Nợ trần còn vương

18/09/20163:08 SA(Xem: 9529)
Nợ trần còn vương
NỢ TRẦN CÒN DUYÊN
Giác Minh Luật 

blankKhắp hoàng thành của vương quốc Kiến Hoa đang  nhộn nhịp chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại đầu tiên  của hoàng tử Hạo Nhiên sẽ đến thăm ngôi chùa Chân  Bảo theo thông lệ hằng niên của hoàng triều vào dịp  trăng tròn đầu năm cùng với Vua cha Tôn Hoàng và  hoàng tử Hạo Nhân - người em cùng cha khác mẹ - và  các quan đại thần triều đình để bắt đầu nghi lễ cầu  nguyện cho đất nước được thịnh trịnhân dân được  ấm no.
 
Các sư cô chùa Chân Bảo đã chuẩn bị công việc từ nhiều tháng trước cho Phật sự quan trọng này, vì đây là niềm vinh dự lớn nhất của chùa khi mỗi năm được hoàng triều viếng thăm, do sư bà Thông Bảo - người sáng lập ngôi chùa Chân Bảo cũng là chị họ của Đức Vua Tôn Hoàng đã xuất gia cầu Phật và khởi công tạo lập cho đến ngày viên tịch. Nay do sư bà Thông Nghiêm kế thừa trụ trì và tiếp độ với hơn 500 Ni chúng đang xuất gia tu học.
 
Thật lòng thì chẳng lấy gì làm vui cho cái chuyện đi chùa lễ Phật đầu năm, vì Hạo Nhiên được nghe các hoàng huynh đi trước kể lại cái khung cảnh đầy ngột ngạt khó thở của việc cúng bái cầu nguyện tại chùa Chân Bảo, mà Hạo Nhiên vốn là một chàng hoàng tử ham chơi, phóng đãng và thích làm chuyện nghịch đời của cái tuổi mới lớn của một vị công tôn vương tử “coi trời bằng vung”, thì ngoài việc được đi ra ngoài thành dạo chơi, thì đâu có hứng thú gì cái chuyện phải đứng hàng giờ liền trong một khung cảnh sặc mùi hương khói đến ngợp thở trong tiếng cầu kinh dài đăng đẳng, nhưng bù lại chàng rất biết nghe lời và biết cách lấy lòng Vua cha để giữ lại hình ảnh đẹp cho cái lời hứa khả: chuyến xuất ngoại đầu tiên này của Hạo Nhiên là để chuẩn bị cho ngày tấn phong cho lên làm Hoàng Thái tử.
 
Tối qua, chàng đã không tài nào chợp mắt được cho cái cảm giác vừa mừng, vừa lo, vừa hồi hộp bước đi vào ra quanh thư phòng của mình. Ánh sáng của ngọn đèn dầu soi bóng những hoa văn họa tiết rồng phụng trong phòng chàng thật sống động làm nó không thể nào tắt khi chủ phòng chưa chìm vào trong giấc ngủ cho sự nôn nao của chuyến xuất ngoại sáng mai. Thỉnh thoảng chàng lại cố gắng nằm im để cố tình chợp mắt nhưng rồi lại ngồi chờm dậy để tiếp tục suy nghĩ và mơ tưởng về khung cảnh của ngày mai chắc sẽ vui tươi như những gì mà chàng đang cố hình dung trong đầu với những điều mới lạ đang chờ chàng ở phía trước. Có bao giờ mà chàng lại có những cảm xúc như thế này đâu, nó mừng mừng, vui vui, lại pha lẫn sự bối rối.
 
Thật vậy, đã bao lần chàng đã đề nghị xin phép Vua cha cho mình được dạo quanh cửa thành để biết thêm về thế giới bên ngoài giữa nhân tình thế thái nhưng Vua cha chưa lần nào đồng ý, cũng vì sợ chàng chưa đủ lớn để hiểu hết những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài hoàng cung và e rằng khi không có Cha đi cùng nếu gặp chuyện chẳng lành thì sẽ là đại họa cho cả Vương triều Kiến Hoa, đôi lúc chàng cũng tự hiểu được những nỗi khó khăn của Phụ thân mà đành vâng lời trong nối tiếc.
 
