Những bước chân quá khổ

30/01/20153:02 SA(Xem: 6624)
Những bước chân quá khổ

Những bước chân quá khổ

Nhụy Nguyên

 

Đầy ắp những câu hỏi tại sao đời sống ngày được nâng lên, lại quá nhiều vấn nạn xã hội nảy sinh. Điển hình như ngành Y học đang phát triển tột bậc, con người vẫn mắc rất nhiều bệnh quái gở và bệnh viện mọc lên càng nhiều. Nói một cách đơn giản, là bởi con người ngày càng đánh mất nền tảng, gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Trước hết, nền tảng đạo đức phải được gây dựng từ nhỏ, thậm chí cần giáo dục từ lúc còn thai nhi như cái nhìn sáng suốt của bậc thánh hiền xưa. Khoa học hiện đại phần nào phát hiện ra chân tướng này, cho thấy mỗi ngày trong bào thai bằng hàng chục triệu năm tiến hóa sinh vật và trọng lượng cơ thể biến đổi tăng lên hàng tỉ lần, để thấy một ngày giáo dục thai nhi bằng rất nhiều năm trời đứa bé lúc sinh thành. Nền tảng đạo đức có từ thai nhi sẽ giúp sinh mệnh đó giữ được phẩm chất cốt tủy của đời người, luôn hướng đến hai chữ Hòa Bình từ nghĩa hẹp cho đến nghĩa rộng là đối lập với Chiến Tranh. Đức Đạt Lai Lạt Ma, bậc Thánh thời nay, với tư cách là người học trò thuần thiện của Đức Phật từng ngày khuyên mọi người bỏ ác hành thiện, hướng đến một thế giới bình đẳng bao dung, đúng như thông điệp chư đại đức từng dạy: “Chúng ta cùng là con người, không phân quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, đều phải bình đẳng thương yêu lẫn nhau”. Ngài cũng nhắc nhở: "Những gì ông cha (tức cổ đại đức, trong đó có Đức Phật) nói với chúng tahoàn toàn sự thật".

Một đứa trẻ, nền tảng dĩ nhiên phải là hiếu đễ. Chữ hiếu trong nhà Nho đã lớn, chữ Hiếu trong nhà Phật còn trang trọng sáng chói hơn. Kinh Địa Tạng được gọi Hiếu kinh, kể về một thánh nữ nhất tâm niệm Phật nhờ đó xuống được Địa ngục cứu mẹ; Kinh Vu Lan thì thuật chuyện đại đệ tử của Phật là Mục Kiền Liên nương vào Pháp Hội chư tăng để cứu mẹ thoát cảnh hỏa đồ. Khi đứa con ra đời, toàn bộ tinh túy máu huyết của người mẹ tiết ra sữa nuôi lớn nó từng ngày; chừng đó thôi suốt đời ta đã không trả hết. Phật có lần thấy một vị Tỳ kheo đến cúng dường mình bát cơm bèn hỏi: Mẹ ngươi ăn chưa?, vị Tỳ kheo lắc đầu. Ngài bèn nói, hãy đưa bát cơm này về, vì mẹ ngươi xứng đáng ăn hơn ta. Trong Quán kinh Phật cũng dạy câu thiết yếu đầu tiên: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Người Việt ta có thành ngữ: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” là trên ý nghĩa này. Tiêu chuẩn làm người trước hết phải Hiếu (với cha mẹ); ngay sau đó là Nghĩa (với thầy). Ngày xưa trò đối với thầy cung kính hết mực, con đối với phụ mẫu nghĩa nặng ân sâu; anh em họ hàng bè bạn lấy chữ tín làm đầu, xã hội nhờ vậy an ổn. Trong triều đình, bộ Học bao giờ cũng được xem trọng. Thế nên khi mọi người đặt Kinh tế lên trên, hậu quả về một sự đổ vỡ trong gia đình kéo theo hệ lụy đến cộng đồng sẽ khó tránh khỏi. Ngay chữ giàu chúng ta đã hiểu sai. Giàu tình cảm, giàu sức khỏe, giàu bè bạn, giàu tinh thần v.v, tiền tài chỉ là một phần nhỏ trong sự giàu. Hễ nhìn thấy ai có nhà lầu xe hơi liền phán họ giàu; cái nhìn ấy lệch lạc. Thật dễ hiểu khi vấn nạn người người đội cả mâm heo gà lên chùa, dúi tiền vào tay Phật “hối lộ” cầu may trong lúc không hiểu về giáo lý thâm sâu; đó là sự biến tướng, sự bóp méo lời Phật, dẫn đến “Thời Mạt Pháp”, mà thực chất Pháp Bảo vẫn tinh ròng.

