● Dạ ... Dạ, Con Kính Bạch Thầy! - Greetings To The Master

24/01/201412:00 SA(Xem: 3889)
● Dạ ... Dạ, Con Kính Bạch Thầy! - Greetings To The Master

TUYỂN TẬP TRUYỆN RẤT NGẮN
Tác giả: Thích Nhật Từ
Dịch giả: Nguyên Giác
A Collection of Very Short Stories
By Thích Nhat Tu
Translated into English by Tam Dieu and Nguyen Giac
tuyen_tap_truyen_rat_ngan_bia_250
AUTHOR:
Thượng Tọa Tiến Sĩ Thích Nhật Tử
Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM
Tổng biên tập Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay
TRANSLATORS:
Cư sĩ Tâm Diệu
Chủ biên trang mạng Phật giáo
Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/
Cư sĩ Nguyên Giác
Nhà thơ, người viết truyện ngắn
Ven. Dr. Thich Nhat Tu
Deputy Rector of the Vietnam Buddhist University, HCMC Campus
Editor-in-Chief of Buddhism Today Magazine
Layperson Tam Dieu
Editor-in-Chief of the Buddhist website:
Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/
Layperson Nguyen Giac
A poet and short story teller
Greetings to the Master Dạ ... dạ, con kính bạch Thầy!

The abbot of a temple in a large city in Vietnam died. The funeral ritual for the venerable monk was simple and gracious. Later, a young adult monk was appointed as the new abbot there.

Almost a year bassed by. In a morning, a middle-aged female Buddhist visited the temple with the intention of meeting her old master. Coming in the room of the abbot, she saw a young and small monk who looked like the attendant monk she had met last year.

The woman said, “My dear young brother, please let me see the abbot of the temple. I did not see him almost a year.”

The young monk invited her to have a seat, poured the tea into a cup for her, and asked the woman what she wanted from the visit. She said she wanted to see the venerable old monk to have an advice about how to calm her rushing mind.

The young monk said that she should try to keep mindful attention in every thought and in every body movement. He said that when she saw her thoughts scramble about something, she should try to breathe in and out slowly and deeply, and should tell herself that she should not hurry because the hurries would lead to something wrong.

The monk gave her more advices on how to calm her mind, such as the method of alternative thinking and the method of delayed thinking. With method of alternative thinking, instead of making any hasty decision, she should focus on another issue, try to imitate the calm manner of Buddha, and quiet her rushing mind.

With method of delayed thinking, she should think over and over about the issue in a necessary time, and should not shorten the time; any immature decision would lead to disadvantage later.

While listening to the young monk, the female Buddhist felt impatient; she insisted the young monk to let her see the venerable old monk.

 “Dear young brother, please tell the venerable old monk that I am Dieu Vien and have come here to visit my old master.” She said gently. “Dear young brother, please understand that I am very busy.”

“Dear elder sister, please wait for a moment. The abbot will come to see you right away,” the young monk said.

Then the young monk got into the inner room, put on his brown dress, stepped out again and sat on the simple chair which he had just risen from.

The female Buddhist became more impatient, asking hurriedly, “Is the abbot busy, or he is not in the temple now? Why does he not come here?” 

“Dear elder sister, the venerable old monk you want to see already passed away a year ago,” the young monk said.

“You said the venerable monk already went to the land of Buddha? When? How could I not know that?” She asked hastily.

The young monk told about the illness from which the venerable abbot died last year, about the reverence shown to him by the Buddhists from the four directions, and about how he had been cared meticulously by many fine medical doctors. The female Buddhist wept, wiped her tears, faulted herself for not often visiting the temple and thus had not known about his passing.

She said movingly to the young monk, “Dear young brother, would you please let me see the new abbot.”

“Dear elder sister, I was appointed by the Sangha Body as the new abbot,” the young monk replied leisurely. “What can I do to help you?”

Knowing that the young monk was the new abbot, she embarassingly shifted the way she spoke, “Yes, yes... dear master, dear master, please accept my repentance.”

“No problem,” the monk said gently. “Words for etiquette just are words for social communication. Don’t let those words cling in our minds.”

The young abbot then talked to her about how to calm the rushing mind, continuing where he had been disrupted. He taught her the mindfulness of breathing and body, and advised her to visit the temple more often. Hearing the teaching, she felt so much happy. After the abbot finished the lesson, she bowed and left.

Saying farewell and watching her walk out of the room, the young abbot thought, “Life is so strange. People are respected for their names and positions. If you have a repected name or are in a high position, your advice would be trusted deeply and followed joyfully; otherwise, that same wise and reasonable advice might not convince anybody. Behaving that way, people have lost so many good chances to learn in life!”

Tại một ngôi chùa thuộc cấp bậc trung trong một thành phố lớn của Việt Nam, vị Hòa thượng trụ trì qua đời. Lễ tưởng niệm và tống táng vị Hòa thượng này rất đơn giản nhưng không kém phần trân trọng. Sau đó không lâu, Giáo hội đã bổ nhiệm một vị đại đức trẻ tuổi lên làm trụ trì ngôi chùa đó.

Gần một năm trôi qua, vào một buổi sáng nọ, một chị phật tử độ tuổi trung niên đến chùa viếng thăm vị Hòa thượng. Bước vào phòng trụ trì, chị gặp một vị tu sĩ nhỏ người, trẻ trung giống như vị thị giả chị gặp năm trước.

Chị bảo, "Em làm ơn cho chị gặp Hòa thượng trụ trì." Chị phật tử phân trần, "Gần một năm rồi chị không đến thăm Hòa thượng!"

Vị tu sĩ đó vui vẻ mời chị ngồi, rót nước mời chị uống, hỏi thăm mục đích của chị đến gặp trụ trì. Chị bảo chị đến gặp Hòa Thượng để xin Hòa thượng một lời khuyên về cách khắc phục tâm tánh vội vã của chị.

Vị tu sĩ trẻ khuyên chị cố gắng chú tâmtỉnh thức trong từng hành vi cử chỉ của tâm và của thân. Khi nào thấy tâm nôn nóng về một việc gì thì phải biết tâm mình đang bị bốc cháy với lửa vội vã mà cố gắng hít thở thật sâu và tâm niệm rằng ta không nên vội vã, vì vội vã thường dẫn tới sai lầm.

Vị tu sĩ góp ý chị vài cách khác để khắc phục tâm, chẳng hạn như phương pháp thay thế và phương pháp trì hoãn v.v… Phương pháp thay thế là thay đổi chủ đề tư duy. Nghĩa là thay vì bám vào sự nôn nóng quyết định làm một việc gì, ta tập trung vào một chủ đề khác, chẳng hạn như phong thái ung dung của đức Phật, để cố gắng bắt chước ngài và từ bỏ tánh vội vã.

Phương pháp trì hoãn nhằm suy tư về tính thời gian cần thiết một cách tối thiểu của một sự kiện hay vấn đề. Sự nhảy vọt về thời gian có thể dẫn đến sự chín "háp" của công việc và có thể gây nhiều bất lợi về sau.

Nghe vị tu sĩ trẻ giải thích, chị Phật tử cảm thấy sót ruột vô cùng và nài nĩ thầy cho chị gặp Hòa thượng.

"Em làm ơn thưa với Hòa thượng có Diệu Viễn tới thăm Hòa thượng." Chị buông thêm một câu nhẹ, "Em thông cảm, chị bận lắm!"

"Xin chị vui lòng chờ cho một chút, thầy trụ trì sẽ ra liền!" Vị tu sĩ trẻ tuổi từ tốn đáp.

Nói xong, thầy bước vào buồng trong, mặc áo tràng nâu vào, thong thả bước ra rồi ngồi xuống ngay chính cái ghế đơn sơ mà thầy vừa đứng dậy.

Chị phật tử trở nên xót ruột hơn, vội vã hỏi: "Bộ Hòa thượng trụ trì bận hay Hòa thượng không có ở chùa? Sao không thấy Hòa thượng ra?"

"Thưa chị, Hòa thượng trụ trì đã qua đời cách đây một năm rồi!" vị tu sĩ trẻ khoan dung nói.

"Em bảo sao, Hòa thượng về cõi Phật rồi hả? Hồi nào vậy, sao chị không hay?" chị hỏi dồn dập.

Vị tu sĩ trẻ kể lại cơn bệnh ngặt nghèo đã cướp đi mạng sống của Hòa thượng vào năm ngoái, trước sự kính tiếc và nhớ thương vô vàn của phật tử bốn phương, mặc dù Hòa thượng đã được các bác sĩ giỏi ngày đêm thay nhau chăm sóc. Chị phật tử nghe thầy kể, nghẹn ngào rơi nước mắt, tự trách mình không thường xuyên tới chùa nên không biết gì về tin từ trần của Hòa thượng.

Vừa lau nước mắt, chị vừa nghẹn ngào nói với vị tu sĩ trẻ: "Thôi thì, em làm ơn cho chị gặp vị trụ trì mới!"

"Thưa chị, bần tăng là người được Giáo hội bổ làm trụ trì thay thế Hòa thượng ạ!" vị tu sĩ trẻ khoan thai nói tiếp, "Bần tăng có thể giúp chị được gì không?"

Biết vị tu sĩ trước mặt mình là vị trụ trì mới của chùa, chị bẻn lẻn đổi giọng: "Dạ, dạ ... con kính bạch thầy ..." chị lúng ta lúng túng bày tỏ xin lỗi về sự thất lễ. "Bạch ... bạch thầy, cho con xin sám-hối!"

"Có sao đâu!" vị tu sĩ buông nhẹ. "Ngôn ngữ xưng hô là cách mặc ước trong giao tế thôi, có gì đâu mà phải để tâm chấp mắc!"

Sợ chị ngại ngùng vị thầy liền chuyển sang đề tài về cách khắc phục "tâm vội vã" cho chị nghe, mà khi nãy thầy đang nói dở dang. Sau đó, thầy tận tình dạy cho chị cách tu thiền quán sát hơi thở, hành vi của bản thân và khuyên chị siêng năng đi chùa hơn. Nghe thầy giảng giáo lý, chị cảm thấy thích vô cùng. Sau bài giảng, chị chào thầy ra về.

Tiễn chị ra khỏi cửa phòng, nhìn dõi theo từng bước chân của chị, vị trụ trì trẻ thầm nghĩ: "Cuộc đời này lạ thật, con người ta trọng vọng cái "danh" và cái "chức vụ" đến thế. Cùng lời dạy của một người, nếu lời dạy đó không được khoác lên mình nó một cái danh, một chức vụ, chưa chắc người nghe đã chịu tin và làm theo, dù lời dạy đó có đúng và sâu sắc, nhưng nếu lời nói đó được khoác lên áo của một người có chức vị, thì người ta mới chịu nghe: nghe một cách tâm đắchoan hỷ làm theo! Ấy mới biết, theo cách này người ta đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để học hỏi trong giao tế và trong cuộc sống!"



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2014(Xem: 12021)
04/05/2015(Xem: 10742)
11/06/2014(Xem: 9621)
08/05/2013(Xem: 6236)
17/06/2013(Xem: 7228)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.