Chương 4: Kinh Tế Phật Giáo Theo Quan Điểm Tịnh Độ Nhật

30/07/201212:00 SA(Xem: 4613)
Chương 4: Kinh Tế Phật Giáo Theo Quan Điểm Tịnh Độ Nhật

KINH TẾ PHẬT GIÁO
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Văn Nghệ 2012

Chương 4
Kinh tế Phật Giáo theo quan điểm Tịnh Độ Nhật

Chủ nghĩa tư bản thành một khuôn mẫu kinh tế và chánh trị duy nhất ‘tượng trưng’ cho dân chủthịnh vượng của cả thế giới. Trong tác phẩm The End of History, Fukuyama lạc quan tuyên bố một cách chắc nịch ‘lịch sử đã đến giai đoạn cuối với chủ nghĩa tư bản’. Để dân chúng tại các nước đang phát triển khỏi lở ‘chuyến tàu lịch sử’, quá trình toàn cầu hóa được phát động nhằm ‘khuyến khích’ chánh quyền của các quốc gia này đón nhận mô thức dân chủ kiểu Tây Phương về mặt chính trị và mô thức tự do mậu dịch về mặt kinh tế. Nga và khối Đông Âu, sau một thời gian ngắn ‘dân chủ hóa’, nhà cầm quyền và dân chúng bắt đầu tự hỏi việc đeo đuổi mô thức chánh trị-kinh tế kiểu Mỹ là có phải là một thái độ sáng suốt. Các nước nghèo Châu Mỹ La Tinh cũng sau một thời gian theo chủ trương ‘Mỹ Châu của người Châu Mỹ’, mở rộng cửa cho chánh sách tự do mậu dịch trong, khi nhìn lại chỉ thấy cái hố sâu ngăn cách giữa người nghèo và người giàu càng ngày càng thăm thẵm. Ngay cả các nước Nam Mỹ giàu có nhất, qua một đêm bừng con mắt dậy, chợt thấy mình đang nằm trên bờ vực phá sản, điển hình là Mexico, Brazil và Argentina.

 blankFrancis Fukuyama

Khi thố lộ là đang nghiên cứu về kinh tế Phật Giáo, một người bạn thân nhìn tôi một lúc lâu, rồi nói: “Như vậy đề tài chắc giới hạn lắm!” Giới hạn? Ngoài chuyện trở lại lục lạo giáo lý căn bản của Phật Giáo xem có nguyên lý nào hổ trợ cho ý niệm kinh tế, tôi còn phải theo dõi xem Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiều lập trường của Phật Giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chinh trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đếu muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì? Tại sao con người tiếp tục trầm luân trong biển khổ và làm cách nào để qua bên kia bờ hạnh phúc. Không những đề tài không bị giới hạn mà càng ngày tôi càng bị lôi cuốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị, tâm lý, đạo đức và siêu hình! Tôi có một người bạn cũng đang nghiên cứu về đề tài kinh tế Phật Giáo để trình luận án tiến sĩđại học Miền Tây Sydney (UWS). Có lần anh nói: ‘Tôi sẽ đưa ra một mô thức để thay đổi tận nền tảng đạo đức Tây Phương”. Lúc đó tôi bán tín bán nghi, chỉ chúc tụng xã giao: ‘Good luck!’

Có một đường lối “thứ ba” nào có thể làm kinh tế phát triển mà không làm tổn hại đến địa cầu và giúp mọi người cùng hưởng những thành quả kinh tế không? Và ngay cả khi con người hưởng thụ tràn trề mọi tiện nghi vất chất, con ngườiđạt đến “hạnh phúc” không? Con đường “trung đạo” của Đạo Phật có thể đóng góp được gì?

Không phải đợi tới khi Schumacher nhắc nhở kinh tế phải phục vụ con người, “as if People mattered”. “As if” là một ước mơ, là một lời kêu cứu! Kinh tế càng ngày càng trở nên chuyên biệt hóa và có tham vọng trở thành một ‘khoa học’ của những “con số”. Con người đột nhiên biến mất và ‘people don’t matter any more’! Kể từ khi giải Nobel kinh tế đưọc Hội Hàn Lâm Thụy Điển đề nghị từ năm 1968, các kinh tế gia Mỹ (hay có quốc tịch Mỹ) khống chế số người được gìải. Cho đến năm 1996 có 24 kinh tế gia Mỹ trong số 40 người nhận giải Nobel và phần lớn chuyên về kinh toán học (Econometrics). Các nhà kinh tế này thường đề nghị những mô thức toán học để tiên đoán các mô thức phát triển. Ngược lại các nhà kinh tế Âu Châu có cái nhìn dịu dàng hơn về con người. Sir John Hicks (đọat giải Nobel năm 1972) cho thấy trong hàng ngũ của các kinh tế gia Âu Châu đã có những dấu hiệu “bất tín nhiệm” các mô thức dựa trên kinh toán và xem kinh tế không thể nào hoàn toàn là một môn khoa học “phổ quát” “hợp lý” thường được gọi là ‘economic rationalism’. Joseph E. Stiglitz, người được giải Nobel 2001, phó giám đốc Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) đã chỉ trích những biện pháp cứng nhắc sai lầm của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Amartya Sen, người được giải Nobel năm 1998, đã đưa ra một con đường “thứ Ba”, vừa giúp các nước thuộc thế giới thứ Ba phát triển, vừa bảo vệ kinh tế và văn hoá địa phương, cũng như thực hiện một chánh sách phân phối tài sản quốc gia một cách công bằng hơn. Quan điểm của hai kinh tế gia trên rất quan trọng bởi họ là những kinh tế gia từ ‘bên trong’.

Nổ lực dùng đạo đức để hướng dẫn đường lối phát triển kinh tế không phải chỉ mới xuất hiện gần đây, ngay chính “cha đẻ’ của nền kinh tế tự do, Adam Smith (1723-1790) cũng đã đặt vấn đề này. Trong khi tác phẩm The Wealth of Nations được khai thác một cách tận tình và được xem nhưthánh kinh, tác phẩm The Theory of Moral Sentiments của Smith, đặt vấn đề liên hệ giữa tư lợiđạo đức, bị các nhà kinh tế cố tình bỏ quên. Trong khi The Wealth of Nations cồ võ cho một nền kinh tế bất can thiệp (Laìssez-faire) và cho rằng tham lamtư lợi là “bản chất” của con người và là động cơ chính yếu thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Kinh tế bất can thiệp sẽ tạo sự giàu có cá nhân và do đó đưa đến sự giàu có quốc gia. Giả thuyết “bàn tay vô hình” hướng dẫn thị trường của Smith đã bị thách đố và hiện nguyên hình là những ‘giả thuyết’, những ‘tiền đề’, cũng giống như tiền đề “ai cũng có Phật Tính” hay ‘nhân chi sơ tánh bản thiện” của Mạnh Tử. Vào cuối đời, khi cuộc cách mạng kỹ nghệ lên tới mức cao điểm, chính Smith đã chứng kiến bộ mặt trái của nên kinh tế tự do: các nông dân Anh bỏ nông thôn ra thành thị tìm việc làm nhưng thay vì hưởng được thành quả của cuộc cách mạng kỹ nghệ, họ trở thành công nhân vô sản ở các thành phố lớn. Họ sống một cuộc đời lầm than, vất vưởng không gốc không rễ. Chính sự bần cùng do cuộc cách mạng kỹ nghệ gây ra đã biến thành một mảnh đất mầu mỡ cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác và sự thành lập các chế độ Cộng Sản. Các kinh tế gia Anh sau đó ít người còn tin vào “bàn tay vô hình” của Smith, như J.S Mills (1806-1873), Alfred Marshall ( 1842- 1924) và nổi tiếng nhất là J.M. Keynes (1883-1946), đều nghiêng về sự can thiệp của chánh phủ trong trường hợp cần thiết để ngăn chận những hậu quả thái quá của Kinh Tế Thị Trường.

Nhà kinh tế Anh Joan Robinson (1903-1983) nửa thật nửa đùa nói là mọi người nên theo học kinh tế, không phải để tìm một giải pháp nào, nhưng để khỏi bị các huyền thoại kinh tế đánh lừa. Cũng như nhiều môn tự nhận “khoa học’ khác, môn kinh tế có nhiều “huyền thoại” cần được “giải hoặc”. Thí dụ như huyền thoại lòng tham lam là ‘bản tính con người’, tư lợi cá nhânđộng lực chính thúc đẩy các hoạt động kinh tế và “bàn tay vô hình” sẽ tự động điều hợp các hoạt động kinh tế. Từ lúc Thatcher- Reagan nắm chính quyền, các quốc gia đang phát triển đã được “khuyến khích”, “thúc đẩy” và nếu cần “ép buộc” các quốc gia này chấp nhận mô thức phát triển Tây Phương. Ở đâu người ta cũng nghe ‘kinh tế thị trường, please, please!’ kể cả những quốc gia theo ‘xã hội chủ nghĩa’.

Shinichi Inoue, một người lãnh đạo ngành tài chánh và ngân hàng của Nhật, đã dùng tư tưởng của Đạo Phật để nghiên cứucổ động cho một nền kinh tế không (hay ít ra cũng bớt) tàn hại môi sinh. Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế tại đại học Tokyo, Inoue gia nhập Bank of Japan và dần dần đảm nhiệm những chức vụ quản lý cao cấp. Sau đó ông được đề cử vào chức vụ Chủ Tịch Ban Quản Trị Ngân Hàng Miyakazi vào năm 1975. Hiện nay ông là chủ tịch phong trào tổ chức Phát Triển Phật Giáo (Bukkyo Shinko Zaidan) và là một thành viên của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phật Giáo thuộc Đại Học Komazawa. Cũng như phần lớn các thanh niên tân học, ông chỉ đến với Phật Giáo khi có những xáo động tâm linh lớn lao. Cha mẹ ông qua đời khi ông còn là một học sinh tiểu học. Nhận thấy lời Phật dạy về vô thường, ông bắt đầu nghiên cứu tư tưởng của Đạo Nguyên, tổ phái thiền Tào ĐộngThân Loan (Tổ phái Tân Tịnh Độ Nhật), dù thoạt nhìn tư tưởng hai phái này có vẻ tương phản nhau. Trong thời gian theo học ngành kinh tế, ông lấy làm ngạc nhiênchương trình học không để ý gì đến mối liên hệ giữa đạo đức và kinh tế, không để ý đến việc phân phối tài sản quốc gia để mọi người có thể hưởng được thành quả kinh tế. Dù Phật Giáo đã thấm sâu vào văn hóa Nhật, chương trình kinh tế tại các đại học không để ý gì đến vai trò của Phật Giáo trong các mô thức phát triển. Chỉ khi ông về hưu, ông mới đọc được một tác phẩm “kinh tế Phật Giáo” do Giáo Sư Tomoji Hirayama thuộc đại học Tsukuba. Sau đó ông hoàn toàn để thì giờ nghiên cứu về kinh tế Phật Giáo tại đại học Phật Giáo Komazawa. Ông thú nhận đã bị ảnh hưởng sâu đậm từ tác phẩm của E. F Schumacher, Small is Beautiful. An Economic As If People Mattered.

Sự tương phản giữa một khoa học công khai ca ngợi tham lam là tốt (Greed is Good), cổ động cho lòng ham muốn tiêu thụ và vinh danh luật “chọn lựa tự nhiên về phương diện xã hội”, ai mạnh thì người ấy sống sót, và một tôn giáo chủ trương giảm thiểu ham muốn và lấy từ bi làm căn bản đạo đức đã quá rõ ràng! Sau nhiều năm thảo luận với các lãnh tụ doanh nghiệp và công nhân, Inoue đã hoàn thành hai tác phẩm Buddhist Business Management được phát hành vào năm 1987 và Economics To Save the Earth, phát hành vào năm 1994. Hai tác phẩm trên được tổng hợp và dịch ra Anh Ngữ với nhan đề Putting Buddhism To Work do nhà xuất bản Kodansha xuất bản vào năm 1997. Như nhan đề cho thấy Inoue không chú tâm bàn luận đến những vấn đề lý thuyết như Schumacher, nhưng đề cập đến yếu tính của một nền kinh tế Phật Giáo cũng như những gì đã được ứng dụngthực hiện tại Nhật, một nước Á Châu có thành quả về kinh tế không thua bất cứ một nước Tây Phương nào.

