ cho những ước mơ bất chánh, những vọng tưởng độc ác.

23.Càn thát bà: Phạn là Gandhara, Hán chuyển âm là Càn thát bà và dịch là Khứu Hương Thần – loài thần nuôi sự sống bằng cách ngửi hương. Thân thể của vị thần này thường phát ra hương thơm. Thần tấu nhạc trong cung vua Đế Thích. Đến nghe kinh Pháp Hoa có bốn vị Càn thát bà vương:

1.Manodjnagandhararàja: Hán chuyển âm và dịch là Nhạc Càn thát bà vương. Vua của một loài âm nhạccõi trời Đế Thích, có tài về hát và nhảy theo những vũ khúc.

2.Manodjnasvaragandhararàja: Hán chuyển âm và dịch là Nhạc âm Càn thát bà vương. Vua của loại âm nhạc về điều âm và hòa âm của các loại nhạc khí (hòa âm phối khí) và có tài nhảy theo những nhạc điệu hòa âm và điều âm ấy.

3.Madhuragandhararàja: Hán chuyển âm và dịch là Mỹ Càn thát bà vương. Vua của thần nhạc, có tài điều khiển nghệ thuật về vũ khúc một cách tinh diệu.

4.Madhurasvaragandhararàja: Hán chuyển âm và dịch là Mỹ âm Càn thát bà vương. Vua của loài thần nhạc có khả năng huấn luyện những nghệ thuật vũ khúc cho kẻ khác và điều tiết âm thanh, để phát ra những âm thanh vi diệu.

Bốn vị Càn thát bà vương này đã từng đến nghe Đức Phật nói kinh Pháp Hoa. Ở đây dụ cho những tâm thức say đắm mùi hương, đam mê lời ca tiếng nhạc, điệu vũ lả lơi làm cho tâm hồn mê mẫn trong dục vọng khổ đau (diễm khúc tình từ, đạo dục tăng bi), nay cũng nhờ tự tánh tự độ nên cũng được độ thoát.

24.A tu la: Phạn Asura, Hán chuyển âm là A tu la và dịch là Phi thiên, Phi đoan chánh. Một loài quỉ thần, có nhiều thần lực, có cung điện, có phước báo gần bằng chư Thiên, chứ không phải như chư Thiên. Tâm niệm chóng thay đổi, dễ nóng giận, nên gọi là Phi đoan chánh. Đến nghe kinh Pháp Hoa có bốn vị A tu la vương:

1.Bàlesuraràja: Hán chuyển âm và dịch là Bà trĩ A tu la vương, Đoàn viên, Bị phược. Một loài quỉ thần bị trói buộc. Sở dĩ loài này có tên như vậy là theo truyền thuyết, loài A tu la này đánh nhau với cõi trời Đế thích, bị thua cuộc và bị bắt trói, vả lại còn bị giáng chức thấp hơn các vị Thiên thần.

2.Suraskandhàsuraràja: Hán chuyển âm và dịch Khư la khiên đà A tu la vương, Quảng kiên A tu la vương. Loài thần A tu la có vai rất rộng, ở dưới biển.

3.Vematchiràsuraràja: Hán chuyển âm và dịch Tỳ ma chất đa la A tu la vương, Tranh tâm, Chủng chủng nghi, Bào cẩm… Loài thần A tu la có tâm hay tranh cãi, nóng giận, nhiều nghi ngờ và mặc áo mão rằn ri.

4.Ràhosuraràja: Hán chuyển âm và dịch La hầu A tu la vương, Chấp nhật, Chướng trì. Nghĩa là loài A tu la dùng tay che khuất ánh sáng mặt trời. Loài này là loại tiền phong của loài A tu la.

Ở đây dụ cho những tâm thức sân si, nóng nảy, nhiều giận lắm hờn; nên luôn che mất trí tuệ; nếu biết nương vào tự tánh tự độ (quán thế âm) thì cũng được độ thoát.

25.Ca lâu la vương: Phạn là Garudaràja. Hán chuyển âm và dịch là Câu lâu la vương, Kim sí điểu vương. Đến nghe kinh Pháp Hoa gồm có bốn loại Ca lâu la vương:

1.Mahàtedjagarudaràja: Hán chuyển âm và dịch là Đại oai đức Ca lâu la vương. Vua của loài chim có đôi cánh vàng rộng lớn, bay xa 335 vạn dặm; 1 dặm 576 # 600m = 193.536.000m, nơi cổ loài chim này có hạt Như ý bảo châu, nó hay bắt rồng để ăn. Do đó nó có oai đức lớn đối với loài rồng, khiến cho loài rồng phải kinh hãi.

2.Mahàkayagarudaràja: Hán chuyển âm và dịch nghĩa là Đại thân Ca lâu la vương. Vua của loài chim thân lớn, sà hai cánh cách xa nhau 30 ức vạn dặm.

3.Mahàpumagarudaràja: Hán chuyển âm và dịch Đại mãn Ca lâu la vương; loài chim bắt rồng để ăn được sung mãn theo ý muốn.

4.Mahàrdhipràptagarudaràja: Hán chuyển âm và dịch là Như ý Ca lâu la vương. Vua của loài chim có hạt châu Như ý đeo ở nơi cổ.

Ở đây dụ cho những mưu cao kế sâu độc ác, nay nương vào “quán thế âm” cũng được độ thoát.

26.Khẩn na la: Phạn là Kinarà. Hán chuyển âm và dịch là Khẩn na la, Nghi thần; một loài quỉ thần quái lạ, giống như người mà không phải người, trên đầu có một cái sừng. Vị thần này đặc trách âm nhạccõi trời Đế thích, chuyên về tấu nhạc, có bốn:

1.Dharmakinnararàja: Hán chuyển âm và dịch là Pháp Khẩn la la vương. Vua của loài thần tấu nhạc, chuyên ca ngợi về đạo lý Tứ Đế.

2.Sudharmakinnararàja: Hán chuyển âm và dịch là Diệu pháp Khẩn na la vương. Vua của loài thần chuyên tấu nhạc để ca ngợi sự vi diệu của đạo lý Duyên khởi.

3.Mahàdharmakinnararàja: Hán chuyển âm và dịch là Đại pháp Khẩn na la vương. Vua của loài thần tấu nhạc chuyên ca ngợi đạo lý Lục độ, đạo lý Đại thừa Bồ tát.

4.Dharanadharmakinnararàja: Hán chuyển âm và dịch là Trì pháp Khẩn na la vương. Vua của loài thần có khả năng tấu nhạc duy trì và tổng hợp pháp Ba thừa để dẫn đến Nhất thừa.

Khi đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa có bốn vị Khẩn na la vương đến dự.

Ở đây dụ cho chuyển hóa ba thừa là: Thanh văn, Duyên giácBồ tát thành Nhất thừa hay Phật thừa bằng tự tánh tự độ, hay quán thế âm.

27.Ma hầu la già: Phạn là Mahoraga, Hán chuyển âm và dịch là Ma hầu la già, Ma hô lạc ca, Đại mãng thần. Nghĩa là loài chúa tể của rắn, thân hình to lớn, thân thể thuộc về rắn, nhưng đầu giống như đầu người. Loài này dùng bụng để đi. Khi đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa, loài thần rắn này cũng đến dự hội nghe pháp.

Ở đây dụ cho những tâm ý lọc lừa, mình Ngô đuôi Sở, hay mình rắn đầu người, trước sau bất nhất, và mỗi khi hướng đến tự tánh tự độ hay “phản văn, văn tự tánh” thì cũng được độ thoát.

28.Nhân phi nhân: Là danh từ tổng kết tám bộ gồm: Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già. Trong đó, tám bộ loại này có thể hiện thân người, nhưng không phải người. Trong khi Phật nói kinh Pháp Hoa thì có tám bộ loại này đến tham dự.

Người là dụ cho sống đúng năm nhân cách, nhưng ở đây là chưa đủ tư cách con người, hoặc cao hơn con người (thiên); tức ám chỉ cho tám hành tướng tâm thức sai biệt trong các loài hữu tình. Nay nương vào tự tánh tự độ, nên cũng được độ thoát.

29.Thần Chấp Kim Cang: Phạn là Vajrapāṇivaineyānāṃ (Buddhist Sanskrit Texts No 6, P 252). Vajra là Kim cang; pāṇi là tay cầm; vaineyānāṃ là Thần. Vajrapāṇivaineyānāṃ, Vị Thần tay nắm chày Kim  Cang.  Ngài La  Thập  dịch   執金剛身,  Chấp  Kim  Cang  Thân ( Đại  Chính 9, tr 57B). Ngài Pháp Hộ dịch 執金剛 神, Kim Cang Thần  (Đại Chính 9, tr 129C). Ngài Xà Na Quật Đa dịch執金剛神, Chấp Kim Cang Thần ( Đại Chính 9, tr 192B ). Vị thần tay cầm chày kim cương, cũng gọi là Chấp kim cương Dạ xoa, Kim cương thủ, Kim cương lực sĩ, là tướng Dạ xoa tay cầm chày kim cương bảo vệ cửa thiền Đế Thích, gặp lúc đức Phật ra đời thì liền xuống cõi Diêm phù đề để hộ vệ đức Phật, phòng giữ đạo tràng. Cũng gọi là hai vị Hiếp An Kim Cương lực sĩ xưa nay thường đứng trước cổng chùa để giữ gìn chốn chùa chiền, nên người đời gọi là hai vua, cũng gọi là ông thiện và ông ác; nhưng cả hai đều thiện.

Ở đây dụ cho tâm niệm “tồi tà phụ chánh” của những người có tâm hộ pháp. Nhưng sự hộ pháp đắc lực và đúng nghĩa nhất là làm cho chân tâm hiển lộ, nên cũng được “quán thế âm độ thoát”.

30.Tháp của Phật Đa Bảo: Tháp này hiện giữa hư không, tức chỉ cho tâm vô sở trụ (1). Ngọc Anh Lạc dụ cho tánh giác, chia chuổi ngọc Anh Lạc ra làm hai, một cúng cho đức Phật Thích Ca, nửa kia cúng vào tháp của đức Phật Đa Bảo là dụ cho thủy giác trở lại với bổn giác, bằng tự tánh tự độ, hay quán thế âm.

3.Lược giải:

Đến đoạn này, Vô Tận ý hỏi đức Thế TônBồ tát Quán Thế Âm dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào? Thuyết pháp cho chúng sinh như thế nào? Dùng sức phương tiện độ thoát chúng sinh như thế nào?

Cõi Ta Bà là cõi sinh diệt (vô thường), tức ám chỉ cho vọng tâm sinh diệt huyễn hư của chúng ta. Quán Thế Âm chính là năng lực của tuệ giác trùm khắp tâm sinh diệt, nên có công năng rọi soi những tự ngôn tự ngữ thầm kín ở trong tâm hồn, làm cho những ảo giác ấy tan biến, như sức nóng hiện hữu thì băng tan. Những thân ứng hiện ở trên chỉ là tiêu biểu mà thôi; còn tánh giác thì trùm khắp không gian, khắp thời gian.

Đứng về mặt vọng tâm thì tùy tâm thức của từng chúng sinhhiện ra sở tri sai khác, nhưng không ngoài mười loại hạt giống tâm thứcđức Phật diễn tả trong kinh Kim Cang Bát nhã: “Loài sinh từ trứng, loài sinh từ bào thai, loài sinh từ ẩm thấp, loài sinh chuyển hóa, loài sinh từ sắt chất, loài sinh từ không sắt chất, loài sinh từ có tưởng, loài sinh từ không tưởng, loài sinh từ không hữu tưởng (rơi vào trầm không), loài sinh từ không vô tưởng (rơi vào trệ tịch)”. Những sở tri ấy là do tâm thức biến hiện để hình thành những đối tượng giả lập trong tâm thức, kể cả đối tượng thiền định sai lạc nên rơi vào vô ký không, hoặc rơi vào trầm không (phi tưởng) và trệ tịch (phi phi tưởng). Trí năng hay trí thức là do sự phát sóng của vỏ não mà hình thành, tạo thành dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng từ vô lượng kiếp đến nay. Nó tạo thành hệ quả là vui ít, khổ nhiều.

Khác với năng lực của nghiệp do vọng tâm hình thành; trí tuệ Bát nhã là thứ trí tuệ bản nhiên nên tự thân siêu việt thiện ác. Trí vô phân biệt (trí không) nên cũng gọi là trí giác ngộ hay trí Phật, hay tri kiến Phật. Trí này từ trong bản chấtxa lìa mọi động cơ chấp thủ của tình thức, tuyệt nhiên thanh tịnhtrong suốt như hư không vô sở hữu, nhưng dung chứa sum la vạn tượng trong ấy. Nó hiện hữu một cách siêu việt vi diệu nơi mỗi tâm hồn, nên gọi là bản giác.

Vì từ trong bản chấttịch chiếu như thế (như thị) nên hoàn toàn tự tại trước mọi đối tượng nhận thức, ở trong mọi hoàn cảnh. Nó vốn vượt thoát thời giankhông gian, nên không bị mọi đối tượng và hoàn cảnh buộc ràng, nên ngài Huyền Trang dịch là quán tự tại. Bởi quán tự tại, nên soi suốt thực thể các pháp như nó đang là, nên gọi là “thân được độ thoát”.

Tri kiến Phật rỗng không vắng lặng, nên mới soi thấy năm uẩn đều không, hay mọi hiện hữu “như thị” và được mệnh danh là “thực tại tuệ giác”. Quán Thế Âm hay Quán Tự tạinăng lực làm cho vọng tâm sai biệt trở thành một thể nhất tâm, nên kinh nói “nhất tâm xưng danh Quán Thế Âm, Quán Thế Âm quán kỳ âm thanh giai đắc giải thoát”.  Tuệ giác hay trí bát nhã thì trùm pháp giới, nên ngài Pháp Hộ dịch là Quang Thế Âm.

Như trên đã nói, Quán là dùng mắt tuệ để chiếu soi những âm thanh thầm kín trong tâm hồn, chứ không phải âm thanh bên ngoài. Nếu âm thanh bên ngoài thì phải nghe bằng lỗ tai. Nhưng đây là những tự ngôn tự ngữ giả lập của tâm thức, để hình thành những hạt giống về sáu phàm và bốn thánh. Vì vậy cho nên, Quán Thế Âm hiện thân đầu tiên là thân Phật, tức phải chuyển thức thành trí, chuyển từ triết học qua đạo học, làm cho những khái niệm giả lập về giải thoát, về giác ngộ, về niết bàn tan biến. Đó cũng là lý dothiền sư Tông Bổn nói: “Ý thánh, tình phàm đều chẳng lập. Một vầng trăng sáng giữa trời treo” (1).

Vọng tâm sinh ra sáu phàm, vọng tâm dựng lập khái niệm giả hữu về bốn thánh đều choán mất bản tâm thanh tịnh. Vì vậy cho nên, trong kinh Viên Giác, đức Phật dạy: “Đem tâm suy lường mà cảm nhận về cảnh giới viên giác, thì chẳng khác nào đem lửa đom đóm mà đốt núi Tu di”. Vì vậy Tổ xưa dạy: “Chỉ cần sạch hết phàm tình, không cần thánh giải”. Đó chính là mật nghĩa hiện thân Phật, tức làm cho chân tâm hiển lộ; mà đừng tìm Phật trên ngôn từ ngữ nghĩa, trên những khái niệm giả lập, với mảnh bằng cấp học vị dễ bị đánh lừa, làm cho mầm chấp ngã càng lớn(Hòa Thượng Tiến sĩ….).

Vì sao không hiện thân Bồ tát? Vì Bồ tát là Giác hữu tình, tức làm cho tình thức tan biến bằng Bồ tát Quán Thế Âm, nên không lập lại nữa. Hữu tình ở đây chính là những khái niệm giả hữu của tâm thức, trên từ những khái niệm về Phật, suốt dưới cho đến những khái niệm về quỉ, thần.v.v…đều làm cho độ thoát tất cả. Đây là pháp tổng nhiếp, nên gọi là “Phổ môn”; tức nhiếp hóa từ những vọng thức về sáu phàm (lục phàm) và những vọng thức về bốn thánh.

Thứ hai là hiện thân Duyên Giác, tức làm cho 12 nhân duyên trở về hoàn diệt bằng Quán Thế Âm, hay quán tự tại nhằm phá tưởng ấm, đoạn tận vô minh.

Thứ ba là hiện thân Thanh văn, tức chuyển khái niệm về bốn đế (khổ - tập - diệt - đạo) thành rốt ráo niết bàn, bằng Quán Thế Âm. Vì vậy cho nên, mỗi khi trí bát nhã hiện tiền thì không còn dựng lập khái niệm về bốn đế, nên kinh nói “Vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo”.

Thứ tư là hiện thân Phạm Vương là vua của cõi trời Đại Phạm thuộc cõi sơ thiền. Ở đây là chuyển từ cõi sơ thiền thiên, tiến đến nhất tâm bởi Quán Thế Âm, đạt thành cứu cánh giác ngộ. Cõi trời sơ thiền có 3:

Cõi thiền thứ nhất của sắc giới: Trời Phạm chúng (Brâhmapâ ârsadya), Trời Phạm Phụ (Bramâpuohita), và Trời Đại phạm (Mahabrahma). Sơ thiền thiên là cõi Phạm thiên do Phạm thiên vương đứng đầu, nên Ngài cũng làm chúa tễ của cõi Ta bà (tam thiên đại thiên thế giới) và người ta cũng gọi ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Do tu phạm hạnh ở cõi sắc, xa lìa dâm dục mà được thanh tịnh. Phạm hạnh là hạnh thanh tịnh. Nhờ giữ tâm thanh tịnh nên những món thô lậu trong tâm nằm im không động, đạt được sơ thiền.

Thứ năm là hiện thân trời Đế Thích, vị trời này có hạnh bố thí cúng dường và làm việc thiện; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, nên cũng đạt thành cứu cánh giải thoát.

Thứ sáu là hiện thân  trời Tự  Tại, nay cũng được tự tánh tự độ, nên cũng đạt thành giải thoát giác ngộ.

Thứ bảy là hiện thân  trời Đại Tự Tại, nay cũng được tự tánh tự độ, nên cũng đạt thành giải thoát giác ngộ.

Thứ tám là hiện thân  Đại Tướng quân (vị tướng của cõi trời); nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên đạt thành giác ngộ.

Thứ chín là hiện thân Tỳ Sa Môn Thiên Vương, vị thần hộ pháp; nay cũng được Quán Thế Âm hay tự tánh tự độ, nên cũng được giải thoát.

Thứ mười là hiện thân Tiểu vương, tức vua của nước nhỏ; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười một là hiện thân Trưởng Giả, tức người giàu có và thích làm việc thiện; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười hai là hiện thân Cư Sĩ, tức người tại gia thọ giới Bồ tát, gồm: Một là “cư tài chi sĩ”, tức người bồ tát tại gia tích lủy được nhiều tài sản và thường phát tâm cúng dường, bố thí. Hai là “cư gia đạo sĩ”, tức người tại gia tu theo đạo Bồ tát vừa tu phước vừa tu huệ, như cư sĩ Duy Ma Cật chẳng hạn. Nay được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười ba là hiện thân Tễ quan, tức vị quan đầu triều; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười bốn là hiện thân Bà La Môn, những vị này tu theo bốn bộ kinh Phệ Đà của Bà La môn; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười lăm là hiện thân Tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, tức bốn chúng đệ tử của Phật; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười sáu là hiện thân con gái của trưởng giả, cư sĩ, tễ quan, bà la môn; nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười bảy là hiện thân Đồng nam, đồng nữ; tức bé trai và bé gái. Nay cũng được Quán Thế Âm hóa độ, nên cũng được giải thoát.

Thứ mười tám là hiện thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, người cùng chẳng phải người. Nay cũng được Quán Thế Âm độ thoát, hay tự tánh tự độ nên cũng được giải thoát.

Thứ mười chín là hiện thân thần Chấp Kim Cang, tức hai vị Hộ pháp đứng trước cửa thiền môn để bảo hộ chánh pháp. Hai vị này có nhiệm vụ “tồi tà phụ chánh”, nhưng hộ pháp đắc lực nhất là làm cho chân tâm hiển lộ, nên cũng được Quán Thế Âm độ thoát.

Bồ tát như trên đã định nghĩa là Giác hữu tình, tức làm cho vọng tâm sai biệt trở về nhất tâm; nên cũng được gọi là “cộng giới” hay chính là “phổ môn”. Quán Thế Âm hay quán tự tạinăng lực làm cho tâm sạch hết phàm tình và thánh giải, nên nói: “Bồ tát Quán Thế Âm dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi để độ thoát chúng sinh”. Cúng dường Quán Thế Âm hay tự tánh tự độ là xả ly không năng sở. Vì xả sạch ngã chấppháp chấp nên được nhất tâm, thì mọi sự sợ hãi trong tâm thức không còn, nên nói bồ tát Quán Thế Âmnăng lực ban sự không sợ hãi.

Đến đây ý đã nhận ra tánh giác bất sinh bất diệt nên xả sạch vọng tâm bằng cúng dường Quán Thế Âm, hay tự tánh tự độ. Vì tự tánh tự độ, nên ý thức trở thành trí căn bản, dụ cho ngọc quý anh lạc dâng lên cúng dường Quán Thế Âm, nên nói “Xin nhân giả nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”. Đứng trước đức Thế Tôn, bậc thầy tối thượng của mình nên Quán Thế Âm không ấn chứng cho Vô tận ý. Đức Phật hiểu được, liền bảo bồ tát Quán Thế Âm: “Ngươi nên thương bồ tát Vô tận Ý và hàng bốn chúng, trời, rồng, dạ xoa, càng thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già, người và chẳng phải người vân vân mà nhận chuỗi ngọc này”, tức ấn chứng. Khi ấy bồ tát Quán Thế Âm liền nhận chuỗi anh lạc, rồi chia làm hai phần: Một phần dâng lên đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một phần dâng lên cúng dường tháp của Phật Đa Bảo. Tháp Phật Đa bảo trụ giữa hư không, tức dụ cho chân tâm vô sở trụ, như kinh Kim Cương đức Phật dạy: “nên không sở trụ mà sinh tâm ấy”. Dâng lên đức Phật Thích Ca tức dụ cho thủy giác, và dâng lên tháp Phật Đa Bảo tức dụ cho bản giác. Thủy giác trở lại với bản giác bằng tự tánh tự độ (Quán Thế Âm), làm cho thủy bản chẳng hai (bất nhị). Đó là cả quá trình chuyển thức thành trí của bồ tát Quán Thế Âm, nhằm xóa sạch mọi tưởng ấm, tức những tự ngôn tự ngữ thầm kín trong vọng tâm, để mở ra tri kiến Phật; nên đức Phật bảo là: “Bồ tát Quán Thế Âm có sức thần tự tại như thế, nên mới dạo chơi nơi cõi Ta Bà”.  Còn chúng ta thì do sức mạnh của nghiệp (nghiệp lực) nên bị đẩy đi lang thang trong cõi luân hồi, với dòng samsāra chưa có lúc ngừng nghỉ. Xin hành giả liễu tri.

Ghi chú:

1. Ý thánh tình phàm câu bất lập, nhất luân minh nguyệt chiếu hư không. (Sơn cư bách vịnh -Thiền sư Tông Bổn).

2.Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm: Nên không sở trụ mà sinh tâm ấy.

—¯–

                                                      1.Chánh văn:

Bấy giờ đức Bồ tát

Vô Tận Ý dùng kệ

Chấp tay thành kính lễ

Hỏi lại đức Phật rằng:

Thế Tôn đủ tướng diệu

Con nay muốn tìm hiểu

Phật tử nhân duyên

Tên là Quán Thế Âm?

Đức diệu tướng Từ Tôn

Trả lời Vô Tận Ý:

Ngươi nghe hành Quán Âm

Khéo ứng dụng khắp nơi

Thề rộng sâu như biển

Trải nhiều kiếp khó bàn

Hầu nhiều ngàn đức Phật

Phát nguyện lớn thanh tịnh

Ta vì ngươi lược nói:

Nghe tên và thấy hình

Tâm niệm chẳng khởi lên

Năng diệt khổ các cõi.

Giả sử khởi ý hại

Xô ngã hầm lửa lớn

Nhờ lực niệm Quán Âm

Hầm lửa biến thành ao.

Hoặc nổi trôi biển lớn

Gặp nạn quỉ cá rồng

Nhờ lực niệm Quán Âm

Sóng mòi chẳng chìm lặn.

Ở chóp núi Tu di

Bị người xô rớt xuống

Nhờ lực niệm Quán Âm

Như mặt trời giữa không.

Hoặc bị người dữ rượt

Ngả xuống núi kim cương

Nhờ lực niệm Quán Âm

Chẳng tổn hại mảy lông.

Hoặc bị oán tặc vây

Cầm gươm dao làm hại

Nhờ lực niệm Quán Âm

Tức thời sinh từ tâm.

Hoặc nạn khổ vương quyền

Sắp hành hình mất mạng

Nhờ lực niệm Quán Âm

Dao gậy gãy từng đoạn.

Hoặc ngục tù xiềng xích

Trói buộc cả tay chân

Nhờ lực niệm Quán Âm

Tháo gỡ được thoát thân.

Trù yếm bởi độc dược

Nguy hại đến bản thân

Nhờ lực niệm Quán Âm

Liền trở lại bổn nhân.

Hoặc gặp La sát dữ

Rồng độc chúng quỉ sứ

Nhờ lực niệm Quán Âm

Tức thời chẳng dám hại.

Hoặc thú dữ vây quanh

Nanh vuốt nhọn hãi hùng

Nhờ lực niệm Quán Âm

Chúng vội chạy tứ tung.

Rắn độc và bò cạp

Lửa khói xông hơi độc

Nhờ lực niệm Quán Âm

Phản tiếng tự hồi tâm.

Sấm sét mây dông chớp

Mưa đá tuông xối xả

Nhờ lực niệm Quán Âm

Kịp thời liền tiêu tán.

Nơi tòa án kiện thưa

Chốn quân trường khiếp sợ

Nhờ lực niệm Quán Âm

Oán thù đều tiêu tan*

2.Giải thích từ ngữ:

1.Diệu tướng: Tướng vi diệu, tướng chân thật bởi không có biến kế sở chấp.

2.Phật tử: Phật tử là vị Phật. Vì vậy cho nên, ở kinh Phạm Võng giới Bồ tát, đức Phật mới dùng từ Phật tử, tức buông hết tình thức thì Phật tánh hiển lộ, để trở thành một vị Phật.

3.Quán Âm hành: Là pháp hành Quán Âm, tức dùng mắt tuệ để quán, làm cho vọng tâm tan biến.

4.Phát nguyện lớn thanh tịnh: Phát thanh tịnh lớn không ngằn mé, là làm cho nghi tình hiện hữu hay tự tịnh kỳ ý, nên vọng tâm tức thời xóa sạch.

5.Văn danh cập kiến thân: Văn là nghe, mà kiến là thấy. Tai nghe tên và mắt thấy hình sắc. Giai đoạn đầu đức Phật chỉ nói danhsắc, về sau phân ra thành năm uẩn. Danh thì gồm: Thọ, tưởng, hành, thức thuộc yếu tố tâm thức; còn sắc thuộc về hiện tượng vật lý.

6.Tâm niệm bất không quá: Tâm thức chẳng khởi lên, tức đối cảnh mà không phát sinh tình thức để hình thành những biến kế sở chấp (hiện tiền lập trước vật).

7.Hưng hại ý: Khởi lên những ý niệm độc hại trong tâm thức.

8.Hầm lửa lớn: Dụ cho ngọn lửa sân hận bừng bừng đốt cháy tâm mình, như ở trong hầm lửa vậy.