Hạo Nhiên thấy mình như viên ngọc quý được giấu kỹ trong chiếc rương chỉ để ngắm nhìn mà chẳng ai dám cầm nó lên vì sợ làm ngọc kia bị xước, họa chăng nếu có cầm lên nhưng vì vẻ viên mãn của viên ngọc mà làm người ta cũng run tay sợ vỡ. Ngoài em trai Hạo Nhân và người hầu cận Mã Minh ra thì chẳng ai dám chơi với chàng, nghĩ tới đó chàng cảm thấy bất lực trong cái quyền lực hư hảo này, có lần chàng còn lầm tưởng như hơi thở của mình cũng đang bị người khác sắp đặt và điều khiển, nghĩ thế rồi chàng chợt khởi lên những cảm xúc buồn tủi, cô đơn và tự hỏi giữa cuộc sống của một vương tử như ta là may mắn hay bất hạnh, rồi chàng vội bước đến bên khung cửa sổ và hướng mắt nhìn ánh trăng tối nay đang chiếu rọi từng ánh sáng vào khuôn mặt đầy vẻ ưu tư, thanh thoát của chàng cho đến rọi chiếu vào từng góc cạnh của căn phòng hòa vào tiếng gió vi vu như một bản nhạc không lời đầy tâm sự được cất lên từ cõi lòng của một chàng hoàng tử.
 
Tối nay, chiếc hoàng bào màu đỏ thắm được ướm đầy những viên ngọc xanh sáng chói và có những mùi thơm chi rất lạ do người hầu cận Mã Minh đã chuẩn bị cho Hạo Nhiên từ mấy ngày trước để khoác trên mình vào buổi sáng quan trọng ngày mai. Ánh sáng của trăng đã chiếu vào chiếc áo bào đặt ngay góc giường đã làm cho những viên ngọc phản ngược lại những tia sáng tuyệt đẹp mà chàng phải để mắt ngắm nhìn, khoan khoái và thầm suy tư: phải chăng đây chính là cái vỏ bọc đầy vẻ uy quyềnphong độ của một vị hoàng tử đương triều đã cướp mất đi chính con người thật bên trong chàng như bao kẻ phàm tình khác. Ngày mai đây, ta sẽ phải bước đi trong từng bước chân oai phong, bệ vệ đầy cốt cách của một tiểu Thiên tử như chú rồng con đang vỗ tung đôi cánh đầy uy dũng tung bay về phía chân trời mà Vua cha đã thường nhắc nhở mỗi khi phải xuất hiện trước thần dân trăm họ.
 
Bình minh cũng dần ló dạng ở phương trời phía Đông, ánh sáng đã rọi vào trong cung thành vĩ đại được xây dựng cách đây hơn năm mươi năm bằng những khối đá vôi thật vững chắc được tuyển chọn từ những vùng đất thuộc địa mang về tạo nên một lãnh địa khác phàm với ánh vàng chiếu sáng cả một vùng trời từ hoàng thành phát ra vào mỗi buổi sáng đầy nguy nga tráng lệ của những bậc đế vương đang ngự trị, còn bên trong thì các quần thần ai nấy cũng đang tất bật chuẩn bị mọi thứ, kẻ ra người vào cười nói rộn ràng đã làm Hạo Nhiên cũng vội tỉnh giấc trong sự uể oải để bắt đầu cho cuộc vi hành mà chàng hằn mong đợi.
 
Ngoài hoàng cung tất cả dân chúng thành Tất-Ba ai ai cũng đã khoác trên mình những bộ trang phục và màu sắc truyền thống theo phong cách đặc thù của dân tộc - nam thì áo dài đỏ mũ cánh buồm, nữ thì váy xanh màu nước biển với khăn trùm đầu từ cổ lên – trong niềm tự hào khi là một thần dân của vương quốc Kiến Hoa hùng mạnh dưới sự lãnh đạo anh minh của Đức Vua - từ một dân tộc nhỏ bé của vùng đất khô cằn ngay biên địa vùng núi Ha-Pa-Ti nay đã chinh phục toàn cõi Liên Bồng với 12 nước thuộc địa để lập nên vương quốc Kiến Hoa ngày nay.
 
Hôm nay, cũng là dịp người dân ra đường để tỏ lòng tôn kínhbiết ơn của mình với vị minh quân, vì thế trên mỗi con đường Vua đi ngang qua mọi người ai nấy cũng đều tung lên những tràng hoa được ướp từ những mùi hương Ma-da để dâng lên Đức Vua đáng kính của họ. Còn vị hoàng tử ngồi dưới lộng vàng trong chiếc xe ngựa được trang hoàng bằng những hoa văn màu sắc lộng lẫy, chàng vội vén tấm màng lên trong với vẻ thích thú, liên tục đưa mắt nhìn quanh trong niềm phấn khởi vô cùng khi chứng kiến thần dân của vương quốc Kiến Hoa đang hân hoan vui mừng chào đón Phụ hoàng và chàng mỗi khi đi ngang qua.
 
Chàng cảm thấy hạnh phúc và kiêu hãnh trong tình yêu thương vô hạn đối với thần dân đang vui tươi cười nói trước mắt mình, có khi chàng lại dấy lên những thắc mắc đời thường: không biết thần dân ta có được ăn những món ăn sơn hào hải vị, có được ngăm mình trong hồ nước ấm được ướp từ những loài hoa quý, có được mặc trên mình những bộ đồ được kết may từ những loại vải thượng hạng đắc tiền, hay đơn thuần là có được một cuộc sống ấm nosung túc, bao nhiêu đó thôi đã làm chàng phải liên tục đặt ra những câu hỏi về cuộc sống, về nhân tình thế thái của cái thế giới đang diễn ra trước mắt chàng. 
 
Cả bầu trời sáng hôm nay như muốn hòa nhịp vui cùng đoàn tùy tùng của Hoàng triều và dân chúng, trong quang cảnh tràn ngập niềm hoan hỷ, khi từ cung thành hướng về chùa Chân Bảo hàng vạn người đã đứng sẳn hai bên đường từ sáng sớm với những tiếng cười nói vui nhộn, bàn tán xôn xao về cậu hoàng tử đông cung Hạo Nhiên khi lần đầu tiên được diện kiến trong sự mong đợihồi hộp, hòa theo đó là những điệu nhạc Ma-ha truyền thống ca vang để chào đón Đức Vua và phái đoàn đang từ từ trở về tham dự buổi lễ cầu nguyện quan trọng nhất trong năm.
 
Thật ra, chuyến xuất ngoại lần này đặc biệt là dành cho Hạo Nhiên, vì người cũng vừa đến tuổi trưởng thành để xứng đáng trở thành ngôi sao sáng cho vai trò Hoàng Thái tử tức vị Đại đế tương lai của toàn cõi Liên Bồng và cũng là vị Vua của đất nước Kiến Hoa kế vị Vua cha, đây cũng là dịp hiếm có để thần dân được diện kiến Hạo Nhiên – ngoài việc hứa hẹn trở thành hoàng thái tử thì người còn được dân chúng biết đến không chỉ ở một hoàng tử ham chơi, nhưng tài năng mà còn ở vẻ đẹp tuyệt trần của một vương tử đầy quý phái như viên ngọc bích, khoác trên mình bộ huyết bào với bộ áo mão được kết tinh từ những viên ngọc quý, chàng có đôi mắt chim ưng đầy uy lực và đôi chân mày rậm công dài từ ngang mắt để khi nhìn vào ai cũng phải cuối đầu nể phục trong niềm kiêu hãnh.
 
Trong không khí trang nghiêm trong ngôi cổ tự, ba hồi chuông trống Bát-nhã vang lên từng hồi thúc giục đầy mạnh mẽ và trầm hùng để chào đón phái đoàn của Đức Vua, theo hai bên là hoàng tử Hạo Nhiên, em trai Hạo Nhân cũng từ từ bước đến cổng chùa và tiến vào chánh điện để dâng hương lễ Phật.
 
Toàn cảnh chùa khác lạ hơn mọi ngày, ngôi đại hùng bảo điện được các sư cô trang hoàng với hàng trăm tràng hoa tươi và các loại vải màu vàng y pha trộn với màu đỏ máu để kết thành những tấm phướng Tất-la truyền thống treo khắp không gian tạo nên một khung cảnh vừa thanh tịnh trang nghiêm, vừa trang trọng, quý phái mang đậm tính chất Phật giáo của vùng đất Kiến Hoa này.
 
Tất cả Ni chúng hôm ấy xếp thành hai hàng cung đón minh vương, dẫn đầusư bà Thông Nghiêm (trụ trì) mặc trên mình bộ y phục sắc vàng lộng lẫy cùng với hàng trăm Ni chúng y áo oai nghiêm đứng từ cổng chùa vào tới chánh điện để chào đón Đức Vua - người vốn là một Phật tử thuần thành, đã thọ tam quy ngũ giới sau cái chết của hoàng hậu Chánh Đề (mẹ của hoàng tử Hạo Nhiên) làm cho Đức Vua thức tỉnh lý vô thường của cuộc đời mà dừng lại các cuộc viễn chinh xâm lược các nước lân bang mà trở về lo xây dựng đất nước ngày một phúc thịnh.
 
Chẳng phải trách, vì tổ tiên của tộc người A-na khi còn định cư ở vùng núi Ha-Pa-Ti luôn bị các đế quốc lớn coi thườngtìm cách đồng hóa để cai trị cũng như bị bắt làm nô lệ khổ sai như những giống dân mọi rợ, cho đến khi Tôn Hoàng kế vị Vua cha lên nắm giữ vai trò lãnh đạo bộ tộc thì ông lập lời thề quyết tử để trả thù các nước lân cận hùng mạnh để thống nhất toàn cõi Liên Bồng và mang về danh dự cho bộ tộc A-na của mình, từ đó hàng trăm cuộc viễn chinh liên tục diễn ra dưới sự ủng hộ và trỗi dậy của toàn dân đã giúp cho Tôn Hoàng liên tục chiếm lãnh, khai hoang được những vùng đất mới, mở mang bờ cõi và thành lập nên Vương quốc Kiến Hoa ngày nay, cũng chính từ các cuộc viễn chinh ấy đã gây nên bao sự ức hận của dân chúng tại các nơi mà Tôn Hoàng đã đem quân đến chiếm trong viễn cảnh đau thương, đã khiến cho bao người muốn chống lại trả thù và đã dẫn đến sự hy sinh của hoàng hậu Chánh Đề đã đỡ lấy mũi tên để cứu mạng cho Tôn Hoàng.
 
Phải chăng, sự hy sinh của hoàng hậu Chánh Đề là lời khuyên chân thành nhất được đánh đổi bằng cả thân mạng và tình yêu vĩ đại của một người vợ khi chấp nhận hy sinh đời mình để cứu người mình yêu đang trong cơn phẫn nộ, oán hận như một chú sư tử chúa khát máu đã làm cho muôn loài phải khiếp sợ trước tiếng rống đầy uy quyền và hung bạo.
 
Trách chi được, khi con người ta đã bị dồn vào chân tường của sự coi khinh và đàn áp, chàng (Tôn Hoàng) cũng đã lỡ vương mang mối nợ của dân tộc, trách nhiệm của một vị đế vương thì lòng nào lại nhìn thần dân ta bị coi khinh và nô lệ ngoại bang, để những lúc đêm về, có ai hiểu được nỗi lòng và giọt nước mắt trong sự cô đơn không người thấu hiểu mà chàng đã âm thầm chảy dài và cam chịu cũng chỉ vì dân tộc, vì quê hương và vì thần dân trăm họ.
 
Nhưng khi nhìn thấy sự ra đi của Chánh Đề, cõi lòng của Tôn Hoàng như tan vỡ, đớn đau vô cùng trước người vợ thân yêu để rồi cũng tự Tôn Hoàng chợt nhìn lại và nhận ra được nỗi mất mát mà người dân đang phải gánh chịu trong sự gieo rắc khổ đau, phân ly tử biệt, kẻ còn người mất ở những nơi mà chàng đã đi qua.
 
Từ đó, để ăn năn cho những tội lỗi của mình đã gây tạo trong quá khứ, Tôn Hoàng quyết định nương tựa nơi cửa Phật, và trở thành một Phật tử hộ trì tam bảo, xiển dương đạo Thích ca, xứng đáng là một vị minh quân trị nước không chỉ ở vương quyền để phục dân mà phải dùng đạo đứctình thương để cảm hóa.
 
Đức Vua đã thuộc nằm lòng những phép tắc căn bản của một Phật tử tại gia mà mình phải vâng giữ trước những vị xuất gia tu hành, vì thế trong tư thế trang nghiêm từ ngoài cổng đi vào Đức Vua đã tỏ vẻ cung kính, người đã cúi đầu đảnh lễ sư bàNi chúng trong tiếng trống trầm hùng vang dội đầy hoan hỷ đang hòa theo câu Phật hiệu được vang lên.
 
Thực hiện buổi lễ cầu nguyện xong, Đức Vua bắt đầu dâng lễ phẩm cúng dường đến toàn thể Ni chúng. Xếp thành hàng trang nghiêm, Đức Vua đứng đầu, tiếp đến là hoàng tử Hạo Nhiên – Hạo Nhân, đối diệnsư bà Thông Nghiêm cùng với sư cô Như Vân - người hầu cận được Sư bà nhận nuôi từ nhỏ với cá tính hòa đồng vui vẻ nhưng đối với các bậc quyền thế, công tôn vương tử thì nàng chẳng ưa gì ngoài cái vẻ ta đây đầy kiêu ngạo hống hách, nhiều lần Như Vân đã thầm trách sư bà và mấy sư cô, Như Vân nghĩ: tại sao đã xuất gia rồi mà còn phải cúi đầu trước vương quyền và danh lợi, thứ mà Đức Phật đã từ bỏ mà nay ta lại đi tìm, cho đến khi những thường dân thật tâm đến tìm cầu học pháp thì chẳng thấy ai ra tiếp, còn mấy ông công tôn vương tử thì có khối người tiếp đón nồng nhiệt, mà bọn họ thì chẳng có mấy ai đối hoài gì đến việc tìm cầu học đạo, ngoài cái chuyện cầu nguyện và ra về. Như Vân cũng tự nhủ thầm an ủi và hiểu cho sư bà – cũng vì phương tiện mà phải lấy lòng các bậc đế vương để giữ vững nền đạo pháp, nghĩ thế rồi Như Vân thấy nhẹ lòng hơn phần nào cho cái lý do tự mình nghĩ ra.
 
