Phụ Lục

30/05/201112:00 SA(Xem: 7756)
Phụ Lục
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phật Lịch 2546 – 2002
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội 

PHỤ LỤC
CƯ SĨ TIỀN BỐI HỮU CÔNG
THẾ KỶ XX
(04 NHÂN VẬT TIÊU BIỂU)
 
Cư sĩ VĂN QUANG THÙY
1887 – 1967
TUỆ NHUẬN
VĂN QUANG THÙY
1887 – 1967

Cư sĩ Văn Quang Thùy sinh ngày 17 tháng 3 năm Đinh Hợi 1887, tại tỉnh Hải Dương, thân phụ là cụ Văn Đức Khiêm. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán. Người ta kể lại rằng ông chăm học, không lúc nào rời cuốn sách, đến nỗi trong xóm có vụ cháy nhà, mọi người đổ xô đi coi, ông vẫn ngồi yên học.

Sau khi việc thi cử bằng chữ Hán bị bãi bỏ, ông quay sang học tiếng Pháp và thi đỗ làm Thông phán tại Nha quan thuế Hà Nội.

Năm 1928, cụ thân sinh thất lộc, ông suy tư về kiếp sống vô thường, bắt đầu tìm hiểunghiên cứu kinh điển đạo Phật. Bẩm tính thông minh, lại thêm có vốn Hán học vững vàng, ông thâm nhập giáo lý Phật đà một cách nhanh chóng và uyên thâm, trở nên một cư sĩ Phật tử thuần thành.

Thời bấy giờ, sách báo thuộc loại tân thư như phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa và Nhật Bản thâm nhập vào nước ta qua đường dây của thương nhân Hoa kiều đã tác động vào tư tưởng của giới trí thức cựu học và các vị tôn túc Phật giáo Việt Nam. Do đó, phong trào chấn hưng Phật giáo ở trong nước cũng được khởi động khắp nơi. Đi tiên phong cho phong tràoPhật giáo Nam kỳ với các Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật học Kiêm tế; rồi đến Trung kỳ với Hội An Nam Phật học. Các hội này hoạt động rất mạnh, mở nhiều Phật học đường đào tạo Tăng Ni, xuất bản báo chí để phổ biến giáo lý Phật đà và tuyên truyền vận động cho phong trào ấy.

Hòa cùng nhiệt tình và nguyện vọng của đồng đạo Nam, Trung; các Hòa thượng Trí Hải, Mật Ứng, và Tâm Bảo cùng với nhà văn Sở Cuồng Lê Dư triệu tập một cuộc họp tại chùa Quán Sứ ở Hà Nội, có sự tham dự của chư tôn đức trong hàng giáo phẩm và các vị trí thức tên tuổi ở thủ đô như các ông Nguyễn Hữu Kha, Nguyễn Năng Quốc, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Cung Đình Bính, Trần Văn Giáp, Văn Quang Thùy, Nguyễn Can Mộng, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Vĩnh v.v... Hội nghị đồng ý thành lập một tổ chức đặt tên là “Bắc Kỳ Phật Giáo hội” do ông Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng. Cư sĩ Văn Quang Thùy và ông Nguyễn Văn Minh được cử làm Phó thư ký.

Từ đó, ông dành nhiều thời gian ngoài giờ công vụ, hoạt động cho phong trào chấn hưng Phật giáo trên miền Bắc. Ngoài việc tham gia giảng dạy giáo lý ở các trường Gia giáo của các chùa và các Phật học đường của Hội, ông còn đi giảng kinh cho đồng bào Phật tử tại chùa Quán Sứ, chùa Hòe Nhai và các chùa nhỏ quanh vùng Hà Nội. Chẳng những ở Hà Nội, mà các chùa ở tỉnh xa như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng cũng thường mời ông đến giảng pháp, ông đều vui vẻ đáp ứng.

Mùa xuân năm Canh Thìn 1940, một phái đoàn Tăng sĩ Trung Hoa sang thăm Việt Nam, trong đó có hai Pháp sư Thái HưĐế Nhàn. Với Pháp sư Thái Hư, tuy đây là lần đầu tiên tới Việt Nam, nhưng pháp danh Ngài thì rất quen thuộc đối với Phật giáo Việt Nam trong mấy chục năm trước đó. Trong khi phái đoàn nghỉ tại khách sạn, Cư sĩ Văn Quang Thùy tìm đến cầu pháp tu thiền với Pháp sư Thái Hư. Pháp sư liền nói : “Tôi thấy Việt Nam toàn tu Tịnh độ, cư sĩ nên vâng theo”.

Sau đó, Pháp sư trao giới Bồ Tát cho ông, ban pháp danh là Tuệ Nhuận và tặng một mảnh giấy có hai câu thơ để làm kỷ niệm :
Nhập Như Lai tạng
Văn tự Quang minh Thùy vũ trụ
Phật ngôn Tuệ trạch Nhuận sinh linh.
Thời tại Canh Thìn niên xuân
Tam nguyệt nhị thập lục nhật
 Lữ Hà Nội – Thái Hư

Từ năm 1935, ông xin nghỉ việc, dành trọn thời giờ để phụng sự Tam bảo. Ông đã dịch rất nhiều kinh sách bằng chữ Hán sang tiếng Việt. Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư, Kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền mang tên ông vẫn đang được lưu hành cho đến nay.

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và mặt trận Hà Nội vỡ năm 1947, các hoạt động của Phật giáo ngưng trễ khắp nơi. Đến năm 1949 các Tăng sĩ và Cư sĩ mới lần lượt tập họp lại để thành lập Hội “Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt” và Hội “Việt Nam Phật giáo” tại chùa Quán Sứ và Hội “Phật tử Việt Nam” tại chùa Chân Tiên.

Về Hội “Phật tử Việt Nam” ở chùa Chân Tiên có sự đóng góp tích cực của Cư sĩ Văn Quang Thùy. Hội thường tổ chức diễn giảng tại chùa Chân Tiên, trong số các diễn giảcư sĩ Văn Quang Thùy. Hội còn thành lập Ban Hoằng kinh để xuất bản các kinh sách Phật giáo, đặt trụ sở tại số 56 phố Hàng Trống, Hà Nội. nhân dịp này hai bộ kinh lớn là Kinh Lăng NghiêmKinh Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp do ông phiên dịch ra quốc ngữ cũng được xuất bản.

Ngoài ra, ông đã cùng với các bạn đồng chí hướng xuất bản tờ bán nguyệt san Bồ Đề để phổ biến Phật học. Báo này ra số đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 1949, báo quán tại số 108 đường Boret Hà Nội, do ông làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút. Báo xuất bản liên tục đến tháng 5 năm 1954, đất nước bị chia đôi mới đình bản. Trên các trang báo này, ông đích thân phiên dịch, chú giải luận Duy Thức Tam Thập Tụng, Thập Mục Ngưu Đồ và viết nhiều bài giáo lý căn bản giúp cho việc học Phật của đọc giả. Cộng tác với ông có nhiều cây bút vững vàng như Nguyễn Xuân Chữ, Lê Văn Giáp, Hồng Liên, Đế Châu, Vũ Đình Mẫn, Trì Dung, Thanh Vân, Lê Văn Lương v.v.... Đặc biệt cây bút vui trẻ Cát Tường Lan đã chinh phục được sự mến chuộng giới độc giả trẻ tân học. Cô đã khéo dùng các kiến thức khoa học để chứng minh và giảng dạy Phật pháp, khiến lập luận được sáng tỏ và đầy thuyết phục.

Sau hiệp định Genève 1954, Cư sĩ Tuệ Nhuận-Văn Quang Thùy vào miền Nam, xin xuất gia làm đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Từ đó ông lấy việc chuyên tu làm chính.

Ông mất năm Đinh Mùi 1967 tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi, để lại cho kho tàng kinh sách Phật học Việt Nam nhiều tác phẩm dịch thuật giá trị


Cư sĩ HỒNG TAI - ĐOÀN TRUNG CÒN
1908 – 1988
CƯ SĨ
ĐOÀN TRUNG CÒN
1908 – 1988

Cư sĩ Đoàn Trung Còn pháp danh Hồng Tai, sinh năm Mậu Thân (1908) tại làng Thắng Nhì, thị xã Vũng Tàu, nay là thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lúc nhỏ ông theo học trường Pháp Việt tại Vũng Tàu, sau lên học ở Sài Gòn, do đó ông rất thông thạo tiếng Pháp. Vốn xuất thân trong một gia đìnhtruyền thống nho học và tín ngưỡng Phật giáo, nên sau khi thôi học ở nhà trường ông chuyên tâm tự học chữ Hán để có trình độ cần thiêt cho việc nghiên cứu Tam tạng kinh điển nhà Phật.

Vốn là người sinh sống ở Nam bộ, ông tiếp xúc với các Sư sãi người Khmer và Phật giáo Nam Tông thường xuyên. Kinh sách ở đây chép bằng chữ Bắc Phạn (Sanscrit) hoặc chữ Nam Phạn (Pàli) nên thôi thúc ông để tâm nghiên cứu, học hỏi hai loại văn tự này. Chính vì vậy mà ông có một căn bản khá vững chắc về Hán học và Phạn học, đủ giúp ông đi sâu vào nghiên cứu kinh điển nhà Phật.

Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, ông còn để tâm truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáophổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.

Năm 1932, ông sáng lập Phật Học Tòng Thơ để xuất bản các sách ông biên khảo về Phật giáo và các bộ kinh căn bản do ông phiên âm và dịch nghĩa. Song song đó, ông sáng lập thêm Trí Đức Tùng Thư để xuất bản các bộ sách quan trọng của Nho giáo do ông phiên âm và dịch nghĩa, với mục đíchduy trì nền đạo học chân chính, hầu giúp cho lớp hậu tiến biết cách tu thân, tề gia và trị quốc. Mục đích tôn chỉ của hai tùng thư này đã được ông minh thị trong lời bố cáo như sau :

“Những kinh sách của bổn quán xuất bản, hoặc in có chữ Hán, hoặc in toàn chữ Việt, đều được nghiên cứu và nhuận sắc rất kỹ lưỡng, vì mục đích của bổn quán là muốn truyền bá Phật pháp, cho nên chẳng ngại công cán và thì giờ.

“Vậy mong rằng kinh sách ấy sẽ bổ ích cho độc giả thiện tâm trên đường tu học.

“Vì sau này giấy đắt công cao, vậy bổn quán yêu cầu những vị đã thỉnh kinh sách, khi coi rồi thì nên cho bà con quen biết mượn coi, đó là quý vị phụ lực với bổn quán mà truyền bá đạo lý vậy.

“Và bổn quán cũng yêu cầu những vị “hằng tâm hằng sản” nên thỉnh kinh sách Phật mà ấn tống, thì phước đức vô lượng. Những nhà từ tâm bố thí có lẽ cũng dư biết rằng, trong các việc bố thí, chỉ có việc thí Pháp là có công đức hơn hết”.

Từ đó cho đến ngày ông qua đời, ông đã đơn thân độc mã, làm việc tất lực đã in được gần 40 tác phẩm trong Phật Học Tùng Thư và 12 cuốn trong Trí Đức Tùng Thư. Các sách của Phật Học Tùng Thư đã xuất bản là :

1. Truyện Phật Thích Ca
2. Du lịch xứ Phật 
3. Đạo lý nhà Phật 
4. Chuyện Phật đời xưa
5. Văn minh nhà Phật 
6. Triết lý nhà Phật 
7. Lịch sử nhà Phật 
8. Pháp giáo nhà Phật 
9. Tăng đồ nhà Phật 
10. Các tông phái đạo Phật 
11. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
12. Một trăm bài kinh Phật 
13. Na Tiên Tỳ Kheo Kinh
14. Mấy thầy tu huyền bí
15. Tam bảo văn chương
16. Pháp Bảo Đàn Kinh
17. Vô Lượng Thọ Kinh
18. Quán Vô Lượng Thọ Kinh
19. Địa Tạng Kinh
20. Di Lặc Kinh (thượng sanh hạ sanh)
21. Bồ Tát giới kinh
22. Quy Nguyên trực chỉ
23. Sự tích Phật A Di Đà
24. 48 lời nguyện của Phật A Di Đà
25. A Di Đà Kinh
26. Kinh Tam bảo (Di Đà - Hồng Danh - Vu Lan - Phổ Môn - Kim Cangpháp nghi Tịnh độ)
27. Phật Pháp vỡ lòng
28. Khuyên tu Tịnh độ
29. Thành Đạo
30. Học Phật chánh pháp 
31. Quan Âm Thị Kính
32. Nước Ấn Độ trước hồi Phật giáng
33. Kim Cang Kinh (âm chữ Hán và giảng nghĩa)
34. Yếng Sáng Á Châu
35. Đại Bát Niết Bàn Kinh
36. Duy Ma Cật Kinh
37. Sách nấu đồ chay
Các sách do Trí Đức Tùng Thư đã xuất bản gồm có 
1. Truyện Đức Khổng Tử
2. Nhị thập tứ hiếu (Hán và Việt)
3. Hiếu Kinh (Đức Khổng Tử giảng về đạo hiếu – Phụ trương : Khổng Tử lược sử)
4. Tam Tự Kinh (Hán và Việt : âm và nghĩa)
5. Đại học (Hán và Việt : âm và nghĩa)
6. Trung Dung (Hán và Việt : âm và nghĩa)
7. Luận ngữ (Hán và Việt : âm và nghĩa)
8. Tam Thiên Tự (3 cuốn : 1 cuốn Hán và Việt, 1 cuốn theo lối tự điển Việt-Hán-Pháp, 1 cuốn Pháp-Việt-Hán)
9. Minh Đạo gia huấn (Hán và Việt : âm và nghĩa)
10. Ngũ Thiên Tự (Hán và Việt : âm và nghĩa)
11. Mạnh Tử (Hán và Việt : âm và nghĩa)
12. Học chữ Hán một mình