Theo Inoue, Nhật là một quốc gia thích hợp nhất để tìm một mô thức phát triển kinh tế thị trường “mới”, dựa trên những giá trị đạo đức truyền thống, nhất là Phật Giáo. Cuộc đời của Đức Phật là một thí dụ điển hình để suy nghĩ về mô thức kinh tế. Đức Phật đã từ bỏ những tiện nghi vật chất trong cung vàng để đi tìm một giải đáp cho nhu cầu tâm linh. Sau nhiều năm học hỏi nhiều cách tu tập khác nhau, Phật nhận thấy rằng con đường khổ tu cũng cực đoan như con hưởng hưởng thụ vật chất. Phật Giáo không bao giờ nên được hiểu như một tôn giáo phủ nhận kiếp nhân sinh hay chỉ dành cho những người tu tập trong hang thâm cùng cốc hay quay lưng lại với cuộc đời. Trong khi thế hệ đệ tử sống gần Phật khi Ngài còn tại thế trong có thái độ bảo thủxa cách với quần chúng, các tân tăng trong các phái đại thừa hiểu rõ về bài học của cuộc đờì của Đức Phật. Nếu muốn từ bỏ cuộc đời, Đức Phật đâu có bỏ ra 45 năm truyền bá giáo pháp. Đối với các Phật Tử Đại Thừa, Phật Giáocon đường Phật Giáo Nhập Thế của các vị Bồ Tát. Nói nhập thế là nói gượng ép, vì nói cho rốt cùng, Phật Giáo nào mà chẳng nhập thế. *

Một trong những người thấm nhuần Phật Giáo trong hoàng gia Nhật là Thái Tử Shotoku (574-622) và là một trong những người thảo Hiến Pháp Thập Thất Điều của Nhật, trong đó phản ảnh đậm đà tư tưởng Phật Giáo. Hiến pháp Nhật cổ động cho sự hoà hợpđộ lượng giữa các tôn giáo (giữa Thần ĐạoPhật Giáo). Một dấu ấn quan trọng khác trong hiến pháp Thất Thập Điều là việc đặt trọng tâm vào sự an sinh của dân chúng, nhất là những người nghèo. Trong thời kỳ này các tự viện Phật Giáo Nhật thường dựa vào sự cúng dường của giai cấp thương gia. Có thể vì muốn đề cao vai trò của giới thương mại, quan niệm về quyền sở hữu, tài sản và tiền bạc của giới sa môn cũng rộng rãi hơn so với Phật Giáo Tiểu Thừa. Trong thời đại Tokugawa (1600-1868) Nhật bắt đầu bước vào một thời đại phồn thịnh về kinh tế và hệ thống tiền tệ đã bắt đầu có cơ sở vững chãi. Một nhà nghiên cứu về nước Nhật, Edwin O. Reischauer (1910-1990) nhận xét đây là giai đoạn nước Nhật phát triển một chủ nghĩa “tư bản” cho riêng mình. Một nhà nghiên cứu khác, Robert Bellah, cho rằng thời kỳ phát triển kinh tế này ở Nhật tương đương với thời kỳ phát triển kinh tế tư bản ở Tây Phương, dưới ảnh hưởng của đạo đức Tin Lành.

Một trong những nhà sưảnh hưởng đến chủ nghĩa “tư bản” quốc gia Nhật là Suzuki Shasan (1579-1655) Nhà sư này cho rằng dù làm một công việc gì, cá nhân đó đều đáng tôn trọng vì họ đang hành trì một pháp môn trên con đường giác ngộ. Shasan thường nhắc nhở đến pháp thoại sau: “Những người nào đang làm việc trong các hoạt động kinh tế sẽ được tưởng thưởng xứng đáng cho những cố gắng của họ, bởi vì những công việc làm nảy cũng là một cách thực tập tâm linh”. Ông khuyến khích các thương gia suy nghĩ về những giá trị tâm linh, nên thành thật trong các hoạt động thương mãi, và phát tâm Bồ Tát, hành sử như các vị Bồ Tát, lúc nào lo lắng đến an sinh của người khác. Quan niệm này cũng tương tự như quan niệm của Schumacher về công việc làm. Công ăn việc làm không những đem lại lợi tức cần thiết để sinh sống, mà còn là thực phẩm nuôi dưỡng tâm linh. Do đó một thương gia chân chính không những xứng đáng có một đời sống vật chất dồi dào, họ còn có cơ hội tu tập tâm linh. Tư tưởng này cũng rất gần gũi với quan niệm của Weber về sự liên hệ giữa giá trị đạo đức Tin Lành và quá trình phát triển kinh tế Tư Bản ở Tây Phương. Trái với hiểu lầm thông thường, Phật Giáo không bao giờ cổ động cho sự nghèo khổ, nhất là sự nghèo khổ đó do một cơ cầu chánh trịxã hội bất công gây ra. Thành quả vật chấtmột đời sống sung túc không có gì sai trái nếu như tài sản kiếm được bằng những phương tiện chính đáng, như cần kiệm, khả năng cao và nhiều sáng kiến.Tuy nhiên một trong những hạnh nguyện của Bồ TátBố Thí, nghĩa là sử dụng tài sản một cách hợp lýrộng rãi. Bủn xỉn mới là điều đáng tráchchứng tỏ người này còn chấp ngã và lúc nào cũng khư khư giữ chặt tài sản. Đạo Đức Tin Lành biện chính cho sự giàu sang trong xã hội Tư bản bằng cách cho rằng sự thành công về mặt vật chất phản ảnh ân sủng trực tiếp của Thiên Chúa. Điểm khác nhau giữa hai bên là, trong khi Phật Giáo khuyến khích các tín đồ tiết dục, Tin Lành khuyến khích tín đồ tích lũy tài sản. Càng giàu chừng nào chứng tỏ càng được nhiều ân sũng của Thiên Chúa chừng đó.

Một khuôn mặt khác đóng góp nhiều cho chủ nghĩa “Tư Bản” quốc gia Nhật là Rennyo (1415-1499) Ông là tổ khai sơn thứ nhì của phái Jodo Shinshu thuộc tông Tịnh Độ. Nhà sư này đã khuyên các thương gia: “Khi hoạt động thương mãi, nên xem công việc của mình như là công việc hoằng hoá của Phật”. Các thương gia khắp nước Nhật trân trọng lời khuyên này, nhất là ở hai khu vực Ohmi (Shiga) và Osaka, nơi ảnh hưởng của vị sư này mạnh nhất. Ngay cả đến ngày nay, một doanh nghiệp được sáng lập ở khu này, Itochu, đã phát triển thịnh vượng nhờ chấp nhận lời khuyên này.

Những kinh nghiệm về kinh tế tư bản ở Nhật

Kinh tế Nhật phát triển từ thời đại Tokugawa và mặc dù cần nhiều tư bản và nhiên liệu để sản xuất, nhưng đó là một mô thức kinh tế “tái chế biến” và tránh làm ô nhiễm môi sinh, khác với nên kinh tế hiện đại của Nhật.

 

Đây là triều đại võ sĩ đạo sứ quân, kinh đô được đặt ở Edo. Lúc đó triều đình và các sứ quân nơm nớp lo sợ thế lực thực dân Tây Phương vì Nhật chứng kiến các nước thực dân đến xâm chiếm các quốc gia Đông Á, đàn áp chánh trị, bốc lột kinh tế và dùng các nhà truyền giáo dùng mọi phương thức cải đạo tập thể dân địa phương. Tin Lành lẫn Thiên Chúa, trở thành khí cụ xâm lăng văn hoá và nhắm bứng gốc rễ tinh thần của các dân bản địa. Chánh quyền sứ quân do đó đã thi hành một chánh sách đóng cửa, chỉ buôn bán với Hòa Lan và chỉ mở một cửa cảng, Nagasaki, để giao thương. Edo trở thành trung tâm kinh tế quốc nội và chánh quyền trung ương áp lực các sứ quân địa phương để có những giao hoán thường xuyên giữa kinh đô và các thành phố địa phương. Người ta chứng kiến các giao lưu nhân sự và thương mãi nhộn nhịp, hàng hoá, tiền bạc và khiến kinh tế quốc nội phồn thịnh. Bấy giờ Edo là một có thành phố đông dân và hoạt động kinh tế làm các thành phố càng ngày càng nhộn nhịp. Thế nhưng chánh quyền áp dụng chánh sách tái chế biến để giảm ô nhiễm môi sinh và là một kinh tế tái chế biến có hệ thống qui mô so với thời bấy giờ. Phân người được thu nhặt và tái chế biến thành phân bón và chuyên chở đến các nông dân tại các vùng xa xôi. Phân bón được hoán đổi với rau cải hay các hoa màu khác. Một hệ thống các ống bằng gỗ được dùng để dẫn và phân phối nước một cách có hiệu năng và tránh phung phí. Các rác thãi từ các thành phố cũng được đốt và tái chế biến thành phân bón. Các dụng cụ được chế tạo bền bĩ lâu hư để khỏi phải sửa chữa. Các nước dơ thay vì thãi ra có thể làm dơ bẩn sông lạch, được dẫn về các nơi nhất định để nước tự thấm vào lòng đất. Các kỹ thuật tái chế biến này từ thời kinh tế Edo được viện nghiên cứu Nishihara Eisei, được thành lập từ năm 1916, tiếp tục cải thiện để chế biến các rác rến thãi ra từ các hệ thống rãnh hiện nay ở Nhật. Những nguyên tắc tái chế biến để giảm mức ô nhiễm một cách tối đa này được gọi là Mottainai. Từ ngữ Nhật này có nghĩa là con người cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên vĩ đại và đồng thời cũng cám ơn thiên nhiên đã cung cấp tài nguyên cho mọi chủng loại sống còn. Ý niệm này phát nguồn từ sự kính trọng thiên nhiên của Đạo Phật: tất cả chúng sinh, từ đất đá cỏ cây đều có đời sống riêng và có Phật Tánh.

Một nhân vật nữa, Ishida Baigan (1685-1744) đã phối hợp đạo lý của tam giáo tại Nhật (Thần Đạo, Phật và Khổng) để làm nền tảng đạo đức cho giới thương gia ở thời Edo tại Nhật.

Đến thời Minh Trị (1868-1912) Thần Đạo bắt đầu thắng thế và vai trò của Phật Giáo bắt đầu lu mờ. Các tư tưởng Tây Phương cũng bắt đầu du nhập vào Nhật. Trong giai đoạn này một người được xem như là nhân vật đóng góp rất nhiều vào kinh tế tư bản Nhật hiện đại, Eiichi Shibusawa (1840-1931). Gốc nông dân, nhưng sau ông cố gắng vươn lên một địa vị chính yếu trong chánh quyền, Shibusawa tin tưởng rằng thương mạiđạo đức phải song hành với nhau. Một nhân vật khác, Zenjiro Yasuda (1838-1921) đã thành lập một ngân hàng tư nhân lớn nhất ở Nhật, the Fuji Bank. Ông là một tín đồ thuần thành của Phái Tịnh Độ và bắt đầu sự nghiệp từ vai trò của một người đổi tiền. Không như những ngân hàng lớn khác thường đối xử với khách hàng tuỳ theo địa vị xã hội, Yasuda đối xử với mọi người hoàn toàn như nhau. Đối với các tín đồ trong phái Tịnh Độ, mọi người đều tuyệt đối bình đẵng dưới mắt Đức Phật A Di Dà. Châm ngôn của Ngân hàng của ông là “khi hoạt động thương mại, phải biết quên mình và đặt mình vào địa vị của khách hàng”. Ông tặng nhiều số tiền lớn cho các Hội Từ Thiện nhưng không cho ai biết tông tích. Đến khi ông mất, mọi người mới biết ông đã giúp đỡ cho nhiều hội từ thiện.