9.Biển lớn: Dụ cho biển ái dục hay biển sinh tử.

10.Nạn quỉ, cá, rồng: Dụ cho những mưu chước thâm hiểm, những ý nghĩ độc hại quỉ quyệt. Rồng, cá là loài lặn sâu trong lòng nước, dụ cho mưu sâu kế độc.

11.Sóng mòi: Dụ cho dòng sóng tâm thức, nhận chìm sự thanh tịnhgiải thoát của mình. Trong bài tán về hạnh môn Quán Thế Âm có câu: “Trí tuệ rộng sâu đại biện tài. Đứng yên trên sóng tuyệt trần ai. Hào quang chữa lành trăm ngàn bệnh. Cam lộ năng trừ vạn kiếp tai”.

12.Tu di phong: Đỉnh núi Tu di cao 336 muôn dặm, cũng gọi là ngũ Tu di tức 5 ngọn núi Tu di, ám chỉ cho thân 5 ấm do chấp ngã, chấp pháp mà thành. Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di: dụ cho sự rộng lớn của tướng lông trắng giữa 2 chân mày của đức Phật A Di Đà, dụ cho rời khỏi đối đãi 2 bên thì sẽ đạt được chân tâm không ngằn mé, nên nói “vô lượng thọ, vô lượng quang”.

13.kim cang sơn: Núi đá kim cương; kim cương là một chất khoáng rất cứng. Ở đây dụ cho sự giận tức cực độ như đầu bị va vào đá kim cương vậy.

14.Oán tặc: Những hạt giống ân oán giang hồ vây kín trong tâm, làm não hại tâm hồn như bị gươm đao đâm vào vậy.

15.Nạn vương quyền: Dụ cho những hạt giống độc tài chuyên chế, luôn dùng uy quyền để trấn áp với những phương tiện dao gậy. Uy quyền là do hạt giống độc tài trong tâm thức mà ra. Vì vậy cho nên, còn dùng uy quyền là còn gieo đau khổ cho mình và người, nên nói: “Người trí thì dụng đức, kẻ ngu mới dụng lực”.

16.Tù, cấm, già, tõa: Ngục tù giam cầm, bị xích cổ trói hình. Dụ cho những hành tướng của vọng tâm trói chặt tâm thức của chúng ta suốt ngày đêm, không cho ngừng nghỉ.

17.Trù yếm bởi thuốc độc: Dụ cho những tâm niệm độc hại.

18.Sở dục: Là những tâm sở bất thiện, những dục vọng xấu xa, tác hại thân tâm mình.

19.Hoàn trước ư bổn nhân: Là trở lại con người gốc, hay trở lại với “bổn lại diện mục của mình” do niệm lực của tự tánh tự độ, hay niệm lực Quán Âm.

20.La sát dữ, rồng độc, quỉ: Dụ cho những tâm niệm hung dữ, những mưu sâu kế độc, quỉ quyệt.

21. Ác thú: Thú dữ, dụ cho  lòng lang dạ thú.

22.Rắn độc, bò cạp, khói lửa độc, hơi độc: Dụ cho những tâm ý độc hại lén lút, làm cho nóng bức và nghẹt thở, như bị trúng độc vậy.

23.Sấm sét, mây dông chớp, mưa đá: Những tâm niệm hùng hỗ, sân si não hại như muốn trút xuống cho người mà mình giận, ghét.

3.Lược giải:

Đoạn trùng tụng này nhằm tóm tắt ý của đoạn văn trường hàng ở trên, nhưng đặc biệttriển khai về cửa hành trìQuán Thế Âm”:

 Vì vậy, Bồ tát Vô tận ý hỏi lại đức Thế Tôn là: “Phật tử nhân duyên gì, tên là Quán Thế Âm?”. Thế Tôn là vị được thế gian tôn kính; là một trong 10 danh hiệu của một vị Phật. Thế Tôn ở đây là chỉ đức Phật Thích ca. Từ “Phật tử” như trên đã định nghĩa, là một vị Phật. Quán Thế Âm là một vị Phật ở thời quá khứ, với danh hiệuChánh Pháp Minh Như Lai. Minh là ánh sáng của tuệ giác, ánh sáng của chánh pháp, của Như Lai tạng tâm, hay chính là bản giác vậy. Nói về Phật quá khứám chỉ cho bản giác của chúng ta; và nay chúng ta đang trên bước đường hành trì chánh pháp, là làm cho thủy giác trở lại với bản giác, bằng chuyển thức thành trí. Vì vậy, ý thức mới hỏi đức Thế Tôn về pháp hành Quán Thế Âm. Như đoạn trên đã giải, quán là dùng mắt tuệ để chiếu soi những tự ngôn tự ngữ ở trong dòng vọng tâm, chứ không phải tiếng bên ngoài. Tiếng bên ngoài thì phải nghe bằng lỗ tai, chứ không thể nghe bằng con mắt được. Nhưng ở đây vì những tiếng nói thầm kín của cõi lòng, nên không nghe bằng tai được; mà phải quán bằng mắt tuệ. Như vậy, Quán Thế Âmpháp hành, hay chính là tuệ quán, nên mới “soi thấy năm thọ uẩn đều không, nên vượt thoát mọi khổ đau ách nạn” (1), vì vậy ngài Huyền Trang dịch là Quán Tự Tại.

Nếu tai nghe tiếng bên ngoài, rồi vọng lập những “biến kế sở chấp” bên trong tâm, để hình thành những tự ngôn tự ngữ, tạo nên những hạt giống tâm thức của dòng nghiệp cảm, thì đó chính là thính thế âm. Xưa nay chúng ta nhầm lẫn, là bồ tát Quán Thế Âm nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh bên ngoài, để đến cứu giúp. Như vậy, đồng nghĩa với Thượng Đế cứu rỗi, và đi ngược lại luật nhân quả, mà chính đức Phật đã chỉ dạy; vô tình rơi vào tà kiến. Từ tà kiến này mới hình thành “tín ngưỡng Quán Âm” rồi tạo hình tượng để tôn thờ và cầu xin; trong khi “quán âm” chính là cánh cửa đi vào giải thoát nên gọi “hành môn”.

Kiến lập bởi vọng thức là ý, còn quán là tuệ. Nay hành quán thế âm, là chuyển ý thức thành căn bản trí; nên đức Phật dạy: “Cái thấy chỉ bằng cái thấy, cái nghe chỉ bằng cái nghe….thì từ phàm phu trở thành thánh trí”. Vì vậy đức Phật dạy: “ngươi nghe hành Quán Âm thì khéo mà ứng dụng khắp mọi nơi” nghĩa là ở đâu cũng đừng đối cảnh sinh tình, đứng để vọng tâm vướng mắc. Phải phát thề nguyện rộng lớn trải qua thời gian lâu xa, tiếp cận với tánh giác, làm cho bổn tâm thanh tịnh hiện hữu. “Nay tôi vì ngươi (chỉ cho ý thức) mà nói tóm lược rằng: Đứng trước thấy và nghe, mà tâm thức đừng khởi lên để dính chấp vào, thì sẽ diệt trừ được các khổ đau”. Khổ đau là do tâm thức biến hiện, tạo thành những tự ngôn tự ngữ; đó chính là tri kiến chúng sinh.

Tên là danh, hình là sắc, tức chỉ cho năm thọ uẩn là: Sắc + thọ - tưởng – hành - thức. “Tâm niệm bất không quá” tức chuyển từ tri kiến chúng sinh sang tri kiến Phật, nên gọi là quán tự tại. Vì quán tự tại, nên soi thấy năm uẩn đều không, tức tâm thức hết mầm móng chấp ngãchấp pháp, thì sẽ hết khổ đau. Đó chính là sự cứu khổ lớn (đại bi) và ban vui lớn (đại từ) của bồ tát Quán Thế Âm, hay tự tánh tự độ vậy.

Giả sử nếu trong tâm khởi lên ý niệm độc hại, thì liền khi đó như bị xô ngả vào hầm lửa sân hận rộng lớn (choáng hết cả tâm hồn), và những hạt giống hận thù ấy không biết lúc nào kết thúc, nếu không gặp được chánh pháp, không nương vào tự tánh tự độ, hay lực niệm Quán Âm. Nhưng nay nhờ lực tự tánh tự độ (niệm quán âm) nên những cơn sân hận ấy sẽ bị dập tắt, và tâm trở lại tươi mát, nên nói “hầm lửa biến thành ao nước mát”.

Hoặc bị nổi trôi giữa biển đời rộng lớn, nên gặp những nạn của lòng tham không đáy, của những cơn sân hận ngút ngàn chất ngất như núi cao, của những si mê u tối trùm kín tâm hồn; rồi kéo nhau ra chiến trường làm mồi cho bom đạn, không có ngày chấm dứt. Sóng mòi là dụ cho sóng của dục vọng, sóng của lòng tham không đáy. Nếu không có lực của tự tánh tự độ, (hay lực niệm quán âm) thì tất cả chúng ta đều bị cơn sóng dục vọng nhận chìm tất cả, dù đang ở trên gốc độ và cương vị nào của cuộc sống. Chỉ có tánh giác mới đứng yên trên sóng thức mà thôi; còn ý hay tình thức chính là sóng mòi sinh diệt vậy. Vì vậy cho nên, mới có bài tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng:

Trí tuệ rộng sâu (trí bát nhã) đại biện tài. Đứng yên trên sóng tuyệt trần ai. Hào quang chữa lành trăm ngàn bệnh. Cam lộ năng trừ vạn kiếp tai”. Hào quang hay quang âm là ánh sáng của chân tâm trùm lên vọng tâm sinh diệt, làm cho nó tiêu tán, nên tâm không còn bệnh. Đó cũng là lý docư sĩ Duy Ma Cật ở trong kinh “Duy Ma Cật sở thuyết” trả lời Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, hay trả lời với trí căn bản (căn bản trí) rằng: “Tôi bệnh vì chúng sinh bệnh, ngày nào chúng sinh hết bệnh thì bệnh của tôi mới hết”. Cùng ý này, Tổ Tăng Xán nói: “Thuận nghịch tranh nhau là do tâm bệnh” (2).