Nối theo hàng dâng lễ cúng dường là các hoàng thân quyến thuộc mỗi người đều cầm trên tay tấm y mới được xếp lại ngay ngắn đứng thành hàng để bắt đầu cho nghi thức dâng Y cúng dường theo truyền thống nhà Phật. Bài kinh tụng vừa xong, Đức Vua cuối đầu đảnh lễ dâng Y lên Sư bà, riêng hoàng tử Hạo Nhiên tỏ vẻ lúng túng không chịu cúi đầu làm lễ trước sư cô Như Vân, được Vua cha ra hiệu nhưng Hạo Nhiên tỏ ý khó chịu không muốn làm, Như Vân vẫn thản nhiên và không chịu đưa tay ra nhận phẩm vật, khi thấy Hạo Nhiên không tỏ ra một chút gì là thành tâmcung kính.
 
Thấy Như Vân vẫn không nhận, Hạo Nhiên lên tiếng:
 
 - Đường đường là một vị hoàng tử thì tại sao ta phải cúi đầu trước nàng. Nàng có mau nhận lấy không?
 
Như Vân cũng vốn là một người con gái mới lớn đầy cá tính và bướng bỉnh, nhìn thẳng vào mặt Hạo Nhiên. Như Vân đáp:
 
 - Hoàng tử thì là hoàng tử, chứ có gì đâu mà tự hào ngã mạng, chẳng qua là nhờ phước duyên đời trước mà sanh được làm con Vua – Như Vân nói một cách dứt khoát đầy lạnh nhạt.
 
 Như Vân nói tiếp:
 
- Ta đây cũng là con của Phật! - Phật với Vua – ai hơn ai ? Như Vân tiếp tục nhấn mạnh từng câu từng chữ.
 
 - Cô là ai mà dám lên mặt với ta! Cô có biết ta là một vị hoàng tử của vương quốc này không? - Hạo Nhiên cũng nói lại trong vẻ tức giận.
 
 Như Vân vội ngắt lời: - Tôi xin nhắc lại cho Hoàng tử biết, Hoàng tử thì về cung mà làm hoàng tử, còn bây giờ ở đây thì lo mà làm tròn bổn phận của một người Phật tử.
 
Hạo Nhiên đỏ cả mặt: - Được lắm, nàng đợi đấy - Nói xong Hạo Nhiên nhìn Đức Vua với vẻ mặt không vui nên đành phải cúi đầu đảnh lễ Sư cô trong nỗi uất ức.
 
 Cúng dường xong, trên đường về lại hoàng cung toàn thân Hạo Nhiên như một tảng băng trôi lạnh giá vô hồncảm thấy ấm ức vô cùng trước thái độ của sư cô lúc nãy, Hạo Nhiên nghĩ: Đường đường là vị hoàng tử như ta, tương lai sẽ là một vị Vua trị vì cả một giang sơn mà lại phải đi lạy một cô gái chỉ ở tuổi mới lớn, còn bị nàng dám lên mặt dạy đời. Nghĩ thế, rồi Hạo Nhiên bóp chặt hai tay lại với nhau trong vẻ mặt tức giận quyết tâm sẽ cho nàng kia một bài học nhớ đời, xong rồi Hạo Nhiên lấy lại bình tỉnh quay sang người hầu cận Mã Minh bảo:
 
 - Này Mã Minh, tại sao Vua cha lại phải đi cúi đầu làm lễ những vị xuất gia và còn bắt ta phải làm như thế.
 
