Ngũ Uẩn Và Căn Nghiệp Của Con Người

26/12/201112:00 SA(Xem: 65334)
Ngũ Uẩn Và Căn Nghiệp Của Con Người

NGŨ UẨN VÀ CĂN NGHIỆP CỦA CON NGƯỜI
Lê Sỹ Minh Tùng
(Nghe - Audio: Nguyên Hà đọc)

nguuanvacannghiepconnguoiDựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp nầy. Do vậy con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành của ngũ uẩn bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối. Nói một cách dễ hiểuthân thể con người gồm có hai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình dáng nên gọi là sắc uẩn còn phần tâm linh vì không có hình sắc nên gọi là danh và bao gồm thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Vậy ngũ uẩn là một danh từ dùng chỉ cho con người hay nói một cách rộng rãi là chỉ cho toàn thể nhân sinh vũ trụ.

1) Trước hết, sắc uẩn chính là sự kết tụ, chất chứa của vật chất để tạo ra những hình tướng như thân thể và cảnh vật. Sắc uẩn gồm có năm căn và sáu trần. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể. Còn lục trần thì có:

Thanh trần: tiếng mà tai nghe được.

Hương trần: hương vị do mũi ngửi được.

Vị trần: mùi vị do lưỡi nếm được.

Xúc trần: cảm xúc do thân biết được.

Pháp trần: đây là cảnh biết của ý thức và chỉ được nhận biết từ trong nội tâm mà thôi.

2) Thọ uẩn là sự tiếp nhận của lục trần bởi lục căn. Chẳng hạn như khi tai nghe một bản nhạc thì cảm nhận được cái vui hay cái buồn của bản nhạc đó. Khi tay nhận món quà của người trao tặng thì cảm thấy vui, nhưng nếu tai nghe những lời khiếm nhã thì lòng cảm thấy buồn. Miệng ăn món ngon vật lạ thì cảm thấy sung sướng vì hương vị thơm ngon của nó. Tay rờ một tấm áo lông thì cảm thấy mềm mại êm ái. Do đó thọ là sự tiếp nhận cái vui hay cái buồn của thế gian bởi vì lục căn tự nó không có thọ chẳng hạn như chính cái lưỡi không có mùi vị nhưng khi nếm thức ăn ngon thì sinh ra khoái khẩu tức là lạc thọ nên muốn ăn món ngon và chê món dở. Trong Phật giáo, thọ được chia làm ba loại: lạc thọ, khổ thọvô ký thọ.

-Lạc thọ là cảm nhận được cái vui, cái sung sướngthế gian nầy do sự tiếp xúc mà ra.

-Khổ thọ là cảm nhận sự đau khổ hay bất hạnh do cuộc đời đưa đến.

-Xả thọ hay vô ký thọ là không vui cũng chẳng buồn. Lúc nào cũng vậy thôi. Trước sau như một. Thí dụ mắt thấy đối tượng nào đó mà lòng vẫn dửng dưng, chẳng vui mà cũng chẳng buồn.

Vì những cảm giác của thân và tâm sinh diệt bất thường có nghĩa là chúng không ở mãi một trạng thái nào cố định ở trong tâm cho nên mới thấy vui thì nỗi buồn đã đến hay buồn vui lẫn lộn là vậy.

Đối với người tu Phật thì cần phải hiểu chữ “thọ” cho sâu rộng. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì chúng ta cảm nhận hay “thọ” những cái vui hay cái buồn. Nhưng nếu tâm thọ cái vui, cái sung sướng thì nó sẽ bị lục trần lôi cuốn nhận chìm làm cho tâm bị mê hoặc. Khi ăn món ngon vật lạ thì đâm ra khoái khẩu tức là lạc thọ, do đó chúng ta cứ muốn ăn ngon hoài. Nếu không được ăn ngon như thế hằng ngày thì cảm thấy đau khổ, cắn rứt. Còn nếu cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn cái dục tính nầy thì gây ra nghiệp để phải chịu quả khổ về sau. Do đó chạy theo lạc thọchạy theo luân hồi sanh tử. Còn khổ thọ là cảm nhận những đau khổ đắng cay của cuộc đời thì tâm sân sẽ phát hiện. Có người cần cù lao động, đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ tiền để nuôi gia đình nên họ nhìn cuộc đời thật cay đắng. Họ đâm ra thù ghét đời và trách móc con tạo khéo xoay vần khiến cho đời họ phải khổ. Nhưng thật ranỗi khổngày nay là kết quả mà họ đã tạo ra từ trong những đời quá khứ. Thế thì khổ thọ cũng đưa đẩy con người lún sâu trong vòng sinh tử luân hồi.

3) Tưởng uẩn: Sau khi lục căn tiếp xúc với lục trần để lãnh thọ các cảnh khổ vui và sau đó sanh ra tưởng nhớ để bắt đầu so sánh phân biệt.

4) Hành uẩn: Saukhi so sánh phân biệt, ý niệm bắt đầu sai khiến thân và khẩu thực hành những gì ý muốn. Vì thế ý nghiệp là nhân và thân khẩu nghiệp là kết quả của nó.

5) Thức uẩn: là cái kho chứa tức là Tàng thức (A lại da thức).

Dựa theo khoa học thì vật lý là sự vật chưa có cái biết, chưa có sự sống. Sinh lý là sự vật có sự sống mà chưa có cái biết. Còn tâm lý là có sự sống, có cái biết mà chưa có phân biệt đó là cảm giác tức là thọ uẩn. Thế thì vật lý là trần, sinh lý là căn và tâm lý là thức. Dựa theo Duy thức thì căn tiếp xúc với trần sinh ra thức tức là sinh lý tiếp xúc với vật lý thì tâm lý phát hiện. Và tâm lý đầu tiên là cảm giác tức là thọ uẩn.

Thế thì sự chuyển biến của các căn đối với ngũ uẩn như thế nào?

1) Nhãn căn: Trước hết lấy con mắt làm thí dụ.

Khi con mắt nhìn bình hoa để trên bàn nghĩa là nhãn căn tiếp xúc với sắc trần thì bình hoa là vật lý còn con mắt là sinh lý và hai thứ đó gọi chung là sắc uẩn. Sắc uẩnhình tướng mà chưa có phần tâm linh. Sau đó giây thần kinh của thị giác ở mắt tiếp xúc với bình hoa tạo ra sự rung động. Từ đó tâm cảm giác mượn sự rung động để tạo ra những cảm giác dễ chịu hay khó chịu, biết vui biết buồn hay biết không vui không buồn thì gọi là thọ uẩn tức là cái biết chưa có sự phân biệt.Thấy nét mặt thay đổi vì những cảm nhận vui buồn khi mắt nhìn bình hoa thì có người hỏi bạn tại sao thế? Cảm giác biết nhưng không trả lời được nên chuyển những cảm giác vui buồn đó thẳng vào hệ thống trung ương nảo bộ tức là bộ óc. Khi bộ óc tiếp xúc với những cảm giác vui buồn thì tư tưởng tức là tưởng uẩn mới phân biệt. Nhưng muốn phân biệt thì nó phải nhớ lại để có thể so sánh. Mà cái kho chứa tất cả những kinh nghiệm, ký ức, kỷ niệm hay tất cả những chủng tử thiện ác lại nằm trong thức uẩn tức là A lại da thức. Nhưng tưởng uẩn không thể chạy vào thức uẩn được nên phải nhờ nghiệp(thức thứ bảy hay Mạt na thức) đưa tư tưởng vào thức uẩn để so sánh với những cảm xúc, kinh nghiệm đã xảy ra trong quá khứ. Khi so sánh xong thì tư tưởng liền biến thành ý (niệm) để sai khiến thân và khẩu thực hành những gì nó muốn tức là hành uẩn. Vì thế tư tưởng, ý niệm có dấy khởi được là bởi có thức uẩn tức là A lại da thức cho nên nếu con người đánh mất thức uẩn thì không cách nào người đó phát khởi bất cứ ý niệm nào được.

Tóm lại, khi mắt nhìn bình hoa đẹp hay xấu đặt trên bàn thì lòng cảm thấy vui hay không vui. Nhưng tại sao nhìn bình hoa mà lòng lại vui hay không vui? Vì cái nhìn của mắt tức là nhãn thức, là trực giác thì thấy sao biết vậy mà Duy thức gọi là hiện lượng nên chưa có sự phân biệt vì thế nếu hoa đẹp thì biết ngay là hoa đẹp nên lòng vui thế thôi. Bây giờ có người hỏi tại sao mắt nhìn bình hoa mà anh lại vui? Vì vui là do trực giác bởi vì thấy là biết ngay mà không biết cảm giác đó từ đâu đến nên không giải thích được. Để trả lời, những hình ảnh của bình hoa được chuyển vào óc để so sánh với những hình ảnh hay kỷ niệm đã tồn lưu trong thức uẩn (A lại da thức). Nhưng những cảm giác này không đi thẳng vào trong thức uẩn được mà “nghiệp”tức là thức thứ bảy hay Mạt ma thứcđóng vai trò như là chất xúc tác, người đưa thơ để chuyển những tư tưởng đó vào cái kho thức uẩn (A lại da thức) rồi so sánh. Mặc dầu tư lương nhưng chấp là của mình cho nên tánh chất nhận thức nơi Mạt na thức không được khách quan trung thực, luôn bị bóp méo biến đổi khác đi mà Duy thức gọi là phi lượng. Với khuynh hướng chấp ngã và suy tư lo nghĩ, Mạt na thức luôn bám lấy A lại da thức mà chấp là mình, là của mình tức là ngã và ngã sở nghĩa là bất cứ cái gì có lợi cho Ta và cái Ta thì nó làm theo bất chấp hậu quả.Khi tư tưởng (ý thức) so sánh cái bình hoa đặt trên bàn và những bình hoa đã có trong quá khứ thì cho tâm câu trả lời rằng “ bình hoa này rất đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ và hương thơm ngào ngạt…” Sau đó, một lần nữa nghiệp (thức thứ bảy) tác dụng như là người đưa thơ liền đem câu trả lời giao lại cho tưởng uẩn và từ đó tưởng uẩn có đủ dữ kiệnnên bắt đầu so sánh. Nếu là đẹp thì sinh ra say đắm, vui thích, chấp thủ chiếm lấy bình hoa về cho riêng mình tức là lòng tham nổi dậy. Còn nếu là xấu thì không vui muốn đem bỏ, vứt bình hoa vào thùng rác nghĩa là tâm sân xuất hiện rồi. Vì thế tưởng uẩn biến tư tưởng thành ý niệm tốt hay xấu, thích hay không thích rồi sai sử con người chấp thủ bình hoa hoặc vứt bỏ bình hoa đi. Đó là ý chuyển thành thânkhẩu nghiệp tức là hành uẩn. Có tác tạo, có ý nghiệp là có tội nghiệp, có sinh tử luân hồi. Vì vậy tư tưởng, ý niệm phát xuất từ tưởng uẩn là cội nguồn phát sinh ra nghiệp để chôn con người vào nấm mồ sinh tử.

2) Tỷ căn: Bây giờ hãy lấy lỗ mũi làm thí dụ.