Ở trên đỉnh núi Tu di, hay ở trên đỉnh cao của thân năm ấm (ngũ tu di) chính là ở trên tâm chấp ngãchấp pháp, nên còn bị vọng tâm đánh lừa; còn bị vướng mắc. Nhưng nhờ nương vào tự tánh tự độ, hay lực niệm Quán Âm, nên tâm không bị dính mắc và được thông dông tự tại như mặt trời giữa hư không vậy. Thứ dây trói buộc mình chính là cái tình thức chấp ngãchấp pháp của mình, chứ chẳng ai trói được. Trói bởi sợi dây vật lý thì mở rất dễ, nhưng trói bởi yếu tố tâm thức thì khó mở vô cùng, nếu khôngtrí tuệđịnh lực bởi công phu hàm dưỡng của tự tâm. Sóng tình thức nó làm cho tâm mình “đêm thì mộng mơ, ngày thì tơ tưởng”. Nhờ lực tự tánh khởi dụng tự độ (nghi tình), tạo thành lực chuyển ý vượt khỏi dòng thức sinh diệt, nên nói vãng sinh. Vì vậy cho nên, không ai làm cho tâm thức mình ra khỏi sinh diệt ngoài mình; nên nói “trợ niệm vãng sinh” là một sai lầm tai hại; tự nó phá bỏ luật nhân quảđức Phật đã dạy.

Người dữ rượt ở đây là những hành tướng vọng tâm xấu ác, xúc não, bực bội, sân hận, đảo điên mãi đuổi theo tâm hồn mình, làm cho đau điếng như người từ trên cao rớt xuống núi đá kim cương vậy. Nhưng nhờ lực niệm Quán Âm, hay tự tánh tự độ, làm cho những vọng tâm đau đớn ấy tan biến, nên kinh nói “không tổn hại đầu sợi lông”, chứ đừng nói vào trong tâm để giận tức vỡ đầu như rơi xuống núi đá cứng (3).

Oán tặc vây là những hạt giống ân oán giang hồ vây kín trong tâm, làm não hại tâm hồn mình, như bị gươm đao đâm vào tim vậy. Vì  vậy cho nên, người xưa nói: “Giáp mặt kẻ thù như kim đâm vào mắt, ở chung với người nghịch như nếm mật nằm gai”. Nhưng những kẻ thù nghịch ở đây không phải là đối tượng bên ngoài, mà chính là những hạt giống thù hận nằm ngay trong tâm thức mình, nó chất ngất như núi cao, cuồn cuộn như sóng triều bão tố. Nhưng mỗi khi nương vào lực niệm Quán Âm, thì những hạt giống thù hận ấy sẽ tan biến, làm cho tâm an vui trở lại (4).

Nạn vương quyền chính là nạn độc tài, độc đoán của tâm thức con người. Vì hạt giống độc đoán, nên chẳng chịu nghe ai, và chẳng dung hòa với ai. Nếu sống trong phạm vi nhỏ hẹp, thì tự làm khổ mình và làm khổ những người chung quanh. Nếu phạm vi thế giới, thì gây tai họa cho nhân loại. Từ chủng tử độc đoán ở trong tâm thức, phát sinh hiện hành ra bên ngoài, nên kinh nói “sắp hành hình mất mạng”. Và mỗi khi thấy rõ: “Thế giới đảo điên, là do lòng người điên đảo”, rồi nương vào lực niệm Quán Âm, thì những dao gậy kia sẽ bị dẹp bỏ. Đúng là: “Người trí dụng đức, kẻ ngu dụng lực”. Nhân loại ngày nay đang lo sợ những kẻ độc tài cực đoan, mà lại có dao gây hay vũ khí hạt nhân trong tay; nếu không kịp thời nhờ lực của tự tánh tự độ. Giải trừ vũ khí hạt nhân hay giải trừ phương tiện gậy tai họa, không bằng giải trừ tham sân si, giải trừ tâm niệm độc tài, độc đoán; rồi tinh tấn tu hành làm cho Phật tánh hiển lộ.

 Ngục tù xiềng xích trói buộc cả tay chân, là dụ cho những vọng tâm trói chặt tâm hồn, không cho ngừng nghỉ. Từ những hành tướng tâm lý ấy, sinh ra chấp thủ đủ thứ trói buộc. Nào danh, nào lợi, nào tình cuộn lấy cuộc sống của con người, như vòng xoáy của dòng thác dốc. Cuộc sống hoàn toàn phó thác cho bản năng của dục vọng, mà không có phút giây nào ngừng nghỉ. Sống với đêm mộng mơ, ngày tơ tưởng đủ điều, như con tạo xoay vần trong biển khổ. Vẫn biết rằng: “Tiện nghi vật chất ví như nước, đời sống tinh thần ví như thuyền; nước nâng đỡ thuyền. Nhưng nếu để tiện nghi vật chất tràn vào đời sống tinh thần, thì đời sống tinh thần sẽ bị chìm đắm”. Giải thoát chính là đem tâm ra khỏi mọi sự trói buộc, nên kinh nói “Tháo gỡ được thoát thân”.

Trù yếm bởi thuốc độc là chỉ cho những tâm niệm quá ư độc ác, nó làm khổ thân tâm mình như bị ngộ độc vậy; cho nên kinh nói “sở dục, hại thân giả”. Sở dục chính là những tâm sở ham muốn bất thiện, làm cho tâm mình bị nhiễm ôđau khổ. Nay nhờ vào lực niệm Quán Âm, hay tự tánh tự độ nên những vọng tâm độc hại ấy biến mất, và trở lại con người gốc của mình, hay chính là “bổn lai diện mục” vậy. Đức Phật thì dạy về tâm, tức phá bỏ tưởng ấm. Nhưng có nhiều học giả thì hiểu ra bên ngoài, cho rằng người khác đem thuốc độc đến hại mình và nhờ mình cầu cứu bồ tát Quán Thế Âm, nên bồ tát phù hộ độ trì cho mình, làm cho thuốc độc trở lại hại người kia. Rồi nhiều người cũng không hiểu được thật nghĩa của kinh, nên sinh tâm phỉ báng là: “Bồ tát Quán Thế Âm thực hành hạnh đại từ đại bi cái gì mà kỳ cục vậy? Thuốc độc không hại mình, quay trở lại hại người?”. Đó là một ngộ nhận tai hại, vô tình biến pháp hành Quán Âm thành đối tượng tín ngưỡng huyền bí phi lý; hoặc sinh tâm phỉ báng.

 La sát dữ, rồng độcquỉ sứ đều ám chỉ cho những tâm niệm hung dữ, độc ác, mưu mô xảo trá, quỉ quyệt làm hại thân tâm mình. Nay nhờ nương vào lực niệm Quán Âm, nên những tâm niệm xấu ác ấy tan biến, nên kinh nói “Tức thời chẳng dám hại”.

Những thú dữ vây quanh là dụ cho lòng lang dạ thú bám chặt tâm hồn, làm cho đau đớn tim gan như bị loài thú dữ có răng nhọn cắn vậy. Tất cả đều chỉ cho những hành tướng tâm lý xấu ác, cắn rứt tâm hồn. Nay nhờ nương vào lực niệm Quán Âm, hay tự tánh tự độ, làm cho những vọng tâm xấu ác ấy tan biến, nên kinh nói “Chúng vội chạy tứ tung”.

Rắn độc, và bò cạp, lửa khói xông hơi độc đều chỉ cho những tâm niệm lén lút đê tiện (trườn mình như rắn) độc hại, làm cho tâm hồn nóng bỏng và ngộp thở. Nay nhờ nương vào lực niệm Quán Âm, hay “tự tánh tự độ” làm cho tâm trở về chỗ cũ, cũng gọi là “bổn lai diện mục” như trên đã giải.

 Sấm sét, dông mây chớp, mưa đá đều dụ cho những tâm niệm quá ư nóng nảy sân si, muốn trút xuống tha nhân những sự trừng phạt đau khổ hãi hùng. Những ai có nhiều hạt giống sân hận này, thì làm cho tâm mình bị đốt cháy cả ngày đêm trong lửa hận; chờ có cơ hội là tuông ra cho tha nhân, nên kinh nói “mưa đá tuông xối xả”. Nhưng nhờ vào lực niệm Quán Âm, nên những tâm niệm sân hận đảo điên kia tức thời tiêu tan.

Những tâm lý tranh chấp (kiện thưa), những tâm lý sợ sệt (chốn quân trường) cũng đều xuất phát từ tâm chấp ngã, chấp pháp mà có; nó tạo ra bao nhiêu nổi oán thù dường như không có ngày kết thúc. Sợ khủng bố nên chống khủng bố bằng hành động khủng bố, thì không bao giờ chấm dứt được khủng bố. Chỉ có nương vào tự tánh tự độ, hay lực niệm Quán Âm, đạt thành tuệ giác tối thượng, thì những hành tướng tâm lý ấy mới chấm dứt mà thôi, nên kinh nói “oán thù đều tiêu tán”.

Đúng là:

“khổ đau do tâm tạo,

ngộ đạo tại tâm về,

xả bỏ những lầm mê,

buông rơi dòng tham đắm,

tâm sáng trong bình lặng,

không trụ nên thông lưu”.

Ghi chú:

1.Đoạn kinh ấy thuộc hành môn nên đem lên ở trên.

2.Vi thuận tương tranh thị danh tâm bệnh. (Tín tâm minh của Tổ Tăng Xán – Trung Hoa).

3.Kinh Tâm – Bát nhã.

4. Đọa lạc kim cang sơn (dụ cho tức vỡ đầu).

4.Tức thời sanh từ tâm.

—¯–

1.Chánh Văn:

Chúng sinh bị khốn ách

Vô lượng khổ bức bách

Lực Quán Âm trí diệu

Cứu đời vô số cách.

Đầy đủ sức thần thông

Rộng hành trí phương tiện

Các cõi nước mười phương

Không cõi nào chẳng hiện.

Các loài trong đường ác

Địa ngục quỉ súc sinh

Khổ sinh già bệnh chết

Lần hồi cũng dứt sạch.

Quán chân, quán thanh tịnh

Quán trí tuệ rộng lớn

Quán bi và quán từ

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.

Sáng thanh tịnh không nhơ

Mặt trời tuệ phá tối

Điều phục nạn gió lửa

Soi sáng khắp thế gian.

Tâm bi như sấm động

Lòng từ áng mây hiền

Ngọt ngào pháp mưa xuống

Dập tắt lửa não phiền.

Nơi tòa án kiện thưa

Chốn quân trường khiếp sợ

Nhờ lực niệm Quán Âm

Oán thù đều tiêu tan*

(Đoạn này thuộc về hành môn, nên đưa lên đoạn trên)

Tiếng diệu, tiếng quán âm

Tiếng phạm, tiếng sóng gầm

Vượt thắng tiếng thế gian

Vì vậy nên thường niệm.

Niệm niệm chớ sinh nghi

Đấng tịnh thánh Quán Âm

Nơi khổ não bức bách

Làm chỗ tựa an ổn.

Đầy đủ mọi công đức

Mắt thương nhìn chúng sinh

Biển phước rộng không cùng

Vì thế nên đảnh lễ.

Bấy giờ, Bồ tát Trì Địa liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước đức Phật bạch rằng: Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào nghe phẩm Bồ tát Quán Thế Âm đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít.

Lúc Phật nói phẩm Phổ môn này, trong chúng có tám vạn (8 thức tâm vương) bốn ngàn (chuyển thành 4 trí) chúng sinh đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

2.Giải thích từ ngữ:

1.Trí diệu: Trí không vướng mắc hai bên, trí Bát nhã.

2.Các loài trong đường ác: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la.

3.Khổ của sinh, già, bệnh, chết: Người mẹ sinh và em bé đều khổ, già là khổ, bệnh khổ và chết cũng khổ.

4.Quán chân: Phạn là śubhalocana. ( Buddhist Sanskrit Texts No 6, P 255).Śubhalocana Ngài La Thập và Ngài Xà Na Quật Đa đều dịch là 真觀 , Chân quán  (Đại Chính 9, tr 58A, tr 193A), quán chiếu đúng chân lý, tức không sai khác đương tại (thấy như thật thấy, nghe như thật nghe. . .). Burton Watson dịch sang Anh ngữ  The true gaze. (The Lotus Sutra, P 305, Columbia University Press New York 1993).

5.Quán thanh tịnh: Quán chiếu thuần vô nhiễm: Phạn là Śuddhalocanā.  Śuddha có gốc là Śudh,  làm cho thuần khiết, làm cho vô nhiễm. Vậy, Śuddhalocanā là sự quán chiếu thuần khiết, sự quán chiếu vô nhiễm (không có biến kế sở chấp can dự vào). Ngài La Thập và ngài Xà Na Quật Đa đều dịch là Thanh tịnh quán. Burton Watson dịch là The pure gaze.

6.Quán trí tuệ rộng lớn: Chân tâm chiếu soi cùng khắp, tức đạt thành “Nhất thiết trí trí”. Tịch là thể của chân tâm, mà dụng là chiếu soi rộng lớn cùng khắp. Quán chiếu bằng trí tuệ rộng lớn : Phạn là Prajñājñānaviśiṣṭalocanā.  Prajñājñāna  là trí tuệ ; viśiṣṭa là đặc biệt, tuyệt vời; locanā sự quán chiếu. Prajñājñānaviśiṣṭalocanā, sự quán chiếu bằng trí tuệ đặc biệt, bằng trí tuệ tuyệt vời. Ngài La Thập và ngài Xà na Quật Đa đều dịch 廣大智慧觀, Quảng đại trí tuệ quán.  Burton Watson dịch là The gaze of great and encompassing wisdom.

7.Quán Bi và quán Từ: Bi là sự cứu khổ cùng khắp, từ là sự ban vui cùng khắp. Quán chiếu bằng Đại bi: Phạn là kṛpalocana. Quán chiếu  những tập khởi khổ đau của chúng sinh tâm, nhằm làm cho nó tan biến. Ngài La Thập và ngài Xà Na Quật Đa đều dịch là 悲觀 (Bi quán). Burton  Watson dịch là The gaze of pity. Ở kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Thanh Liên Hoa Tạng  nói với Bồ Tát Liên Hoa Tạng rằng, Đại biquán sát các quyến thuộc nội thân, tức những tâm lý được dựng lập bởi vọng tưởng, dùng tuệ quán (Quán Âm) làm cho những tự ngôn tự ngữ ấy tan biến nhằm chấm dứt mọi khổ đau. Đại từquán sát bản thể tịch diệt của chân tâm, làm cho được an vui lớn. (Hoa Nghiêm 31, Đại Chính 9, tr 595C). Ngài La Thập và ngài Xà Na Quật Đa đều dịch là 慈觀 (Từ quán). Burton Watson dịch là The gaze of compassion.

8.Vô cấu thanh tịnh quang: Ánh sáng của tuệ giác không bị ô nhiểm.

9.Bi thể giới lôi chấn, Từ ý diệu đại vân, chú Cam lồ pháp vũ, diệt trừ phiền não diệm: (悲體戒雷震,慈意妙大雲,澍甘露法雨,滅除煩惱焰): (Đại Chính 9, tr 58A, 193A). Phạn : kṛpasadguṇa maitragarjitā śubhaguṇa maitramanā mahāghanā/ kleśagni śamesi prāninaṃ dharmavarpaṃ amṛtaṃ pravarpasi (Buddhist Sanskrit Texts No 6, p 255): Tâm bi như sấm động, lòng từ áng mây hiền, ngọt ngào pháp mưa xuống, dập tắt lửa não phiền.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Đức Như Lai Bậc Toàn Giác trước khi mưa pháp, Ngài làm cho mây pháp nổi lên che khắp chúng sinh, sau đó mới mưa Chánh pháp Cam lồ, làm cho chúng sinh các căn của họ thành thục. Và sau khi các căn của họ thành thục rồi, Ngài mới mưa Cam lồ pháp vị. Nếu Như Lai nói ngay pháp thâm diệu, thì chúng sinh sẽ sinh sợ hãi vì khó hiểu. Nên, Như Lai mưa từ từ khiến cho tất cả họ thấm nhuần  Cam lồ pháp vị”. (Hoa Nghiêm 34,  Đại Chính 9, tr 620A).

Phần kệ tụng nầy, Phạn ở Buddhist Sanskrit Texts No 6, cũng như  bản dịch Hán của  Ngài La Thập và Ngài Xà Na Quật Đa đều có; Bản Chánh Pháp Hoa Kinh của Ngài Pháp Hộ không có.

10.Nơi tòa án kiện thưa, chốn quân trường khiếp sợ: Những hạt giống đấu tranh, hơn thua thắng bại, oán thù, thưa kiện, đấu đá lẫn nhau, những hạt giống sợ hãi.

11.Diệu âm: Tiếng của chân tâm cảm nhận một cách trực tiếp.

12.Quán Thế Âm: Tuệ quán âm thanh của cõi lòng, hay tự tính khởi dụng tự độ.

13.Phạm âm: Tiếng của tổng trì đà la ni, trí vô phân biệt.

14.Hải triều âm: Tiếng sóng biển, chỉ tiếng của vô tình, tiếng vô phân biệt.

15.Tiếng thế gian: Thế gian hay thế giới, như trên đã nói: Thế là đổi dời, giới là phương vị, dụ cho tiếng sinh diệt của vọng tâm luôn luôn thay đổi liên tục, và tạo thành sầu , bi, khổ, ưu, não.

16.Bồ Tát Trì Địa, Phạn: Dharaṇidharo bodhisattva: Các bản chữ Hán đều dịch Trì Địa Bồ Tát (持地). Burton watson dịch là  Bodhisattva Earth Holder. Theo Bửu Vân Kinh, quả đất có mười đặc điểm:

1-Quảng đại: Rộng lớn.

2-Chúng sinh y: Làm chỗ nương tựa cho chúng sinh.