 - Thưa hoàng tử! Vậy ngài không biết rồi, khi xưa tại một đất nước xa xôi có một vị Thái tử tên là Tất-đạt-đa (Siddhārtha) thuộc bộ tộc Thích ca (Sākiya) cũng giống như ngài bây giờ, khi đang chuẩn bị tiếp nối ngôi vua để trở thành một vị chuyển luân thánh vương theo lời tiên tri của các đạo sĩ và sự sắp đặt của Vua cha Tịnh Phạn (Suddhodana), nhưng sau khi ngài đi dạo các cửa thành thấy cảm sanh, già, bệnh, chết nên chán cảnh trần đời mà quyết chí từ bỏ địa vị, danh vọng để vào rừng ẩn tu tìm ra con đường giải thoát cho chúng sanh. Sau khi ngài thành đạo dưới cội cây Bồ-đề trong khu rừng già, người ta gọi ngài là Phật (Buddha) tức là người tỉnh thức, người giác ngộ, sau đó ngài vân du khắp xứ để giáo hóa mọi người trong đó còn có các vị vua quy y Tam bảo làm đệ tử tại gia của Phật như: Tần-bà-sa-la (Bimbisāra), Ba-tư-nặc (Pasenadi), A-xà-thế (Ajātasattu),…và các vị đế vương, hoàng thân quốc thích, cũng phải cung kínhđảnh lễ các vị xuất gia Tỳ-kheo (Bhikkhu) đệ tử Phật vì đây là phép tắc căn bản để giữ khoảng cách giữa một người tại gia với một người xuất giaĐức Phật đã dạy, chúng ta cúng kính lễ lạy ở đây là đảnh lễ thể tánh của một vị Tỳ-kheo trong hàng ngũ Tăng bảo mà mình đã phát nguyện quy y nương tựa, thưa hoàng tử.
 
 Nghe xong Hạo Nhiên mới vỡ lẽ vì trước giờ nào có biết gì về Đức PhậtPhật pháp, vì đây là lần đầu tiên được Phụ vương cho xuất cung để đi chùa lễ Phật, và cúng dường cho các Tăng sư mang đầy nghi thức của việc cúng tế và truyền thống có khi lại quá chán nhàm thì làm sao biết được ý nghĩa của việc mình làm là gì và giá trị thâm diệu của Phật pháp ra sao, đang suy nghĩ vẩn vơ thì Hạo Nhiên chợt nhớ đến Sư cô Như Vân sáng nay.
 
- Mã Minh, ngươi có biết cô nàng mà sáng nay ta dâng lễ cúng dường không?
 
 - Dạ, hạ thần nhớ - Mã Minh cúi đầu từ tốn đáp.
 
 - Ngươi biết gì thì trình ta nghe thử - Hạo Nhiên vội hỏi trong ánh mắt đầy tò mò và thích thú.
 
- Dạ, Cái sư cô mà có khuôn mặt sáng như trăng tròn mười sáu và đôi mắt lóng lánh như thủy tinh phải không hoàng tử.
 
Mã Minh nói tiếp:
 
-  Đừng nói với hạ thần là hoàng tử đã phải lòng đôi mắt ấy rồi nha. Nói rồi Mã Minh cười thút thít.
 
Hạo Nhiên nhíu mày tỏ vẻ không vui.
 
- Thưa hoàng tử, sư cô Như Vân được xem là hiện thân của một người con gái hoàn mỹ từ tâm hồn lẫn thể xác, nàng có nét đẹp mỹ miều trong sáng khi mang trên mình bộ y vàng thanh thoát đã làm cho biết bao công tôn vương tử cho đến thường dân, trong đó có hạ thần phải thường đến chùa chỉ để tìm gặp cô cho thỏa lòng mơ tưởng. Hoàng tử có biết, sư bà bắt cô làm thị giả hầu cạnh bên là chỉ để tiện bề giám sát. – Mã Minh kể với đôi mắt đâm chiêu nhìn về một hướng đầy mơ tưởng.
blank
Ảnh minh họa
Như Vân - cô thuộc giống người Aryan cao lớn, nhưng vì thuộc giai cấp cùng đinh nghèo khổ sống nương vào gia đình phú hộ tại vương quốc Thành Phong do vua Kiến Đức đang trị vì, vì cảm thấy bất công trước sự áp bức, đánh đập của gia đình phú hộ và sự coi thường của một xã hội bất công phân chia giai cấp như: Bà-la-môn (Brahman) - người tự cho mình hạng cao thượng, nên phải luôn được ưu tiên tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng, Sát-đế-lỵ (Kshastriya) - hàng vương tử nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng, Vệ-Xá (Vaisya) là những hàng thương gia chủ điền, Thủ-Đà-La (Soudra) thuộc giai cấp người cùng khổ, bị coi cặn bã, thấp kémngu muội, sống ngoài lề xã hội loài người mà Như Vân được sinh ra chỉ để phục tùng các giai cấp trên cho đến cuối cuộc đời.
 
Vì thế, để thoát ra khỏi sự áp đặt của xã hội nên cha mẹ của Như Vân cùng với 20 người cùng giai cấp cùng đinh đã quyết định trốn đi khỏi biên giới để vượt qua sa mạc Ha-ma-ti tìm đến vương quốc Kiến Hoa, nhưng trên đường đi do thiếu lương thực và nước uống nên mọi người bị vùi thây dưới lòng cát trắng, chỉ riêng hai chị em Như Vân và Như Thủy được sống sót là nhờ cha mẹ của hai nàng đã giấu thức ăn khô vào trong búi tóc của hai chị em và bắt phải chạy về phía trước - nơi vương quốc Kiến Hoa thịnh trị do Đức Vua Tôn Hoàng anh minh đang trị. Nơi mà hai chị em Như Vân – Như Thủy sẽ được xóa bỏthoát khỏi số phận giai cấp nô lệ cùng đinh mà mình đang vương mang trên mình.
 
Khi đến được cửa thành Tất-ba dân người dân đã đưa hai chị em vào chùa để nhờ sư bà nuôi dưỡng tiếp độ cho đến ngày nay. Dù vậy, vốn là giống dân Aryan là tộc người cao lớn nên nàng đã sở hữu một thân hình cao to hơn người và nét đẹp tuyệt trần đặc biệt khác hẳn với giống người A-na tại vùng đất Kiến Hoa này. Điều đó, cũng đã làm cho hai chị em Như Vân – Như Thủy trở nên nổi bật như những cành hoa Tu-ba – loài hoa mười cánh màu vàng rực rỡ thường khai hoa nở nhụy vào những dịp đầu năm – đang vươn mình toả hương thơm ngát giữa một khung trời rộng lớn.
 
Hoàng tử Hạo Nhiên tiếp lời:
 
- Tại sao lại có một vương quốc phân biệt giai cấp và bất công như vậy lại còn tồn tại đến ngày nay – Hoàng tử hỏi trong vẻ mặt đầy tức giận.
 
- Dạ thưa hoàng tử, đại đa số các vương quốc lân bang đều có chung một truyền thống giai cấp như vậy từ hàng ngàn năm trước và không ai có quyền dám sửa đổi những điều luật ấy.
 
Mã Minh nói trong vẻ kính trọng khi nhắc đến Đức Vua:
 
-  Vương quốc Kiến Hoa của ta khi được Đức Vua anh minh lập nên đã quyết định bãi bỏ cái truyền thống lạc hậu này và xóa bỏ những tập tục cúng tế người sống cho thần linh, đến khi thống nhất giang sơn ngài đã xây dựng vương quốc của chúng ta theo tư tưởng minh triết của Đức Phật theo quy định mỗi người dân phải biết vân giữ ngũ giới và hành thập thiện, lấy giá trị hạnh phúc của người dân lên hàng đầu trong việc phát triển và trị quốc an dân để người người được công bằng thừa hưởng những giá trị đạo đứctinh thần một cách bình đẳng.
 
Nghe Mã Minh kể đến đây, trong cõi lòng của Hạo Nhiên bỗng dưng cảm thấy tôn kính Phụ hoàng vô cùng và không còn cảm thấy một chút gì giận hờn hay suy nghĩ tới lời hứa dạy cho nàng một bài học vì cái chuyện vừa rồi. Mà trong lòng chàng giờ đây chỉ tràn ngập tình thương vô hạn đối với nàng, một người con gái bất hạnh và đáng thương.
 
Chàng vội chợt nhớ lại khuôn mặt và cách nhìn đầy sắc bén, mạnh mẽ của Như Vân khác hẳn với những người con gái bình thường khác. Chàng cố gắng để tâm và suy tư về từng chi tiết trên khuôn mặt nàng mà sáng nay chàng đã vô tâm không để ý tới, cũng chỉ vì cái tước hiệu hoàng tử quá cao sang đã làm chàng kiêu hãnh đến mức không cần phải quan tâm đến bất kỳ ai chung quanh mình cho dù họ có đặc biệt hay nổi bật đến đâu.
 
Còn tại ngôi chùa Chân Bảo, bên am phòng của sư cô Như Vân tối nay đang được ánh trăng vàng soi sáng, trong tư thế đang quỳ trước Phật đà ngay tại góc phòng, sư cô đang thầm đọc câu kinh Bát-nhã: - Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị..v..v, Như Vân cảm thấy tâm hồn mình thanh thảnthư thái vô cùng bên từng câu kinh với nghĩa lý thậm thâm vi diệu, cảm thấy hơi mỏi mệt sau một ngày tất bật với công việc sáng nay nên sẳn đó nàng duỗi chân xuống ngồi ngay trên chiếc bồ đoàn để tĩnh tọa, trong từng sát na quán chiếu Như Vân đưa từng hơi thở nhẹ vào ra trong sự lưu tâm nhưng không ràng buộc và buông nhẹ toàn thân trong sự an tịnh mà không vướng mắc để bắt đầu quán chiếu từng dòng chảy của vọng tưởng đang bắt đầu dấy khởi, bổng nhiên một vọng niệm khởi lên đã làm Như Vân nhớ về cái chuyện sáng nay khi đối diện với hoàng tử Hạo Nhiên.
 