Người kế thừa Yasuda là Kichizaemon Takemura (1900-1984), tiếp tục xây dựng công ty bảo hiểm Yasuda Mutual Life Insurance và tiếp tục cổ động nhũng ý tưởng Phật Giáo trong các hoạt động kinh tế. Ông xuất bản tập san Kokoro no Kate (Thực Phẩm Tâm Linh) và thành lập tổ chức Hoằng Hoá Phật Giáo (Bukkyo Shinko Zaidan).

Những nguyên tắc nền tảng

Không như tỳ kheo Payutto dùng kinh điển để giải thích các ý niệm kinh tế, Inoue dùng một số nguyên tắc căn bản của Phật Giáo Đại Thừa để thành hình một mô thức kinh tế mà trọng tâmphục vụ con người. Kinh tế hiện đại sa lầy vào con đường định lượng và cố gắng chứng tỏ tự thân là một loại khoa học không bị ràng buộc vào một giá trị nào (value free). Nguyên tắc đầu tiên Đại Thừa dựa trên lời nguyện của Bồ Tát. Bồ Tát từ chối theo con đường Độc Giác Phật, quyết ở lại cõi ta bà để cứu độ tất cả chúng sinh. Nguyên tắc kinh tế đầu tiên do đó là ‘lợi mình và lợi người’. Kinh tế thị trường chỉ thúc đẩy con người nhắm mắt chạy theo tư lợi và làm tất cả mọi cách để đạt đến mục đích này. Đó là một thứ ‘luật rừng xanh’ về mặt xã hội, như luật sống còn của những chủng loại mạnh nhứt trong thuyết tiến hoá của Darwin. Thân Loan (Shinran 1173-1263), người sáng lập ra tông Tịnh Độ ở Nhật, nhấn mạnh đến nguyên tắc lợi mình-lợi người trên bình diện tôn giáo, nhưng nguyên tắc này có thể áp dụng vào mục tiêu kinh tế. Một vị sư khác, Đạo Nguyên, cũng nói: “Khi đạt đạo thì không còn phân biệt đâu là ta- đâu là người”. Nhà kinh tế Schumacher cũng nhấn mạnh đế nguyên tắc này trong Small is Beautiful. Nhiều người lo ngại là nguyên tắc này đã bị lợi dụng qua câu khẩu hiệu: “Một vì tất cả, tất cả vì một” của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Họ lý luận là một nền kinh tế nhấn mạnh đến quyền lợi chung đã thất bại và sự phá sản là một bằng chứng quá hiển nhiên.

Nhiều người nghĩ lòng vị tha- bố thí (hiểu như hạnh Bồ tát) có thể giúp cá nhân trong việc tu nhân tích đức để kiếp sau được tái sinh vào một giai tầng ‘khá’ hơn, nhưng không đóng một vai trò tích cực nào trong hoạt động kinh tế. Inoue dẫn chứng trường hợp của Henry Ford (1853-1947), một nhà sản xuất xe hơi lớn nhất ở Mỹ. Các quản lý doanh nghiệp thông thường tìm cách giảm sở phí nhân công càng nhiều càng tốt và trong trường hợp của kinh tế toàn cầu, dùng nhân công ở các nước đang phát triển vì tiền lương rẻ mạt. Tuy nhiên Ford nhận thấy rằng hàng hóa sản xuất phải có người tiêu thụ, nên trả lương nhân công ở mức khá cao để họ thu nhập đủ để mua xe và đồng thời tìm cách kiện toàn kỹ thuật sản xuất hàng loạt để hạ giá thành của xe hơi ở mức tối thiểu. Inoue cũng đưa ra một thí dụ khác liên hệ đến một nhà kỹ nghệ Nhật, Tadao Yoshida (1908-), chủ nhân kỹ nghệ sản xuất zipper. Ông ta vừa cố gắng giữ giá thành ở một mức hợp lý để cho có nhiều người tiêu thụđồng thời dùng tiền lời đầu tư vào việc nghiên cứu để hoàn thiện kỹ thuật sản xuất zipper và công ty của ông hiện nay trở thành một công ty đứng hàng đầu thế giới về ngành này.

Cũng như Schumacher, Inoue nhận ra đặc tính thứ hai của kinh tế Phật Giáođộ lượng và hoà bình. Các nước theo Phật Giáo có thể liên hệ đến các cuộc chiến tranh vì những lý do khác nhau nhưng chưa bao giờ nhân danh Phật Giáo để liên hệ vào một cuộc ‘thánh chiến’. Giới sát là giới quan trọng đứng hàng đầu trong các giới cấm và nếu giải thích trong hoàn cảnh hiện đại, người Phật Tử không những không trực tiếp sát nhân, mà cũng không được cổ võ hay ủng hộ một cơ cấu chính trị gây chiến tranh. Giới sát này đã gây hứng khởi cho Gandhi khởi xướng nguyên tắc bất bạo động. Một trong những Phật tử thi hành chánh sách độ lượng và hoà bình là Asoka, một hình ảnh đúng nhất của ẩn dụ ‘đồ tể buông dao thành Phật’. Sau khi gây ra cảnh máu sông xương núi. Asoka cố gắng xây dựng một nền kinh tế và chính trị trong đó mọi ngườiđủ ăn đủ mặc. Vị hoàng đế này thừa biết rằng bần cùng sinh đạo tặc, chính sự nghèo đói đã gây ra những bất ổn xã hội. Ông cũng tạo ra những chế độ an sinh xã hội cần thiết, đi trước chế độ an sinh Tây Phương gần 20 thế kỷ.

Trong quá khứ có nhiều Phật Tử Nhật kêu gọi chánh phủ không nên giao dịch với những quốc gia sản xuất và buôn bán võ khí. Tuy nhiên những lời kêu gọi này chỉ là những tiếng kêu lẻ loi không thực tế, nhất là trong hai thế chiến vừa qua, các chánh phủ quân phiệt Nhật xếp hàng với các chế độ trong trục Quốc Xã và cũng trong hai cuộc thế chiến, có nhiều nhà sư Nhật đã dùng kỹ thuật thiền định để huấn luyện có các võ sĩ đạo và quân nhân. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những nguyên tắc bất bạo động không còn áp dụng được nữa. Trong lịch sử Nhật có nhiều vị hoàng đế ‘phản chiến’ như Kammu (781-806). Mặc dù bị Đại Hàn đe dọa trên mạn Bắc, vị hoàng đế này đã cố gắng hành động theo những nguyên lý đạo đức Phật Giáo. Ông giải tán quân đội Nhật và chỉ giữ lại một quân đoàn phòng vệ biên giới Nhật-Đại Hàn. Các lãnh chúa địa phương chỉ được quyền tổ chức một đạo quân kiểu ‘dân phòng’, đóng vai trò cảnh sát ngày nay. Trên thực tế Nhật không có một quân đội chánh thức nào cho đến thời đại Kamakura (1192-1333). Sau thế chiến thứ Hai, hiến pháp Nhật có ghi một điều trong Hiến Pháp luật cấm chính quyền không được tổ chức một quân đội có khả năng tấn công. Rất tiếc gần đây chính quốc gia chiến thắng (Mỹ) lại là nước ‘khuyến khích’ Nhật trở lại hàng ngũ của chủ nghĩa quân phiệt. Cái viễn ảnh vừa là một cường quốc kinh tế, vừa là một cường quốc quân sự có thể quyến rũ các chánh phủ Nhật trong thời gian sắp tới tái võ trang và không ai biết hậu quả sẽ đến mức nào.

Một kinh tế cứu vãn địa cầu

Như Weber chứng minh, giữa kinh tế tư bản và đạo đức Tin Lành có một mối liên hệ mật thiếtThần học Ky Tô Giáo nói chung tạo ra một lối suy nghĩlối sống của người Tây Phương. Nói một cách khác, văn hóa Tây Phương tất nhiên đưa đến kinh tế tư bản. Và theo Schumacher những quốc gia thấm nhuần văn hóa Phật Giáo lẽ ra có thể thực hànhthức kinh tế Phật Giáo. Mơ ước viễn vông? không tưởng?

Schumacher tin là điều này có thể thực hiện được. Nếu đạo đức Tin Lành làm sản sinh ra kinh tế tiêu thụ, văn hoá Phật Giáo (lẽ ra) phải phát sinh ra một nền kinh tế Phật Giáo. Nhưng Bụt nhà không thiêng! Các chính quyền các quốc gia Đông Nam Á đang phát triển ‘trân trọng’ mời các ‘cố vấn’ Tây Phương để lập ra những kế hoạch vĩ đại 5 năm hay 10 năm, và hăm hở chấp nhận kinh tế thị trường. Không ai chịu chậm chân vì không ai muốn trễ ‘chuyến tầu lịch sử!’ Không ai chịu hỏi chuyến tầu đi đâu?

Thần học Ky Tô đặt con ngườitrọng tâm duy nhất (anthropocentrism). Con người là “sản phẩm” của Thượng Đế nên chiếm một địa vị tối thượng và địa cầu là trung tâm vũ trụ. Vào năm 1989 tạp chí Time, thay vì chọn một nhân vật xuất sắc nhất trong năm, đã chọn địa cầu là Planet of the Year. Đó là những năm mà chủ trương tự do mậu dịch và toàn cầu hóa cùa Thatcher và Reagan trở thành chủ nghĩa “vô địch”. Khủng hoảng môi sinh lên đến mức trầm trọngviễn ảnh của mối đe dọa Greenhouse Effects có thể đưa địa cầu đến chỗ hủy diệt. Một trong những bài viết do một thượng nghị sĩ Mỹ, cho là việc diễn dịch một đoạn trong Thánh Kinh một cách cứng nhắc có thể là một trong những lý do đưa đến chính sách kinh tế hủy diệt các chủng loại trên mặt địa cầu một cách không thương tiếc. Đó là đoạn thánh kinh Genesis 1:27-28:

Thượng Đế tạo người Nam và người Nữ theo hình ảnh riêng của Ngài. Thượng Đế ban phép lành và nói với họ: “Các ngươi phải sinh con đẻ cái cho thật nhiều, tràn đầy mặt đất và chế ngự địa cầu. Khuất phục cá dưới biển, chim trên trời và tất cả các sinh vật sống ở địa cầu.”

Dĩ nhiên đoạn này có thể chú giải nhiều cách, nhưng có nhiều người hiểu một cách chắc nịch là Thượng Đế đã bật đèn xanh cho con người thống trị và tàn sát những sinh vật khác.

Phật Giáo trái lại không xem con người là quan trọng nhất mà chỉ là một cõi trong lục đạo, dù Đức Phật nhiều lần nhắc các đệ tử việc được sinh vào kiếp người là một điều may mắn, vì chỉ có con người mới có nhiều cơ hội nghe Chánh Pháp và do đó có nhiều cơ duyên để giải thoát. Khi nhìn nhận tất cả chúng sinh, đất đá, cỏ cây, vi sinh vật và muôn thú, đều có Phật Tính, tức là một hình thức chấp nhận sự bình đẵng giữa mọi chủng loại.

Nguyên tắc thứ hai, nguyên tắc quan trọng nhất trong kho tàng kinh điển, thường hay gọi là lý duyên khởi. Không có một chủng loại nào có thể tồn tại biệt lập, cái này sống nhờ cái kia, trong chuổi nhân duyên trùng trùng không đầu không cuối. Ẩn dụ xâu chuỗi Đế Thích, hạt chuỗi này phản ảnh hột chuỗi khác, không làm gì có một xâu chuỗi chỉ có một hột. Có một là có tất cả, từ một hạt bụi, cho đến tam thiên đại thiên thế giới. Lý thuyết này trong một chừng mức nào đó đã được hai khoa sinh học và vũ trụ học hổ trợ. Nhỏ nhất là genomes, lớn nhất là vũ trụ- có thể có những vũ tru song song- ngoài vũ trụ- mà các nhà thiên văn vẫn chưa khám phá ra. Như Nguyễn Công Trứ nói: ‘nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài’ hay như Từ Đạo Hạnh ‘có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian này cũng không’.

Trong bình diện kinh tế, việc khai thác tài nguyên không tái tạo như than đá, quặng mỏ và dầu lửa sẽ gây ra những tổn hại không thể cứu chữa được đối với địa cầu. Rừng cây bị phá hủy (chỉ để làm gỗ vụn hay đũa gỗ!) một cách thô bạo khiến bao nhiêu chủng loại sinh vật không còn đất sống và bị diệt chủng dần dần. Thần học Ky Tô chỉ để ý đến con người nên không thấy việc tận diệt các chủng loại sinh vật khác là ‘tàn ác’, nhưng dưới con mắt của Phật Tử thì có khác. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi! Làm sao em biết ghế đá không đau? Phật Giáo Đại Thừa, nhất là Thiền, nhấn mạnh tới thể giới ở đây và bây giờ. Khai thác các tài nguyên không tái tạo và nhất là xài tài nguyên một cách phung phí là một cách tự hủy diệt quê hương duy nhất của tất cả ‘chúng sinh’. Thay vì chờ đến ‘kiếp sau’, chúng ta nên xem địa cầu như là quê hương duy nhất ở đây bây gìờ và xem hành động hủy hoại sinh vật và tài nguyên như chuyện một đứa con hư, châm lửa đốt nhà của cha mẹ mình. Chặt cây cũng phải được xem như là hành động sát giới. Các nhà Sư ở Thái Lan chống đối việc chánh phủ hủy hoại rừng một cách vô trách nhiệm, đã làm lễ qui y cho các cội cây lớn. Dân Thái Lan phần lớn theo đạo Phật nên các phu đẵn gỗ ngần ngại khi ra tay sát thủ, dù là sát thủ một cội cây. Bất cứ môn phái nào trong Phật Giáo đều đồng ý với nguyên lý trùng trùng duyên khởi. Một tượng Phật vĩ đại được xây ở đền Todaiji ở Nara. Phật ngồi tĩnh tọa trên một đài sen lớn và nếu đến gần và nhìn kỹ, chúng ta thấy trên mỗi cánh sen, chúng ta thấy đều có một vị phật nhỏ khác đang tĩnh tọa. Dù con người là một chủng loại khôn ngoan nhất trong quá trình tiến hóa, con người cũng phải cộng sinh với hằng hà sa số chúng sinh khác. Địa cầu bắt đầu tỏ những dấu hiệu giận dữ vì sự tàn ác của con người trong việc khai thác tài nguyên: khi hậu bất thường, hạn hán, ngập lụt, bão bụi… tóm lại là những dấu hiệu của hiện tượng trái đất nóng dần (global warming) Và không ai nghi ngờ gì nữa chính kinh tế toàn cầu (global economy) đã gây ra nạn trái đất nóng dần. Như Trịnh Công Sơn chép miệng “Làm sao em biết bia đá không đau?” Bia đá còn đau nữa là cây cỏ. Á Đông với nền văn hóa Tam giáo, chủ trương ‘chúng sinh chủ nghĩa’. Các học giả Phật Giáo Mỹ có lúc đề nghị một từ ngữ êm tai hơn để gọi tăng già: Eco-Sangha.

Một nền kinh tế giản dị

Động lực của kinh tế thị trường là tư lợitích lũy tài sản. Thay vì là một phương tiện, tài sản biến thành mục đích chính của đời người. Dần dần tích lũy tài sản trở thành mục tiêu tối hậu của các hoạt động kinh tế. Tây phương nghĩ là “tiến bộ” khoa học, kỹ thuật, kinh tế làm đời sống con người càng thoải máihạnh phúc. Với những sự tiến bộ vượt bực về kỹ thuật và mức sống kinh tế được nâng cao như chưa hề có như hiện nay, con người lẽ ra có rất nhiều hạnh phúc! Dùng chỉ số chánh trị, xã hội, mức sống, văn hóatâm lý để thăm dò, nước Mỹ là nước giàu có nhất nhưng dân Mỹ không cảm thấy hạnh phúc nhất. Các nước Phi Châu là những nước ít hạnh phúc nhất vì chỉ số kinh tế quá thấp và thể chế chánh trị vừa bất ổn vừa độc tài (nghèo đói nhất nhưng chiến tranh vẫn xảy ra thường xuyên nhất). Mười trong những nước mà dân chúng cảm thấy hạnh phúc nhất là các nước Bắc Âu. Các quốc gia này có chế độ chính trị dân chủ, ổn định và cởi mở, chỉ số kinh tế dù đứng hàng đầu (dù không nước nào trong G7 hay G8) nhưng dân chúng cảm thấy hạnh phúc hơn vì nhờ vào chỉ số an sinh xã hội tuyệt hảo: lợi tức được phân phối hợp lý hơn ở Bắc Mỹ và Tây Âu chế độ an sinh rộng rãi và thuế khóa công bình. Đây mới là những quốc gia thực sự theo xã hội chủ nghĩa.

Phật Giáo thường bị hiểu lầm cổ động cho sự nghèo khổ qua lý thuyết nghiệp báo. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã từng thú nhận “cái quay bún sẵn trên trời”, “vẻ chi ăn uống sự thường” cũng đã được ‘Trời’ định sẵn, huống chi là chuyện giàu hay nghèo, sang hay hèn, thành công hay thất bại! Cách giải thích nghiệp báo kiểu này gây ra những ngộ nhận về sự u lì vô cảm của Phật Giáo. Nghiệp không bao giờ nên được hiểu như “tiền định tất yếu” hay chấp nhận một lối sống an phận, thụ động. Nghiệp phải được hiểu như là sự tự do lựa chọn để chuyển đổi hướng đi của đời mình. Nếu chấp nhận một lối sống thụ động ‘trời cho bao nhiêu ăn bấy nhiêu’ thì làm sao chuyển nghiệp? Nếu chỉ ngồi chờ sung rụng, làm sao có chuyện ‘ai giàu ba họ, ai khó ba đời’. Ambedkar, người đã đứng ra cải đạo cho hàng triệu dân Intouchables ở Ấn, quyết liệt chống đối thái độ dùng nghiệp báo để biện chính cho các cơ chế xã hộichánh trị bất công. Chỉ đổ lỗi cho cái ‘nghiệp báo’ của hàng triệu người Tiện dân (untouchables), theo Ambedkar, là một thái độ bất công, chẳng khác nào đổ lỗi cho nạn nhân, thay vì đi tìm đích danh thủ phạm. Nền thần học của Bà La Môn Giáo đã dùng làm nền tảng đạo đức biện chính cho chế độ đẵng cấp ở Ấn, và biện hộ cho những cơ chế chính trị đã kềm giữ bao nhiêu người đời đời trong kiếp lầm than. Tuy nhiên Phật Giáo không đồng hóa sự giàu cóhạnh phúc. Đối với Phật Giáo mục đích tối hậu của mỗi người là có một cuộc sống an lạc (nguyện ngày an lành, đêm an lành). Nghèo thường đi đôi với khổ, nhưng không phải người giàu nào cũng sung sướng. Một người có đủ yếu tố để có ‘hạnh phúc’ như tiền tài, danh vọng, gia đình yên vui như tài tử Mel Gibson, gần đây thú nhận có lúc ông muốn tự tử! Gần đây một tạp chí Úc tiết lộ là tất cả 6 tài tử trong TiVi tập ăn khách của Mỹ, Friends, không có người nào cảm thấy hạnh phúc. Yếu tố để có một cuộc đời hạnh phúc, theo lời Phật dạy, là biết thiểu dục, tri túc (tri túc tiện túc), biết lúc dừng lại khi cần phải dừng lại (tri chỉ nhi hậu hữu định- biết dừng đúng lúc mới yên ổn) như nho gia thường nói, biết nguyên lý vô thường- (giàu sang phú quý như mây nổi), đừng ôm chặt tài sản- thân người còn như mộng huyễn bào ảnh huống chi là tài sản.

Con đường Trung Đạo của Phật Giáocon đường giản dị: không hoang phí mả cũng không keo kiệt. Phật có lúc dạy cách sử dụng tài sản cho hàng cư sĩ để có một cuộc đời an lạc, hạnh phúc. Chi tiêu một phần lợi tức cho bản thângia đình, để dành một ít phòng khi trái gió trở trời, bố thí giúp đỡ những người khác để nuôi dưỡng tâm từ bi và nhất là đừng thiếu nợ! Phật không bao giờ nói tham lam là một điều tốt, không bao giờ đề cao tư lợi, cũng không thơ mộng hóa sự nghèo khổ. Hạnh phúc chỉ nửa vời nếu chúng ta quên lãng con đường tu tập tâm linh. Đó là một lối sống với những nhu cầu đơn giản trong một nền kinh tế giản dị. Nền kinh tế giản dị là nền tảng của xã hội an lạc. Không còn ai lo dành giựt hay tìm cách cướp đoạt tài sản của người khác. Không quốc gia nào tìm cách khống chế và dành giật tài nguyên của các quốc gia khác. Nghĩa là không có chiến tranh. Một kinh tế giản dị là kinh tế hòa bình. Một đời sống giản dị là một cuộc đời an lạc. Hiện nay ai cũng thấy, dù có che đậy bằng những danh từ hoa mỹ như thế nào, mục tiêu chính của cuộc chiến tranh ở Trung Đông và Iraq hiện nay là cuộc chiến tranh dành tài nguyên, nhất là dầu hỏa.

Sự tương phản giữa kinh tế Phật Giáo và kinh tế tiêu thụ quá rõ ràng. Kinh tế tiêu thụ kích thích lòng tham lam. Chúng ta hiện nay bị choáng ngợp bởi những hình thức quảng cáo, xem tiêu thụ đồng nghĩa với hạnh phúc, trong khi kinh tế Phật Giáo nhằm tạo hoàn cảnh giúp con người an lạchạnh phúc. Định nghĩa hạnh phúc thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan, nhất là tùy thuộc vào một triết lý sống riêng của mỗi người. Không có một hệ thống kinh tế nào không bao hàm một hệ thống giá trị. Chúng ta cần giải hoặc huyền thoại xem kinh tế là một thứ khoa học khách quan (value free) Kinh tế Phật Giáo có thể bị chỉ tríchdựa trên một nền tảng đạo đức không phải ai cũng đồng ý và có thể “chứng minh” được. Lời phê bình này cũng có thể áp dụng vào kinh tế thị trường-tiêu thụ: tham lam-tư lợi không phải lúc nào cũng tốt và không phải lúc nào cũng làm tăng sự giàu có của quốc gia như Smith ‘mơ ước’. Cả Smith và đức Phật đều ‘mơ ước’ con người có một cuộc đời hạnh phúc. Trong khi Smith thiếu một triết lý về hạnh phúc, đạo Phật hiện diện trên đời chỉ vì một ‘đại sự nhân duyên’. Nhân duyên đó không có gì khác hơn là diệt khổ. Diệt được khổ tức là hạnh phúc. Cả ba tôn giáo lớn ở Động Phương đều đồng ý muốn diệt khổ phải tri túc (Khổng), thiểu dục (Lão) và diệt dục (Phật).

Quán Như Phạm Văn Minh

Viết theo Buddhist Economics của Hòa Thượng Payutto


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26213)
01/09/2014(Xem: 16738)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.