- Lời Đầu Sách
- Lược Khảo Lịch Sử Kinh
- Phẩm 1: Phẩm Tự
- Phẩm 2 Phương Tiện
- Phẩm 3 Thí Dụ
- Phẩm 4 Tín Giải
- Phẩm 5 Dược Thảo Dụ
- Phẩm 6 Thọ Ký
- Phẩm 7 Hóa Thành Dụ
- Phẩm 8 Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
- Phẩm 9 Phẩm Thọ Học Vô Học Nhơn Ký
- Phẩm 10 Pháp Sư
- Phẩm 11 Hiện Bảo Tháp
- Phẩm 12 Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm 13 Trì
- Phẩm 14 An Lạc Hạnh
- Phẩm 15 Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm 16 Như Lai Thọ Lượng
- Phẩm 17 Phân Biệt Công Đức
- Phẩm 18 Tùy Hỉ Công Đức
- Phẩm 19 Pháp Sư Công Đức
- Phẩm 20 Thường Bất Kinh Bồ Tát
- Phẩm 21 Như Lai Thần Lực
- Phẩm 22 Chúc Lụy
- Phẩm 23 Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm 24 Diệu Âm Bồ Tát
- Phẩm 25 Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn
- Phẩm 26 Đà La Ni
- Phẩm 27 Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự
- Phẩm 28 Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Toát Yếu Toàn Bộ
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
GIẢNG GIẢI
Hoà thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Chân Không
PHẨM 22 CHÚC LỤY
Chúc là phó
chúc, giao phó, Lụy là dặn dò nhiều lần để duy trì mãi mãi.
Chúc lụy là phó chúc dặn dò sau chót, mà dặn dò nhiều lần. Thông
thường ở các kinh thì lời dặn dò sau rốt nằm ở cuối kinh, nhưng tại sao phẩm
Chúc Lụy nằm ở khoảng hai phần ba của bộ kinh Pháp Hoa? Như vậy có ẩn chứa ý
nghĩa gì? Có phải ngài La-thập khi phiên dịch đặt lộn chăng? Đứng về mặt văn
nghĩa chúng ta thấy có phần mâu thuẫn, nhưng đứng trên lãnh vực tu hành thì
ngài La-thập không lầm lẫn. Vì ngang phẩm Hiện Bảo Tháp tới phẩm Chúc Lụy, là phần
Thị và Ngộ Phật Tri kiến. Khi Phật chỉ cho đệ tử ngộ Phật Tri kiến rồi, nên
Phật có lời dặn dò đệ tử nhớ bảo nhậm gìn giữ đừng để cho phiền não che khuất. Như
vậy, Phật kết thúc là kế�t thúc phần Thị và Ngộ Tri kiến Phật, để đi tới thực
hành ở sau, chớ không phải kết thúc toàn bộ kinh. Vì vậy mà phẩm Chúc Lụy nằm
ngang đây.
CHÁNH VĂN:
1.- Lúc bấy giờ, đức Thích-ca Mâu-ni Phật từ nơi pháp tòa
đứng dậy, hiện sức thần thông lớn, dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng đại
Bồ-tát mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu
tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó được này, nay đem phó chúc cho các
ông, các ông nên phải một lòng lưu bố pháp này làm cho thêm nhiều rộng."
Phật ba phen xoa đảnh các đại Bồ-tát như thế mà nói rằng:
- Ta ở trong vô lượng trăm
nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó được
này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên
nói pháp này cho tất cả chúng sanh đều được nghe biết.
Vì sao? Đức Như Lai có lòng từ bi lớn, không có tánh bỏn
sẻn, cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí huệ của Phật, trí huệ của Như
Lai, trí huệ tự nhiên. Như Lai là vị đại thí chủ tất cả chúng sanh các ông cũng
nên thọ học pháp của Như Lai, chớ sanh lòng bỏn sẻn. Ở đời vị lai nếu có người
thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tin trí huệ của Như Lai, thời các ông phải vì
đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khiến đều được nghe biết, vì muốn cho
người đó được trí huệ của Phật vậy.
Nếu có chúng sanh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như
Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, các ông nếu được như thế thời là đã báo
được ơn của các đức Phật.
GIẢNG:
Sau khi Phật chỉ cho đệ tử Ngộ Tri kiến Phật rồi, tới đây Ngài xoa đảnh các vị Bồ-tát ba lần mà căn dặn: Ta ở trong vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp, tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó được này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì đọc tụng rộng tuyên nói pháp này, cho tất cả chúng sanh đều được nghe biết. Phật đã tu tập pháp này đã thành Phật. Ngài bảo hàng đệ tử cũng phải một lòng tu tập và truyền bá pháp này. Chúng ta nhớ Phật dạy tu tập rồi mới truyền bá, chớ không phải truyền bá suông mà không tu tập.
