Nghĩ Về Đức Quán Thế Âm

27/06/20191:03 SA(Xem: 9563)
Nghĩ Về Đức Quán Thế Âm

NGHĨ VỀ ĐỨC QUÁN THẾ ÂM
Trần Tuấn Mẫn

 

quantheambotatcuukhoBồ-tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ-tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiệnxuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát-nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà-la-ni, Chuẩn-đề Đà-la-ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ-tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinhĐại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không. Các kinh điển trên đều nói đến Bồ-tát Quán Thế Âm với hình tướng nam tính, nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ-tát tượng trưng cho từ bitrí tuệ. Ngài nghe hết tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu ngài, tiếng cầu xin ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn…

Bồ-tát Quán Thế Âm được quan niệmhình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… có lẽ dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật. Xin nói thêm, thánh nữ Tara còn được hiểu là hàng chục vị, có thể đến hơn một trăm vị, được phân biệt theo màu sắc của các tranh tượng. Tara màu xanh (Lục độ Tara) là vị tiêu biểu nhất.

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Kinh cho ta thấy Bồ-tát Quán Thế Âmhình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, lại phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được ví như là Mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu… Do đó, mặc dù Bồtát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích-chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ-sa-môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ-kheo v.v., nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Kinh điển Đại thừa, đặc biệtkinh Pháp hoa, được truyền sang Trung Quốc, các bản dịch chính kinh và phụ kinh của kinh này được phổ biến khá rộng từ năm 255 đến năm 601. Và quan niệm Bồ-tát Quán Thế Âm mang hình tướng nữ giới được hình thành dần dần, đến đời Đường (618-907) thì hình tướng này hình như hoàn toàn phổ biến, nhất là trong giới bình dân, tạo thành một tín ngưỡng quan trọng.

Sách Pháp Uyển Châu Lâm (soạn năm 688) kể rằng ngài Quán Thế Âm đã hóa thân thành hình tướng nữ để cứu một tín đồ thuần thành vào năm 479. Về sau, các truyền thuyết về hình tướng nữ của Đức Quán Thế Âm ngày càng nhiều, thậm chí còn nêu các nơi ngài cư trú tại Trung Quốc. Ngài trong hình tướng nữ đã báo mộng cho vua, cho thiền sư… Truyền thuyết khác nữa, Hương Sơn Bảo Quyển, kể rằng công chúa Diệu Thiện không chịu lấy chồng, xin đi tu, vua can không được, mưu với nhà chùa đưa ra nhiều thử thách, nhưng công chúa đều vượt qua. Chuyện có nhiều dị bản, bảo rằng Diệu Thiện xuống địa ngục, thể hiện thần thông, rồi lên cõi trời, lại về trần thế, cứu vua cha khỏi bệnh, cứu dân chài lưới ở Nam Hải, nên có truyện mang tên Nam Hải Quan Âm; có truyện kể Diệu Thiện hóa thành Quan Âm nghìn tay (Thiên thủ Quan Âm); có truyện bảo rằng Diệu Thiện được Đức Phật A-di-đà hóa cho một nghìn tay để dễ cứu độ chúng sinh…

Danh xưng Phật Quan Âm, Phật Bà Quan Âm có lẽ chỉ thịnh hành trong giới bình dân Việt Nam. Có thể danh xưng này có nguồn gốc từ hai cuốn truyện thơ lục bát khuyết danh tác giả, và hẳn cũng có liên quan đến tín ngưỡng Thờ Mẫu hay Đạo Mẫu hay Bà Chúa Thượng Ngàn, Thiên Y-a-na… Đó là truyện Quan Âm Nam Hải và truyện Quan Âm Thị Kính.

Truyện Quan Âm Nam Hải gồm 1.430 câu (có chỗ ghi 1.426 câu) dựa vào truyền thuyết Quan Âm Nam Hải của Trung Quốc nhưng có thê m chi tiết Việt Nam - Công chúa Diệu Thiện tu ở núi Hương Tích và được Ngọc Hoàng sắc phong là Phật. Truyện Quan Âm Thị Kính gồm 788 câu, có gốc ở Triều Tiên. Thị Kính mắc oan tội giết chồng, phải giả nam nhân vào chùa tu, pháp danh Kính Tâm, lại bị Thị Mầu vu oan là cha đứa con do thị chửa hoang. Kính Tâm bị đuổi khỏi chùa, phải trú tại cổng tam quan của chùa và nuôi đứa bé. Đến khi Kính Tâm chết và được khâm liệm, người ta mới phát hiện sư vốn là người nữ. Đức Phật Thiên Tôn cho Kính Tâm lên trời làm Phật Quan Âm.

Có lẽ hai truyện trên cũng có đóng góp vào việc dân chúng gọi Bồ-tát Quán Thế Âm là Phật, là Phật Bà Quan Âm.

Ngoài các truyền thuyết khó tin và một số kinh điển được cho là nguỵ tạo liên hệ, việc tôn thờ, niệm danh hiệu Đức Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồtát, chưa kể đến sự ứng nghiệm khó nghĩ bàn, là một điều tích cực, một sinh lực để chịu đựng, vượt qua gian nguy, một niềm mong ước được giải thóat tối hậu. Qua nhiều kinh sách, chúng ta thấy Đức Quán Thế Âm có thể hóa thân thành vô số hình tướng. Và như vậy, đối với một người tận tín vào ngài, cầu mong tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ… thì những ai giúp đỡ cho người ấy, người ấy (và cả chúng ta) có thể nghĩ rằng đấy là những hóa thân kỳ diệu Quán Thế Âm qua những vị thiện tâm ấy. Nghĩ và tin như thế, chúng ta sẽ thấy rằng hình tượnghóa thân của Đức Quán Thế Âm thật vô cùng kỳ diệu nhưng lại vô cùng thực tiễn.

Trần Tuấn Mẫn

Văn Hóa Phật Giáo số 322 ngày 01-06-2019

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :