Phẩm 22 Chúc Lụy

25/05/201012:00 SA(Xem: 12582)
Phẩm 22 Chúc Lụy

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
GIẢNG GIẢI

Hoà thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Chân Không

 

PHẨM 22 CHÚC LỤY


Chúc là phó chúc, giao phó, Lụy là dặn dò nhiều lần để duy trì mãi mãi.

Chúc lụyphó chúc dặn dò sau chót, mà dặn dò nhiều lần. Thông thường ở các kinh thì lời dặn dò sau rốt nằm ở cuối kinh, nhưng tại sao phẩm Chúc Lụy nằm ở khoảng hai phần ba của bộ kinh Pháp Hoa? Như vậy có ẩn chứa ý nghĩa gì? Có phải ngài La-thập khi phiên dịch đặt lộn chăng? Đứng về mặt văn nghĩa chúng ta thấy có phần mâu thuẫn, nhưng đứng trên lãnh vực tu hành thì ngài La-thập không lầm lẫn. Vì ngang phẩm Hiện Bảo Tháp tới phẩm Chúc Lụy, là phần Thị và Ngộ Phật Tri kiến. Khi Phật chỉ cho đệ tử ngộ Phật Tri kiến rồi, nên Phật có lời dặnđệ tử nhớ bảo nhậm gìn giữ đừng để cho phiền não che khuất. Như vậy, Phật kết thúc là kế�t thúc phần Thị và Ngộ Tri kiến Phật, để đi tới thực hành ở sau, chớ không phải kết thúc toàn bộ kinh. Vì vậy mà phẩm Chúc Lụy nằm ngang đây.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, đức Thích-ca Mâu-ni Phật từ nơi pháp tòa đứng dậy, hiện sức thần thông lớn, dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng đại Bồ-tát mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó được này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông nên phải một lòng lưu bố pháp này làm cho thêm nhiều rộng."

Phật ba phen xoa đảnh các đại Bồ-tát như thế mà nói rằng: 

- Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó được này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên nói pháp này cho tất cả chúng sanh đều được nghe biết.

Vì sao? Đức Như Lailòng từ bi lớn, không có tánh bỏn sẻn, cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí huệ của Phật, trí huệ của Như Lai, trí huệ tự nhiên. Như Lai là vị đại thí chủ tất cả chúng sanh các ông cũng nên thọ học pháp của Như Lai, chớ sanh lòng bỏn sẻn. Ở đời vị lai nếu có người thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tin trí huệ của Như Lai, thời các ông phải vì đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khiến đều được nghe biết, vì muốn cho người đó được trí huệ của Phật vậy.

 Nếu có chúng sanh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, các ông nếu được như thế thời là đã báo được ơn của các đức Phật.

GIẢNG:

 Sau khi Phật chỉ cho đệ tử Ngộ Tri kiến Phật rồi, tới đây Ngài xoa đảnh các vị Bồ-tát ba lần mà căn dặn: Ta ở trong vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp, tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó được này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì đọc tụng rộng tuyên nói pháp này, cho tất cả chúng sanh đều được nghe biết. Phật đã tu tập pháp này đã thành Phật. Ngài bảo hàng đệ tử cũng phải một lòng tu tậptruyền bá pháp này. Chúng ta nhớ Phật dạy tu tập rồi mới truyền bá, chớ không phải truyền bá suông mà không tu tập.

Đến đây, Phật nêu lý do tại sao Ngài dặn dò như thế. Vì Phật là đấng Đại từ� bi, không có lòng bỏn sẻn, không sợ sệt, nên Phật muốn chỉ cho chúng sanh Trí tuệ Phật, Trí tuệ Như Lai, Trí tuệ tự nhiên. Chúng sanh mỗi người ai cũng có sẵn Trí tuệ Phật, Phật mới chỉ cho biết để nhận ra, gọi đó là cho, chớ không phải Ngài cầm lấy trí tuệ của Ngài đưa cho chúng sanh. Phật đã tu hành thành Phật; quả Phật là quả rốt ráo, Ngài đã được như vậy rồi, bây giờ Ngài dạy lại cho đệ tử tu hành cũng được như Ngài. Nếu Ngài có tâm bỏn sẻn chỉ dạy cho đệ tử tu thành La-hán, thành Bồ-tát thôi, không dạy cho tu thành Phật, để quả vị độc tôn một mình Ngài được, đó là Ngài bỏn sẻn. Nhưng Phật dạy cho tất cả chúng sanh tu để thành Phật như Ngài, không chịu cho ai ở các quả vị thấp, nếu đệ tử không nỗ lực tu hành, còn ở những tầng bậc thấp, Ngài quở rầy sách tấn cho tiến thêm, để viên thành quả Phật. Như vậy Phật quá đại từ đại bi muốn ai cũng được như Ngài. Vì vậy nói Ngài là Đại thí chủ. Ngài không muốn cho ai tu Phật mà được quả vị thấp hơn Ngài, ngoại trừ độ người căn cơ thấp phải tùy thuận dùng phương tiện dẫn dắt từ thấp đến cao. Đó là lòng từ bi và tâm bố thí của Ngài không có giới hạn.

 Phật lại dặn các vị Bồ-tát, sau này nếu chỉ thẳng Tri kiến Phật là chỗ cứu kính, mà người không hiểu không tin thì tùy đó mà linh động dạy các pháp khác, miễn sao cho người được lợi ích được vui mừng, đó cũng là đền ơn Phật rồi. Vì vậy, khi Phật mới thành đạo, thấy Chân lý tuyệt đối, Ngài muốn nói sợ người không hiểu, nên Ngài hạ thấp xuống dùng phương tiện giảng dạy. Như vậy chúng ta mới hiểu tại sao có những kinh nói khác, và kinh này lại nói khác. Đó là Phật vì căn cơ chúng sanh nên giảng nói có sai biệt.

CHÁNH VĂN:

2.- Lúc đó, các vị đại Bồ-tát nghe Phật nói thế rồi, đều rất vui mừng khắp đầy nơi thân càng thêm cung kính, nghiêng mình cúi đầu chấp tay hướng Phật, đồng lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ có lo."

Các chúng đại Bồ-tát ba phen như thế, đều lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin đức Thế Tôn chớ có lo."

Khi đó, đức Thích-ca Mâu-ni Phật khiến các đức Phật phân thânmười phương đến, đều trở về bổn độ mà nói rằng: "Các Phật đều về yên chỗ, tháp của Phật Đa Bảo được huờn như cũ."

GIẢNG:

Ở trên Phật ba phen dặn dò rồi dưới đây các vị Bồ-tát ba phen hứa: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ có lo." Tới đây là xong phần Thị và Ngộ Phật tri kiến, nên Phật yêu cầu các Phật phân thânmười phương đến, nên về lại bản xứ� và tháp Phật Đa Bảo trở về chỗ cũ. Ngang đây là xong phần Khai, Thị, Ngộ.

CHÁNH VĂN:

3.- Phật nói lời đó rồi, vô lượng các đức Phật phân thânmười phương ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo cùng vô biên vô số đại chúng Bồ-tát, bậc thượng hạnh thảy, ngài Xá-lợi-phất v.v... bốn chúng hàng Thanh văn và tất cả trong đời: trời, người, a-tu-la v.v... nghe Phật nói rồi đều rất vui mừng.

GIẢNG:

 Khi đã ngộ thì phải thực hành, nên Phật có lời phó chúc rồi thì Phật hóa thân và Phật Đa Bảo trở về bản quốc. Tới phần thực hành thì mỗi người tự hành, tự sống. Phật không còn chỉ dạy nữa. Thính chúng trong pháp hội nghe Phật phó chúc tất cả đều vui mừng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.