Khi thắp một nén nhang thì lỗ mũi tiếp xúc với mùi thơm của nhang nghĩa là tỷ căn tiếp xúc với hương trần thì sự tiếp xúc đó gọi là sắc uẩn tức là chưa có cái biết bởi vì nhang trầm là vật lý còn mũi là sinh lý (có sự sống). Sau đó giây thần kinh thuộc về khứu giác tiếp xúc các mùi trong các tuyến của lỗ mũi khiến các giây thần kinh rung động mà tạo ra cảm giác vui buồn hay không vui không buồn tức là thọ uẩn. Thọ uẩn tiếp nhận nên có cái biết nhưng chưa có sự phân biệt. Mới nghe chúng ta nghĩ rằng cảm thọ tức là thọ uẩn phải xảy ra sau tưởng uẩn, nhưng trên thực tế khi hệ thần kinh nhận được những rung cảm từ lỗ mũi để biết mùi thơm hay thúi thì thọ uẩn vẫn chưa có sự phân biệt. Bây giờ có người hỏi tại sao khi ngửi mùi nhang mà nét mặt bạn lại thanh tịnh nhẹ nhàng? Cảm giác không trả lời được nên chuyển tất cả cảm giác vui buồn thẳng vào trong hệ thống trung ương nảo bộ tức là bộ óc. Khi bộ óc tiếp xúc với những cảm giác vui buồn thì tư tưởng tức là tưởng uẩn mới bắt đầu phân biệt. Nhưng muốn phân biệt thì nó phải nhớ lại. Mà cái kho chứa tất cả những kinh nghiệm, ký ức, kỷ niệm hay tất cả những chủng tử thiện ác lại nằm trong thức uẩn tức là A lại da thức. Đến đây tư tưởng bắt đầu hoạt động bằng cách quay vào thức uẩn tức là cái kho chứa A lại da thức để tìm cách so sánh phân biệt với những ký ức của mùi vị đã tồn trữ trong đó vì thế tưởng uẩn liền cho ta sự phân biệt để biết mùi thơm đó thơm như thế nào vì nó đã so sánh với những mùi thơm có sẵn trong tàng thức rồi. Thế thì tưởng uẩn là cái biết có sự phân biệt. Nhưng làm sao tư tưởng vào được thức uẩn để tìm cách so sánh? Chính nghiệp (Mạt na thức) đưa tư tưởng từ ngoài vào trong thức uẩn để so sánh rồi sau đó cũng chính nghiệp (Mạt na thức) nghe theo tư tưởng mà sai sử hành uẩn thực hành những gì mà tư tưởng mong muốn. Do đó một khi ý niệm tức là tư tưởng (ý thức) đã hoàn thành thì nghiệp sẽ sai khiến thân và khẩu tác tạo tức là từ tưởng uẩn chuyển sang hành uẩn khiến con người tác tạo ra tội nghiệp để phải chịu sinh tử luân hồi. Vì thế ý niệm là nhân, là chủ động để sanh ra thân và khẩu nghiệp tức là quả. Sau khi thân khẩu nghiệp tác tạo thì tất cả những chủng tử thiện ác đó bây giờ sẽ dung chứa trở lại trong thức uẩn (A lại da thức). Vậy thức uẩn là cái kho dung chứa tất cả những chủng tử của kinh nghiệm, ký ức, kiến thức và tất cả những chủng tử thiện ác hay vô ký. Thế thì cái nhân mà chúng sinh đã tác tạo được chứa trong A lại da thức cho nên khi có duyên thì nhân duyên sẽ phát khởi mà sinh ra quả báo. Cũng như hạt giống (nhân) có nước (duyên) thì sẽ sinh mầm nẩy giống rồi sinh cành sinh lá.

Các căn còn lại cũng thế.

Đây là lối giải thích dựa theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa, tuy nhiên trong kinh ACELA-SUTTA thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) của Phật giáo Nguyên thủy nói về câu chuyện giữa đức Phật và vị tu khổ hạnh Kassapa theo đường lối lõa thể thì đức Phật dạy rằng:

“…các hiện tượng tâm thần và các hiện tượng vật chất tạo điều kiện làm phát sinh ra sáu khả năng (tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Sáu khả năng tạo điều kiện làm phát sinh ra sự tiếp xúc (tức là sáu căn tiếp xúc với sáu trần); sự tiếp xúc (căn tiếp xúc với trần) tạo điều kiện làm phát sinh ra giác cảm (tức là thọ uẩn); giác cảm tạo điều kiện làm phát sinh ra dục vọng (tức là ham muốn, thèm khát.. là tưởng uẩn); dục vọng tạo điều kiện làm phát sinh ra sự bám víu; sự bám víu tạo điều kiện làm phát sinh ra quá trình của sự hình thành(hành uẩn),quá trình của sự hình thành tạo điều kiện làm phát sinh ra sự sinh; sự sinh tạo điều kiện làm phát sinh ra sự hủy hoại, cái chết, ta thán, khổ nhọc, đớn đau, buồn phiềntuyệt vọng (tạo nghiệp). Đấy là cách làm phát sinh ra cả khối khổ đau ấy.”

Thế thì Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy tuy danh tự có khác nhau, nhưng tựu trung vẫn giải thích sự liên quan giữa sáu căn và ngũ uẩn để tạo ra tội nghiệp mà phải chịu cảnh khổ thì hoàn toàn giống nhau, không sai khác.

Nói chung dựa theo Phật giáo, con người có bốn cái tâm. Sắc thân thì chưa có cái biết, chưa có sự phân biệt nên không phải là tâm. Nhưng thân cũng có hai phần là sắc thân tứ đạitịnh sắc căn tức là các giây thần kinh. Khi con người chết thì tim ngừng đập, sắc thân tứ đại chết ngay, nhưng tịnh sắc căn chưa chết. Dựa theo Duy thức thì cần đến 8 tiếng đồng hồ thì tất cả các giây thần kinh mới ngưng hoạt động. Vì thế một người chết đừng di dộng thi thể cho đến 8 tiếng đồng hồ sau để thần thức thoát ra được yên ổn.

1) Tâm thứ nhất là cảm giác, là cái biết chưa có sự phân biệt. Đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thứcthân thức. Cái biết này chính là cái biết của trực giác cho ta những cảm giác dễ chịu, khó chịu, không dễ chịu, không khó chịu. Tâm này còn gọi là tiền ngũ thức nghĩa là thấy sao biết vậy tức là trực tâm.

2) Tâm thứ hai là tư tưởng tức là ý thức. Nómượn sự hoạt động của bộ óc đểphát hiện tức là phân biệt tốt xấu, phải quấy, thịnh suy, vinh nhục, ngon dở, thân sơ…Tâm này là quan trọng và nguy hiểm nhất vì nó sai sử con người vào chỗ đọa lạc.Vì thế nếu người tu diệt được ý thứcthoát ly sinh tử tức là được liễu sanh thoát tử ngay.

3) Tâm thứ ba là thức thứ bảy tức là Mạt na thứccông năng tính toán, đắn đo. Ý thức tức là tư tưởng đề nghị thì Mạt na thức tính toán đắn đo rồi lựa chọn những gì có lợi cho Ta và cái của Ta nằm trong A lại da thức và sau cùng quyết định sai năm thức đầu (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thứcthân thức) hành động và dĩ nhiên tác tạo ra nghiệp. Tuy thức thứ bảy có tính toán quyết định gì chăng nữa thì cũng do thức thứ sáu là ý thức thúc đẩy, xúi giục cho nên ý thức mới là thức nguy hiểm nhất. Thức thứ bảy này là thức ngu si nhất và thức thứ sáu là thức khôn ngoan nhất và cũng là tội lỗi nhất trong bát thức tâm vương. Tâm này thường được gọi là tâm nghiệp, tâm đồng lõa dẫn dắt chúng sinh vào biển sinh tử luân hồi.

4) Tâm sau cùng là thức thứ tám là kho chứa tất cả kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, kỷ niệm và tất cả những chủng tử thiện, ác, tốt, xấu và vô ký.

Bây giờ hãy tưởng tượng A lại da thức là cái kho ví như ông vua làm chủ cả giang san, vàng bạc, gấm vóc, lụa là, binh khí…Mạt na thức ví như ông đại tướng là người đánh nam dẹp bắc tức là tạo nghiệp, nhưng chính Mạt na thức lại biết rất rõ ràng những gì nhà vua cất giữ trong cái kho. Nhưng muốn đánh đấm hay phân phát cơm gạo cho ai thì phải có sự xúi giục, hướng dẫn, chỉ bảo của ông quân sư tức là ý thức. Ông quân sư bày vẽ theo hướng nào thì ông đại tướng thực hành theo hướng đó nghĩa là vào kho lương lấy tiền gạo ra phân phát cho quân lính. Sự phân phát thì do tiền ngũ thức thực hiện. Vì Mạt na thức lúc nào cũng tính toán và làm việc gì cũng nghĩ đến lợi cho A lai da thức nghĩa là lợi cho Ta và cái của Ta nên bị ý thức đánh lừa khiến con người sa vào hầm tăm tối, tạo tội nghiệp để phải chịu quả khổ đời đời.

Ngày nay những chiếc máy vi tính chạy rất nhanh (high speed), chứa biết bao dữ kiện (documents) nhưng thật ra sự hoạt động của nó giống y như là sự hoạt động của bộ óc con người. Bộ óc của máy vi tính là CPU (Central Processing Unit) (đơn vị trung tâm xử lý) sản xuất bởi Intel (hoặc ADM: Advanced Micro Devices). Intel lần đầu tiên giới thiệu con chip Intel 4004 năm 1971 chứa khoảng 2250 transitors và có 16 chân. Đến năm 2006 Intel giới thiệu con chip Intel Northwood P4 có sức chứa 55 triệu transitors và có 478 chân. Mới nhất hiện nay năm 2011, Intel giới thiệu con chip Sandy Bridge-E có trên hai tỷ (over two billion) transitors. Trong những thập niên tới, chúng ta sẽ không lạ gì khi thấy xuất hiện nhiều con chip rất nhỏ và chạy rất nhanh làm thay đổi cách sống của nhân loại trên thế gian này. Càng nhiều transitor thì máy vi tính càng giải quyết nhiều công năng phức tạp trong thời gian ngắn nhất. Ngày nay để tăng vận tốc và công năng xử lý, Intel gép những CPU lại với nhau nên có những danh từ như Dual-core Processor tức là có hai CPU ghép chung lại. A Quad-core Processor chứa 4 cái CPU và xa hơn nữa họ có thể ghép 6 cái CPU (a hexa-core processor) hoặc 8…

Cái bộ óc CPU này cóhai nhiệm vụ là:

1)Tính toán những phép như nhơn, chia, trừ, cộng đơn giản cho đến giải quyết những phương trình toán học rấtphức tạp… gọi là ALU (Arithmetic logic unit).

2)Chức năng thứ hai là CU (Control unit)(đơn vị điều khiển) có nhiệm vụ xử lý nghĩa là thông dịch các đòi hỏi của chương trình và sau đó hoạt động xử lý nó. Tốc độ xử lý nhanh hay chậm tùy theo con chip mạnh hay yếu. Đơn vị điều khiển (CU) sẽ ra lịnh cho mỗi CPU hay vài CPU xử lý một chương trình, một bài toán…rồi sau đó chuyển kết quả về mản ảnh. Phần này tùy thuộc vào người viết chương trình (program) để điều khiển nó (Programer thuộc về Computer Sciense).

Ngoài bộ óc, máy vi tính phải có phần nhớ để dự trữso sánh dữ kiện. Phần nhớ cứng (hard disk drive) dung chưa tất cả những dữ kiện mà không bị mất. Ngày nay phần nhớ này rất lớn có thể dung chứa từ Megabytes (MB) tức là một triệu bytes, đến Gigabytes (GB) là một tỷ bytes cho đến Terabytes (TB) là một ngàn tỷ bytes. Danh từ byte là chỉ cho units of digital information cho nên chữ bit hay byte là cho tính nhơn với lũy thức 2. Phần nhớ mềm (RAM) có thể chứa GB nghĩa là nó có dung lượng của 1 073 741 823 bytes tương đương với 230 (hai lũy thừa 30). Để dễ hiểu RAM (phần nhớ mềm) là phần nhớ tạm thời mà bộ óc (CPU) sử dụngtrước vì dễ tiếp xúc, nhưng sau đó tất cả dữ kiện được chuyển sang phần nhớ cứng (Hard drive) đểlưu giữ vĩnh viễn. Vì thế khi máy vi tính bị hư (có virus) thì bộ óc (CPU) bị hư, nhưng phần nhớ cứng vẫn tồn tại nên tất cả dữ kiện dung chứa trong đó không bao giờ mất được.

Tuy nói dài dòng nhưng trên thực tế thì CPU tác động như bộ óc của con người. ALU tính toán, tư lương tức là Mạt na thức. CU tác dụng như là ý thức dùng để phân biệt, sai sử bộ óc chạy tới chạy lui. Phần nhớ cứng (hard disk drive) là A lại da thức là cái kho mà Mạt na thức chạy ra chạy vô để so sánh (dùng catche). Sau cùng CU tức là ý thức liền chuyển ý thức, tử tưởng để sai khiến thân và khẩu thực hiện. Do đó khi con người chết thì bộ óc (CPU) bị hư, thân tứ đại tan rã, nhưng thần thức (hard drive) tức là thức uẩn (A lại da thức) vẫn còn nguyên trong không gian và chuyển sang một thân xác mới gọi là tái sinh. Nhưng khi có máy vi tính mới thì tất cả những dữ kiện từ phần nhớ cứng (hard drive)của máy vi tính củcó thể chuyển sang phần nhớ của máy vi tính mới chớ không bị mất bất cứ một dữ kiện nào. Con người cũng thế, khi chết thì tất cả những chủng tử thiện ác tốt xấu từ trong A lại da thức sẽ kết tập với những nhân duyên mới để định đoạt con người mới của chúng ta nghĩa là chúng ta sẽ thọ sanh vào gia đình nào, làm con cái của ai và thọ lãnh phước đức lành dữ, tốt xấu như thế nào.

Khoa học ngày nay giải thích rằng bộ óc là chỗ chứa tất cả sự hiểu biết, nhưng Duy thức phủ nhận lý luận này. Thật vậy nếu sự hiểu biết của con người là do bộ óc vậy khi con người chết đi bộ óc bị hủy diệt thì sự hiểu biết đó cũng phải tan biến theo, nhưng trên thực tế tuy con người có chết, bộ óc bị hủy diệt nhưng tất cả những chủng tử chứa trong A lại da thức trở về không gian và chuyển sang thân xác mới chớ đâu có mất. Đây là chỗ khác biệt giữa khoa học và đạo Phật.

Thế thì đạo Phật thật sự có một nhận thức chính xác hơn khoa học đấy chứ. Thí dụ trong bộ óc của những nhà bác học có rất nhiều ngăn xếp rất vi tế nhiều hơn người thường mà khoa học cho rằng đây là những cơ năng phát xuất ra tư tưởng dị thường. Duy thức cũng phủ nhận luôn điều này vì tư tưởng là nhớ lại mà muốn nhớ lại thì phải quay về cái kho chứa tức là thức uẩn (A lại da thức) để tìm lại ký ức, kỷ niệm, kinh nghiệm rồi từ đó mới tìm ra những phát minh mới. Bộ óc của các nhà bác học có nhiều ngăn mé rất vi tế nên hoạt động rất nhạy béncũng ví như những máy vi tính có công năng chạy rất nhanh (high speed) tức là con chip CPU rất tốtso với con chip thường nên giải quyết vấn đề (process) nhanh chóng, phức tạphoàn hảo hơn. Nhờ đó họ tìm ra những phát minh mới cho nhân loại, nhưng bộ óc không thể tự nó phát minh được mà bộ óc phải quay về cái kho (thức uẩn) để so sánh rồi từ đó mới tìm ra những điều mới lạ.Thuyết “Duyên Khởi” của đạo Phật chứng minh rằng bất cứ hiện tượng tinh thần hay vật chất nào trên thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Vì thế quay về với A lại da thức là nhân và từ đó phát triển, tìm tòi thêm là duyên để tạo thành những phát minh mới tức là kết quả. Bằng chứng là các nhà bác học như Albert Einstein, Niels Bohr, Mary Curry, Galileo Galilei…đã dày công nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để chứng minh những phương trình, những khám phá mà họ đã phát minh. Do đó tuy là những phát minh mới lạ, nhưng nó vẫn dựa vào những định luật hóa học, vật lý hay toán học vốn đã có sẵn chớ không phải tự trên trời rơi xuống tức là phải vào thức uẩn để so sánh rồi sau đó tưởng uẩn mới phát triển thêm và sau cùng đưa đến kết quả tức là hành uẩn. Gần đây Paul Allen có viết cuốn sách “Idea Man: a memoir by the co-founder of Microsoft” diễn tả lại những tiến trình từ lúc ông và Bill Gates có những ý niệm rất thô thiểnquyết định viết ra những “program” để chạy cho máy vi tính. Vì thế window – 7 mà chúng ta có ngày nay là một tiến trình rất dài từ lúc ban đầu chớ không thể đùng một cái có nó ngay được.. Họ dùng những dữ kiện và kỷ thuật đã có và từ đó phát triển thêm. Cũng như điện thoại di động có iPhone 4 rồi sang iPhone 4S và năm tới sẽ có iPhone 5 rất mỏng, chạy rất nhanh và có nhiều kỷ thuật mới lạ. Thế thì Steve Jobs cũng phải quay về thức uẩn là cái có trước rồi sau đó mới phát minh những cái mới lạ được tức là tưởng uẩn rồi sau đó chuyển sang hành uẩn tức là thực hành.Ngày xưa chỉ có TV trắng đen rồi sang TV màu và trải qua mấy chục năm TV bây giờ rất mỏng, rất rõ, ngay cả 3D khiến chúng ta nhìn vào TV mà y như nhìn cảnh thật ngoài đời.

Thí dụ một người bị bệnh Alzheimer’s disease nghĩa là một bộ phận nào đó trong bộ óc bị hư hỏngnên cho dù họ có cố gắng để nhớ lại (tưởng uẩn) nhưng không thể nào tìm được những gì trong quá khứ bởi vì tư tưởng (ý muốn của họ) tức là tưởng uẩn bây giờ không còn tác động với phần đó của bộ óc nên những luồng tư tưởng không vào được thức uẩn (A lại da thức) để so sánh mặc dù thức uẩn vẫn còn nguyên vẹn không hề bịhư hoại. Vì thế muốn tư tưởng có thể hoạt động được mỹ mãn tốt đẹp như ý muốn thì bộ óc phải tốt đểnghiệp (thức thứ bảy) chuyển những luồng tư tưởng vào trong thức uẩn và từ đó mới có sự phân biệt. Tuy nhiên những bộ phận khác trong bộ óc vẫn còn tốt và hoạt động bình thường cho nên tư tưởng có thể ra vào thức uẩn giúp cho họ nhớ lại được. Vì thế một người có thể quên hết những chuyện hiện tại vừa mới xảy ra vì phần đó trong bộ óc bị hư, nhưng họ có thể nhớ lại rất rõ những gì xảy ra trong quá khứ vì phần nảo bộ đó không bị hư hoại. Do đó sự hình thành của tưởng uẩn để tạo ra sự phân biệt là do sự hoạt động giữa tư tưởngthức uẩn. Ngày nay số người bị bệnh lãng trí (Alzheimer’s disease) tại Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng vì thế người học Phật phải có một cái nhìn thực tế để cảm thông, an ủi và giúp đở họ ngỏ hầu hàn gắn những niềm đau mà người đó sẽ đi qua và những nỗi khổ mà thân nhân của họ phải gánh chịu. Nên nhớ đây không phải là bệnh do ma quỷ hay trời hành Phật đọa gì hết mà bộ óc là một thành phần của thân tứ đại nên phải chịu sự thoái hóa của luật vô thường giống như những phần khác của thân thể thế thôi.

Tóm lại, muốn dễ hiểu chúng ta có thể quán chiếu sự biến hành của ngũ uẩn như là cuộc Tây Du Ký của thầy trò ngài Huyền Trang. Sắc uẩn là con ngựa ngài Huyền Trang cởi cũng như thân xác của chúng ta. Thọ uẩn là Trư Bát giới là người thích cảm thọ mọi thú vui trên thế gian. Tưởng uẩn là Tề thiên đại thánh, là người phân biệt đủ mọi thứ tốtxấu, thánh phàm cho đến người hay quỷ, lợi hại, nhục vinh, tốt xấu, bày vẽ ra đủ điều…Tưởng uẩn có thể hiểu là nơi phát xuất ra mọi ý niệm dựa theo sự phân biệt đối đãi nhị nguyên để sai khiến hành uẩn thực hiện những tư tưởng đó vì thế có thể nói tưởng uẩn như là vị quân sư của một triều đại. Như vậy chính tưởng uẩn là nguồn gốc tạo ra sinh tử luân hồi.

Đã là con người thì ai cũng có cảm giác vui buồn, ngay cả đức Phật cũng có cảm giác đấy chứ. Nhưng sự khác nhau là đức Phật không dính mắc vào tư tưởng nên Ngài không có tâm phân biệt làm sao giữ cái cảm giác vui này cho nó được dài lâu để hưởng thụ. Ngược lại phàm nhân thì chạy theo ý thức phân biệt để kéo dài cảm thọlàm cho tâm tham nổi sóng ba đào. Thậm chí còn tìm cách giữ cảm giác đó cho dài thêm cho nên lòng tham cũng tăng theo. Mà giữ không được thì tâm sân phát khởi làm cho cuộc đời điên đảo. Đối với đức Phật thì Ngài cũng có tư tưởng đó chứ, nhưng Ngài không bao giờ dính mắc vào tư tưởng. Ngài vẫn có cảm giác nhưng không dính mắc vào cảm giác nên Ngài mới có Vô thượng Niết bàn, tâm hằng tự tại. Trong khi đó chúng sinhcảm giác rồi lại say mê chìm vào trong cảm giác lạc thọ hay khổ thọ để phải chịu khổ. Chưa có cảm giác lạc thọ thì mong có nên mới khổmà có rồi thì muốn có thêm nên khổ nhiều hơn. Có mà sợ mất thì càng khổ, sợ mất mà nó vẫn mất thì quá khổ. Tóm lại cảm giác lạc thọ hay khổ thọ đều cùng chung nỗi khổ như nhau. Tuy nhiên, chúng là những cảm giác tự nhiên vì hễ có thân là có nó, nhưng nếu con người dính mắc vào những cảm giác đó thì trở thành thèm khát chẳng khác chiloài ngạ quỷ. Còn tìm cách phê phán những cảm giác này chính là tư tưởng nghĩa là phân biệt cảm giác này hay chê bai cảm giác nọ tức là chức năng của tưởng uẩn. Mànơi cung cấp chất liệu để hành uẩn thực hiện sự được so sánhthức uẩn. Do đó thức uẩn là quan trọng nhất bởi vì nếu không có nó thì tưởng uẩn không thể nào thực hiện sự phân biệt được.

Thế thì khi con người chết thì sắc uẩn ngưng hoạt động. Sau đó thần kinh đứt nên cảm giác bị gián đoạn tức là thọ uẩn cũng mất. Bộ óc chết thì tư tưởng bám víu vào bộ óc cũng chết theo nên tưởng uẩn cũng biến mất. Tưởng uẩn không còn nên không còn nghiệp để sai khiến hành uẩn vì thế hành uẩn cũng tan theo. Duy chỉ có thức uẩn là vô hình và không tùy thuộc bộ óc nên tuy thân chết nhưng nó vẫn tồn tại. Nói cách khác sắc uẩn, thọ uẩntưởng uẩn là “cái của Ta” đã bị diệt cho nên thức uẩn bao gồm kiến thức, ký ức, kỷ niệm, kinh nghiệm và biết bao chủng tử thiện ác khác tức là “cái Taduy nhất còn tồn tại.

A lại da thức còn được gọi là Như Lai Tạng là cái kho để chứa tất cả những chủng tử (hạt giống) của vạn pháp và cũng là cái bọc chứa để giấu kín, che phủ phiền não mê lầm, che phủ Phật tánh.Và A lại da thức cũng là cái mầm giác ngộ vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh. Tạng là chất chứa cho nên Như Lai Tạngchất chứa mọi công đức quyền năng của Như Lai.Đứng về mặt ô nhiễm, Như Lai Tạngtượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt. Còn dựa theo phía thanh tịnh, Như Lai Tạng là biểu hiện cho Niết bàn giải thoát.

Cứu cánh của giáo lý Phật Đàđức Phật dạy chúng sinh diệt khổ để có an lạc, hạnh phúc ngay trong cái thế giới có sinh có diệt này chớ đức Phật không bao giờ dạy con người trốn khổ nghĩa là cầu nguyện chạy sang một thế giới nào đó để có an lạc mà tự mình không lo hóa giải hết những thứ ô trược đó ở thế giới Ta Bà. Thế thì ngay trên cái khổ đó mà con người làm chủ được nó thì gọi là diệt khổ. Nếu chúng sinh không có khả năng diệt khổ thì cái khổ sẽ theo họ như bóng theo hình cho nên bất cứ họ ở đâu cho dù là cõi cực lạc thì họ vẫn phải sống trong cảnh khổ như thường. Vì vậy khi tâm thanh tịnh, không còn phiền não quấy phá thì nơi ấy chính là cõi Phật thanh tịnh rồi.

Nguyên nhân gây ra tất cả những nỗi khổ đau của cuộc sống là đều do ý thức tức là tư tưởng mà ra. Vì thế đức Phật dạy chúng sinh chuyển tất cả tư tưởng (ý thức) thành ra trí tuệ thì chấm dứt khổ đau và dĩ nhiên Niết bàn an lạc hiển hiện. Thí dụ có đứa con chửi cha mẹ của mình làm cho cha mẹ quá đau khổ, tâm muốn phát điên. Nhưng tại sao lại phải phát tâm sân? Bởi vì tư tưởng gieo vào trong tâm thức để phân biệt nó là con của mình, mình sanh đẻ và nuôi nó lớn khôn thế mà hôm nay nó dám chửi mình.Vì thế những tư tưởng xấu đó làm cho mình sân, chớ không phải đứa con chửi làm mình sân. Bây giờ cũng câu chửi đó nhưng đối với bậc thánh thì họ vẫn thản nhiên tự tại. Tại sao? Bậc thánh nhân không sân bởi vì họ không có dòng suy tư như phàm nhân. Phàm nhân thì suy nghĩ phân biệt nó là con mình mà nó chửi mình quá nặng thì chính cái suy nghĩ này làm mình khổ, mình sân trong khi đó bậc thánh họ cũng nghe mà không suy nghĩ nên tâm phẳng lờ thì sân tìm đâu ra. Vì thế tất cả mọi phiền não đau khổ trên thế gian này đều phát nguồn từ ý thức, tư tưởng mà ra.

Nhưng làm sao chấm dứt tư tưởng?

Đúc Phật dạy hành giả áp dụng hai lối tu:

1) Một là tu Chỉ (định)(Xa-ma-tha) nghĩa là dùng thiền định ly sanh hỷ lạc địa và định sanh hỷ lạc địa hay niệm Phậtáp chế nó. Tuy nhiên tư tưởng chỉ bị ép chế chứ không bị tiêu diệt cũng như đá đè thì cỏ mọc không được đến khi dời đá đi chỗ khác thì cỏ mọc lên tức thì mà đôi khi còn tốt hơn lúc trước nữa. Tu Chỉ là mục đích làm dừng lại mọi vọng tưởng trong tâm để tâm được yên tịnh (tạm thời).

Hành giả nhờ ly mà có được sự an lạc do đó sơ thiềnphương pháp rất thực dụng cho tất cả mọi chúng sinh nếu muốn đạt được sự an lạc. Vậy ly cái gì? Chữ ly ở đây là chữ gọi tắc của chữ viễn ly. Sống trong thế gian thì bất cứ ai cũng đam mê về bản ngã (chấp ngã) và ngã sỡ hữu (chấp pháp). Ngoại trừ những người học đạo, hành đạochứng đạo thì mới có thể kiềm chế cường độ đam mê đó còn phàm nhân thì chạy theo những thứ đam mê này là chuyện thường chẳng có gì đặc biệt. Bản ngãngã sở hữu là cội gốc của vô minh và từ đó nó phát sinh đâm chồi nẫy nhánh tạo thành ba thứ vô mình căn bản tham-sân-si.Và từ cái tam độc này nẫy sinh ra tham đắm về tài, sắc, danh, thực, thùy còn được gọi là đam mê theo ngũ dục lạc. Ngày nào con người còn lặn hụp trong tài sắc danh lợi an ngon ngủ kỷ này thì cuộc đời không bao giờ có được an vui, tự tại. Đến đây có người thắc mắc rằng có tiền nhiều, danh vọng lớn, ăn ngon, mặc đẹp thì nếu đây không phải là hạnh phúc, là những cứu cánh của cuộc đời thì còn là gì? Thật vậy, Phật giáo không phủ nhận những hạnh phúc giả tạm nầy, nhưng nếu quán chiếu lại thì sẽ thấy rằng tất cả những hạnh phúc ở trên đều phải có điều kiện. Mà hễ bất cứ cái gì trên thế gian mà có điều kiện thì cái đó bị ràng buộc. Hạnh phúc nhỏ thì ràng buộc ít còn hạnh phúc càng nhiều thì chắc chắn sự ràng buộc càng to lớn hơn. Nói cách khác hễ có ràng buộc dầu ít hay nhiều thì vẫn là cội nguồn cho những nỗi khổ sau này tức là trong cái hạnh phúc đó đã ngầm chứa mầm mống khổ đau rồi. Thí dụ ngày tân gia chắc chắn phải là ngay vui, hạnh phúc cho gia đình, nhưng chỉ vài tháng sau nào là tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm và biết bao thứ tiền khác dính liền với căn nhà mới này thì lúc đó có còn vui vẻ như mấy tháng trước chăng? Vì thế, con người càng chạy theo ngũ dục lạc, càng đam mê tài sắc danh lợi ăn ngon ngủ kỷ thì dễ sống trong vô minh bất giác, mê mờ chân tánh và sẽ không bao giờ có được giây phút an lạc trong tâm hồn. Do đó bây giờ hành giả tu theo sơ thiền sẽ làm cho tâm dần dần biết viễn ly, xa lìa những ngã và ngã sở khiến cho những căn bản phiền não tham sân si cũng dần dần tan biến. Càng viễn ly thì cường độ tham sân si càng giảm khiến cho thân tâm nhẹ nhàng thanh thoát khinh an tự tại.

Sau đó hành giả bắt đầu tu định nghĩa là định sinh hỷ lạc địa. Hành giả sau khi vượt qua viễn ly tức là đến đây thì họ đã bỏ hết tất cả những ngoại duyên, nên họ có thể chú tâm để quán về một đối tượng sở quán nào đó. Thí dụ hành giả bây giờ xoay về quán vô thường để thấy biết rằng thân là vô thường, cảnh cũng vô thường và tất cả vật thể hữu vi đều là vô thường. Từ quán vô thường rốt ráo đó đưa hành giả trở về viễn ly, xa lìa không dính mắc tức là trở về lại với sơ thiền. Đến đây hành giả thấy thấu suốt được chân lý vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh của thế gian. Nói cách hành giả dùng những đối tượng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh để quán và sau cùng thấy biết được bằng chính tri kiến của mình do sức công phu thiền định, quán chiếu thì thời điểm này hành giả chứng nhập những chân lý đó mà không phải cần qua sách vở nữa. Do đó nhị thiền là do sức công phu tu tập định tâm mà sinh ra hỷ lạc.

2) Tu Quán (Tam-ma-bát-đề) tức là tu trí tuệ.Khi tâm đã định thì giai đoạn kế tiếptu Quán nghĩa là tiếp tục thiền định đến khi nhận chân được chân lý tức là trí tuệ phát sinh. Chỉ có trí tuệ mới có sức mạnhcông năng tiêu diệt ý thức, vọng tưởng. Đến đây thì những vi tế tham sân si mới thật sự bị hủy diệt, tâm hằng tự tại thanh tịnh Niết bàn.

Thí dụ tiền làm tâm ô nhiễm nên người tu Phật chạy trốn không dám đụng tới nó. Nhưng tại sao lại phải chạy trốn? Bởi vì cái nhân của tham tiền, tham sắc, tham danh lợi thì lúc nào cũngnúp ở trong tâm của con người chỉ đợi có cơ hội, có đủ duyên là chúng hợp lại đưa con người vào vòng sa đọa của tam ác đạo. Lục Tổ dạy rằng: “Tịch tịch bất kiến văn” nghĩa là không còn chấp nơi thấy, nghe, hay, biết thì có thanh tịnh nhẹ nhàng tức là thấy thì thấy tất cả mà như không thấy gì hết. Nghe, ngửi, nếm, xúc, biết cũng thế. Nói thế thì người chứng đạo cũng biết vui, biết đẹp, biết xấu, biết dở, biết tất cả đấy chứ, nhưng họ không đưa cái biết ấy vào tâm (vô trướckhông chấp) để rồi sanh ra tham luyến cho nên đối với họ cái gì cũng biết nhưng xem như không biết gì hết.

Đức Phật giới thiệu giáo lý “Như Thị” để người tu Phật có một cái nhìn, một nhận định chính xác về tánh “Như Thị” tức là “Như Vậy” của vạn pháp. Thập Như Thịtinh hoa, là giáo lý rất thâm sâu của kinh Pháp Hoa bởi vì chỉ có Phật với Phật mới có khả năng thấy biết cùng tận thật tướng của các pháp. Đó là các pháp đều có như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng nghĩa là thật tướng của tất cả các pháp có đầy đủ 10 như thị. Thí dụ Như thị tướng (Tướng như vậy) nghĩa là hình tướng của vạn pháp như thế nào chúng ta chỉ nên thấy biết như thế ấy, đừng thêm, đừng bớt, đừng cộng ngã kiến vào thì chúng ta nhìn đúng “Như Thị Tướng”. Do đó khi nhìn đóa hoa thì biết là đóa hoa, đừng cho là hoa đẹp, hoa xấu, hoa tươi hay hoa héo…

Con người vì không nhìn vạn pháp bằng “Như Thị” mà nhìn đời bằng những phạm trù đối đãi phân biệt cho nên mới sinh ra phải quấy, thương ghét, tốt xấu, thân sơ, vui mừng, buồn giận…Nếu nhìn vạn pháp bằng tánh “Như Thị” thì đó là lối nhìn theo Tri Kiến Vô Kiến. Ngược lại nếu con người dựa theo thiển kiến chủ quan của mình mà nhìn vạn pháp thì chắc chắn họ sẽ đánh mất tánh “Như Thị” cho nên lối nhìn này chính là Tri Kiến Lập Tri có thể đưa con người đến những nhận định không chính xác, sai lầm, thiếu hoàn hảo.

Vì thế kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy rằng:

Tri kiến lập tri tức vô minh bổn,
Tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn.

Nghĩa là nếu con người lấy sự thấy biết nếm ngửi bên ngoài đem vào tâm làm tâm phát khởi sự phân biệt khiến tham-sân-si dấy khởi thì đây là căn nguyên của vô minh. Còn thấy biết thì cái gì cũng thấy biết, nhưng không đem vào tâm thì thấy biết mà cũng như không thấy biết gì hết nên tâm hằng thanh tịnh thì đây chính là Niết bàn vậy.

Khi trí tuệ thấu suốt, lục căn thanh tịnh thì tuy biết đời là vô thường nhưng không có đau khổ, biết đời là khổ nhưng không trốn cái khổ mà tận diệt chúng để có an vui tự tại. Biết đời, vạn phápvô ngã nhưng không vì thế mà hủy diệt những cái có. Do đó mục đích chính vẫn là cải tạo làm cho lục căn được thanh tịnh thì tuy sống trong thế giới vô thường vô ngã mà ta vẫn an lạc tự tại Niết bàn. Vì thế đối với thế gian là khổ đau, là phiền não mà ta vẫn an vui hạnh phúc. Quán vạn pháp giai không thì tâm không dính mắc, không còn lưu luyến hay bị nhận chìm đọa lạc. Con người có khổ vì sống trong vô minh, bất giác cho nên khi thức tỉnh để biết rằng thật tánh của khổ là Phật tánh thì làm gì còn khổ nữa.

Ngày xưa lúc còn là vị Thái tử giàu sang quyền quý, sống trên nhung gấm lụa là mà Tất Đạt Đa đâu có hạnh phúc. Miệng ăn sơn hào hải vịvị đắng như ngậm bồ hòn. Ngủ nơi lầu son gác tía mà lòng cứ lo sợ nay bị kẻ này giết, mai người kia ám sát nên đi đâu mặc dầu lúc nào cũng có tiền hô hậu ủng mà lòng không an. Đến khi xuất gia thành đạo, ngày ăn một bửa đêm ngủ gốc cây mà lòng an vui tự tại. Vì thế đối với đức Phật bỏ tất cả thì sẽ được tất cả. Được tất cả nghĩa là không được gì hết tức là không còn dính mắc. Do đó tôn chỉ của đạo Phậtdiệt khổ chớ không trốn đời bởi vì khi quán chiếu để thấy biết cuộc đờivô thường vô ngã, tịch tịnh thì ở đâu cũng thanh tịnh, làm việc gì cũng an vui tự tại cho nên ngày xưa đức Phật đến đâu thì nơi ấy là cõi Phật thanh tịnh bởi vì tâm Ngài thanh tịnh thì thế giới sẽ an bình thanh tịnh theo.

“Rõ ràng đạo quả đâu xa
Chơn tu thành Phật, Phật là người tu”.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Lê Sỹ Minh Tùng

 

VÀI ĐIỀU NGẨM NGHĨ

Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ
Strength is NOT about HEAVY lifting, but lowering it down LIGHTLY
Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới
Respect is not just toward your UPPER (boss), but how to work withyour LOWER (staff)

Đẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại
Beauty is not to PULL others toward you, but how to KEEP them with you
Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống
Ugliness is not about a FACE, but it is about how one LIVES
Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ
Tactfulness is not about BIG ACTION, but about doing a SMALL GESTURE
Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị
Wonder is not about a SURPRISE, but about a FEELING
Buồn, không phải vì Bên Ngoài, mà ẩn ở Bên Trong

Sadness is not about a OUTER SURFACE, but about something HIDDEN WITHIN


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190696)
01/04/2012(Xem: 36300)
08/11/2018(Xem: 14975)
08/02/2015(Xem: 54130)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.