Sách của ông được viết với lối hành văn mộc mạc, dùng từ bình dân, đọc lên ai cũng hiểu, không chỉ được phổ biến khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà còn đưa ra cả ngoài miền Trung, miền Bắc. Thư quán phát hành là hiệu sách số 143 đường Đề Thám, quận Nhất, Sài Gòn.

Trong công việc trước tác và dịch thuật của ông, công trình to lớn nhất đóng góp cho kho tàng sách Phật giáo là bộ “Phật học từ điển” gồm 3 cuốn với một số lượng từ chưa có sách nào sánh kịp lúc bấy giờ. Sách được biên soạn rất công phu, xếp theo mẫu tự La tinh. Mỗi mục từ được chú thích thêm các thứ tiếng Pháp, Hán, Tạng, Sanscrit, Pàli rất rõ, giúp độc giảđiều kiện tham khảo từ các sách được viết bằng các ngoại ngữ trên.

Ngoài việc biên soạn và xuất bản sách, ông còn cùng với các Sư thuộc phái Lục Hòa Tăng thành lập một tông phái mới vào năm 1955 gọi là Tịnh độ Tông Việt Nam với mục đích khuyến giáo Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ. Lúc mới thành lập, trụ sở của Hội đặt tại chùa Giác Hải ở Phú Lâm, Chợ Lớn, sau dời về chùa Liên Tông ở đường Đề Thám.

Cư sĩ Đoàn Trung Còn là người có công lớn đối với công việc hoằng dương chánh pháp. Vào thời điểm mà kinh sách về Phật giáo viết bằng chữ quốc ngữ phổ thông còn rất hiếm hoi, trình độ hiểu biết về giáo lý đạo Phật trong đại đa số quần chúng Phật tử còn mờ mịt; thì ông là người cư sĩ không chỉ biết tu hành hướng thiện cho bản thân, mà còn đem cả tâm huyết nghiên cứu, học hỏi để viết sách, dịch kinh phổ biến cho mọi người cùng tu học; chúng ta có thể nói rằng những Phật tử sống vào nửa đầu thế kỷ 20 nâng cao sự hiểu biết Phật pháp của mình, ngoài những buổi nghe các bậc Giảng sư thuyết pháp ở chùa, một phần khác cũng đã nhờ đọc những cuốn sách của ông.

Ông mất ngày 28 tháng Giêng năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 3 năm 1988) hưởng thọ 80 tuổi với trên 50 năm cống hiến cho sự nghiệp phụng sự đạo pháp


Cư sĩ TRÚC THIÊN – NGUYỄN ĐỨC TIẾU
1920 – 1972
 
 
CƯ SĨ
TRÚC THIÊN
1920 – 1972

Cư sĩ Trúc Thiên tên thật là Nguyễn Đức Tiếu, sinh ngày 12 tháng 4 năm Canh Thân (1920) tại làng Tân Mỹ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong một gia đình truyền thống hiếu học và tin Phật nhiều đời.

Ngay từ thuở thiếu thời, Cư sĩ nhờ vào truyền thống quý báu đó của gia đình nên đã tỏ ra am tường các sở học mà một người cùng lứa ít khi đạy được. Trong khi đó, bối cảnh xã hội lúc bấy giờ thường không được an ổn bởi các tranh chấp và các phong trào nổi dậy của các sĩ phu Văn thân cũng như làn gió Cần Vương, còn là dư âm đã có sức ảnh hưởng rất lớn. Bộ máy cầm quyền thực dân cũng không chịu nhường bước, càng ra sức đàn áp, khủng bố khắp nơi, gây nên bối cảnh xáo trộn nặng nề, nhất là đối với đàn ông và đặc biệt là các thanh thiếu niên mới lớn.

Năm Ất Hợi (1935) ông đã hoàn tất chương trình trung học một cách xuất sắc, được giới cầm quyền lúc bấy giờ chú ý, muốn đào tạo ông trở nên người có đủ đầy kiến thức tân học mai sau phục vụ cho chính họ. Vì thế một kế hoạch lớn, lâu dài được vạch ra để thực hiện bằng cách trao một học bổng tại nước Pháp cho ông. Tuy ông cũng có phần muốn nương nhân duyên đó để tiến thân, vì so với thanh niên thời ấy chuyện du học là một vinh hạnh, tự hào rất lớn, có điều kiện tiếp cận nền văn minh xứ người; nhưng điều đó không lớn hơn tinh thần dân tộc cao đẹp mà truyền thống gia đìnhhình ảnh các phong trào yêu nước đang diễn ra khắp mọi nơi, cộng vào cảnh đàn áp của thực dân bản địa... đã góp phần không nhỏ để ông đi đến quyết định dứt khoát : từ chối niềm vinh hạnh đó.

Để bù đắp lại, ông nỗ lực tự tìm tòi, học hỏi qua các sách vở cả Đông lẫn Tây để không lạc hậu với thời thế, mà vẫn bảo toàn được giá trị quyết định chính đáng của mình và gia đình. Đối với chính quyền, đó là một thất bại lớn nên thực dân đã dùng đủ mọi áp lực để đe dọa bản thân ông và gia đình, khiến tình thế lại trở nên nặng nề.

Năm Bính Tý (1936), sau khi bàn bạc với gia đình và được sự khuyến khích của bạn bè cùng chí hướng, ông quyết định rời Nha Trang vào Sài Gòn sinh sống. Đó là quyết định sáng suốt vì nơi đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để ông ươm mầm cho bao dự định của mình.

Kể từ đây là một quảng thời gian dài phấn đấu nhiều mặt và còn là bước rẽ ngoặc lớn đối với cuộc đời của ông. Từ chuyện lo sinh kế, tự học và tạo ra các mối liên kết rộng rãi để bổ sung sở học, cho đến việc ổn định đời sốngthành lập gia đình. Đặc biệt cũng thời gian đó ông đã đến với tri thức Phật giáo như một sự trở về tất yếu, vì Phật giáo còn là một phần lý tưởng đã giúp ông có nhiều quyết định sáng suốt trong cuộc đời. Tư tưởng Phật giáo đã thể hiện nơi con người ông là sự hiền hòadung dịít nói và sống rất thanh đạm.

Từ năm Ất Dậu (1945), ông bắt đầu bước vào lãnh vực văn học Phật giáo, và trở thành một ngòi bút không thể vắng mặt trong các tạp chí Phật học ngay từ buổi sơ khai.

Về biên khảo dịch thuật, ông đã có những tác phẩm được nhiều người biết đến như : “Hiện tượng KRISNAMURTI”; “ Đường vào hiện sinh”; “Sáu cửa vào động thiếu thất”; “Ngữ lục”; “Cốt tủy của đạo Phật”; “Thiền luận (tập I)” v.v...

Về thơ văn, ông đã có nhiều tập thơ được xuất bản rất được hâm mộ như “Chuyển một hướng say”; “Thơ chết” v.v... đặc biệt là bài “Trường ca KALINGA”, thuật lại cuộc đánh chiếm xứ KALINGA của bạo chúa bách chiến bách thắng ASOKA, sau này lại trở nên một vị chuyển luân vươngtích cực hộ trì chánh pháp.

Từ năm Canh Dần (1950), tài năng của ông được biết đến không chỉ riêng về nghiên cứu, sáng tác thơ văn Phật học; mà cả trên lãnh vực kiến thức pháp luật của ông cũng được trọng thị, do vậy ông được mời làm việc một thời gian dài ở Bộ Tư pháp chính quyền Sài Gòn.

Năm Đinh Dậu (1957), ông gia nhập Hội Phật học Nam Việt khi chùa Xá Lợi, trụ sở của Hội được khánh thành. Ông được Cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí-Mai Thọ Truyền mời viết bài và biên tập cho tạp chí Từ Quang, cùng tham gia vào Ban Quản trị Hội Phật học.

Năm Giáp Thìn (1964), sau pháp nạn Phật giáo năm 1963, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được hình thành, ông được mời tham gia ở hai Tổng vụ giáo dụcvăn hóa. Khi Đại học Vạn Hạnh được thành lập, ông cũng được mời giảng dạy ngay những ngày đầu tiên.

Năm Canh Tuất (1970), ông lại được mời tham gia vào Giám sát Viện, là một cơ quan quan trọng của ngành tư pháp.

Tất cả những đóng góp của ông cho văn hóa Phật giáo lẫn các mặt hoạt động xã hội, được biểu hiện một cách tích cực ở góc độ cuộc đời bản thân mình mà qua những lời tự bạch khiêm nhường trong “Chuyển một hướng say” đã viết như sau :

“Trúc Thiên, đó là người làm thơ thơ hỏng, viết văn văn hỏng, dịch sách sách hỏng. Bằng tất cả cái hỏng ấy, người lội qua hai ngọn trào văn hóa với lời thơ cao ngạo trên môi : Trần thế nan phùng khai khẩu tiếu.

Rồi một ngày nào đó người nhận chân con người của chính mình, không thể là gì khác hơn một con số 0 ! Không to tướng : Không dĩ vãng, không tương lai, không kỷ niệm sau lưng, không thiên đường trước mặt, không thân thế, không tiểu sử, không tuổi không tên, không là gì hết !

Lớn và ngu, người mang tất cả một tấm lòng trịnh trọng đối với đời, biết ơn tất cả, cả đau thương và bệnh tật, chấp nhận tất cả, cả cái chết và hư vô...”

Bàng bạc trong những dòng ấy là cả một không gian tri thức Phật học lớn lao, nói lên được giá trị của một người làm văn hóa Phật giáo đúng nghĩa, đáng để cho đời sau noi gương.

Năm Tân Hợi (1971,) căn bệnh nan y đã khép lại cuộc đời tài ba của Cư sĩ vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 4 năm 1971 một cách âm thầm tại nhà riêng ở đường Cô Bắc - Sài Gòn, hưởng dương 54 tuổi.

Cư sĩ mất đi đã để lại cả một gia tài văn học của cuộc đời mình cho văn đàn nghệ thuật, cũng là để lại những đóng góp cho văn học Phật giáo nhiều tác phẩm biên khảo dịch thuật có giá trị muôn thuở cho người học Phật. 


Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG THỤC
1908 – 1999
CƯ SĨ
NGUYỄN ĐĂNG THỤC
1908 – 1999

Cư sĩ Nguyễn Đăng Thục sinh ngày 19 tháng 9 năm 1908 (có sách ghi ngày 14.6.1909) tại làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong một gia đìnhtruyền thống nho học và khoa bảng. Thuở nhỏ ông học tiểu học ở trường làng, cấp trung học ở trường Albert Sarraut - Hà Nội.

Năm 1927 ông sang du học ở Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ. Năm 1928-1929 ông đậu tú tài I và II ban Triết học và Toán học, được xếp hạng giỏi tại trường Marseilles – miền Nam nước Pháp. Sau đó ông theo học ngành kỹ nghệ và khoa học tại L’ École Nationale des Arts (Trường Quốc gia Mỹ thuật) và Đại học Lille ở Roubais ở miền Bắc nước Pháp và đã tốt nghiệp Kỹ sư hóa học.

Năm 1934, ông trở về nước. Năm 1935 cùng với các ông Bùi Ngọc Ái và Vũ Đình Di xuất bản tờ báo L’ Avenir de la Jeunesse (tương lai của tuổi trẻ) tại Hà Nội. Năm 1937, ông làm bỉnh bút cho tờ Le travail (Lao Động), nhưng được ít lâu tờ báo này bị đình bản. Ông quay về với nghề chuyên môn đã học là ngành kỹ nghệ, nhận làm kỹ sư hóa học cho Nhà máy dệt Nam Định (S.F.A.T).

Vốn đã được thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh do truyền thống gia đình nên ông rất thích môn triết học Đông Phương, trong thời gian du học ở Pháp, ông thường đi dự thính các buổi thuyết trình về triết học tại Đại học Sorbonne của các Giáo sư danh htiếng. Trong thời gian làm việc ở Nam Định, ông đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu về văn hóa Á Đông và đã viết hai tác phẩm “Bình giải sách Đại học” và “Tinh thần khoa học và đạo học”. Năm 1944, ông xuất bản tạp chí “Duy Nhất” tại thành phố Nam Định với chủ trương dung hòa văn hóa Đông-Tây.

Năm 1945, thời thế thay đổi, ông thôi việc tại Nhà máy dệt Nam Định, về làng Thụy Khê gần hồ Tây – Hà Nội mở nhà máy riêng và tham gia các hoạt động văn hóa. Sau Cách mạng tháng Tám rồi kháng chiến toàn quốc, ông làm kỹ sư cho công binh xưởng Liên khu 3. Năm 1948, ông làm giám đốc học vụ Trường Dân Huấn Vụ. Năm 1949, hồi cư về Hà Nội và qua năm sau, ông được mời dạy bộ môn Triết học Đông Phương tại trường Đại học Văn Khoa Hà Nội, và làm chủ bút tờ “Văn hóa Tùng Biên”.

Năm 1954 ông vào Sài Gòn, sáng lập và làm Chủ tịch Hội Việt Nam Nghiên cứuLiên lạc Văn hóa Á Châu, đồng thời làm giảng sư tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Từ năm 1961 đến năm 1965, ông được mời làm Khoa trưởng Khoa Văn học Việt Nam tại trường này. Ông còn đảm trách chủ nhiệm tạp chí văn hóa Á Châu và Trưởng tiểu ban văn hóa của tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hiệp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam.

Từ năm 1964, Viện Đại học Vạn Hạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, ông được mời làm Khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn kiêm giảng sư môn Triết học Đông phương. Năm 1964 – 1965, ông cùng một số trí thức, nhân sĩ tiến bộ tại Sài Gòn ký một bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Sài Gòn trực tiếp thương thuyết với Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam để chấm dứt chiến tranh. Do đó ông bị chính quyền Phan Huy Quát cách chức và buộc thôi dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Năm 1973, ông được Trường Đại học Vạn Hạnh trao văn bằng Tiến sĩ danh dự, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập trường.

Ông mất ngày 3 tháng 6 năm 1999 tại thành phố Hồ Chí Minh, thượng thọ 92 tuổi. Ông để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm rất có giá trị về triết học Đông phương, trong đó đóng góp rất lớn của ông cho triết học Phật giáo qua các tác phẩm :

- Đại học (1940)
- Triết lý nhân sinh Nguyễn Công Trứ (1950)
- Tinh thần khoa học Đạo học (1953)
- Dân tộc tính (1956)
- Triết lý văn hóa khái luận (1956)
- Triết học Đông phương nhập môn (1958)
- Văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á (1961)
- Lịch sử triết học Đông Phương, 5 tập (1956-1962)
- Tư tưởng Việt Nam (1964)
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam, gồm 4 tập (1967 – 1970)
- Thiền học Việt Nam (1967)
- Democracy in traditional Vietnamese society (1962)
- Asian Culture and Vietnamese Humanism (1965)
- Thiền học Trần Nhân Tông (1971)
- Khóa Hư lục của Trần Thái Tông (dịch và chú thích 1973)
- Lý hoặc luận của Mâu Bác (dịch và chú thích 1974)
... và nhiều tác phẩm khác chưa xuất bản.

Cư sĩ Nguyễn Đăng Thục là một nhà giáo trọn đời tận tụy với sứ mạng trồng người, nhất là về phương diện đào tạo nhân cách. Học trò của ông đã có nhiều người thành đạt vẫn luôn luôn kính trọng ông là người thầy mẫu mực. Đối với Phật giáo ông có công lớn trong việc truyền báthuyết giảng giáo lý cao siêu của đức Phật lồng trong các bài thuyết giảng về triết lý Đông Phương. Đối tượng ngồi nghe ông nói về triết học Đông Phương trong đó có triết học Phật giáo, đều là những người có trình độ trí thức, đủ sức nhận định, phân tích, phê phán và lãnh hội để tự chiêm nghiệm. Hiệu quả của những gì đứng trên giảng đường của ông thật là lớn lao. Các tác phẩm của ông để lại cho chúng ta, cho hậu thế đều là những bài thuyết pháp hữu ích mãi mãi


MỤC LỤC SINH QUÁN

 

 SINH QUÁN PHÁP HIỆU TRÚ QUÁN

1 HÀ NỘI 
HT.THÍCH TÂM MINH Hải Dương

2 THỪA THIÊN HUẾ 
HT.THÍCH TÂM TỊNH T.T.HUẾ
HT.TRA AM-VIÊN THÀNH T.T.HUẾ
HT.THÍCH ĐỨC TÂM TT.HUẾ
TTĐ.THÍCH TIÊU DIÊU TT.HUẾ
HT.THÍCH THIÊN ÂN MỸ QUỐC
HT.THÍCH THIỆN CHÂU PHÁP QUỐC

3 TP.HỒ CHÍ MINH 
HT.THÍCH THIỆN HÀO TP.HCM
TT.THÍCH MINH PHÁT TP.HCM
HT.THÍCH BỬU ĐĂNG TP.HCM
HT.THÍCH BỬU NGỌC TP.HCM
HT.THÍCH TRÍ ĐỨC TP.HCM

4 LONG AN
HT.THÍCH TỪ NHẪN LONGAN
HT.THÍCH LIỄU THIỀN LONG AN
HT.THÍCH ĐẠT HƯƠNG LONG AN
HT.THÍCH THIỆN THUẬN TP.HCM
HT.THÍCH BỬU Ý TP.HCM
HT.THÍCH ĐẠT HẢO TP.HCM
HT.THÍCH ĐẠT THANH TP.HCM
HT.THÍCH MINH TRỰC TP.HCM

5 CẦN THƠ 
HT.THÍCH LIỄU NGỌC ĐỒNG THÁP

6 QUẢNG TRỊ 
HT.THÍCH TÂM TRUYỀN TT.HUẾ
TTĐ.THÍCH THANH TUỆ TT.HUẾ
HT.THÍCH TÔN THẮNG ĐÀ NẴNG
HT.THÍCH HOẰNG KHAI TIỀN GIANG
HT.THÍCH PHƯỚC CHỮ TT.HUẾ
HT.THÍCH HUỆ PHÁP TT.HUẾ
HT.THÍCH HƯNG DỤNG TT.HUẾ

