Sức mạnh của pháp trần

13/05/20159:11 SA(Xem: 20550)
Sức mạnh của pháp trần


SỨC MẠNH CỦA PHÁP TRẦN

Thích Nữ Giác Anh

 

Green-FieldPháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật Giáo. Đôi khi người tu Phật hay nhắc đến trần cảnh hay sắc pháp, thì ý nghĩa nội dung cũng tương tự như thế. Theo chư Tổ định nghĩa, pháp trần là tất cả những bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu lại trong tâm thức. Ví dụ đứng trước một thảm cỏ xanh rộng lớn bao la giữa núi rừng yên lắng thanh tịnh, ngay lúc đó hình ảnh thảm cỏ,  hương thơm thanh thoát, tiếng chim líu lo… sẽ được lưu giữ vào trong tâm thức. Chính những hình ảnh, mùi hương, âm thanh… từ ngoại cảnh đã đi vào tâm, lưu lại bên trong, đó chính là pháp trần. Tuy hình ảnh pháp trần hiển hiện không sai biệtcông bằngthế giới bên ngoài đối với mọi người, nhưng tâm người tiếp nhận nảy sinh buồn, vui… có sai biệt khác nhau. Cùng một ngoại cảnh, cùng ảnh hiện thành pháp trần trong tâm thức, nhưng đối với người này là chuyện bình tâm an lạc, đối với người khác là chuyện phiền não, đau khổ. Thế mới thấy tưởng pháp trần chỉ là những bóng ảnh của ngoại cảnh đơn giản thường tình trong đời sống, đáng lý pháp trần không thể có sức mạnh nào cả, nhưng ngược lại Pháp trần lại có sức mạnh thật to lớn.

Có một ví dụ, pháp trần ví như xăng, tâm người ví như đối tượng của xăng. Có người biến mình thành lửa, đụng xăng thì bốc cháy, tất nhiên cuối cùng lửa và xăng đều nóng và gây hư hoại. Nhưng cũng có người thông minh như kỹ sư hay thợ máy, biến mình thành động cơ dùng xăng để nổ máy thành xe, thành nhà máy… mang đến lợi ích cho mình và cho người. Bản chất của xăng vốn không buồn hay vui, không lợi cũng không hại. Nhưng chính đối tượng sử dụng xăng mới quyết định kết quả sau cùng tổn hại hay lợi ích. Pháp trần cũng như thế. Bản chất của pháp trần vốn không thể lay động được tâm người, nhưng khi người tiếp nhận pháp trần thì tùy người mà pháp trần ấy biến thành kết quả luân hồi hay giải thoát.

Cách xử lý pháp trần khác nhau ở từng chúng sanh. Tất nhiên càng khác nhau xa hơn nữa đối với những người có duyên phước tu học Phật Pháp. Nếu không nhờ Phật Pháp, chúng sanh đối với pháp trần, còn như lửa đối với xăng không biết đến tận kiếp nào. Thật quả là một đại phước duyên cho người tu học, biết đến Phật Pháp để chuyển hóa pháp trần một cách đúng đắn vậy.

Xét cho cùng, sự sai khác đó bắt nguồn từ nguyện lực và định hướng của mỗi người. Người học Phật hay nghe nói câu “chúng sinh trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử”. Sở dĩ trôi lăn trong vòng nào đó, vì thật sự không có định hướng. Vì không có đích đến nên mới bị trôi lăn. Người tu Phậtnguyện lực, như con thuyền có hải bàn, có bến bờ, thì dù bao chướng ngại phong ba, nhưng một lúc nào đó cũng cập đến bến bình yên. Bến bờ đó chính là cảnh giới giải thoát an lạc trong mỗi hành giả.

