Thư Viện Hoa Sen

Vesak

04/05/20205:06 SA(Xem: 4302)
Vesak

VESAK
Tiểu Lục Thần Phong

 

 vesak happy dayBầu trời đen kịt, từng lằn chớp loé lên chằng chịt rạch nát không gian, những tia chớp xanh lè bén như lưỡi đao truỷ thủ mà laị nóng kinh hồn, hễ phóng đụng vật gì thì vật ấy cháy và nát ra. Sấm đì đùng động đến tận đường địa ngục, sấm bổ tan cả đá, đánh vỡ những gì cản đường của nó. Gió giật từng hồi, thổi tung tất cả những vật trên đường đi, cả đất trời như tận thế. Các vị thiên sợ sệt, khép thân không dám nói lời nào. Giọng Ma Hê Thủ La Thiên Vương rền vang át cả tiếng sấm:

 - Ta là chúa tể của vũ trụ, sức mạnh vô song, quyền lực vô biên, không có ai sánh bằng ta. Kẻ nào chống laị ta tất phải chết, ta thống trị vũ trụ này tám vạn đaị kiếp.

 Y dứt lời thì từng bựng lửa lớn phừng phừng bốc lên, hỏa diệm sơn phun khói lửa ngất trời. Sóng từ bốn biển ầm ầm nổi, những cơn sóng thần cao vượt mọi thành trì có trên mặt đất. Đám ma quân rung rung kéo đến, hình thù quái dị, gớm ghiếc. Chúng nhe nanh, múa vuốt, nhảy múa reo hò ầm ĩ. Tên đầu đảng hét lên:’

 -  Này Cồ Đàm, tại sao cứ ngồi mãi ở đây? Hãy về với cung vàng điện ngọc, ở đấy ông có tất cả: địa vị cao quí, tiền của phong lưu, vợ đẹp con xinh, rượu ngon gái đẹp… và bao nhiêu thú vui tiêu khiển khác, tất cả cung phụng ông! cớ sao ông đến ngồi dưới gốc cây này để nhận lấy bao nhiêu khổ nhọc?

 Thích Ca Mâu Ni vẫn lặng im bất động, ngài ngồi như thể núi non, vẻ mặt bình thản không một gợn ưu tư. Bọn ma quân thấy thế càng tức giận sục sôi, chúng phun lửa toan đốt ngài nhưng lửa không chạm được đến thân. Chúng laị dâng nước, hòng cuốn trôi ngài  nhưng nước bốc hơi. Chúng lại làm ra động đất, định chôn vùi ngài nhưng cơn chấn động loang đến gần ngài thì tự khắc tan. Dùng bao nhiêu phép thuật mà không làm gì được, hết cách chúng hậm hực bỏ đi. Bây giờ xuất hiện vô số ma nữ, mắt đẹp mày xinh, thân hình lõa lồ uốn éo, chúng múa may ca hát và dở trò mơn trớn, vuốt ve dụ khị:

 - Ngài còn trẻ, sức lực sung mãn, thân hình tráng kiện, tinh thần minh mẫn… sao không hưởng lạc thú của cuộc đời? cớ sao từ bỏ những lạc thú? cớ sao sống khắc khổ, hành xác  như thế? chúng em sẵn sàng hầu hạ ngài, đem laị cho ngài  những phút giây hoan lạc nhất của kiếp người.

 Thích Ca Mâu Ni vẫn an nhiên bất động, gương mặt sáng như trăng rằm, an hoà từ tốn mà khí lực ngất trời. Giở đủ trò khêu gợi mà không lung lạc được Thích Ca, bọn chúng hết cách và tự tan biến như bóng đêm lúc bình minh lên.

 Sao Mai lấp lánh trên bầu trời, đêm chuyển dần về sáng, một làn sóng an hoà, khoan khoái lan tỏa trong đất trời, quang minh bừng lên, mặt đất chấn động sáu cách. Ngài thoáng mỉm cười, nụ cười nhẹ như gió thoảng, như cánh hoa mạn thù sa, hoa mạn đà la bay trong hư không. Thế rồi ngài lên tiếng sau bốn mươi chín ngày thiền định dưới cội cây:

 - Hỡi gã thợ làm nhà kia, ta đã lang thang bao nhiêu kiếp để tìm ngươi, nay ta đã gặp. Từ đây bao nhiêu cột, kèo, rui, mè… gãy tan hết! Từ đây vĩnh viễn không còn luân hồi sanh tử nữa, đây là kiếp chót của ta.

 Ngài đã chứng tam minh, lục thông. Chư thiên từ các tầng trời hoan hỷ vây quanh rải hoa cúng dường Phật, bậc chánh đẳng chánh giác. Đất trời rạng rỡ trong năm sắc màu quang minh vô cùng kỳ diệu, muôn hoa khoe sắc, chim hót véo von… muôn thú cùng các loài vây quanh. Hào quang của Phật soi đến ba ngàn thế giới. Ánh sáng chiếu vào cung điện Ma Hê Thủ La Thiên Vương, y giật mình kinh sợ, không biết ánh sáng từ đâu mà rực rỡ như thế, hơn cả quang minh nhật nguyệttinh tú. Vũ trụ sáng lạn, ánh sáng nhu nhuyến, ôn hoà làm cho chúng thiên nhơn đều thấy tâm thần lắng dịu, khoan khoái. Y dùng thiên nhãn nhìn thì thấy Thích Ca Mâu Ni đã thành chánh đẳng chánh giác dưới cội cây bồ đề. Đây là lần thứ hai quang minhchấn động làm rung rinh cung điện của y. Lần thứ nhất, cách đây hai mươi chín năm, khi bà Ma Gia phu nhân hạ sanh Tất Đạt Đa ở vườn Lâm Tỳ Ni. Năm ấy y đã kinh sợ và bất an, y biết rồi đây sẽ có người vượt hơn ngôi vị thiên chủ của y, sẽ có quyền lực lớn hơn y… càng nghĩ y càng lo lắng, y bèn tìm đến chỗ đức Phật đang thiền định

 - Này ông Cồ Đàm, ông có quyền năng lớn hơn tôi chăng? Tôi có thể biến thân to như núi Tu Di, vậy ông có thể làm như thế không?

 Thế Tôn từ tốn bảo y:

 - Ta không có quyền năng, ta không phải là thượng đế hay thánh thần, ta laị càng không dùng đến pháp thuật biến hoá.

 - Vậy sao ông có thể tạo ra quang minhchấn động cung điện của ta và cả ba ngàn thế giới?

 - Ta chẳng có ý làm thế, tự nhiên thế thôi.

 - Ông không thể tranh ngôi thiên chủ với ta được đâu!

 - Ta chẳng thèm cái ngôi thiên chủ ấy, chư thiên cũng không ngoài vòng sanh tử, bản thân ngươi dù có thọ tám vạn đaị kiếp rồi khi hết phước vẫn đọa như thường. Chắc ngươi cũng đã từng nhiều lần chứng kiến năm tướng suy hao của chư thiên khi hết phước?

 - Đúng thế, tôi đã vô số lần thấy năm tướng suy hao, vậy ông đã vượt qua sanh tử rồi chăng?

- Không sai, đây là kiếp chót của ta! Ta đến thế gian này để dạy chư thiên, phi nhâncon người con đường vượt qua khổ đau, ra khỏi luân hồi sanh tử.

 - Tôi là Ma Ha Thủ La Thiên Vương, là chủ tể vũ trụ, không có ai lớn hơn tôi, không có ai mạnh hơn tôi, quyền lực của tôi vô biên, tôi sống tám vạn đaị kiếp. Còn ông, ông bảo không có pháp thuật quyền năng gì, vậy sao ông có thể thoát ra khỏi sanh tử luân hồi?

 - Ta đã thực hiện thiền định, thanh lọc tâm ý. Ta đã buông xuống mọi ràng buộc của ngũ dục lục trần, cấu uế phiền não, lìa ly cấu, không còn dính mắc bụi trần, lậu hoặc đã đoạn, vô nhiễm ái dục… nên tự nhiên lià khỏi sanh tử luân hồi. Ta có nhiều pháp môn, tùy theo căn cơ của chúng sanh mà giáo hoá!

 Nói xong, Thế Tôn đứng dậy đi đến vườn Lộc Uyển. Năm anh em Kiều Trần Như vừa thoáng thấy Thế Tôn, họ  định bỏ đi, tâm ý các vị ấy cho là Thế Tôn không còn chịu nổi khổ cực để tu hành nên có ý coi thường. Họ định bỏ đi nhưng không sao đi được. Sắc tướng của Thế Tôn quá tuyệt hảo, bọn họ chăm chăm nhìn, lòng đầy ngờ vực. Thế Tôn vào giữa vườn, bọn họ tự nhiên sụp lạy đảnh lễ mà không hiểu vì sao. Thế Tôn ân cần nói pháp cho bọn họ, lần thứ nhất ngài nói:” Đây là khổ tính bức bách, đây là tập tính chiêu cảm, đây là đạo tính có thể tu, đây là diệt tính có thể chứng”. Lần thứ hai ngài bảo:” Đây là khổ ta đã biết, đây là tập ta đã đoạn, đây là đạo ta đã tu, đây là diệt ta đã chứng”. Lần thứ ba ngài dạy:” Đây là khổ các ông nên biết, đây là tập các ông nên đoạn, đây là đạo các ông nên tu, đây là diệt các ông nên chứng”. Chuyển pháp ba lần rồi ngài gọi:

 - Này các ông, các ông bị khách trần quấy nhiễu nên không thể chứng đắc!

 Kiều Trần Như nghe đến đây lập tức khai ngộ, sau đó chứng đắc trở nên giải không đệ nhất. Bấy giờ chư thiên khắp các tầng trời rải hoa cúng dường, Càn Thát Bà tấu nhạc, vô số hương chiên đàncác loại hương khác xông lên. Ma Hê Thủ La Thiên Vương thấy thế thì bao nhiêu kiêu hãnh tan biến, tâm ý y như căn phòng tối được ánh dương chiếu soi. Y sụp lạy đảnh lễ Thế Tôn. Y cầu xin sám hốiphát nguyện sẽ đời đời hộ trì chánh pháp.

 Thế rồi chánh pháp của Như Lai như ngọn hải đăng soi rọi thế gian này, người người quay về nương tựa, hàng trời người đều được lợi ích lớn lao. Một số vượt thoát sanh tử luân hồi, vô số khác thì sống trong tỉnh thức, thúc liễm thân tâm, tinh thần an lạc, buông bỏ mọi phiền não, ràng buộc… Ma Vương Ba Tuần cảm thấy quyền lực của y bị lung lay nghiêm trọng. Con người trên thế gian và bao chúng sanh khác đều do y cái quản xưa nay, nay họ tu theo chánh pháp nên lần lượt thoát sanh tử, vượt qua sự cương toả của y. Lòng y bất angiận dữ. Y tìm đến chỗ Như Lai gây nhiễu sự:

 - Bao nhiêu chúng sanh do tôi cai quản, nay bọn họ tu theo chánh pháp của ông, bọn họ vượt thoát sanh tử, những kẻ còn laị cũng sống an lạc, không còn chịu sự khống chế của tôi, quyền lực của tôi bị ông phá hủy. Tôi sẽ phá chánh pháp của ông!

 Thích Ca Mâu Ni điềm nhiên bảo:

 - Tà không thể thắng chánh, ngươi không thể nào phá được chánh pháp của Như Lai!

 Ma Vương Ba Tuần cười nham hiểm:

 - Được rồi, tôi sẽ chờ đến thời mạt pháp. Tôi sẽ cho con cháu của tôi khoác cà sa.

 Nghe thế, đức Thế Tôn trầm ngâm không nói một lời nào nữa. Ngài biết y nói đúng và y sẽ làm thế, trí huệ của Như Lai biết chuyện vốn sẽ là như thế, không thể nào khác đuợc, cũng không thể làm gì hơn.

 Dòng đời biến thiên thịnh suy liên lỉ, dòng thời gian trôi không ngừng, chẳng mấy chốc đã đến lúc Thế Tôn nhập niết bàn. Ngài nằm giữa hai hàng cây Sa La. Hàng tứ chúng vây quanh buồn bã, rơi lệ. Chư thiên hội tụ về, sầu đau hiện rõ trên gương mặt. Ma Hê Thủ La Thiên Vương qùy tâu:

 - Bạch đức Thế Tôn, ngài vào niết bàn vô dư, chúng con bơ vơ không nơi nương tựa biết làm sao đây?

 Đức Phật dạy:

 - Như Lai vì một đaị sự nhân duyên mà ra đời, chỉ dạy chúng sanh nhập tri kiến Phật. Nay Như Lai vào niết bàn nhưng chánh pháp còn đó cho đến khi có một vị Phật khác ra đời. Các ông cứ y theo chánh pháp mà hành thì cũng như Như Lai còn taị thế!

 Ma Hê Thủ La Thiên Vương laị tâu:

 - Bạch đức Thế Tôn, chúng con xin vâng lời, xin nguyện hộ trì chánh pháp của Như Lai, hộ trì tất cả những ai hành đúng chánh pháp của Như Lai.

 Ngài A Nan quỳ bên Thế Tôn, buồn rầu thưa:

 - Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn vào niết bàn rồi thì ai làm thầy chỉ dạy chúng con?

 Đức Phật ân cần:

 - Hãy lấy giáo giới làm thầy, các ông tự thắp đuốc lên mà đi!

 Thế Tôn vào niết bàn, chánh pháp được các đồ đệ mang đi giáo hoá bốn phương trời, hoằng hoá độ vô số chúng sanh, tuy nhiên càng về sau thì có nhiều hiện tướng suy hao, hư hoại và thêm bớt những cái vốn không có của thời chánh pháptượng pháp. Lời nguyền năm xưa của Ma Vương Ba Tuần đã ứng nghiệm, nhiều kẻ khoác cà sa nhưng làm việc ma, tuy hình tướng sa môn nhưng thực chất là con cháu của Ma Vương Ba Tuần. Chúng ngày đêm phá hoại pháp, lũng đoạn tăng đúng như lời huyền ký của Thế Tôn:” Sư tử trùng phàm thực sư tử nhục”. Tuy có phá hoại nhưng pháp của Như Lai vẫn tồn tại vững mạnh, vẫn là con đường duy nhất thoát khổ đau, thoát sanh tử luân hồi. Pháp của Như Lai chỉ mất đi khi nào có một vị Phật khác ra đời.

 Thời gian như nước chảy hoa rơi, như vó câu qua cữa sổ, mới đó mà đã trải qua hai ngàn năm trăm sáu mươi tư năm, kể từ khi Thế Tôn thị hiện đản sanh ở quốc độ này. Vườn Lâm Tỳ Ni năm xưa vẫn còn những di chỉ của thế Tôn. Ngày nay tại cõi Nam Thiệm bộ châu có một xứ sở vô cùng giàu có, trù phú, cuộc sống phong lưu, dân tứ xứ kéo về. Hàng đệ tử của Thế Tôn cũng tìm đến lập đạo tràng giáo hoá chúng sanh. Hàng Thích tử đem giáo pháp của Thế Tôn dạy chúng. Có nhiều sắc dân xưa nay chưa hề biết đến Phật pháp, nhờ thế mà được lợi lạc lớn. Các xứ trong quốc độ ấy liên kết nhau, tạo nên một hội quốc liên nhằm đoàn kết hỗ trợ cho nhau, giúp nhau trong các vấn đề thế sự. Hàng năm, hội đồng của liên hiệp các quốc gia ấy cử hành trọng thể lễ kỷ niệm ngày đản sanh của Thế Tôn. Hàng Thích tử toàn thế giới họp laị chọn ngày rằm tháng tư làm ngày Vesak, kỷ niệm ba sự kiện lớn trong đời của Thích Ca Mâu Ni Phật, đó là ngày đản sanh, ngày thành đạo và ngày Phật nhập niết bàn. Phật thị hiện đản sanh và nhập niết bàn ấy là hoá thân, pháp thân Phật thì nào có sanh diệt, vẫn thường trụ khắp mười phươnghiện hữu cả quá khứ, hiện tạivị lai.

 New York, năm một ngàn chín trăm chín mươi chín, taị phiên họp thừ năm mươi tư đã đồng thuận chọn ngày rằm tháng tư âm lịch để kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca, đồng thời tôn vinh những đóng góp cho hoà bình, văn hoá của Phật giáo. Một tôn giáo lâu đời luôn đề cao phẩm giá con người, tôn trọng sự thật, tràn đầy trí tuệtình thương

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 052020

Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14470)
28/04/2017(Xem: 9982)
10/06/2016(Xem: 12077)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: