Phẩm 18 Tùy Hỉ Công Đức

25/05/201012:00 SA(Xem: 13107)
Phẩm 18 Tùy Hỉ Công Đức

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
GIẢNG GIẢI

Hoà thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Chân Không

 

PHẨM 18 TÙY HỈ CÔNG ĐỨC


Tùy là theo, hỉ là vui, người mà thấy ai làm điều thiện điều hay khởi tâm vui theo, thì gọi là tùy hỉ. Ở trước, Phật đã so sánh công đức của người nghe, tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, biên chép, giải nói kinh Pháp Hoa rồi. Giờ đây Phật lại nói công đức của người tùy hỉ khi thấy người khác thọ trì, đọc tụng... kinh Pháp Hoa như thế nào?

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, ngài Di-lặc Bồ-tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa này mà tùy hỉ đó, được bao nhiêu phước đức?" Liền nói kệ rằng:

 Sau khi Phật diệt độ

 Có người nghe kinh này

 Nếu hay tùy hỉ đó

 Lại được bao nhiêu phước?

2.- Khi đó, Phật bảo ngài Di-lặc Bồ-tát rằng:

- A-dật-đa! Sau khi Như Lai diệt độ nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và người trí khác, hoặc lớn, hoặc nhỏ nghe kinh này mà tùy hỉ rồi, từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại tăng phường, hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem pháp đúng như chỗ đã nghe mà vì cha mẹ tôn thân, thiện hữu tri thức tùy sức diễn nói. Các người đó nghe rồi tùy hỉ lại đi chuyển dạy người khác, người khác nghe rồi cũng tùy hỉ chuyển dạy, xoay vần như thế đến người thứ năm mươi.

 3.- A-dật-đa! Công đức tùy hỉ của thiện nam tử, thiện nữ nhân thứ năm mươi đó, ta nay nói, ông phải lóng nghe.

 Nếu bốn trăm muôn ức vô số thế giớisáu đường chúng sanh trong bốn loài sanh: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh hoặc có hình, không hình, có tưởng, không tưởng, chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, tất cả trong số chúng sanh như thế, có người cầu phước tùy theo đồ ưa thích của chúng muốn đều cung cấp cho đó. Mỗi mỗi chúng sanh cho các trân bảo tốt: vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã não, san-hô, hổ phách đầy cả Diêm-phù-đề và voi, ngựa, xe cộ, bảy báu làm thành những cung điện lầu gác v.v...

 Vị đại thí chủ đó bố thí như thế đủ tám mươi năm rồi mà nghĩ rằng: "Ta đã ban cho chúng sanh những đồ ưa thích tùy theo ý muốn, nhưng chúng sanh này đều đã già suy tuổi quá tám mươi, tóc bạc mặt nhăn gần chết chẳng lâu, ta phải dùng Phật phápdạy bảo dìu dắt chúng." Liền nhóm chúng sanh đó tuyên bày pháp giáo hóa, chỉ dạy lợi ích vui mừng. Đồng thời được đạo Tu-đà-hoàn, đạo Tư-đà-hàm, đạo A-na-hàm, đạo A-la-hán dứt hết cả hữu lậu, với những Thiền định sâu đều được tự tại, đủ tám món giải thoát.

 Ý ông nghĩ sao? Công đức của vị đại thí chủ đó được, có nhiều chăng?

 Ngài Di-lặc bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Công đức của người đó rất nhiều vô lượng vô biên. Nếu vị thí chủ đó chỉ thí tất cả đồ ưa thích cho chúng sanh, công đức đã vô lượng rồi, huống là làm cho đều được quả A-la-hán."

 Phật bảo ngài Di-lặc: 

- Ta nay rành rẽ nói cùng ông, người đó đem tất cả đồ vui thích thí cho sáu đường chúng sanh trong bốn trăm muôn ức vô số thế giới, lại khiến được quả A-la-hán, công đức của người đó được chẳng bằng công đức của người thứ năm mươi kia nghe một bài kệ kinh Pháp Hoatùy hỉ, trăm phần, nghìn phần, trăm nghìn muôn ức phần chẳng bằng một phần, nhẫn đến tính, đếm, thí dụ không thể biết được.