Đến
đây, Phật nêu lý do tại sao Ngài dặn dò như thế. Vì Phật là đấng Đại từ� bi,
không có lòng bỏn sẻn, không sợ sệt, nên Phật muốn chỉ cho chúng sanh Trí tuệ
Phật, Trí tuệ Như Lai, Trí tuệ tự nhiên. Chúng sanh mỗi người ai cũng có sẵn
Trí tuệ Phật, Phật mới chỉ cho biết để nhận ra, gọi đó là cho, chớ không phải
Ngài cầm lấy trí tuệ của Ngài đưa cho chúng sanh. Phật đã tu hành thành Phật; quả
Phật là quả rốt ráo, Ngài đã được như vậy rồi, bây giờ Ngài dạy lại cho đệ tử
tu hành cũng được như Ngài. Nếu Ngài có tâm bỏn sẻn chỉ dạy cho đệ tử tu thành La-hán,
thành Bồ-tát thôi, không dạy cho tu thành Phật, để quả vị độc tôn một mình Ngài
được, đó là Ngài bỏn sẻn. Nhưng Phật dạy cho tất cả chúng sanh tu để thành Phật
như Ngài, không chịu cho ai ở các quả vị thấp, nếu đệ tử không nỗ lực tu hành,
còn ở những tầng bậc thấp, Ngài quở rầy sách tấn cho tiến thêm, để viên thành
quả Phật. Như vậy Phật quá đại từ đại bi muốn ai cũng được như Ngài. Vì vậy nói
Ngài là Đại thí chủ. Ngài không muốn cho ai tu Phật mà được quả vị thấp hơn
Ngài, ngoại trừ độ người căn cơ thấp phải tùy thuận dùng phương tiện dẫn dắt từ
thấp đến cao. Đó là lòng từ bi và tâm bố thí của Ngài không có giới hạn.
Phật lại dặn các vị Bồ-tát, sau này nếu chỉ thẳng Tri kiến Phật là chỗ cứu
kính, mà người không hiểu không tin thì tùy đó mà linh động dạy các pháp khác,
miễn sao cho người được lợi ích được vui mừng, đó cũng là đền ơn Phật rồi. Vì
vậy, khi Phật mới thành đạo, thấy Chân lý tuyệt đối, Ngài muốn nói sợ người
không hiểu, nên Ngài hạ thấp xuống dùng phương tiện giảng dạy. Như vậy chúng ta
mới hiểu tại sao có những kinh nói khác, và kinh này lại nói khác. Đó là Phật
vì căn cơ chúng sanh nên giảng nói có sai biệt.
CHÁNH VĂN:
2.- Lúc đó, các vị đại Bồ-tát nghe Phật nói thế rồi, đều rất
vui mừng khắp đầy nơi thân càng thêm cung kính, nghiêng mình cúi đầu chấp tay
hướng Phật, đồng lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ
vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ có lo."
Các chúng đại Bồ-tát ba phen như thế, đều lên tiếng bạch rằng:
"Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin đức Thế Tôn
chớ có lo."
Khi đó, đức Thích-ca Mâu-ni Phật khiến các đức Phật phân thân
ở mười phương đến, đều trở về bổn độ mà nói rằng: "Các Phật đều về yên
chỗ, tháp của Phật Đa Bảo được huờn như cũ."
GIẢNG:
Ở trên Phật ba phen dặn dò rồi dưới đây các vị Bồ-tát ba phen
hứa: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn
chớ có lo." Tới đây là xong phần Thị và Ngộ Phật tri kiến, nên Phật yêu
cầu các Phật phân thân ở mười phương đến, nên về lại bản xứ� và tháp Phật Đa
Bảo trở về chỗ cũ. Ngang đây là xong phần Khai, Thị, Ngộ.
CHÁNH
VĂN:
3.- Phật nói lời đó rồi, vô lượng các đức Phật phân thân ở mười phương
ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo cùng vô biên vô số đại chúng
Bồ-tát, bậc thượng hạnh thảy, ngài Xá-lợi-phất v.v... bốn chúng hàng Thanh văn
và tất cả trong đời: trời, người, a-tu-la v.v... nghe Phật nói rồi đều rất vui
mừng.
GIẢNG:
Khi đã ngộ thì phải thực hành, nên Phật có lời phó chúc rồi thì Phật hóa thân và Phật Đa Bảo trở về bản quốc. Tới phần thực hành thì mỗi người tự hành, tự sống. Phật không còn chỉ dạy nữa. Thính chúng trong pháp hội nghe Phật phó chúc tất cả đều vui mừng.