7 BÌNH ĐỊNH 
HT.PHÁP VĨNH BÌNH ĐỊNH
HT.THÍCH DIỆU PHÁP TRÀ VINH
HT.THÍCH GIÁC NGUYÊN TT.HUẾ
HT.THÍCH PHỔ HUỆ BÌNH ĐỊNH
HT.THÍCH PHÁP LAN TP.HCM
HT.THÍCH KẾ CHÂU BÌNH ĐỊNH
TTĐ.THÍCH THIỆN MỸ LÂM ĐỒNG

8 PHÚ YÊN
TTĐ.THÍCH QUẢNG HƯƠNG TP.HCM
TTĐ.THÍCH THIỆN HUỆ KHÁNH HÒA
HT.THÍCH KHẾ HỘI PHÚ YÊN
HT.THÍCH DIỆU QUANG PHÚ YÊN
HT.THÍCH PHƯỚC NINH PHÚ YÊN
HT.THÍCH VIÊN QUANG BÌNH THUẬN

9 BÌNH THUẬN 
TTĐ. T.NGUYÊN HƯƠNG BÌNH THUẬN
HT.THÍCH TƯỜNG VÂN BÌNH THUẬN

10 QUẢNG NGÃI 
TTĐ.T.HẠNH ĐỨC QUẢNG NGÃI
HT.THÍCH HUYỀN ĐẠT QUẢNG NGÃI
HT.THÍCH HUYỀN TẤN QUẢNG NGÃI
HT.THÍCH HUYỀN TẾ QUẢNG NGÃI
TTĐ.THÍCH THIỆN ÂN TP.HCM
HT.THÍCH MINH TÁNH LONG AN
HT.THÍCH THIỆN NGÔN AN GIANG
GS.THÍCH TRÍ THUYÊN TT.HUẾ
HT.THÍCH HUỆ PHÁP BÌNH ĐỊNH

11 TIỀN GIANG
HT.THÍCH BỔN VIÊN TIỀN GIANG
HT.THÍCH QUẢNG ÂN TIỀN GIANG
HT.THÍCH HOẰNG THÔNG TIỀN GIANG
HT.THÍCH HUYỀN QUÍ TIỀN GIANG
HT.THÍCH PHÁP LONG TP.HCM
HT.THÍCH HOÀNG MINH TIỀN GIANG
HT.THÍCH CHÍ TỊNH TIỀN GIANG
HT.THÍCH HOÀN KHÔNG TRÀ VINH
HT.THÍCH HUỆ HÒA TIỀN GIANG
HT.THÍCH TỪ HUỆ TIỀN GIANG

12 ĐỒNG THÁP 
HT.THIỆN LUẬT TP.HCM
HT.THÍCH ĐỊNH QUANG TP.HCM
HT.THÍCH GIÁC NHU TP.HCM

13 CAMPUCHIA 
HT.SIÊU VIỆT TP.HCM
HT.OUL SREY TP.HCM

14 AN GIANG 
HT. PHÁP TRI TP.HCM
HT.THÍCH MINH THÀNH TP.HCM

15 BẾN TRE 
HT.THÍCH THIỆN QUẢNG THÁI LAN
HT.THÍCH THIÊN TRƯỜNG TIỀN GIANG
HT.THÍCH THIỆN TÍN BẾN TRE

16 TRUNG QUỐC 
HT.THÍCH HOẰNG TU TP.HCM
HT.THÍCH THANH THUYỀN TP.HCM
HT.THÍCH DUY LỰC TP.HCM
HT.TĂNG ĐỨC BỔN TP.HCM

17 BÌNH DƯƠNG 
HT.MINH TỊNH-NHẪN TẾ BÌNH DƯƠNG
HT.THÍCH TỪ VĂN BÌNH DƯƠNG
HT.THÍCH TRÍ TẤN BÌNH DƯƠNG
HT.THÍCH THIỆN HƯƠNG BÌNH DƯƠNG

18 NAM ĐỊNH 
TTĐ.THÍCH THIỆN LAI TP.HCM
HT.THÍCH THIỆN BẢN NAM ĐỊNH
HT.THÍCH CHÂN THƯỜNG PHÁP QUỐC
HT.THÍCH QUẢNG THẠC TP.HCM
HT.THÍCH TÂM AN HÀ NỘI
HT.THÍCH TÂM THÔNG NAM ĐỊNH
HT.THÍCH THUẬN ĐỨC NAM ĐỊNH
HT.THÍCH THANH KIỂM TP.HCM

19 BÀ RỊA-VŨNG TÀU 
HT.PHÁP MINH TP.HCM
CS.ĐOÀN TRUNG CÒN TP.HCM 

20 KIÊN GIANG 
HT.TĂNG SANH KIÊN GIANG

21 NINH BÌNH 
HT.THÍCH TUỆ ĐĂNG TP.HCM

22 QN.ĐÀ NẴNG 
HT.THIỆN THẮNG TP.HCM

23 KHÁNH HÒA 
HT.THÍCH ĐẠI TRÍ KHÁNH HÒA
HT.THÍCH TRỪNG SAN KHÁNH HÒA
CS.TRÚC THIÊN TP.HCM

24 BẠC LIÊU 
HT.DANH DINL SÓC TRĂNG

25 VĨNH LONG 
HT.THÍCH CHÁNH QUẢ ĐỒNG THÁP
HT.THÍCH TRÍ ĐỨC BẠC LIÊU

26 THÁI BÌNH 
HT.THÍCH PHƯỚC HẬU TT.HUẾ

27 TRÀ VINH 
HT.THẠCH KÔONG TRÀ VINH

28 SÓC TRĂNG 
HT.TĂNG ĐUCH SÓC TRĂNG

29 BẮC NINH 
GS.NGUYỄN ĐĂNG THỤC H.NỘI-TP.HCM

30 HẢI DƯƠNG 
CS.TUỆ NHUẬN H.NỘI-TP.HCM 


THƯ MỤC SÁCH DẪN

 

A. BẢN THẢO, TƯ LIỆU GỐC

- Tiểu sử Ngài Như Đắc – Từ Nhẫn - bản chép tay của Thiện Sĩ – Chơn Thanh, tủ sách chùa Vạn Đức - Bình Thạnh, Gia Định 1943
- Tưởng niệm chư Thánh Tử Đạo - tài liệu Ronéo, Tổng vụ Tăng sự GHPGVNTN ấn hành, Sàigòn 1964
- Lược sử phái Thiền Tôn - bản in nội bộ, tủ sách chùa Linh Nguyên, Đức Hòa 1964
- Tạp chí Đuốc Thiêng – bản Ronéo, Tổng vụ Tăng sự GHPGVNTN ấn hành, Sàigòn 1970
- Các “Giáo hội Phật giáo” dưới chiêu bài xé lẻ của chính quyền - tài liệu ronéo; tổng hợp từ báo chí năm 64-68, Sàigòn 1972
- Lịch sử Phật giáo dưới các triều đại cầm quyền - bản thảo đánh máy, nhiều tác giả, tủ sách Dương Kinh Thành, TP.HCM 1985
- Cội Nguồn và Lễ Bái – Đỗ Văn Rỡ; bản đánh máy, Ban quí tế Lăng Ông Bà Chiểu, Sàigon 1992
- Lịch sử chùa Long Khánh - bản in nội bộ, tủ sách T.Đồng Huệ, Trà Vinh 1993

B. SÁCH XUẤT BẢN

- Phật giáo Tranh Đấu Sử-Quốc Oai, Sàigòn 1963
- Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử – Tuệ Giác; Hoa Nghiêm xb, Sàigòn 1964
- 50 năm chấn hưng Phật giáo – Thích Thiện Hoa; Sen Vàng xb, Sàigòn 1971
- Văn học Sử Phật giáo – Cao Hữu Đính; Minh Đức xb, Sàigòn 1971
- Lược khảo Phật giáo Sử Việt Nam – Vân Thanh; Các Phật Học Viện xb. Sàigòn 1974
- Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc – Phạm Khắc Hòe; NXB Hà Nội 1983
- Huế giữa chúng ta – Lê Văn Hảo; NXB Thuận Hóa 1984
- Đất Gia Định xưa – Sơn Nam; NXB Tp.HCM 1984
- Phật giáo Việt Nam Sử luận, tập III – Nguyễn Lang; Lá Bối xb lần thứ I, Paris 1985
- Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn – Phạm Khắc Hòe; NXB Thuận Hóa 1989
- Phan Bội Châu toàn tập, tập 3 – Chương Thâu dịch; NXB Thuận Hóa 1990
- Những Danh sĩ miền Nam – Hồ Sĩ Hiệp – Hoài Anh; NXB Tiền Giang 1990
- Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn – nhiều tác giả; NXB Khoa học xã hội 1991
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Tài Thư chủ biên; Viện Triết học & NXB Khoa học xã hội 1991
- Việt Sử giai thoại thế kỷ XIX – Nguyễn Khắc Thuần; NXB Giáo dục 1994
- Đường phố nội thành TP.HCM – Nguyễn Đình Tư; Chi cục Bản đồ & NXB TP.HCM 1994
- Tôn giáo & Chính trị Phật giáo 1963 – 1967 - Chính Đạo; Văn hóa xb. Houston-Texas 1994
- Lịch sử Phật giáo Đàng Trong – Nguyễn Hiền Đức; NXB TP.HCM 1995
- Vua Hàm Nghi; Phan Trần Chức, NXB Thuận Hóa 1995
- Tâm thư Đỗ Mậu – Tác giả; Đa Nguyên xb. Houston-Texas 1995
- Danh nhân Bình Trị Thiên, tập 1 – Nhiều tác giả, NXB Thuận Hóa 1996
- Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX, tập 1 – Thích Đồng Bổn chủ biên; NXB TP.HCM 1996
- Thế thứ các triều Vua Việt Nam – Nguyễn Khắc Thuần; NXB Giáo dục 1998
- Những gương mặt trí thức, toàn tập – Nhiều tác giả; NXB Văn hóa thông tin 1998
- Nhật ký tham bái Ấn ĐộTây Tạng – Nhẫn Tế Thiền sư; chùa Tây Tạng ấn hành, Bình Dương 1999
- Danh Mục Tự Viện tỉnh Khánh Hòa – Tỉnh Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa xb, Nha Trang 1999
- Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 – Lê Cung; NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 1999
- Sơ thảo Phật giáo Bình Dương – Thích Huệ Thông; NXB Mũi Cà Mau 2000

C. SÁCH NGOẠI VĂN

- Cultures et Religions de L’indochine Annamite, G.Coulet; Saigon 1929
- La Lumière de L’Asie – L.Sorg; Editions Adyer. 1931
- History of Buddhist Thought; E.J.Thomas, London 1933
- La Doctrine Secrète, H.P.Blavatsky; Paris 1946
- The Central Philosophy of Buddhism, R.V.Murti; London 1955
- Les Merveilles du Monde – Hachette; Paris 1957
- Le Bouddhisme au Vietnam, Mai Thọ Truyền; Saigon 1962
- World Religions, John Bowker; London 1993
- Historical Dictionary of Buddhism, Charles S. Preblish; Delhi-India 1993
- The Wakenning of The West; Stephen Bathchelor; California – USA 1994

D. TẠP CHÍ, BÁO, WEBSITE

- Tạp chí Bác Nhã Âm; các số từ năm 1935 đến 1942, Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội xb, Bà Rịa 1943
- Nguyệt san Liên Hoa, từ số 1-12; Giáo hội Tăng Già Toàn quốc xb. Huế 1961
- Tuần báo Hải Triều Âm; số 17, bài của Trần Đông Phương, xb ngày 13.8 Sàigòn 1964
- Tập san Sử Địa – nhiều tác giả; từ số 9-12, Khai Trí xb, Sàigòn 1968
- Tạp chí Quan hệ quốc tế; số 05, Viện Quan hệ quốc tế xb, 1995
- Nhật Báo Sài Gòn Giải Phóng; Thành Thái – người điên đầu thế kỷ, Thái Vũ, số ra ngày 13.3.1995
- Tuần báo Tivi VICTORIA, tr.32, số tháng 11. Sydney 1996
- Tạp chí Hương Sen; bài của Từ Phương, số 10, Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp xb, Paris 1996
- Tập Văn Phật giáo; bài của Hà Xuân Liêm, số 37-39, Ban Văn hóa Trung ương xb, 1997
- Tuần báo Giác Ngộ; các số từ năm 1995 – 1999 Thành hội Phật giáo TP.HCM ấn hành
- Kỷ yếu Tang lễ Hòa thượng Thích Tâm Thông, Tổ đình Vọng Cung, NXB Tôn Giáo 2000
- Web side Đạo Phật Ngày Nay, Thích Nhật Từ chủ biên; Ấn Độ 2000

E. SÁCH TRA CỨU

- Hán Việt Tự Điển – Thiều Chửu; Đuốc Tuệ xb. Hà Nội 1942
- Hán Việt Từ Điển – Đào Duy Anh; Trường Thi xb Sàigòn 1957
- Lịch thế kỷ XX – Hoàng Minh Hùng; NXB Thanh Hóa 1992
- Từ điển Việt Pháp – Lê Khả Kế – Nguyễn Lân; NXB Khoa học xã hội 1994
- Từ điển Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam – Hữu Ngọc chủ biên; NXB Thế Giới 1995
Từ Điển Minh Triết Phương Đông – Lê Diên dịch; NXB Khoa học xã hội 1997 


TÓM TẮT NỘI DUNG

Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX – Tập II này là một phần của công trình sưu tầm biên soạn về “Chư Tiền Bối Hữu Công” trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Công trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 1990, đến năm 1995 thì hoàn tất Tập thứ nhất, xuất bản vào năm 1997. Ngay sau đó chúng tôi bắt đầu biên khảo Tập thứ hai trong 5 năm, hoàn thành cảo bản vào tháng 4 năm 2001.