Như Vân cảm thấy khoan khoái nên để tâm mình trụ vào đó mà hoài tưởng lại toàn bộ khung cảnh, con người cho đến từng cảm xúc chi tiết lúc sáng, bổng chợt Như Vân lại dấy lên những tâm niệm thổ thẹn vi tế cho hành động của mình, rồi tự hỏi: phải chăng ngay chính mình cũng đã bị dính mắt vào sự chấp trước và ngạo mạn khi đã buông ra những lời nói lúc sáng để làm cho hoàng tử Hạo Nhiên phải buồn lòng. Rồi nàng tiếp tục quán chiếu vào sâu để nhớ lại thật kỹ khuôn mặt của chàng sáng nay khi nhìn nàng, rồi chợt nở một nụ cười nhẹ đầy hoan hỷ trên môi. - Ấy chết! Không được, đây là vọng niệm ta phải dừng lại thôi. Nghĩ thế, rồi Như Vân vội trở về lại với hơi thở vào ra để quên đi những suy nghĩ vu vơ đang liên tục dấy khởi trong nàng.
 
Ngay thư phòng tối nay của Hạo Nhiên, khác với mọi ngày, chàng cảm thấy ấm áp vô cùng khi không còn cái cảm giác cô đơn như lúc trước bên chiếc đèn dầu le lói hay những ngọn gió lạnh ùa vào bên khung cửa sổ dưới ánh trăng vằng vặc trong đêm tối cùng chiếc bóng phản chiếu ta với ta, chàng thấy mình vừa nhận được một thứ gì đó thật quý giá từ những bài học trong chuyến xuất ngoại sáng nay đã làm chàng phải thay đổi những suy nghĩ, định kiến và cả chính cuộc đời mình.
 
Hạo Nhiên vội đưa lưng nằm xuống trên chiếc giường ngay giữa những tấm màng nhung phủ quanh, chàng chợt nhắm lịm đôi mắt lại với nụ cười tế nhị mà bạo nghĩ tới hình ảnh của mình với nàng đang bay nhảy, vui chơi như những chú chim bay lượn trên bầu trời xanh đang cất cao giọng hót, chàng sẽ cùng nàng được đi đến những vùng đất mới và nằm im trên những thảo nguyên xanh cùng ngắm nhìn những áng mây bay vô định, hay sẽ cùng nàng sống êm đềm hạnh phúc trong sự chan hòa, sẻ chia, ấm áp đến vô cùng, nghĩ đến thế rồi chàng vội dừng lại cái suy nghĩ bạo gan đó, vì chàng biết đó chỉ là những mơ mộng hảo huyền không bao giờ có thật.
 
Ôi! Hạo Nhiên sao quá ngây thơ, có biết đâu về thế giới bên ngoài có phải như chàng đang nghĩ. Vì những chú chim kia, rồi cũng phải mỏi đôi cánh mềm để lo đi tìm thức ăn hay tranh đấu cho những cuộc chiến sinh tồn để tranh giành lãnh thổ, còn những đám mây kia cũng có lúc phải lẻ loi một mình trên bầu trời xanh không nơi nương tựa chỉ vì một cơn giông nhẹ cũng có thể làm vỡ tan trong một thế giới vô hồn, vô định hay rồi họa chăng cái người mà Hạo Nhiên đang mơ tưởng đâu chỉ mang đến cho chàng những niềm vui, hạnh phúc mà còn có cả sự khổ đau, hận thù, hơn thua của thế giới loài người trong cái quy luật vô thường biến đổi.
 
Chàng chợt mở to đôi mắt hướng về ánh trăng khuya bên khung cửa sổ, bỗng nhiên trong thâm tâm chàng lại tiếp tục khởi lên những suy nghĩ bâng quơ về nỗi nhớ, về cảm xúc, về cái mộng đầu đời khó hiểu của một người con trai mới lớn đối với người con gái đặc biệt kia đang đứng giữa bức tường rào của vương quyền và luân thường đạo lý.
 
Giác Minh Luật
...............................
 
Thân mời quý vị đón đọc tiếp Chương II.










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6580)
04/05/2015(Xem: 10705)
06/01/2020(Xem: 2707)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.