Thông Điệp Chúc Mừng Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2.564 Của Tổng Giáo Phận Singapore

05/05/20201:00 SA(Xem: 3910)
Thông Điệp Chúc Mừng Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2.564 Của Tổng Giáo Phận Singapore

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG
QUỐC TẾ LỄ VESAK PL. 2.564 CỦA
TỔNG GIÁO PHẬN SINGAPORE

 

Đức Tổng Giám mục SingaporeQuý đạo hữu Phật tử thân mến,

Chúng tôi rất hân hoan với quý đạo hữu Phật tử vào dịp Quốc tế lễ Vesak PL. 2.564 (2020), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạonhập Niết bàn; Đại lễ kỷ niệm này là một niềm vui và tràn đầy hạnh phúc và hòa bình.

Những thách thức khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19 chủng mới, gợi mở cho chúng ta suy ngẫm về chủ đề đau khổ. Trước khi xuất gia đi tu, Đức Phật khi còn là vị Thái tử, đầu tiên, Ngài đã học được ý nghĩa của tứ khổ, thông qua sinh, già, bệnh chết. Trong vài tháng qua, chúng ta cũng đã biết các phương tiện truyền thông xã hội đã tràn ngập bởi những hình ảnh của người già, người bệnh, người chết và người sắp lìa trần gian – thường đơn độc, đôi khi bị bỏ rơi và luôn sợ hãi do Covid-19.  Nhưng nỗi khổ lớn nhất của nhân loại ngày nay, có thể không phải là do sự đau khổ về thể xác hay sự suy sụp về kinh tế do đại dịch hiểm ác này. Như Mẹ Têrêsa Calcutta, một nữ tu và là nhà truyền giáo người Albania đã nói: “Tôi đã nhận ra ngày càng thêm nhiều căn bệnh lớn nhất, và nỗi đau khổ lớn nhất là không có bạn, là quên mất một tương giao sâu đậm và đầy nhân ái, không biết thế nào là được thương yêu, là không hề có gia đình và không bạn hữu”. Trong những thời điểm bị cô lậpthiếu thốn sự tiếp xúc dịu dàng của con người, mọi người đều phải chịu đựng, dù có bị nhiễm bệnh hay không.

Đức Phật đã dạy, là những Phật tử chân chính hãy cố gắng hóa giải những nỗi khổ niềm đau thông qua tấm lòng từ bi, và ánh sáng trí tuệ soi đường dẫn bước. Trí tuệ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô đã dạy rằng, là những con chiên ngoan đạo hãy thương yêu nhau bằng sự hy sinh và lòng bác ái, như Đức Chúa đã yêu thương họ.

Sáng ngày 21/11/2019, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến viếng thăm ngôi già lam cổ tự Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram ở thủ đô Bangkok. Tại đây, ngài gặp gỡ Đức Tăng thống Phật giáo Thái Lan Somdej Phra Maha Muneewong, ngài nhấn mạnh rằng: “tôn giáo trở nên quan trọng như thế nào đối với các tôn giáo ngày càng nhiều hơn, tôn giáo phát triển các dự án từ thiện mới, có khả năng tạo ra và nhân rộng các sáng kiến thực tế trên lộ trình của tình đạo hữu, đặc biệt là đối với người nghèo và mái nhà chung của chúng ta bị lạm dụng nhiều. Bằng cách này, chúng ta sẽ góp phần hình thành một nền văn hóa từ bi, tình đạo hữu và sự gặp gỡ, cả nơi đây và ở những nơi khác trên thế giới”.

Và vào ngày 27/3/2020 tại Quảng trường St Peter, Vatican, khi cầu nguyện cho sự kết thúc của đại dịch Covid-19, Đức Giáo hoàng Phanxicô chia sẻ rằng: “Tất cả  chúng ta đều ở trong cùng một chiếc thuyền, tất cả chúng ta đều mong manh và mất phương hướng. Cũng vậy, thời gian quan trọng và cần thiết, mỗi chúng ta cần động viên an ủi tha nhân. Chúng ta không thể cứ nghĩ riêng bản thân mình, chỉ có tình yêu thương bởi từ bi tâm và lòng bác ái, chúng ta mới có thể vượt qua cơn khủng hoảng này”.

Trong cơn đại dịch đầy hiểm ác này, nơi có quá nhiều sự chia rẽ và chia sẽ về thể chất, có thể tình bạn của chúng ta sẽ gần gũi hơn và cộng đồng của chúng ta đoàn kết hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy đổi mới cam kết, trở thành những cảnh báo của Hy Lạp cho những người đang đau khổ, bằng cách tôn trọngphục hồi phẩm giá thanh cao của họ như con người, và bằng cách khuyến khích và hỗ trợ lẫn nhau trong những thời điểm không chắc chắn này.

Thay mặt tất cả những người Công giáo Singapore, chúng tôi chân thành chúc quý đạo hữu Phật tử một ngày Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 hạnh phúc và luôn đạt thành về mặt tâm linh.

Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Singapore

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Malaysia, SingaporeBrunei

Đức Tổng Giám mục Singapore

William Goh Seng Chye

 

Msgr. Philip Heng, S.J.

Vicar General (Interreligious Relations)

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13747)
28/04/2017(Xem: 9207)
10/06/2016(Xem: 11181)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.