Khi mới bắt đầu, toàn bộ công trình dự kiến chia thành 4 phần chuyên biệt, nhưng trong quá trình sưu tầm chúng tôi thấy cần bổ sung thành 5 phần như sau:

- Phần thứ I : Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX
- Phần thứ II: Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XVII-XIX
- Phần thứ III : Chư Ni tiền bối hữu công
- Phần thứ IV : Cư Sĩ tiền bối hữu công
- Phần thứ V : Danh Tăng giai thoại

Tập sách thứ hai này nằm trong Phần thứ I (gồm 3 cuốn). Nội dung sách giới thiệu tiểu sử 100 vị danh Tăng tiêu biểu được sắp xếp theo 6 giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ này. Cuối sách có thêm phần Phụ lục 04 vị Cư sĩ có đóng góp to lớn cho sự nghiệp chung, và Mục lục về sinh quán – trú quán của các danh nhân Phật giáo.

Trong tập II này, chúng tôi cố gắng giới thiệu thêm các Bậc tử đạo – Vị pháp thiêu thân trong giai đoạn tranh đấu của Phật giáo miền Nam trước năm 1975 và các vị danh Tăng có công trong việc truyền bá Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài.

Biên soạn công trình này là một Ban biên tập gồm 7 vị do Đại đức Thích Đồng Bổn làm chủ biên và một Hội đồng Cố vấn 5 thành viên gồm những bậc tôn túc Giáo phẩm, Cư sĩ, Giáo sư có uy tín và có học vị khoa học.

Là một biên khảo khoa học, công trình này không phân biệt hệ phái, tông môn, địa phương, cũng như quan điểm, chính kiến. Chúng tôi chú trọng trước hết tới tất cả các vị có công lao đóng góp vào sự nghiệp chung của lịch sử Phật giáo Việt Nam là tiêu điểm quyển sách này.
 
CHỦ BIÊN CÔNG TRÌNH

 

SUMMARY

The book “Biographies of Prominent Vietnamese Monks in the 20th century, volume 2” is a part of a research and editing work on Monks of distinguished services to Vietnamese Buddhism. The work began in 1990 and the first book (Biographies of Prominent Vietnamese Monks in 20th century, volume 1) was completed in 1995 and published in 1997. After that, we immediately sought for documents for this second volume for 5 years. It was completed in April 2001.

The whole work was originally arranged in four particular parts; but while treating the documents, we realized that it had better be added another part, as follows :
Part 1 : Prominent Monks in the 20th century.
Part 2 : prominent Monks from the 17th century to the 19th century
Part 3 : Nuns of distinguished services to Vietnamese Buddhism.
Part 4 : Buddhists of Eminent services to Buddhism.
Part 5 : Anecdotes of prominent Monks.

This book, the second of the first part (consisting of three books), contains biographies of a hundred Monks who were regarded as outstanding representations of their periods. These biographies are arranged in accordance with six periods of Buddhist history in the 20th century.

This book has an annex to introduce four Buddhist merilorious laic followers who dedicated their efforts to Vietnamese Buddhism. And, finally, there’s a table of contents listing places of birth and residence of Buddhist celebrities.

This book also introduces some martyrs – the ones who burned themselves for the Dharma – in the Stage of the Buddhist struggle before 1975 and Buddhist missionaries who propagated Vietnamese Buddhism overseas.

The author of this book is a seven-member editorial board headed by Venerable Thích Đồng Bổn and a five-member advising committee including respectful Monks, Buddhist scholar and excellent University professors.

As a scientific research, this work doesn’t discriminate against or in favor of anyone due to their various sects, schools, as well as points of view or political opinions. We are mainly concerned about everyone who had great contributions to Vietnamese Buddhism. That’s the main goal of this book.

THE CHIEF AUTHOR
 
 

SOMMAIRE

Le volume 2 du livre “Biographies des moines bouddhistes vietnamiens célèbres au XX ième siècle” est une partie d’une oeuvre de recherche globale ayant le titre général “Les Ancêtres emérites dans l’histoire du Bouddhisme vietnamien”. La rédaction de cette oeuvre globale a debuté en 1990, pour avoir le premier volume terminé en 1995 et publié en 1997. Immédiatement après nous commenccions la redaction du deuxième volume durant cinq ans, qui fut pratiquement terminé au mois d’avril 2001.

Au commencement, nous envisagions notre oeuvre, come divisée en quatre parties specialisées, cependant, au cours de nos recherches, cette conception quatripartite fut reviseé et supplementée par une cinqième partie :

- Première partie : Moines bouddhistes vietnamiens émérites au XXème siècle.
- Deuxième partie : Moines bouddhistes vietnamiens émérites de la periode allant du XVIIème siècle – XIXème siècle.
- Troisième partie : Bonzesses vietnamiennes émérites
- Quatrième parite : Laics bouddhistes émérites
- Cinquième partie : Histoires édifiantes concernant certains moines célèbres.

Le présent livre est le deuxième volume de la première partie, comprenant trois volumes. Il relate les biographies de 100 moines bouddhistes émérites représentatifs, répartis sur 6 étapes historiques du Bouddhisme vietnamien au siècle actuel. À la fin du livre, est ajouté un appredice, relatant la vie de 04 laics bouddhistes remarquables pour leurs éminentes contributions à l’oeuvre commune, et un deuxième apprendice spécifiant les lieux de naissance des personages bouddhistes célèbres.

Dans ce deuxième volume, nous avons essayé de présenter en addition la vie des martyrs bouddhistes par le feu au cours de la lutte des bouddhistes vietnamiens avant 1975, et aussi la vie des moines bouddhistes qui se sont illustrés par leurs contributions à l’oeuvre de propagation du bouddhisme vietnamien à l’étranger.
 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10454)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.