Ngạn ngữ có câu “nếu ta không quyết định hoàn cảnh, thì hoàn cảnh sẽ quyết định ta”. Còn nhớ bài học từ thưở thiếu thời của nhà vật lý học người Mỹ nổi tiếng Joseph Henry. Ông chính là người tiên phong trong lĩnh vực sóng điện từ. Nhờ phát minh sóng điện từ nên kỹ thuật sau này mới có điện tín, máy fax, điện thoại... dựa vào qui tắc của sóng điện. Phát minh của ông khởi nguồn từ những năm 1830-1840 của hai thế kỷ trước. Ở tuổi thiếu thời, hoàn cảnh của ông cũng giống hoàn cảnh nhà bác học nổi tiếng người Anh Michael Faraday, sinh ra trong gia đình nông thôn nghèo khổ, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, ở với bà ngoại. Khi còn nhỏ Joseph thường tỏ ra là chú bé thiếu quyết đoán, không có định hướng. Một hôm bà ngoại dẫn đi mua giày, ra đến tiệm giày mà Joseph không biết phải chọn đôi giày nào cho bác thợ làm mẫu để đóng. Cậu đành phải về nhà hẹn một tuần sau mới trở lại cho biết mình thích đôi nào. Một tuần trôi qua, vậy mà cậu ấy vẫn phân vân, chưa quyết định thích giày mũi vuông hay mũi tròn. Lại trở về nhà. Trong lúc ấy, bà ngoại của chú bé vẫn thúc hối bác đóng giày sớm đóng cho cậu một đôi giày mới. Cho đến một hôm, bà ngoại đem về cho Joseph đôi giày mà bác đóng giày vừa mới đóng xong. Mở hộp ra, cậu hoàn toàn ngạc nhiên pha lẫn buồn rầu thất vọng, vì đôi giày không đúng ý thích của mình. Cao cũng không cao mà thấp cũng không thấp, đầu giày không vuông mà cũng chẳng tròn, tóm lại là không giống ai. Cậu bé nhìn đôi giày mới mà lòng buồn rười rượi. Thấy vậy bà ngoại cậu bé mới nói rằng: “Joseph à, nếu con không quyết định cuộc đời, thì cuộc đời sẽ quyết định giùm con. Lúc đó con không thể trách cứ gì cả!” Cậu bé lặng thinh và từ đó con người cậu bắt đầu thay đổi….

Đó là chuyện có thật trong cuộc đời cậu bé Joseph, sau này ông thành một nhà vật lý nổi tiếng, vẫn kể lại câu chuyện này trong Nhật ký cuộc đời ông. Nhờ câu chuyện đó mà lớn lên nhà bác học Joseph Henry (1797-1878)  không những nổi danh trong lĩnh vực khoa học, mà ông còn nổi tiếng là một người kiên quyết, mạnh mẽ trong việc lãnh đạo giới học thuật. Pháp trần là những mẫu mã có sẵn đó cho ta chọn, nhưng vì thiếu định hướng, thiếu phát tâm lập nguyện, nên cuối cùng ta tự đánh mất quyền lựa chọn, để nghiệp dĩ dắt ta trồi hụp theo biển trần.

Những tấm gương như vậy, ngoài thế gian có nhiều, trong lịch sử Phật Giáo còn nhiều hơn. Đức Phật là một bài học mạnh mẽ hơn hết. Khi còn trong cung vua, Thái Tử Tất Đạt cũng đối diện với pháp trần là cảnh sang trọng, quyền quí, lụa là, danh vọng… như hàng trăm hoàng thân quốc thích khác. Pháp trần giữa chốn vương cung hiển bày tương đối giống nhau trước mắt vua, quan, công nương, thái tử… Nhưng dưới cái nhìn của Thái tử Tất Đạt Đa thì khác. Cùng một pháp trần, nhưng tâm Ngài vượt lên trên mọi người, không đón nhận pháp trần ấy như một cứu cánh hạnh phúc. Không vui vì sống ấm êm trong nhung lụa, không hài lòng do bởi tiếng khen, không say đắm trong hương sắc âm thanh, không hưởng thụ trong danh lợi địa vị… Tất cả đều do cuộc đời Thái Tử đã có chí nguyện và định hướng. Chính nguyện lực đã nâng cao Thái Tử Tất Đạt Đa vượt lên trên tất cả, tất cả phàm tình trong nhân loạicõi trời. Ngài đã vượt qua và vượt qua… Ngày nay chúng sanh xưng dương tán thán Ngài là một vị Phật, bậc Thầy của ba cõi nhân thiên !

Cùng là chúng sanh phàm phu như nhau, người tu Phật đã từng trãi qua biết bao khó khăn khi phải đối diện với phiền não bất như ý. Nhưng khó khăn đó sẽ nhân lên gấp bội, nếu gặp cảnh vui vẻ hài lòng, đời sống vật chất dư thừa sung sướng, địa vị vững vàng không lung lay, gia đình êm ấm, vợ đẹp con xinh… trong hoàn cảnh đó, liệu mấy ai vẫn giữ chí nguyện xuất trần, cách ly thế tục để đến với hạnh phúc chân thậthiện tại còn mờ xa?  Chỉ có chí nguyện mạnh mẽ, quyết tâm lớn lao mới không làm nao núng lòng người tìm đến giải thoát. Cho nên chư Tổ thường dạy, giữa sung sướngđau khổ, giữa cảnh ngộ hài lòng và cảnh trần bất như ý, lúc nào cái đau khổ, bất như ý cũng là nhân duyên chính đưa người đến với Phật Pháp. Ngược lại pháp trần sung sướng, cảnh giới hài lòng thường cản trở phàm phu đến với đạo nhiều hơn. Người thông minh trong tu học Phật Pháp đều không ai sợ khổ mà chỉ sợ cảnh vui, cảnh hài lòng.

Đi xa hơn một chút, rõ ràng trong thế gian người thành công khác với người thất bại ở phát tâm lập chí. Nhưng giữa những người đã có mục đích, có năng lực đạt đến mục đích như nhau, vẫn khác nhau ở chỗ, có người đạt được mục đích, và có người sau một thời gian mục đích đã ở lại sau lưng. Tất nhiên có rất nhiều chướng ngại ngăn trở sự thành công. Nhưng xét cho cùng, có hai chướng ngại lớn nhất và dễ gặp nhất khiến mục đích bị thối lui, đó là sự đố kỵ ganh ghét, hoặc hai là cảm thọ tự thỏa mãn khi bước lên một nấc thang nào đó. Cùng đối diện với một pháp trần như nhau, cùng có một ý chí định hướng, nhưng cuối cùng gặt hái được thành công hay không, thêm lần nữa mỗi người tự sai khác.

Người tu Phật ai cũng thấy rõ điều đó. Giữa hai người cùng chí nguyện, cùng năng lực hoàn cảnh… nhưng một người hiền hòa, khiêm tốn, một người tự cao, tâm luôn phát sinh đố kỵ ganh ghét, thì mẫu người thứ hai làm sao đến với thành công? Điều bất lợi đầu tiên của tánh đố kỵ ganh ghét là tự mình hạ thấp giá trị của mình. Vì chính mình không thấy giá trị của mình nên mới ganh ghét, đua chen với người khác. Biểu hiện rõ ràng nhất là hành động lời nói khen mình, chê người, hoặc tìm cách làm lui sụt ảnh hưởng tốt đẹp của người khác.  Nhưng luật nhân quả luôn hẳn nhiên khắp mọi nơi, chính người không chấp nhận giá trị của họ, gây tổn thương người khác, dẫn những người thương mến ủng hộ xung quanh cùng theo con đường sai trái. Kết quả cuối cùng hẳn phải là thương đau và thất bại.

Ngược lại, người có chí nguyện, cộng thêm đầy đủ năng lực. Tâm ý luôn khiêm cung hiền hòa, tất nhiên đích đến thành công sẽ là điều chắc chắn. Tâm khiêm cung rộng lượng tự dưng giá trị con người sẽ lên cao. Người ấy không bị tốn thời gian cho những lúc phiền não do ganh ghét đố kỵ sinh ra. Tâm hiền hòa chiêu cảm cảnh giới hiền hòa. Lòng từ bi chiêu cảm cảnh từ bi. Cùng một pháp trần, cùng một chí nguyện, lại thêm cảnh giới xung quanh luôn ủng hộ giúp đỡ, tất nhiên thành công sẽ không đâu xa. Sự giúp đỡ thương mến từ con người cho đến hoàn cảnh xung quanh, đó chính thật là sức gia trì trong Phật Pháp.

Chướng ngại thứ hai thường quật ngã hành giả đến với mục đíchcảm thọ tự thấy hài lòng với chính mình. Điều này tất nhiên rõ ràng. Sau một thời gian tu học, cảnh giới trong tâm thức có phần nâng lên một cảnh giới cao hơn, khiến hoàn cảnh xung quanh cũng thay đổi theo chiều êm ái hài lòng hơn. Và chính lúc đó là lúc nguy hiểm nhất khiến hành giả thối lui. Vì hoàn cảnh pháp trần hài lòng vui vẻ chính là sự ngăn trở lớn lao nhất cho sự tiến bước. Người tu Phật ai ai cũng ít nhiều từng kinh nghiệm qua giai đoạn này. Không có lúc nào trên tiến trình hướng đến giải thoát khiến hành giả dễ bị dừng lại, dễ mất thời gian nhất là vào khoảng giai đoạn này.

Nhưng để tự trang bị cho mình những phẩm chất tốt trên con đường tu học không phải là điều một ngày hay một đêm có thể làm được. Cũng không phải nhờ hoàn toàn vào phước nghiệp đời trước. Vì ai sinh ra cũng có sẵn tâm hoan hỷ, rộng lượng, khiêm cung… và ai sinh ra cũng tiềm ẩn tánh ích kỷ, đố kỵ, ganh ghét… Tất cả tánh tốt và tánh xấu đều chờ hoàn cảnh pháp trần hợp với sức phát tâm lập nguyện, thêm phần trau dồi thay đổi của bản thân mà dẫn đến kết quả thành tựu khác nhau.

thich nu giac anh
Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giác Anh

Ví như người họa sĩ, vốn đã có khiếu hội họa, nhưng không vì vậy mà không thực tập họa vẽ thường xuyên để thành tựu một tác phẩm như ý muốn. Chùa Pháp Bảo Sydney chứng kiến họa sĩ C.K, mặc dù vị ấy có khiếu hội họa hơn người, cùng đứng trước pháp trần là một loạt những tuýp sơn màu sắc khác nhau, người bình thường sẽ không biết làm sao với những tuýp màu ấy. Nhưng dưới khiếu hội họa cộng với kinh nghiệm từ những lần thực tập  trau dồi, người họa sĩ mới có thể biến hóa từ hàng loạt màu sơn còn trong ống tuýp thành bức tranh xinh đẹp như ý muốn. Mỗi mùa Vu Lan tại chùa Pháp Bảo, sau bàn thờ trên sân khấu là bức tranh hoa hồng khổng lồ 6mx4m làm bình phong trong ngày Đại Lễ. Đó chính là kết quả thành tựu của người họa sĩ có năng khiếu, có định hướng và có trau dồi.

Pháp trần có sẵn, lại thêm phát tâm lập nguyện, nhưng còn cần thực tập để tự thay đổi vươn lên. Chuẩn mực này một khi thực hiện xong, thì không có thành công nào mà không đạt được. Lúc đó tất cả pháp trần, bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân sẽ biến thành thiện duyên đưa hành giả thành tựu tất cả pháp giải thoát. Ngày trước chính pháp trần gây bao khổ đau phiền não, ngày nay cũng chính pháp trần là động lực cho hành giả chứng đạo giải thoát, lợi ích chúng sanh. Trong Phật Pháp năm thức đầu tiên đó sẽ biến thành trí, mang tên Thành sở tác trí.  Trí này thấy rõ hết thảy pháp trần đều chung qui luật giả tạm, biến đổi vô thường. Pháp trần mang tánh nhân duyên, tánh Không, không có chủ thể. Bậc tu chứng sẽ nương pháp trầnphân thân hóa độ hết thảy chúng sanh trong các cảnh giới. Các Ngài sẽ tuỳ nguyện hóa sanh, diệu dụng ứng hiện thành pháp thân, báo thânứng hóa thân để phổ độ lợi ích cho chúng sanh. Con đường của quí Ngài cũng là con đường của mỗi người tu Phật chúng ta hôm nay vậy.

Nhân mùa Phật Đản PL 2558, thành tâm kính nguyện tất cả chúng sanh đều an lành trong ánh sáng giải thoát của chư Phật.

 

Nam mô A Di Đà Phật.

 

Kỷ niệm mùa Phật Đản,

PL 2558 - DL 2014

Viết tại thư phòng chùa Pháp Bảo, Sydney.

Thích Nữ Giác Anh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/05/2021(Xem: 7339)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.