ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT
Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
Phật Học Viện Quốc Tế California, Hoa Kỳ ấn hành 1998
Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10)
Giáo phái, hội đoàn (gồm các
đại biểu Tăng sĩ và
Cư sĩ thuộc
Bắc tông,
Nam Tông) đã khai mạc
đại hội tại chùa
Xá Lợi.
Đại biểu đại hội trong 5 ngày
thảo luận và đã đi đến
quyết định Thống
nhất ĐẠO PHẬT
VIỆT NAM thành một khối đoàn kết
duy nhất, với danh xưng:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản
Hiến Chương gồm hai
viện Tăng Thống và Hoà Đạo được
công bố ngày 4-1-1964
Đại hội suy tôn
Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm
tăng thống và đề cử
hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh
thư ký viện Tăng Thống,
hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng
viện Hóa Đạo. Ngày 12-1-1964,
đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự,
Hoằng Pháp,
Văn Hóa,
Giáo Dục,
Cư Sĩ,
Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính,
Kiến Thiết v.v…
theo như bản
Hiến Chương của
giáo hội đã qui định. Dưới đây bản
HIẾN CHƯƠNG đã
tu chính lần thứ II bởi
đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517.
HIẾN CHƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
LỜI MỞ ĐẦU
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.
Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam.
Chương thứ Nhất
Danh hiệu, huy hiệu và giáo ký
Điều thứ 1: Tổ chức thống nhất của các tông phái Phật Giáo Việt Nam lấy danh hiệu "GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT" viết tắt "GHPGVNTH".
Điều thứ 2: Huy hiệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là hình pháp luân (có 12 căm) theo hình vẽ:
Điều thứ 3: Giáo kỳ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là cờ Phật giáo thế giới.
Chương Thứ Hai
MỤC ĐÍCH
Điều thứ 4: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất điều hợp các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằnh dương chính pháp.
Chương Thứ Ba
THÀNH PHẦN
Điều Thứ 5: Thành phần của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gồm Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông và Nam tông chấp nhận bản Hiến Chương này.
Chương Thứ Tư
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Điều thứ 6: Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất là một trong những quốc gia Phật Giáo sáng lập và là trung tâm điểm địa phương của Phật giáo thế giới.
Điều Thứ 7: Tại trung ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất có hai viện:
1) Viện Tăng Thống
2) Viện Hóa Đạo
VIỆN TĂNG THỐNG
ĐỨC TĂNG THỐNG
HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG
VÀ
VĂN PHÒNG VIỆN TĂNG THỐNG
Đức Tăng thống và Đức phó Tăng thống.
Điều thứ 8: Ngôi vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất là Đức Tăng thống và Đức Tăng thống.
Điều thứ 9: Đức Tăng thống và Đức phó Tăng thống do Hội Đồng Giáo Hội Trung Ương suy tôn trong hàng trưởng lão của Hội đồng. Nhiệm kỳ là trọn đời. Đức phó Tăng thống không cùng một tông phái với Đức Tăng thống.
Điều thứ 10: Đức Tăng thống được suy tôn phải là vị đồng chân xuất gia, ít nhất sáu mươi lăm tuổi đời, bốn mươi tuổi hạ và có thành tích phụng sự Đạo pháp từ hai mươi năm sắp lên.
Nhiệm vụ Đức Tăng thống
Điều thứ 11:
1) Ban hành Hiến Chương GHPGVNTH
2) Chỉ định thành phần văn phòng viện Tăng thống với sự hiệp ý của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương.
3) Ban Giáo chỉ tấn phong ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo sau khi Đại hội GHPGVNTH bầu cử.
4) Triệu tập và chủ toạ Đại hội GHPGVNTH bất thường trong trường hợp đặc biệt, liên quan đến sự tồn vong của Đạo pháp.
5) Cấp chứng điệp cho hàng Giáo phẩm cao cấp, từ thượng tòa sắp lên. Ký Giáo điệp vào dịp lễ Phật đản hàng năm.
6) Chuẩn y khai Đại giới đàn.
Nhiệm vụ đức phó Tăng thống.
Điều thứ 12:
1) Thay thế Đức Tăng thống khi được ủy nhiệm.
2) Sau khi Đức tăng thống viên tịch, trong vòng 100 ngày, Đức Phó Tăng thống triệu tập Hội đồng Giáo Phẩm Trung Ương để suy tôn Đức tân Tăng thống.
Thành Phần Hội Đồng
Giáo Phẩm Trung ương
Điều thứ 13: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương gồm các vị trưởng lão và các vị thượng tọa thuộc các tông phái Phật Giáo tại Việt nam, giới luật thanh tịnh, có thành tích phục vụ Chính pháp, số lượng từ 60 vị sắp lên.
Trưởng lão là các vị có 60 tuổi đời sắp lên, trong đó có 30 tuổi hạ, thượng toạ là những vị có 50 tuổi đời, trong đó có 20 tuổi hạ. Hội viện Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương lúc đầu do viện Hóa Đạo đề cử, do Đức Tăng thống duyệt y và thỉnh mời. Về sau, các vị trưởng lão và thượng tọa được tăng thêm sẽ do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tự quyết định. Nhiệm kỳ của hội viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương vọ hạn định. Hội viên HĐGHTƯ có thể bị giải nhiệm do quyết nghị của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và được Đức Tăng thống phê chuẩn.
Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng GHTU
Điều thứ 14: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương có quyền hạn:
1) Suy tôn Đức Tăng thống và Đức phó Tăng thống.
2) Giám sát mọi Phật sự của Giáo Hội.
3) Đề cử ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo (danh sách gồm nhiều vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức trong và ngoài Hội D0ồng) cho Đại hội GHPGVNTN bầu cử.
4) Soạn thảo và trình Đức Tăng thống phê chuẩn và ban hành những Qui Chế liên hệ Tăng, Ni Việt nam.
Điều thứ 15: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương do Đức Tăng thống triệu tập hai (2) năm một kỳ, trước và cận ngày Đại hội GHPGVNTH. Trong trường hợp đặc biệt, Đức Tăng thống sẽ triệu tập Đại hội bất thường Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương đặt dưới sự chủ tọa của Đức Tăng thống, Chánh thư ký và phó thư ký viện Tăng thống là thư ký của Hội Đồng.
Điều thứ 16: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương bầu cử các Hội đồng Giám luật, Nghi lễ và phiên dịch Tam tạng.
Điều thứ 17: Văn phòng viện Tăng Thống gồm các phụ tá Đức Tăng thống, Chánh thư ký, phó thư ký do Đức Tăng thống tuyển trạch trong hàng hòa thượng và thượng tọa của HĐGHTƯ. Văn phòng viện Tăng thống chịu trách nhiệm trước đức Tăng thống về việc điều hành Phật sự thuộc viện Tăng thống:
1) Trình Đức Tăng thống phê chuẩn và ban hành Hiến Chương GHPGBNTN;
2) Trình Đức Tăng thống tấn phong ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo;
3) Điều hành văn phòng viện Tăng thống;
4) Phối hợp các Hội đồng Giám luật, Nghi lể và phiên dịch Tam tạng:
5) Quy lập danh sách Giáo phẩm Tăng, Ni.
VIỆN HÓA ĐẠO
Điều thứ 18: Điều hành các ngành hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là viện Hóa Đạo. Thành phần viện Hóa Đạo gồm có:
1)VIỆN TRƯỞNG (tăng sĩ)
2 hay 3 phó Viện trưởng
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ tăng sự
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục
1Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Cư sĩ
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Xã hội
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chính
1 Tổng vụ trưởng Tổng vụ Kiến thiết
1 Tổng thư ký
1 Phó Tổng thư ký
1 Tổng Thủ quỹ
(Các vị này họp thành ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo)
Ban Chỉ đạo viện Hóa Đạo do Hội Đồng Giáo Hội Trung Ương đề cử, đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bầu cử Đức Tăng thống tấn phong.
Ngoài thành phần ban Chỉ đạo viên Hóa Đạo còn có một ban Cố vấn, do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thỉnh mời, gồm từ một (1) đến ba (3) vị hòa thượng, thượng tọa.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các vị trong ban Chỉ đạo được ấn định bằng một qui chế có tính cách nội qui của viện Hóa Đạo
Điều thứ 19: Viện trưởng viện Hóa Đạo thay mặt Giáo Hội trước pháp lý.
Điều thứ 20:
Văn phòng viện Hóa Đạo do Viện trưởng chịu
trách nhiệm và vị Tổng
thư ký văn phòng viện Hóa Đạo điều hành.
Văn phòng này sẽ tùy như cầu mà
thiết lập các ban hay phòng. Mỗi Tổng vụ có các Vụ và mỗi Vụ do một Vụ trưởng
trông coi. Các Vụ trưởng do Tổng vụ trưởng đề cử và do ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo chấp thuận. Phó Tổng vụ trưởng và các vị Vụ trưởng có thể là Tăng sĩ hay
Cư sĩ.
THÀNH PHẦN CÁC TỔNG VỤ
ĐƯỢC QUI ĐỊNH NHƯ SAU:
1. Tổng vụ Tăng sự có các vụ:
-Tăng bộ
Bắc tông vụ
-Tăng bộ
Nam tông vụ
-Ni bộ
Bắc tông vụ (
Y chỉ Tăng bộ B8ác tông)
-Ni bộ
Nam tông vụ (
Y chỉ Tăng bộ
Nam tông)
2. Tổng vụ
Hoằng pháp có các vụ:
-Trứ tác,
Phiên dịch vụ
-Truyền bá vụ
-kiểm duyệt vụ
3. Tổng vụ
Văn hóa có các vụ:
-Văn mỹ nghệvụ
-Lễ nhạc vụ
4. Tổng vụ
Giáo dục có các vụ:
-Phật
học vụ -Giáo dục vụ
5. Tổng vụ
Cư sĩ có các vụ:
-Phật tử Chuyên nghiệp vụ
-Phật tử Sắc tộc vụ
-Thiện tín vụ
6. Tổng vụ
Xã hội có các vụ:
-Từ thiện vụ
-Y tế vụ
-Huấn nghê vụ
7. Tổng vụ Thanh niên có các vụ:
-Gia đình
Phật tử vụ
-Sinh
viên Phật tử vụ
-Học
sinh Phật tử vụ
-Thanh niên
Phật tử vụ
-Hướng
đạo Phật tử vụ
-Thanh niên
Phật tử Thiện chí vụ.
8. Tổng vụ
Kiến thiết có các vụ:
-Thiết kế vụ
-Kiến tạo vụ
Điều thứ 22: Phó Tổng vụ trưởng và Vụ trưởng hợp cùng ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo thành
Hội đồng viện Hóa Đạo.
Điều thứ 23: Để
đôn đốc và
thành Phật sự tại các tỉnh, Viện trưởng
viện Hóa Đạo bổ nhiệm Đại diện tại 8 miền sau khi ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo chấp thuận tám miền lấy
pháp hiệu của 7 vị
Cao Tăng Việt nam như sau:
-Vạn Hạnh (Bắc
Trung Nguyên Trung phần)
-Liễu Quán (Nam
Trung nguyên trung phần)
-Khuông Việt (Cao nguyên trung phần)
-Khánh Hòa (Đông Nam phần)
-Khánh Anh (Hậu Giang Nam phần)
-Vĩnh Nghiêm (
Phật tử miền Bắc)
-Quảng Đức (đô thành, Sài Gòn Gia Định)
Điều thứ 24: tại mỗi tỉnh, thị xã (biệt lập hành chính) hay quận tại thủ đô, có một
Giáo Hội tỉnh, thị xã hay quận đô thành, trực thuộc
viện Hóa Đạo được điều khiển bởi một ban
Đại diện gồm có:
- 1 Chánh
đại diện (Tăng sĩ)
- 2 Phó
đại diện - 1 Đặc ủy Tăng sự
- 1 Đặc ủy
Hoằng pháp - 1 Đạc ủy
Văn hóa - 1 Đặc ủy
Giáo dục - 1 Đặc ủy
Cư sĩ - 1 Đặc ủy
Xã hội - 1 Đặc ủy Thanh niên
- 1 Đặc ủy Tài chính
- 1 Đạc ủy
Kiến thiết - 1
Thư ký - 1 phó
Thư ký - 1 Thủ quỹ
- 1 phó Thủ quỹ
Các chức sự trên phải là những vị có
thành tích phục vụ Giáo Hội, được bầu lên bởi
đại hội Giáo Hội tỉnh, thị hay quận đô thành. Trong
trường hợp đặc biệt,
viện Hóa Đạo sẽ
chỉ định chức vụ Chánh
đại diện. Ban
Đại diện xã, phường cũng theo thể thức này. Ban
Đại diện tỉnh có thể mời các vị
Tôn túc làm
chứng minh Đạo sư và mời một ban
cố vấn kiểm soát. Các Tiểu ban của ban
Đại diện tỉnh, thị hay quận đô thành được
thiết lập theo nhu cầu và vị điều khiển được coi là Trưởng ban.
Điều thứ 25:
Thành phần ban
Đại diện tỉnh, thị hay quận đô thành phải được
viện Hóa Đạo duyệt y và
chấp thuận bằng một quyết nghị.
Thành phần ban Đại diêen xã, phường do ban
Đại diện tỉnh, thị hay quận đô thành
duyệt y.
Để
đôn đốc và
kiểm tra Phật sự tại các quận, tỉnh hoặc
thị Giáo Hội
bổ nhiệm các
đại diện quận do
Giáo Hội tỉnh cử. Tại tỉnh nào, ban
Đại diện xét
cần thiết lập ban
Đại diện quận thì trình
viện Hóa Đạo ra
quyết định thành lập.
Điều thứ 26:
Đơn vị của
Giáo Hội là xã, ấp (tại các tỉnh) và phường , khóm (tại các
đô thị).
Tất cả các chùa, Tăng sĩ và
Cư sĩ thuộc các
Tông phái tại các
đơn vị này
liên hiệp với nhau thành lập GHPGVNTH tại các xã, ấp hay phường, khóm. Trụ sở đặt tại một chùa hay tại một nơi
thuận tiện. Tại các xã, ấp và phường, khóm có một ban
Đại diện gồm có:
- 1 Chánh
Đại diện - 2 phó
Đại diện - 1
Thư ký - 1 phó
Thư ký - 1 Thủ quỹ
- 1 phó Thủ quỹ
- 4
cố vấn Kiểm soát.
Các tiểu ban đặt ra
tùy theo nhu cầu.
Điều thứ 27: Nhiệm kỳ của
viện Hóa Đạo và các ban
Đại diện các cấp là hai (2) năm.
Viện Hóa Đạo có thể được tái nhiệm thêm một nhiệm kỳ.
Điều thứ 28: Một trong các chức vị thuộc
viện Hóa Đạo có thể bị giải nhiệm:
- Nếu là chức vị trong ban
Chỉ đạo (từ chức Tổng vụ trưởng trở lên) thì do ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo trình
Hội đồng Giám luật xét và trình
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương
biểu quyết,
Đức Tăng thống,
duyệt y.
- Nếu là các chưa vị từ cấp miền trở lên do ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo đề nghị và do
Đức Tăng thống chuẩn y.
- Nếu là các chức vị khác từ cấp tỉnh thì do ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo quyết định.
- Nếu các chức vị từ quận trở xuống thì do ban
Đại diện tỉnh
quyết định.
Điều thứ 29:
trường hợp một chức vị trong
viện Hóa Đạo bị khuyến tịh hay giải nhiệm:
-Nếu là Viện trưởng thì ban
Chỉ Đạo viện Hóa Đạo đề cử một trong ba vị phó viện trưởng thay thế và do
Đức Tăng thống chuẩn y.
-Nếu là các chức vụ khác thì cũng do ban ấy đề cử và cũng do
Đức tăng thống chuẩn y.
-Nếu là phó Tổng vụ trưởng hay Vụ trưởng thì do Tổng vụ trưởng đề cử và do ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo chấp thuận. Các ban
Đại diện tỉnh, thị xã hoặc phường, nếu có chức vụ bị khuyết thì theo
thể lệ thông thường và được cấp trên chuẩn y.
Chương thứ Năm
ĐẠI HỘI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Điều thứ 30:
Đại Hội GHPGVNTH do Viện trưởng
viện Hóa Đạo triệu tập hai (2) năm một kỳ, để:
-Bầu cử hay lưu nhiệm ban
Chỉ đạo viện Hóa Đạo.
-Kiểm điểm
Phật sự -Aán định ngân sách thu, chi
-Aán định
chương trình hoạt động mới
Thành phần tham dự Đại Hội gồm có:
-Hội
Đồng Giáo Phẩm Trung Ương
-Hội Đồng lưỡng viện
-Các vị
Đại diện miền
-5 vị
Đại biểu của mỗi tỉnh, thị xã (kể cả Tăng sĩ và
cư sĩ co
Giáo Hội tỉnh, thị xã đề cử)
-5
Đại biểu của mỗi quận tại đô thành Sài Gòn (mỗi quận tại thủ đô được coi là một tỉnh)
-10
Đại biểu của miền
Vĩnh Nghiêm Điều thứ 31: Vị
Đại diện Giáo Hội tỉnh, thị xã quận đô thành
triệu tập đại hội Giáo Hội tỉnh, thị xã, quận đô thành hai (2) năm một kỳ để bầu ban
Đại diện,
kiểm điểm Phật sự và
ấn định chương trình hoạt động mới.
Thành phần tham dự Đại hội tỉnh, thị xa và quận đô thành Sài Gòn gồm các
đơn vị trực thuộc. Mỗi
đơn vị 4
đại biểu.
Việc
triệu tập tại các xã hay phường cũng theo thể thức
tương tự như trên.
Điều thứ 32:
Đại hội bất thường của
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất do Viện trưởng
viện Hóa Đạo triệu tập và trong
trường hợp đặc biệt, do
Đức Tăng thống
triệu tập.
Ban
Đại diện tỉnh, thị xã, quận hoặc xã, phường cũng có quyền
triệu tập Đại hội bất thường, nhưng phải trình cấp trên biết
lý do.
CHƯƠNG THỨ SÁU
TỰ VIỆN Điều thứ 33: Được coi là
tự viện của GHPGVNTN các Quốc tự, các chùa làng, các ngôi chùa
xây dựng bởi:
a) Các vị Tăng sĩ
b) Các Hội đoàn
Phật giáo Giáo hội PGVNTH có
nhiệm vụ giám hộ và
bảo vệ với sự nhìn nhận chủ quyền của các
Tự viện đó.
Chương Thứ Bảy
TĂNG SĨ
Điều thứ 34: Được mệnh danh là Tăng sĩ: Các Tăng, Ni
Việt nam đã
chính thức thụ Tỳ Khưu giới.
Chương Thứ Tám
TÍN ĐỒ Điều thứ 35:
Mọi người tại
Việt nam không phân
giai cấp, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, đã thụ qui giới hoặc có
đức tin Phật giáo và sống theo
đức tin đó thì được gọi là
TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO TRONG GHPGVNTN.
Chương Thứ Chín
GHPGVNTH TẠI HẢI NGOẠI
Điều thứ 36: Các Tăng sĩ và
Tín đồ Phật giáo Việt Nam tại mỗi
quốc gia Hải ngoại
kết hợp thành bộ, Chi bộ GHPGVNTH đều bởi một ban
Đại diện trực thuộc
viện Hóa Đạo.
Chương thứ mười
TÀI SẢN Điều thứ 37:
Tài sản của
Giáo Hội phật Giáo VNTN
gồm có:
-Động sản và
bất động sản hiến cúng
-Động sản và
bất động sản do
Giáo Hội tự tạo.
Chương Thứ Mười Một
PHƯƠNG THỨC
ÁP DỤNG Điều thứ 38: Để
áp dụng Hiến Chương này,
viện Hóa Đạo soạn thảo và đệ trình
viện Tăng Thống duyệt y ban hành nhiều bản qui chế có
tính cách nội quy.
Điều thứ 39: Mọi
dự án tu chính Hiến Chương này do lưỡng
viện Tăng Thống,
Hóa Đạo soạn thảo, trình
đại hội GHPGVNTN cứu xét và
biểu quyết. Nguyên tắc
biểu quyết phải được 2/3
tổng số đại biểu hiện diện chấp thuận.
Điều thứ 40: Những
dự án được
đại hội biểu quyết phải do
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương duyệt xét và để trình
Đức Tăng thống
phê chuẩn,
ban hành mới được
thi hành. Nếu
toàn bộ hoặc điều nào không được
phê chuẩn thì phải xét lại.
Bản Hiến Chương GHPGVNTN tổng cộng có mười một (11) chương, bốn mươi (400 điều đã được đại hội GHPGVNTN kỳ V tu chính và biểu quyết ngày 12 tháng 12 năm 1973. Phật lịch 2517.