Đạo Phật vốn là nền giáo dục uyên sâu. Phật là người chỉ ra chân tướng của vũ trụ nhân sinh (“chư pháp thật tướng”); trượt trên đà thực dụng, những gì khoa học chưa chạm đến người đời liền xem đó mê tín. Nhưng quá nhiều người trong ngành khoa học vẫn tụt hậu; không biết rằng Lượng tử lực học mở ánh nhìn ra ngoài thế giới, đã thật sự ngạc nhiên bởi những khám phá vĩ đại thực ra vô tình minh chứng lời Phật thuyết ba ngàn năm trước. Ở đây không bàn đến những triết lý siêu việt trong Kinh điển, chỉ nói đến giáo dục nhân tâm thôi Đức Phật đã xứng danh Thầy Giáo vượt lên mọi thời đại. Nói vậy không vì thế mà bỏ qua Khổng học. Có vị cao tăng kiệt xuất thời nay xem Đạo Nho là một trong những nền tảng của Phật học. Ví như Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; Đức Phật có cái nhìn thấu triệt hơn ở Ngũ giới: Không sát sanh (là Nhân), không tà dâm (là Lễ), không trộm cắp (là Nghĩa), không uống rượu (là Trí), không nói dối (là Tín). Đơn cử, nếu cha mẹ không sát sanh, và dạy con không làm hại bất cứ con vật nào kể cả muỗi kiến, dạy chúng yêu thương loài vật, lớn lên đứa trẻ đó dẫu lâm vào trạng huống như “vụ Cát Tường”, nó cũng không thể phạm lỗi tương tự. Cao thêm bậc nữa, Thập thiệntiêu chuẩn của người con Phật. Bàn riêng cái miệng thôi (không vọng ngữ, không ác khẩu, không nói lời thêu dệt (ỷ ngữ) dụ dỗ nịnh bợ, không nói đôi chiều hai lưỡi), sẽ thấy chúng ta hễ rỗi rảnh ngồi với nhau là “phạm giới”, ngôn ngữ nhà Phật gọi tạp thoại. Một người lấy tiêu chuẩn của ngũ thường, ngũ giới, thập thiện làm khuôn khổ sống, có phải đáng quý đáng nể trọng lắm sao? Thời nay, chưa bàn đến giúp đỡ kẻ khác, ai không tranh giành, ganh tị, đoạt lợi, tự tư, nghĩa là không “tham, sân, si, mạn”, đã là người quá tốt rồi, góp phần cho sự an định của xã hội rồi.

Lạm bàn thêm chút về Đạo Nho, chợt nhớ có người dịch bài viết của một học giả người Việt từ tiếng Pháp qua tiếng Việt đã làm lệch ý tối quan trọng ban đầu: “ý thức phong kiến” dịch thành “chế độ phong kiến”. Vài nhân vật được lấy làm điển hình cho xã hội, khi họ bại hoại, liền truy gốc rồi phán Đạo Nho làm mục ruỗng xã hội, cần bài trừ tận gốc. Khi luồng tư tưởng Tây âu tràn vào với bao mới lạ, như một người nông quê lần đầu tiên lên phố, không có nền tảng sẽ đặt sự hưởng thụ lên đầu, sớm chạy theo danh sắc. Lễ giáo gia đình là nấc cuối cùng trong hệ tư tưởng Nho gia; lúc Đạo bị “phá rào” bởi cái gọi là văn minh phương Tây, “cương vực” của nó bị thu hẹp, bị “cững bức”, nhà Nho mới dùng Lễ làm “cương” để gìm lại dục vọng người đời. Cũng như nguyên xưa Đạo Phật khá “tự do trong khuôn khổ”, nhưng lúc hành giả lung lay trước “ngũ dục lục trần”, Phật mới chế giới. Thời nay giới cũng không nhất thiết đòi hỏi người tu chấp chặt, chấp trước. Ví như nếu phải tham dự một bữa tiệc, cư sĩ cũng có thể khai giới uống ly bia hòa đồng, không say sưa, không ảnh hưởng đến người khác và nhất là không vọng động tâm thức; ngược lại giới “không uống rượu” cũng được mở rộng ngăn ngừa bất cứ thứ gì liên quan đến nghiện ngập như thuốc lá, cần sa ma túy… Thật ra giới là phạm vi giáo hóa của thánh nhân xưa, không theo tôn giáo mà âm thầm khiến bá tánh được tu hành mà tự họ không biết, chỉ có thế phiền não, vọng tưởng đảo điên mới được đè phục; nhân dân giữ Lễ thì trời đất "kết tinh" tốt đẹp, thiên hạ thái bình, nào có phải là ràng/trói buộc ai. Nếu có chính là do mình tự mua xiềng neo vào quả địa cầu mà thôi. Học Nho học Phật nhiều học giả thực chất không bám được nền tảng, ấy là Đệ tử quy. Quy tắc của một người con, một người trò rành rẻ từng điều tưởng đơn giản một đứa trẻ lên ba cũng thuộc nhưng đến tóc bạc chưa chắc làm nổi. Cha say sưa rượu chè, mê game mê gái, ăn nói thô lỗ nóng giận, làm ở công sởtiếng xấu dội về đến nhà, làm sao dạy con?

Lý thuyết không thời gian, không suy niệm, không chủ đích của một thiền sư lỗi lạc xứ Ấn được kẻ trí cậy vào tài năng lại mù mờ về quy luật vũ trụ đòi phá bỏ mọi thứ để sáng tạo ra con đường riêng. Trong sự phá hủy họ hiểu bao gồm lời thánh hiền, và đương nhiên cả kinh điển nhà Phật. Chuyện chàng khỉ có 72 phép thần thông biến hóa cũng không ra khỏi bàn tay Phật, huống hồ phàm nhân lại muốn nhắm mắt bịt tai chế ra thế giới cho riêng mình! Lý Tánh Không vi diệu tột cùng trôi qua tâm thì sáng chói, trôi qua trí thì lem nhem.

Con người là sự kết hợp hoàn hảo giữa vật chất/thân xác và vật lý/tinh thần. Phần Vật Chất do ăn uống sai lầm tức không tuân theo quy luật vận hành của vũ trụ vốn thống nhất trong sự tương hỗ hai mặt Âm - Dương. Đừng nghĩ ăn uống là tầm thường. Ăn uống chay tịnh đúng với trật tự vận hành của vũ trụ theo nguyên lý triết học viễn đông có thể chuyển nghiệp lực và vận mạng. Bệnh tật chính yếu là do dư Âm (đường, sữa, trái cây, các thức ăn nhân tạo như mì tinh, bia rượu...), một phần khác do lệch Dương và nghịch Âm, Dương. Mặt khác, con người ngày bị bủa vây bởi thông tin, hiện tượng nghiền lướt web đã khiến Tinh Thần bị nhiễm độc, trí phán đoán sụt kém; biến mình thành một dạng đài thu phát sóng những thông tin đa phần trái với Thập thiện, khiến thời không nhiễu loạn, xã hội thêm động loạn. Là điều mà các nhà khoa học lượng tử phát hiện và kêu gọi nhân loại hãy nghĩ thiện hành thiện để tránh thiên tai địch họa; đây là điều chưa phổ cập vì ngay cả trí giả thời thượng cũng chưa thể tin nổi, rằng sóng tư tưởng còn mạnh mẽ và lợi hại vạn lần những thứ sóng kiểu như internet, điện thoại kết nối toàn cầu.

Phật pháp là nền giáo dục toàn vẹn hướng con người quy nẻo thiện. Mức giáo hóa thấp nhất có thể chỉnh lại những bất ổn trầm trọng trong xã hội. Một gia đình biết giáo dục con ngay trong bào thai, biết tìm hiểu quy luật Âm Dương để đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh minh mẫn; đứa trẻ biết nói thì áp dụng Đệ tử quy; lớn thêm chút thì dạy Thập thiện; tránh tối đa tiếp xúc với thông tin mạng, rồi nếu có thể thì hành Thiền tĩnh tâm để phát huy trí tuệ, khơi nguồn linh giác vốn sẵn trong căn mạng. Đó có thể xem là “công thức” căn bản cho ra những thần đồng, những công dân mẫu mực mà cơn lốc tha hóa không thể cuốn họ đi được....

 N.N
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11009)
14/04/2020(Xem: 4088)
26/07/2022(Xem: 3464)
28/02/2017(Xem: 24148)
15/01/2019(Xem: 6702)
29/01/2015(Xem: 9820)
01/01/2021(Xem: 3164)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.