3-Vô hảo ố: Không kỳ thị xấu tốt.

4-Thọ đại vũ: Tiếp nhận mưa lớn.

5-Sinh thảo mộc: Sinh trưởng cây cỏ.

6-Chủng tử sở y: Làm nơi nương tựa cho các loại hạt giống

7-Sinh chúng bảo: Sinh ra các loại bảo vật.

8-Sinh chúng dược: Sinh ra các loại dược thảo.

9-Phong bất động: Không bị gió lay chuyển.

10-Sư tử hống diệc bất năng kinh: Không kinh hãi bởi tiếng rống Sư tử.

Vị Bồ Tát nầy tu tập Thiền định thành tựu mười đặc tính như quả đất vậy, nên gọi là Trì Địa Bồ Tát. Vị Bồ tát bảo trì tâm địa, cũng chính là Như Lai tạng tâm (tâm địa). Vô tận ý là thức sinh diệt, tạo thành dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng. Quán Thế Âmtự tánh tự độ, nên tâm địa trở lại thanh tịnh bản nhiên. Bảo trì chân tâm sáng chiếu thanh tịnh bản nhiên chính là Tâm Như Lai tạng, hay bồ tát Trì Địa mà ai cũng có vậy. Vì vậy cho nên, trong bài tựa Kinh Địa Tạng, Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch: "Khể thủ bổn nhiên tịnh tâm địa, Vô lượng Phật tạng đại từ tôn, Nam phương thế giới dõng hoa vân....".

3.Lược giải:

Đoạn này nói về diệu quả của “tri kiến Phật”, hay diệu dụng của chân tâm:

Chúng sinh ở đây là dụ cho chúng sinh tâm, hay “tri kiến chúng sinh”, nghĩa là mượn nhiều duyên để hình thành những tự ngôn tự ngữ ở trong vọng tâm (1). Những hành tướng tâm lý khổ đau đều có nguồn gốc từ “tri kiến chúng sinh”, nên luôn bị khổ đau bức bách. Từ “khốn” chiết theo Hán tự là cây bị bao bọc lại 困,  ách là những thứ làm cho mình khổ đau (tai ách). Những thứ bao bọc và che mất ánh sáng của chân tâm chính là vọng tâm, nên nói vô minh càng nhiều thì khổ đau càng lắm. Nay dùng lực trí diệu Quán Âm là nhằm phục hoạt lại cái trí bát nhã sẵn có xưa nay của mình; tức phải chuyển từ “tri kiến chúng sinh” sang “tri kiến Phật”, nên kinh nói “Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến”. Đó chính là pháp diệu (diệu pháp), hay chính là diệu dụng của chân tâm, làm cho vọng tâm tan biến, nên kinh nói “cứu đời vô số cách”. Đầy đủ lực thần thông là chỉ cho lực hoạt dụng của chân tâm gồm đủ cả sáu thần thông, mà đặc biệt là “lậu tận thông”, nên mới thực hành phương tiện rộng khắp pháp giới, bao trùm mười phương (các cõi nước 10 phương, không cõi nào chẳng hiện). Cũng nhờ dụng lực của chân tâm, nên làm cho ba cõi (sáu đường) với những nổi khổ của sinh – già - bệnh - chết dần dần đều dứt sạch.

Quán chân chínhthực tại tuệ giác, hay nhìn bằng mắt tuệ, mà không có vọng thức xen vào làm cho sai lạc, nên: “Thấy bằng thấy, nghe bằng nghe, ngửi bằng ngửi, nếm bằng vị, xúc chạm bằng xúc, thức tri bằng thức tri; mà không khởi vọng tâm thêm bớt”, nên nói “chân quán”.  Quán thanh tịnh chính là thể của chân tâm, nên nói “Nam mô thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lộ sái tâm nguyện”: quay trở lại với bình tâm thanh tịnh, thì tâm ấy mềm mại (diệu dụng) nhu nhuyến như cành dương (để tùy chúng sinh tâmhóa độ), nhằm rưới nước trong lành tươi mát lên tâm.

Tâm thanh tịnh tuyệt đãi, nên ánh sáng của chân tâm bao trùm pháp giới, nên nói “quán trí tuệ rộng lớn”. Trí bát nhã vượt thoát “có – không” (trí bất đắc hữu vô) nên nói “quán bi và quán từ”, tức thực hiện sự cứu khổ và ban vui cùng khắp vạn loại trong mười phương. Nếu còn sống trong tình thức của mầm móng chấp ngã, thì không thể có được tâm đại bi; mà phải “Xa lìa các tâm thức phân biệt, nên trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi”. (2).

Tuệ giác như ánh sáng mặt trời, phá tan vô minh u tối, sáng chiếu thanh tịnh bản nhiên, mà không còn bị vọng thức làm ô nhiễm, nên có năng lực điều phục nạn gió lửa (tham sân) bởi tám ngọn gió: một chút lợi, một chút suy hao, một chút chê bai chỉ trích, một chút gián tiếp khen ngợi, một chút trực tiếp ca tụng, một chút dựng sự giả dối nói xấu, một chút chướng duyên, một chút thuận ý (3) đều lay động tâm thức chúng ta, rồi nổi sân si đốt cháy mình và người.

Soi sáng khắp thế gian, dụ cho tuệ giác xóa tan bóng tối vô minh, làm cho Phật tánh hiển lộ. Thế gian hay thế giới, như đã giải thích: Thế là đổi dời, mà giới hay gian là phương vị; chỉ cho vọng tâm. Nhưng nay ánh sáng của chân tâm hiện hữu, thì vọng tâm không còn nữa.

Nhờ sống với bản giác thanh tịnh sáng chiếu cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian, nên tâm bi như một sức mạnh ngăn cản mọi khổ đau, và tâm từ như áng mây hiền lan tỏa khắp không gian, tạo nên chất liệu ngọt ngào và tươi mát như pháp diệu mưa xuống, dập tắt mọi ngọn lửa khổ đau, phiền não cho mình và tha nhân.

Nơi tòa án kiện thưa, chốn quân trường khiếp sợ, dùng lực niệm Quán Âm, oán thù đều tiêu tán”. (Theo tôi, đoạn này thuộc hành môn nên phải đưa lên trên; còn đây là nói về diệu quả - TMD).

Tiếng diệu là tiếng của chân tâm, bằng nghe trực tiếp, không qua suy luận của bộ óc. Tiếng Quán Âm như trên đã giải, tức dùng tuệ giác để quán chiếu những tự ngôn tự ngữ ở trong tâm, làm cho vọng tâm tan biến. Tiếng Phạm là tiếng tổng trì đà la ni, tiếng không phân biệt. Tiếng sóng biển, hay tiếng của âm thanh vô tình. Tiếng thế gian là tiếng của tâm thức phân biệt, tạo nên “biến kế sở chấp” thành dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng. Vì vậy cho nên, đức Phật dạy là giữ chánh niệm tương tục, đừng cho tâm leo qua cơ cảnh khác; bởi Quán Thế Âmtự tánh tự độ, làm cho tâm được đại định (tịnh thánh), là chỗ nương tựa an ổn cho mọi khổ não bức bách. Công đức là từ nơi chân tâmhiện hữu, nên kinh nói “đầy đủ mọi công đức”; cũng gọi là “vô lượng thọ” bởi tánh giác vô thủy vô chung, “vô lượng quang” bởi tánh giác trùm khắp pháp giới, và “vô lượng công đức” bởi chân tâm không còn tạo nghiệp. Từ đây, nhìn đời bằng ánh mắt yêu thương chân thật; chứ không còn nhìn bằng sở kiến phân biệt bởi động cơ chấp ngãchấp pháp, để rồi tạo khổ đau cho thế gian nữa. Đó chính là tạo phước lớn không cùng; còn phước của thiện nghiệp thì có giới hạn. Vì vậy con thành kính đảnh lễ Quán Thế Âm, tánh giác bất sinh bất diệt ở trong con.

Đức Thế Tôn nói xong phẩm Phổ môn, thì có vị bồ tát Trì Địa đến trước đức Phật mà bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có chúng sinh nào nghe phẩm bồ tát Quán Thế Âm đạo nghiệp tự tại, phổ môn thị hiện lực thần thông này, thì phải biết công đức người này rất nhiều”. Trì là bảo trì, hay giữ gìn; địa là tâm địa (đất tâm); mà người giữ gìn chân tâm chính là tâm Như Lai tạng vậy. Vì tâm Như Lai, nên mới biết diệu dụng của chân tâm, hay tánh giác biến khắp pháp giới (Phổ môn Quán Âm), và công đức vô lượng của tự tánh tự độ; tức xóa sạch vọng nghiệp nên nói “đạo nghiệp tự tại”.

Lúc đức Phật nói hành môn Quán Thế Âm này, thì trong chúng có tám vạn bốn ngàn chúng sinh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nghĩa là, bởi nhờ hành môn Quán Thế Âm, hay tự tánh tự độ mà tám thức tâm vương (8 vạn) chuyển thành bốn trí (4 ngàn), làm cho tánh giác hiển lộ vậy. Vì vậy cho nên, học là giả (học giả), mà tu là nương theo hành môn Quán Thế Âm (tự tịnh kỳ ý) mới chứng được đạo. Xin hành giả liễu tri.

Ghi chú:

1.Giả chúng duyên nhi sinh, nhi viết chúng sinh.

2.Viễn ly ư tâm thức, trí bất đắc hữu vô, nhi hưng đại bi tâm.Kinh Niết bàn.

3.Bát phong: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.

 

Đệ tử thành kính chấp tay đảnh lễ hành môn Bồ tát Quán Thế Âm. Ngài là Chánh Pháp Minh Như Lai ở trong tâm (bổn giác), luôn chiếu soi thực thể các pháp như nó đang là, nhằm vượt thoát mọi vướng mắc của vọng kiến. Ngài chính là lòng từ và lòng bi ban vui và cứu khổ lớn ở trong con.

Nam mô thanh tịnh bình, thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lộ sái tâm nguyện.

Lược giải xong vào ngày rằm tháng Chạp năm Tân Mão PL 2555 Jan/8/2012

 

Tỳ kheo Thích Minh Điền

妙法蓮華經觀世音菩薩

姚秦三藏法師鳩摩羅什譯長行

隋北天竺沙門闍那崛多譯重頌

妙法蓮華經觀世音菩薩第二十五

爾時,無盡意菩薩即從座起,偏袒右肩,合掌向佛,而作是言:世尊!觀世音菩薩,以何因緣名觀世音?

佛告無盡意菩薩:善男子!若有無量百千萬億眾生受諸苦惱,聞是觀世音菩薩,一心稱名,觀世音菩薩即時觀其音聲,皆得解脫。若有持是觀世音菩薩名者,設入大火,火不能燒,由是菩薩威神力故。若為大水所漂,稱其名號,即得淺處。若有百千萬億眾生,為求金、銀、琉璃、車**、馬瑙、珊瑚、虎珀、真珠等寶,入於大海,假使黑風吹其船舫,飄墮羅剎鬼國,其中若有,乃至一人,稱觀世音菩薩名者,是諸人等皆得解脫羅剎之難。以是因緣,名觀世音。若復有人臨當被害,稱觀世音菩薩名者,彼所執刀杖尋段段壞,而得解脫。若三千大千國土,滿中夜叉、羅剎,欲來惱人,聞其稱觀世音菩薩名者,是諸惡鬼,尚不能以惡眼視之,況復加害。設復有人,若有罪、若無罪,杻械、枷鎖檢繫其身,稱觀世音菩薩名者,皆悉斷壞,即得解脫。若三千大千國土,滿中怨賊,有一商主,將諸商人,齎持重寶、經過嶮路,其中一人作是唱言:諸善男子!勿得恐怖,汝等應當一心稱觀世音菩薩[22]名號。是菩薩能以無畏施於眾生,汝等若稱名者,於此[*]怨賊當得解脫。眾商人聞,俱發聲言:『南無觀世音菩薩。』稱其名故,即得解脫。

無盡意!觀世音菩薩摩訶薩,威神之力巍巍如是。若有眾生多於婬欲,常念恭敬觀世音菩薩,便得離欲。若多[*]瞋恚,常念恭敬觀世音菩薩,便得離瞋。若多愚癡,常念恭敬觀世音菩薩,便得離癡。

無盡意!觀世音菩薩有如是等大威神力,多所饒益,是故眾生常應心念。若有女人,設欲求男,禮拜供養觀世音菩薩,便生福德智慧之男;設欲求女,便生端正有相之女。宿殖德本,眾人愛敬。

無盡意!觀世音菩薩有如是力,若有眾生,恭敬禮拜觀世音菩薩,福不唐捐,是故眾生皆應受持觀世音菩薩名號。

無盡意!若有人受持六十二億恒河沙菩薩名字,復盡形供養飲食、衣服、臥具、醫藥。於汝意云何?是善男子、善女人,功德多不?

無盡意言:甚多,世尊!

佛言:若復有人受持觀世音菩薩名號,乃至一時禮拜、供養,是二人福,正等無異,於百千萬億劫不可窮盡。無盡意!受持觀世音菩薩名號,得如是無量無邊福德之利。

無盡意菩薩白佛言:世尊!觀世音菩薩,云何遊此娑婆世界?云何而為眾生說法?方便之力,其事云何?

佛告無盡意菩薩:善男子!若有國土眾生,應以佛身得度者,觀世音菩薩即現佛身而為說法;應以辟支佛身得度者,即現辟支佛身而為說法;應以聲聞身得度者,即現聲聞身而為說法;應以梵王身得度者,即現梵王身而為說法;應以帝釋身得度者,即現帝釋身而為說法;應以自在天身得度者,即現自在天身而為說法;應以大自在天身得度者,即現大自在天身而為說法;應以天大將軍身得度者,即現天大將軍身而為說法;應以毘沙門身得度者,即現毘沙門身而為說法;應以小王身得度者,即現小王身而為說法;應以長者身得度者,即現長者身而為說法;應以居士身得度者,即現居士身而為說法;應以宰官身得度者,即現宰官身而為說法;應以婆羅門身得度者,即現婆羅門身而為說法;應以比丘、比丘尼、優婆塞、優婆夷身得度者,即現比丘、比丘尼、優婆塞、優婆夷身而為說法;應以長者、居士、宰官、婆羅門婦女身得度者,即現婦女身而為說法;應以童男、童女身得度者,即現童男、童女身而為說法;應以天、龍、夜叉、乾闥婆、阿修羅、迦樓羅、緊那羅、摩睺羅伽、人非人等身得度者,即皆現之而為說法;應以執金剛身得度者,即現執金剛身而為說法。

無盡意!是觀世音菩薩成就如是功德,以種種形,遊諸國土,度脫眾生。是故汝等,應當一心供養觀世音菩薩。是觀世音菩薩摩訶薩,於怖畏急難之中能施無畏,是故此娑婆世界,皆號之為施無畏者。

無盡意菩薩白佛言:世尊!我今當供養觀世音菩薩。即解頸眾寶珠、瓔珞,價直百千兩金,而以與之,作是言:「仁者!受此法施珍寶瓔珞。時觀世音菩薩不肯受之。無盡意復白觀世音菩薩言:仁者!愍我等故,受此瓔珞。

爾時佛告觀世音菩薩:「當愍此無盡意菩薩及四眾,天、龍、夜叉、乾闥婆、阿修羅、迦樓羅、緊那羅、摩睺羅伽、人非人等故,受是瓔珞。

即時觀世音菩薩愍諸四眾,及於天、龍、人非人等,受其瓔珞,分作二分,一分奉釋迦牟尼佛,一分奉多寶佛塔。

無盡意,觀世音菩薩有如是自在神力,遊於娑婆世界。

    爾時無盡意菩薩以偈問曰:

  世尊妙相具, 我今重問彼, 
佛子何因緣, 名為觀世音? 
具足妙相尊, 偈答無盡意: 
  汝聽觀音行, 善應諸方所, 
弘誓深如海, 歷劫不思議, 
侍多千億佛, 發大清淨願。 
我為汝略說, 聞名及見身, 
心念不空過, 能滅諸有苦。 
假使興害意, 推落大火坑, 
念彼觀音力, 火坑變成池。 
或漂流巨海, 龍魚諸鬼難, 
念彼觀音力, 波浪不能沒。 
或在須彌峯, 為人所推墮, 
念彼觀音力, 如日虛空住。 
或被惡人逐, 墮落金剛山, 
念彼觀音力, 不能損一毛。 
或值怨賊繞, 各執刀加害, 
念彼觀音力, 咸即起慈心。 
或遭王難苦, 臨刑欲壽終, 
念彼觀音力, 刀尋段段壞。 
或囚禁枷鎖, 手足被杻械, 
念彼觀音力, 釋然得解脫。 
呪詛諸毒藥, 所欲害身者, 
念彼觀音力, 還著於本人。 
或遇惡羅剎、 毒龍諸鬼等, 
念彼觀音力, 時悉不敢害。 
若惡獸圍遶, 利牙爪可怖, 
念彼觀音力, 疾走無邊方。 
蚖蛇及蝮蠍, 氣毒煙火燃, 
念彼觀音力, 尋聲自迴去。 
雲雷鼓掣電, 降雹澍大雨, 
念彼觀音力, 應時得消散。 
眾生被困厄, 無量苦逼身, 
觀音妙智力, 能救世間苦。 
具足神通力, 廣修智方便, 
十方諸國土, 無剎不現身。 
種種諸惡趣, 地獄鬼畜生, 
生老病死苦, 以漸悉令滅。 
真觀清淨觀, 廣大智慧觀, 
悲觀及慈觀, 常願常瞻仰。 
無垢清淨光, 慧日破諸闇, 
能伏災風火, 普明照世間。 
悲體戒雷震, 慈意妙大雲, 
澍甘露法雨, 滅除煩惱焰。 
諍訟經官處, 怖畏軍陣中, 
念彼觀音力, 眾怨悉退散。 
妙音觀世音, 梵音海潮音, 
勝彼世間音, 是故須常念, 
念念勿生疑。 觀世音淨聖, 
於苦惱死厄, 能為作依怙, 
具一切功德, 慈眼視眾生, 
福聚海無量, 是故應頂禮。

爾時持地菩薩即從座起,前白佛言:世尊!若有眾生,聞是觀世音菩薩品自在之業,普門示現神通力者,當知是人功德不少

佛說是時,眾中八萬四千眾生,皆發無等等阿耨多羅三藐三菩提心。



Bài đọc thêm:
http://thuvienhoasen.org/p17a15474/kinh-phap-hoa-giang-giai (Lê Sỹ Minh Tùng)

Xem video HT. Thanh Từ giảng:



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.