A-dật-đa! Người thứ năm mươi như thế, xoay vần nghe kinh Pháp Hoa, công đức tùy hỉ còn vô lượng vô biên a-tăng-kỳ, huống là người tối sơ ở trong hội nghe kinh mà tùy hỉ, phước đó lại hơn vô lượng vô biên a-tăng-kỳ không có thể sánh được.

GIẢNG:

 Mở đầu ngài Di-lặc hỏi Phật: Người nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ thì được bao nhiêu phước đức?

Phật vì ngài Di-lặc nói phước đức của người nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ, rồi ở chỗ khác chuyển nói tuần tự cho đến người thứ năm mươi, thì công đức của người thứ năm mươi này thù thắng hơn công đức của một thí chủ bố thí tứ sự bằng bảy báu sung mãn, và dạy cho vô số chúng sanh thuộc bốn loài ở trong vô số thế giới tu chứng quả từ Tu-đà-hoàn tới A-la-hán. Ở đây, tôi không nói bốn loài chúng sanh trong vô số thế giới mà chỉ nói loài người trên quả đất này thôi. Ai nuôi dưỡng hết loài người trên quả đất cho no ấm, rồi dạy cho họ tu chứng quả A-la-hán, thì phước đức chừng bao nhiêu? Với tình thức của phàm phu, chúng ta không thể nghĩ lường công đức của người đó, huống là vô số chúng sanh trong vô số thế giới, phước đức không thể toán số thí dụ nổi. Tại sao vậy? Vì bố thí cúng dườngviệc làm hữu vi, tuy có phước, nhưng phước hữu lậu sanh diệt nên có giới hạn. Và dù cho dạy vô số chúng sanh tu chứng quả A-la-hán, thì cũng chỉ là Niết-bàn của một ngày, chớ chưa phải chứng được Thể bất sanh bất diệt Như Lai. Nếu chứng được Thể bất sanh bất diệt của Như Lai, mới có thể tùy duyên ứng hóa vô lượng thân mà độ sanh. Còn chứng được Niết-bàn một ngày của A-la-hán, chìm trong lặng lẽ không làm lợi ích cho chúng sanh được. Vì thế mà không bì không sánh kịp. Người nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ tin nhận rồi giảng nói cho người khác nghe, người ấy đã nhận được cái nhân Phật chớ không phải cái nhân A-la-hán. Mà người đã nhận và tu cái nhân Phật thì chắc chắn sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì vậy nên nói phước đức của người thứ năm mươi nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ, thù thắng hơn phước đức của người bố thí và dạy cho vô số chúng sanh ở trong vô số thế giới tu chứng A-la-hán.

CHÁNH VĂN:

4.- A-dật-đa! Nếu có người vì kinh này mà qua đến tăng phường, hoặc ngồi, hoặc đứng, trong chốc lát nghe nhận, nhờ công đức đó chuyển thân sanh ra được voi ngựa, xe cộ, kiệu cáng bằng trân bảo tốt đẹp bậc thượng và được ở thiên cung.

Nếu có người ngồi trong chỗ giảng pháp, sau lại có người đến bèn khuyên mời ngồi nghe, hoặc chia chỗ cho ngồi, công đức của người đó chuyển thân được chỗ ngồi của Đế Thích hoặc chỗ ngồi của Phạm vương, hoặc chỗ ngồi của Chuyển Luân Thánh vương.

5.- A-dật-đa! Nếu lại có người nói với người khác rằng: "Có kinh tên Pháp Hoa nên cùng nhau qua nghe." Liền nhận lời bảo nhẫn đến nghe trong giây lát, công đức của người đó chuyển thân được với Đà-la-ni Bồ-tát, sanh chung một chỗ, căn tánh lanh lợi, có trí huệ, trăm nghìn muôn đời, trọn chẳng ngọng câm, hơi miệng chẳng hôi, lưỡi thường không bệnh, miệng cũng không bệnh, răng chẳng đen dơ, chẳng vàng, chẳng thưa, cũng chẳng thiếu rụng, chẳng so le, chẳng sếu gãy, môi chẳng trớt, cũng chẳng rút túm, chẳng thô rít, chẳng ghẻ mụt, cũng chẳng sứt hư, cũng chẳng cong vẹo, chẳng dày chẳng lớn, cũng chẳng đen nám, không có các tướng đáng chê.

Mũi chẳng xệp dẹp, cũng chẳng cong gãy, sắc mặt chẳng đen, chẳng hẹp dài, cũng chẳng hóm gãy, không có tất cả tướng chẳng đáng ưa, môi lưỡi răng nướu thảy đều nghiêm tốt, mũi lớn cao thẳng, diện mạo tròn đủ, mày cao mà dài, trán rộng bằng thẳng, tướng người đầy đủ, đời đời sanh ra thấy Phật, nghe pháp tin nhận lời dạy bảo.

A-dật-đa! Ngươi hãy xem khuyên nơi một người khiến qua nghe phápcông đức như thế, huống là một lòng nghe, nói, đọc, tụng, lại ở trong đại chúng vì người phân biệt, đúng như lời dạy mà tu hành.

Khi đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6.-Nếu người trong pháp hội

Được nghe kinh điển này 

Nhẫn đến một bài kệ

Tùy hỉ vì người nói

Xoay vần dạy như thế

Đến người thứ năm mươi

Người rốt sau được phước

Nay sẽ phân biệt đó.

Như có đại thí chủ

Cung cấp vô lượng chúng

Đầy đủ tám mươi năm

Tùy ý chúng ưa muốn

Thấy chúng: tướng già suy

Tóc bạc và mặt nhăn

Răng thưa, thân khô gầy

Nghĩ kia sắp phải chết

Ta nay phải nên dạy

Cho chúng được đạo quả

Liền vì phương tiện nói

Pháp Niết-bàn chân thật

Đời đều chẳng bền chắc

Như bọt bóng ánh nắng

Các ngươi đều nên phải

Mau sanh lòng nhàm lìa.

Các người nghe pháp đó

Đều được A-la-hán

Đầy đủ sáu thần thông

Ba minh, tám giải thoát.

Người năm mươi rốt sau

Nghe một kệ tùy hỉ

Người này phước hơn kia

Không thể thí dụ được.

Xoay vần nghe như thế

Phước đó còn vô lượng

Huống là trong pháp hội

Người tùy hỉ ban đầu.

Nếu có khuyên một người

Dắt đến nghe Pháp Hoa

Rằng: kinh này rất mầu

Nghìn muôn kiếp khó gặp

Liền nhận lời qua nghe

Nhẫn đến nghe giây lát

Phước báu của người đó

Nay nên phân biệt nói.

Đời đời miệng không bệnh

Răng chẳng thưa, vàng, đen,

Môi chẳng dày teo thiếu

Không có tướng đáng chê,

Lưỡi chẳng khô đen ngắn

Mũi cao lớn mà ngay

Trán rộng và bằng thẳng

Mặt, mắt đều đoan nghiêm

Được người thấy ưa mến

Hơi miệng không hôi nhơ

Mùi thơm bông ưu-bát

Thường từ trong miệng ra.

Nếu cố đến tăng phường

Muốn nghe kinh Pháp Hoa

Giây lát nghe vui mừng

Nay sẽ nói phước đó:

Sau sanh trong trời, người

Được voi, ngựa, xe tốt

Kiệu, cáng bằng trân báu,

Cùng ở cung điện trời.

Nếu trong chỗ giảng pháp 

Khuyên người ngồi nghe kinh

Nhơn vì phước đó được

Tòa Thích, Phạm, Chuyển luân.

Huống là một lòng nghe 

Giải nói nghĩa thú kinh

Đúng như pháp mà tu

Phước đó chẳng lường được.

 

GIẢNG:

 Tới đây, Phật nói công đức của người vì kinh Pháp Hoa mà ngồi hoặc đứng nghe trong chốc lát, hoặc nhường chỗ hoặc mời ngồi nghe kinh, thì được sanh lên cõi trời, được chỗ ngồi của Đế Thích, hay Phạm thiên và hưởng phước báo. Thông thường thì người tu Thập thiện suốt cả đời mà không lỗi giới, mới được sanh lên cõi trời cao nhất là trời Đao-lợi. Còn ở đây, chỉ ngồi nghe hoặc nhường chỗ mời người nghe kinh Pháp Hoa một chút, là được sanh lên cõi trời Phạm thiên... như vậy là quá dễ. Song, Phật dạy người khéo biết và hướng dẫn người sống với Tri kiến Phật, dầu trong một thời gian ngắn, tuy ít mà họ có chút lòng tin Tri kiến Phật thì công đức cũng vô kể. Bởi vì Tri kiến Phật là cái chân thật bất sanh bất diệt, tất cả pháp hữu vi không pháp nào sánh kịp. Chính vì vậy mà trong sử ghi rằng: Phật sanh ra đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn", trên trời dưới trời chỉ Ta là tôn quí. Ta là chỉ cho Tri kiến Phật thanh tịnh sáng suốt, có sẵn nơi mỗi người. Trong thế gian này, chỉ có Tri kiến Phật là cái thường hằng bất hoại, là hơn cả. Như vậy, tất cả công đức, tất cả vật quí báu, không có công đức nào, của báu nào bằng Tri kiến Phật. Nên người sống được với Tri kiến Phật dù chỉ trong chốc lát cũng là hơn tất cả.

Kế tiếp Phật nói thêm, người nghe kinh Pháp Hoa, hoặc nhường chỗ, hoặc mời ngồi nghe kinh được phước đức, khi chuyển thân, căn tánh lanh lợi, có trí tuệ, trán, mày, mũi, miệng, răng, lưỡi... đều được tướng tốt đầy đủ, đời đời sanh ra gặp Phật nghe pháp. Ở đây, hơi đặt nặng về miệng. Tại sao? Vì miệng mời người nghe pháp và khuyên người đến nghe pháp. Nên mọi tật xấu nơi miệng không có và chính người mời nghe kinh đã có đủ lòng tin đối với kinh Pháp Hoa, tức là đã biết mìnhTri kiến Phật thanh tịnh sáng suốt, nên thể hiện ra ngoài vui tươi, hài hòa thanh thoát... Còn người sống với điên đảo vọng tưởng, thì mặt nhăn má cóp gầy ốm, vì ăn không ngon, ngủ không được nên tâm buồn bực, nếu mở miệng ra là nói những lời xấu xa bần tiện, là chửi thề, nói thô tục. Đó là miệng hôi hám, lời nhơ bẩn...

Chúng ta thấy Phật giáo hóa rất khéo, Ngài nói kinh bao hàm cả sự và lý. Người thấu đạt được lý, sống với Tri kiến Phật của chính mình thì an nhàn tự tại, còn người chưa đạt được lý nương theo sự thì biết nhường nhịn, khuyến khích nhau nghe kinh, đó cũng là hành động tốt đẹp. Vì vậy người nghe ở trình độ nào cũng được lợi ích.

Tóm lại, Phật so sánh công đức của người tùy hỉ khi nghe kinh Pháp Hoa. Công đức người ấy siêu việt thù thắng hơn người bố thí cúng dường tứ sự cho vô số chúng sanh ở trên vô số thế giới và dạy cho họ tu chứng quả A-la-hán. Và người tùy hỉ khuyến khích người nghe kinh Pháp Hoa được tướng tốt ở nơi trán, mặt, mày, mũi, miệng...





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58789)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :