Hình Thức Và Nội Dung Của Thiền

17/07/201410:00 SA(Xem: 6238)
Hình Thức Và Nội Dung Của Thiền
THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông

4
 Hình thức và nội dung của Thiền

Hiện Pháp Lạc Trú

Bây giờ chúng ta cùng đọc tiếp bài Phương Pháp Đạt Thiền của Thầy Tăng Hội.

"Có bốn thiền. Sự thực tập thiền thứ nhất là để trừ khử những đối tượng tham ái và những lệch lạc do năm thứ say đắm gây ra như khi mắt thấy sắc thì tâm sinh dâm cuống, khi tai nghe âm, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, và thân xúc chạm những gì êm dịu thì tâm cũng sinh ra tham đắm. Những ai có chí hành đạo ắt phải xa lánh chúng." Như vậy thiền thứ nhất sở dĩ đạt được là do ta xa lìa được những đối tượng tham ái. Ta chưa thấy được bản chất của những đối tượng tham ái. Ta chỉ biết sợ nó thôi. Ta biết sợ nó tại vì nó đã làm cho ta đảo điên, nó đã làm cho ta đau khổ. Vì vậy cho nên thiền thứ nhất nằm ở trong một chữ là ly. Ly tức là xa lánh. Tức là muốn có an ninh thì phải xa lánh những cái đó. Đối với những ai đã có kinh nghiệm về những khổ Çau và hŒ løy do næm døc gây ra thì khi không bÎ bao vây bªi nh»ng hŒ løy và nh»ng tham Ç¡m kia, con người ta sẽ khỏe khoắn và an lạc hơn nhiều. Và nếu ta đặt được tâm ta vào trong tình trạng xa lánh như thế, tức là ta đã bắt đầu có sự an vui của thiền thứ nhất. Thiền thứ nhất gọi là ly sinh hỷ lạc, tức là nhờ sự xa lìa hệ lụy tham đắm mà sinh ra được niềm vui và hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc này tuy chưa phải là niềm vui và hạnh phúc lớn nhưng rất cần thiết trong buổi ban đầu. Chúng ta biết rằng năm yếu tố của thiền thứ nhất là hỷ, lạc, tầm, từ và tâm nhất cảnh, tức là định. Ở đây tuy ta đã có định rồi nhưng định này còn yếu. Niềm vui và hạnh phúc tuy có nhưng chưa được vững chãi lắm. Thầy Tăng Hội nói rằng đạt tới thiền thứ nhất thì cũng giống như là một người đã xa lánh được những kẻ thù của mình, những kẻ muốn cầm dao giết mình, những kẻ thù oán mình, chúng luôn luôn tìm mình để giết. Đây chỉ là một ví dụ thôi. Đã trốn được những kẻ thù oán và chạy lên được đỉnh núi cao, ta có cảm giác an ninh, nghĩ rằng bọn giết người kia sẽ không tìm lên tới được đây, nhưng tâm vẫn còn hơi sờ sợ. Lỡ chúng tìm tới được thì làm sao ? Cái nguy hiểm lớn nhất là khi nó không tìm tới mình mà mình lại tìm tới nó. Mình đã ở trên núi rồi mà vẫn có thể một hôm nào đó, giống như chàng dũng sĩ trong truyện Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, mình lại sinh ra cái tâm muốn xuống núi. Thành ra trong cái mừng vui đó, vẫn còn có một chút sợ sệt.

"Những ai có chí hành đạo ắt phải xa lánh chúng. Lại còn phải trừ diệt năm loại ngăn che: tham đắm, giận hờn, mê ngủ, lăng xăng, hối hậnnghi ngờ. Đối với những vấn đề như có đạo hay không có đạo, có Bụt hay không có Bụt, có kinh hay không có kinh... tâm, ý và thức được gạn lọc bởi chánh niệm trở nên thanh tịnh không cấu nhiễm; tâm sáng, thấy được chân lý, đạt tới trình độ không gì là không biết. Lúc bấy giờ các loài trời, rồng và yêu quỷ không còn mê hoặc được ta nữa. Đạt được thiền thứ nhất cũng như người có mười loại oán thù đã thoát thân lìa bỏ được, một mình lên ở trên núi cao không ai hay biết mình ở đâu, cho nên không còn lý do gì phải sợ hãi nữa. Người xa lìa được dục tình thì cảm thấy bên trong thanh tịnh và tâm ý yên ổn. Khi đã đạt được thiền thứ nhất rồi thì tiến lên một bước nữa hướng về thiền thứ hai." Thiền thứ nhất đưa lại cho ta những hạnh phúcan ổn như vậy nhưng kỳ thực những hạnh phúcan ổn đó chưa được vững chãi cho lắm. Thiền thứ hai là định sinh hỷ lạc. Hỷ lạc của thiền thứ nhất là ly sinh, nhờ sự xa lìa mà có, và trong thiền thứ hai niềm vui và hạnh phúc lại sâu sắc hơn, bởi vì nó được sinh ra bởi định chứ không phải bởi ly mà thôi. Ở đây tầm và từ bắt đầu vắng mặt và cố nhiên tâm nhất cảnh sẽ vững chãi hơn, và do đó định lớn hơn, và nhờ định lớn hơn nên hỷ và lạc ở đây cũng vững chãi hơn ở thiền thứ nhất.

"Đạt tới thiền thứ hai cũng như người đã thoát ly được những kẻ oán thù, tuy đang ở trên thâm sơn nhưng vẫn còn có chút lo lắng là những kẻ kia còn có thể tìm tới, cho nên lại còn muốn đi sâu hơn vào núi để ẩn mình. Kẻ hành giả tuy đã xa lìa mười thứ tình dục oan gia kia rồi, nhưng vẫn còn sợ những tên cướp dục tình này tìm theo để phá hoại và lung lạc ý chí hành đạo của mình." Chỉ cần nghe lên vài bài nhạc đứt ruột thì hạt giống ngày xưa đã có thể sống dậy, rồi biết đâu một ngày nào đó hành giả sẽ bước chân trở về cõi trần, vướng víu vào những hệ lụy của cuộc đời, thành ra cũng ngán lắm chứ ! Giặc đâu phải ở ngoài đi vào ? Giặc có thể từ bên trong đi ra, nên sợ là phải. Mình phải biết sức mình. Mình phải nương tựa tăng thân là vì vậy, không có tăng thân là nguy hiểm lắm !

"Đạt được thiền thứ hai thì các đam mê đã rời xa, không còn có khả năng làm ô nhiễm ta được. Trong thiền thứ nhất thì thiện và ác còn đối lập nhau, hành giả lấy thiện để tiêu diệt ác, ác lui thì thiện tiến tới; còn ở thiền thứ hai thì tâm vui mừng ngưng lắng lại, hành giả không còn dùng phương pháp lấy thiện diệt ác nữa, và vì vậy hai yếu tố vui mừng và thiện đều tự không còn. Mười điều ác đã tiêu tánchấm dứt, không còn điều kiện nào giúp cho chúng có thể từ bên ngoài xâm nhập vào tâm mình nữa. Cũng như trên đỉnh núi cao có một dòng suối, nước trong lòng suối không phải từ những dòng bên ngoài chảy vào, cũng không phải do mưa của loài rồng làm cho đầy, mà nước ấy chính từ lòng suối đi ra. Cũng như nước trong của dòng suối làm đầy lòng suối, những thiện pháp của hành giả lưu nhuận ra từ nội tâm của chính hành giả, và những thiện pháp cũng không phải từ các căn mắt, tai, mũi và lưỡi đi vào. Chế ngự được tâm như thế thì bắt đầu hướng về thiền thứ ba." Trong thiền thứ nhất thì mình cứ nghĩ rằng những kẻ thù ở ngoài, nhưng tới thiền thứ hai thì mình biết rằng không phải kẻ thù đi vào bằng sáu cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Kẻ thù chính là những hạt giống hệ lụy ngay trong tâm mình, và vì vậy cho nên ta không còn sợ bên ngoài nữa mà lo bảo trì ở cái bên trong. Cái vui mừng của thiền thứ nhất không còn nhưng ta có cái vui của thiền thứ hai, vững chãi hơn.

Thiền thứ ba là ly hỷ diệu lạc. Tới thiền thứ ba cái vui mừng này cũng được buông bỏ tại vì cái vui còn có những yếu tố kích động (excitement). Buông bỏ cái mừng đó thì gọi là ly hỷ. Diệu lạchạnh phúc mầu nhiệm. Cái lạc ở đây trở thành rất mầu nhiệm, và chính cái lạc này mà mình gọi là Hiện Pháp Lạc Trú. Hiện Pháp Lạc Trú là cái hạnh phúc của thiền thứ ba, đó là món ăn của các bậc thánh. Khi tầm và từ đã lắng rồi nghĩa là sự suy nghĩ dầu là chánh tư duy đã lắng xuống và cái rộn ràng của sự vui mừng cũng lắng xuống rồi, thì niềm vui của mình mới thật sự vững chãimầu nhiệm, niềm vui đó gọi là Diệu Lạc. Chính cái ấy mà Bụt gọi là Hiện Pháp Lạc Trú trong từng giây phút. Có thiền thứ ba rồi thì tuy là ở đây, trong cõi ta bà, trong thế giới hệ lụy, nhưng ta vẫn có hạnh phúc. Ta đã bắt đầu có chất liệu của thánh quả. Cùng sống trong một môi trường với nhiều kẻ khác, nhưng người thừa hưởng được cái Hiện Pháp Lạc Trú thì rất hạnh phúc, và những người kia thì rất đau khổ. Trong kinh có danh từ Phàm Thánh Đồng Cư, nghĩa là các bậc thánh với người phàm cùng ở chung một cõi. Điểm khác nhau là ở chỗ các bậc thánh đã xa lìa được ô nhiễmtà dục. Họ có tự do, và họ tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống, họ có hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Còn những người kia thì vẫn tiếp tục khổ đau ra riết. Có nhiều người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có được khi ta từ bỏ hoàn cảnh này. Đây là sự trốn chạy. Từ bỏ đây phải là từ bỏ thái độ đam mê, từ bỏ những sự ràng buộc. "Trong thiền thứ ba, hành giả duy trì chánh niệm của tâm ý một cách kiên cố, cả hai ý niệm thiện và ác cũng không lung lạc được mình; tâm an ổn như núi Tu Di, các điều thiện cũng không phải xuất phát từ bên ngoài; vì lý do là cả thiện và ác đều đã không xâm nhập được. Tâm như cành rễ hoa sen dưới đáy hồ, nụ hoa còn ngâm mình trong nước chưa chui lên khỏi mặt nước. Trong thiền thứ ba, sự thanh tịnh cũng giống như hoa sen, các yếu tố tiêu cực đã được trừ khử đi, thân và ý đều an ổn, điều phục tâm như thế để hướng về thiền thứ tư.

Tới thiền thứ tư thì cả hai ý niệm thiện và ác đều đã hoàn toàn khử bỏ, tâm không nhớ thiện cũng không giữ ác, nội tâm sáng trong như ngọc lưu ly, như nàng công chúa tắm gội tự thân sạch sẽ, lấy hương thơm ướp mình, xiêm y trong ngoài đều thay mới, tinh khiết thơm tho một vùng. Khi vị bồ tát do tâm ý đoan chính đạt được thiền thứ tư ấy thì bè lũ tà ma cấu uế không còn có cách gì che lấp được tâm ý của mình nữa." Tới thiền thứ tư thì cả hai ý niệm về Lạc và Bất Lạc (tức là khổ) đều được buông bỏ và chỉ còn tâm nhất cảnh. Chúng ta biết rằng trong quá trình thiền tập, ban đầu chúng ta cần nhiều yếu tố,nhưng rồi từ từ chúng ta bỏ bớt những yếu tố không cần thiết.

A La Hán Là Một Vị Bồ Tát

Tới đây chúng ta hãy đọc một đoạn văn của thầy Tăng Hội để nhớ tới một đoạn trong kinh Tứ Thập Nhị Chương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói về quả vị A La Hán như sau: "A La Hán giả năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trú động thiên địa." Khoáng kiếp thọ mạngđời sống của vị A La Hán miên viễn, không thể được đo bằng năm tháng. Trú động thiên địa là ở đâu thì trời đất ở đó rung chuyển, nghĩa là ảnh hưởng của đời sống của mình trên hoàn cảnh rất sâu sắc. Truyền thuyết cho rằng kinh Tứ Thập Nhị Chương ban đầu xuất hiện tại trung tâm Lạc Dương, do vua Hán Minh Đế cho một phái đoàn đi sang Ấn Độ để thỉnh. Sụ thật thì không phải như vậy. Thầy Đạo An, tác giả Chúng Kinh Mục Lục (mục lục của kinh Đại Tạng) trong tác phẩm ấy không có ghi tên kinh Tứ Thập Nhị Chương. Thầy cũng đã không ghi tác phẩm đầu tiên bằng chữ Hán về Phật giáo viết ở Giao Châu tức là Mâu Tử Lý Hoặc Luận. Lý dotại vì thầy là người Bắc, và thầy chỉ biết đến những kinh có mặt ở phương Bắc. Điều đó cho chúng ta thấy rằng kinh Tứ Thập Nhị Chương không xuất hiện từ trung tâm Lạc Dương, và nếu không xuất hiện từ trung tâm Lạc Dương thì kinh phải xuất hiện từ trung tâm Bành Thành hay là trung tâm Luy Lâu. Chúng ta đã được biết là trung tâm Bành Thành do trung tâm Luy Lâu mà được thành lập, và sử sách cho chúng ta biết là kinh Tứ Thập Nhị Chương đã lưu lại dấu vết tại trung tâm Bành Thành. Trong khi đó sách Mâu Tử Lý Hoặc Luận sáng tác vào thế kỷ thứ II có nói tới kinh Tứ Thập Nhị Chương, vì đoạn văn này phảng phất giống như đoạn văn nói về vị A La Hán trong Tứ Thập Nhị Chương. Chúng ta hãy đọc: "Như nhà họa sĩ có thể tự do sử dụng những màu sắc mà mình ưa thích, như người thợ gốm sử dụng đất thó có thể chế tạo ra bất cứ dụng cụ nào, lại cũng như nhà luyện kim tùy theo ý muốn mà chế tạo ra hàng trăm hàng ngàn thức trang sức xảo diệu, vị bồ tát làm cho tâm thanh tịnh đạt tới thiền thứ tư thì có thể làm được bất cứ cái gì mình muốn, như bay bổng trên không, phi hành trên không, đi dưới nước, phân thân tán thể, ra vào không ngăn cách, tồn vong tự do, sờ mó được cả mặt trời mặt trăng, làm rung động cả đất trời, thấy suốt nghe xa, không có gì mà không nghe không thấy." Chỉ có một điểm khác là kinh Tứ Thập Nhị Chương nói những điều này về vị A La Hán, còn thầy Tăng Hội nói về vị Bồ Tát, bởi vì thầy Tăng Hội xuất phát từ truyền thống đạo Bụt đại thừa, và thầy thấy thầy có nhiệm vụ đại thừa hóa thiền học. "Tâm đã định, quán đã minh, bồ tát đạt được nhất thiết trí, thấu được cả tình trạng khi chưa có trời đất và chúng sanh, biết được cả tâm ý của chúng sanh hiện tại trong mười phương, biết được những gì xảy ra từ khi chúng còn manh nha, thấy được (sự luân hồi của) chúng sanh khi làm người, khi làm trời, khi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khi phúc đức hết thì tiếp nhận tội báo, khi tai ương chấm dứt thì tiếp thọ hạnh phúc, nói tóm lại, không có điều gì xảy ra dù xa cách mấy mà không hay biết. Đó là hạnh quả của thiền thứ tư." Trong đoạn tới, thầy Tăng Hội nói về tầm quan trọng của thiền thứ tư, như là nếu không có thiền thứ tư thì hành giả sẽ không đạt tới những quả vị lớn như quả vị lục thông, ngũ thôngquả vị Bụt.

"Muốn đạt tới các quả vị nhập lưu, nhất lai, bất hoàn, a la hán hoặc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác chí chân bình đẳng của các vị Bụt thì phải có thiền thứ tư." Đây là thầy chịu ảnh hưởng của một kinh mà chúng ta đã trích dẫn trong đầu khóa tu, kinh đó đề cao tứ thiền. "Có rồi thì muốn gì cũng được. Cũng như vạn vật đều do đất sinh, những quả vị từ ngũ thông cho đến Như lai đều do thiền thứ tư mà thành tựu, cũng như mọi thành tựu của con người chỉ có thể đứng vững trên đất". Đức Như lai cũng vậy (xưa gọi là Đức Chúng Hựu) lại dạy: "Chúng sanh ở đời, kể cả thiên đế và các bậc tiên thánh, dầu có trí khôn thông minh xảo diệu cách mấy mà không biết kinh pháp, không đạt được định tứ khí thì vẫn còn bị liệt vào hàng ngu mông." Định tứ khí là cái định có công năng từ từ buông bỏ phóng khí những yếu tố không cần thiết. Định tứ khí tức là thiền thứ tư. "Đã đạt tới trí tuệ mà còn một lòng quyết chí gần gũi độ đời, thì đó là thiền độ vô cực nhất tâm của bồ tát vậy." Tới đây chúng ta nên nhắc lại rằng Tứ Thiềngiáo lý có thể do các vị tổ sư đưa vào rất sớm trong lịch sử của đạo Bụt, có thể là vào thế kỷ thứ I sau khi Bụt nhập diệt. Có rất nhiều chứng cớ, ví dụ như kinh An Ban Thủ Ý chẳng hạn. Trong kinh An Ban Thủ Ý tiếng Pali, ta tuyệt đối không nghe nói gì đến tứ thiền, nhưng trong phẩm An Ban Thủ Ý của Hán tạng, của kinh Tạp A Hàm thì lại có nói về tứ thiền. Những chứng cớ như thế rất nhiều. Chúng ta biết rằng hệ phái Đồng Diệp Bộ và hệ phái Hữu Bộ tách ra với nhau mấy trăm năm trước Thiên Chúa giáng sinh, một bên lên miền cực bắc Ấn Độ để hành đạo suốt một ngàn năm và một bên về tận Tích Lan. Hôm nay chúng ta may mắn có được hai tạng. Một tạng của Hữu Bộ và một tạng của Đồng Diệp Bộ để so sánh. Một bên là chữ Hán và một bên là chữ Pali, do đó khi ta so sánh hai kinh, nếu ta thấy những điểm gì mà hai kinh nhất trí với nhau, thì ta biết rằng những cái đó có trước sự phân phái. Còn những cái gì bên này có mà bên kia không có thì có thể được xem là thêm vào sau. Đó là tiêu chuẩn nghiên cứuso sánh. Vì vậy chúng ta biết rằng tư tưởng tứ thiền đã được đưa vào khá sớm, và được từ từ tiếp tục đưa vào trong các kinh điển. Nói như vậy không có nghĩa là người ta chỉ đưa Tứ Thiền vào trong các kinh của Hữu Bộ. Sự thực thì người ta cũng đưa Tứ Thiền vào trong các kinh của Đồng Diệp Bộ và đưa vào rất sớm. Vì thế khi học về Tứ Thiền, chúng ta nên biết rằng Tứ Thiền trước hết là khung cảnh của sự thực tập, cũng giống như một cái khung chúng ta sử dụng để treo một bức họa. Cái quan trọng là nội dung của Tứ Thiền, mà nội dung này tức là những cái chúng ta đã học như Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh ĐạoAn Ban Thủ Ý.

Buông Bỏ Để Có Thảnh ThơiAn Lạc

Đoạn kế tiếp của bài văn này nói về Tâm. Tâm tánh của chúng sanh vốn là sáng chói, vốn là minh diệu. Nhưng vì vọng tưởng, phiền não và khổ đau mà ánh sáng đó bị che lấp. Vì vậy sự thực tập là làm sao cho ánh sáng của tự tâm chiếu sáng trở lại, thì tự nhiên mình đạt tới hiểu biết.

"Ngày xưa có vị khất sĩ, sau khi thọ trai và tắm rửa, vào vùng đồi núi sâu thẳm, dưới gốc cây ngồi thiền, xoa tay, cúi đầu, nhất tâm lắng niệm, dùng tâm ý bên trong tiêu trừ năm thứ ngăn che. Sau khi năm thứ ngăn che đã được tiêu diệt, tâm của vị này bừng sáng. Bóng tối đi lui, ánh sáng còn lại, vị này mới quán chiếuđoái hoài tới các giới nhân, thiên và các loài chúng sanh bò, bay, máy, cựa, thương xót các loài này vì ngu hoặc mà còn ôm lấy năm thứ ngăn che, khiến cho cái tâm sáng thiện tuyệt diệu của họ bị ngăn chận (mà không phát khởi lên được). Khi ta tiêu trừ được năm thứ ngăn che thì các thiện pháp sẽ cường thịnh lên, như người nghèo sau khi đã trả hết được nợ cũ, nhờ khỏi cần trả nợ nữa cho nên ngày nào cũng đều có lợi tức đi vào, tâm ý người ấy rất hoan lạc." Tư tưởng bản tâm sáng chói và minh diệu là tư tưởng rất quan trọng. Sau này tư tưởng đó sẽ làm nền tảng để thiết lập tư tưởng Phật tánhtư tưởng Như Lai Tạng. Chúng ta cần biết điều đó vì sau này có những kinh Đại Thừa xuất hiện nói về Như Lai Tạng như king Bất Tăng Bất Giảm, Kinh Đại Niết Bàn, kinh Thắng Man Sư Tử Hốngkinh Lăng Già. Căn cứ trên kinh Lăng Giàchúng ta đã sử dụng danh xưng Như Lai Tạng Thiền, thường gọi tắt Như Lai Thiền. Điều này ta cũng phải biết sơ qua để sau này có thể nhìn rõ ràng hơn. Có Như Lai Thiền, rồi mới có Tổ Sư Thiền.

Hình ảnh đầu tiên mà thầy Tăng Hội đưa ra là khi mình xa lìa được năm thứ ngăn che, tà dục, giận hờn, thì mình là một người tự do không còn mắc nợ nữa. Hình ảnh này rất hay. Chừng nào anh còn tham đắm, còn đam mê một cái gì (như mê một bằng cấp), chừng nào anh còn giận hờn, còn oán trách người ta, còn ganh tỵ hoặc nghi ngờ, chừng đó anh còn mắc nợ. Vì vậy cho nên ta phải trả nợ hết cho rồi, vào dịp cuối năm, ta trang trải hết nợ nần để trở thành một con người tự do.

"Như người nghèo sau khi đã trả hết được nợ cũ, nhờ khỏi cần trả nợ nữa cho nên ngày nào cũng đều có lợi tức đi vào, tâm ý người ấy rất hoan lạc." Chúng ta phải tự hỏi là mình còn mắc nợ hay không, nếu còn mắc nợ thì ta phải lo trả nợ. Hình ảnh thứ hai: "Lại như kẻ nô lệ được trả tự do, khôi phục được quyền công dân." Chúng ta biết ở Đông phương, cũng như ở Tây phương, ngày xưa đều có chế độ nô lệ. Có nhiều người nghèo quá nên phải bán con của mình để làm đầy tớ cho những nhà giàu. Đứa con ấy phải làm việc hai mươi năm, ba mươi năm để trả nợ, rồi sau đó mới có tự do đi cưới vợ, đi lấy chồng để lập thành một gia đình. Ở Tây phương cũng vậy, ở bên Mỹ cho đến thời của Abraham Lincoln và Thomas Jefferson mà cũng còn nô lệ. Khi những người nô lệ đó được trả tự do, được hưởng quyền bình đẳng của một công dân thì họ rất sung sướng. Khi ta buông bỏ được tham đắm, giận hờn và nghi kỵ thì ta cũng có hạnh phúc tương đương. Ngày xưaViệt Nam đời Lý có một bà hoàng tên là Ỷ Lan. Xuất phát từ giới dân giả, bà đã làm phụ tá chính trị cho vua Lý rất giỏi và đã thuyết phục được vua bỏ tiền ra để chuộc những người nô lệ, trả tự do lại cho họ và tìm cách dựng vợ, gã chồng cho họ.

Hình ảnh thứ ba: "Như người bị bệnh nặng được chữa lành, làm cho cả chín họ mỗi ngày đều hứng khởi." Một người bị bệnh cứ nằm liệt giường năm này sang năm khác, tháng này sang tháng khác, làm cho nhiều thế hệ trong gia đình rầu rĩ. Đột nhiên một ngày nào đó có ông thầy giỏi tới chữa lành bệnh cho ông ta và làm cho sự vui mừng tràn lan ra cả chín họ. "Như kẻ trọng tội bị giam cầm nơi chốn lao tù được ân xá tìm lại tự do." Đây lại là một hình ảnh khác. "Lại như kẻ đi biển chuyên chở châu báu vượt qua hiểm nạn, về được tới nhà, thấy lại người thân, niềm vui vô lượng." Thầy Tăng Hội rất chú trọng đến công phu thực tập để buông bỏ được năm sự ngăn che gọi là Ngũ Cái. "Khi tâm ta còn ôm ấp năm thứ ngăn che thì ta còn khổ đau như trong năm trường hợp trên đây mà chưa được thoát. Vị khất sĩ thấy được chân đế, trừ khử được năm thứ ngăn che thì cũng như kẻ phàm thoát được năm tai nạn vừa kể. Khi các thứ ngăn che bị đẩy lui thì ánh sáng chiếu tới. Tất cả các ác pháp đều tiêu diệt, ý chí tu đạo sẽ cường thịnh và ta đạt tới thiền thứ nhất."

Đạo Và Đạo Chí

Ở đây có một danh từ mà ta đã dịch là ý chí tu đạo. Danh từ ấy là đạo chí. Đây là một danh từ quan trọng. Nên nhớ rằng chúng ta đang ở đầu thế kỷ thứ IIỊ Những danh từ bằng chữ Hán được sử dụng ở đây chưa được thuần nhất. Các kinh A Hàm, cho đến thế kỷ thứ IV và thứ V mới được dịch. Cho nên nhiều chữ mà thầy Tăng Hội dùng đã do thầy tự đặt ra. Chữ đạo chí này được thầy lặp lại nhiều lần. Chúng ta hãy đặt chúng ta vào trong hoàn cảnh của đầu thế kỷ thứ III tại Việt Nam. Có nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất là Giao Châu hồi đó tuy nội thuộc Hán nhưng văn hóa rất khác với văn hóa Trung Hoa. Có những quốc gia nằm dưới vùng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Chiêm Thành, Thái Lan, Lào, Nam Dương và Giao Châu. Tại Giao Châu hồi đó đạo Bụt chinh phục giới bình dân rất mau chóng. Lý do thứ nhất là Giao Châu chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Thứ hai là đạo Khổng và đạo Lão chỉ mới bắt đầu được truyền bá tới thôi. Giới trí thức nhà Hán cho rằng đạo Lão và đạo Khổng là đạo chân chính duy nhất, còn những đạo khác là đạo tà. Ý niệm đó không có ở Giao Châu hồi ấy. Khi được truyền vào Trung Quốc, đạo Bụt phải chinh phục được giới trí thức Lão và Khổng thì mới đi vào quần chúng được. Còn tại Giao Châu, đạo Bụt không gặp trở ngại này. Đạo Bụt đi thẳng vào quần chúng bình dân. Khi bắt đầu dịch kinh từ tiếng Sanskrit ra tiếng Hán, các vị cao tăng phải dùng những danh từ tiếng Hán. Trong đạo Lão có rất nhiều danh từ có thể sử dụng để dịch những danh từ đạo Bụt, ví dụ danh từ vô vi. Danh từ vô vi là một danh từ của đạo Lão, mà các Phật tử hồi đó đã dùng để dịch chữ asamskrita. Từ vô ngã, hồi đó được dịch là vô ngô. Đức Thế Tôn được dịch là Đức Chúng Hựu. Sa Môn dịch là Tang Môn. Đó là các danh từ mà thầy Tăng Hội sử dụng. Thành ra chữ "đạo" ở đây là một chữ rất được thông dụng trong Lão giáo. Đúng ra "đạo" là để dịch chữ "marga" là con đường thôi. Nhưng chữ "đạo" trong đạo học rất lớn, và vì vậy chữ "đạo" này đã được dùng để dịch tiếng "bồ đề" (bodhi), là giác ngộ. Ví dụ như "đắc đạo" tức là đạt tới bồ đề. Chữ "đạo" này không có nghĩa là con đường. Mới thấy con đường thì đâu có nghĩa là được đạo ? "Đắc đạo" không có nghĩa là thấy được con đường, mà là đạt được giác ngộ, giác ngộ bồ đề. "Đạo tâm" đâu phải là tâm con đường, mà là bồ đề. Vì vậy ta biết chữ "đạo" mà thế kỷ đầu đã sử dụng có nghĩa là bồ đề tâm. Cũng như trong bài "Chứng Đạo Ca" của thiền sư Huyền Giác, "đạo" này cũng có nghĩa là bồ đề. Chứng đạo là đạt tới sự giác ngộ, không phải là đạt tới con đường. Và từ từ con đường được đồng nhất với sự giác ngộ. Ngày xưa thầy Tăng Hội dùng chữ "đạo chí". "Đạo chí" tức là ý chí hành đạo, cái đó tương đương với sơ tâm của người xuất gia. Người phát nguyện đi xuất gia có một ý chí lớn. Ý chí đó sau này người ta gọi là bồ đề tâm. Đó là một cái tâm, một ý chí muốn hành đạo, muốn được giác ngộ, muốn tu tập, muốn thành công trong sự tu tập và đem thành quả tu tập ra để cứu độ những người khác, đem hạnh phúc của mình mà chia sẻ với người khác. Cái đó gọi là bồ đề tâm hay là đạo chí. Nếu trong đời sống hàng ngày, người tu không biết nuôi dưỡng đạo chí, cứ để cho đạo chí ấy từ từ mòn mỏi thì đó là một sự lỗ vốn. Vì vậy tăng thân và sự thực tập là những điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng đạo chí của ta mỗi ngày mỗi thêm lớn. Đạo chí tức là đạo tâm, mà đạo tâm tức là bồ đề tâm.

Chúng ta hãy đọc tiếp:

"Từ thiền thứ nhất đến thiền thứ hai cần phải thực tập ba điều: siêng năng, duy trì chánh niệmdụng công quán chiếu. Nhờ ba điều ấy mà hành giả sau này thành tựu được thiền thứ tư. Từ nhất thiền lên nhị thiền, do nhị thiền lên tam thiền, do tam thiền lên tứ thiền; tứ thiền cao hơn tam thiền, tam thiền hơn nhị, nhị hơn nhất.

nhất thiền, mười ác pháp đi lui, năm thiện pháp đi tới. Mười ác pháp là gì ? Mắt đắm chìm trong sắc, tai đắm chìm trong thanh, mũi đắm chìm trong hương, lưỡi đắm chìm trong vị, thân đắm chìm trong xúc, cộng với năm thứ ngăn che kể trên là mười ác pháp. Năm thiện pháp là gì ? Đó là tầm, từ, hỷ, lạc và tâm nhất cảnh. Năm thiện pháp này có mặt trong nhất thiền. Trong nhị thiền không còn tầm và từ, giữ tâm nội quán, các thiện pháp phát hiện và duy trì từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài đi vào theo ngã mắt, tai, mũi và lưỡi. Lúc bấy giờ hai ý niệm thiện và ác không còn tương can, tâm trú bên trong, và bên trong chỉ còn hỷ và lạc. Trong tam thiền không còn hỷ, tâm hướng về sự thanh tịnh, an nhiên vắng lặng, trạng tháiđức Thế Tôn và các bậc hiền thánh la hán gọi là trạng thái có khả năng diệt dục và thanh tịnh tâm ý. Bây giờ thân tâm mới thực sự an ổn. Tới tứ thiền thì bỏ yếu tố lạc và đạt được định vắng lặng. Chướng ngại của nhất thiền là tiếng ồn đi vào từ tai. Chướng ngại của nhị thiền là tầm và từ. Chướng ngại của tam thiền là hỷ. Chướng ngại của tứ thiềnsổ tức.Vì vậy trong nhất thiền ta chấm dứt tiếng ồn để lên nhị thiền. Trong nhị thiền ta chấm dứt tầm từ để lên tam thiền. Trong tam thiền ta chấm dứt hỷ để lên tứ thiền. Trong tứ thiền ta ngưng sổ tức để đạt tới không định. Bồ tát thực tập nhất tâm để đạt tới thiền độ vô cực là như thế."

Tới đây chúng ta hiểu thế nào là định tứ khí. Tứ khíbuông bỏ từ từ những yếu tố mà trước kia chúng ta cho là thiện pháp.

Nuôi Dưỡng Đạo Chí Bằng Cái Nhìn Sâu Sắc

"Có nhiều trường hợp thuận lợi cho ý chí tu đạo của vị bồ tát, và giúp cho vị này có được trạng thái nội tĩnh nhất tâm để đạt tới thiền định. Ví dụ khi thấy một người già cả, đầu bạc răng long, thân hình biến dị, thì vị bồ tát tự giác ngộ rằng bản thân của mình sau này cũng như thế, do đó mà có nhất tâm để đạt tới thiền định." Bồ tát có cái nhìn như vậy còn người phàm tục chúng ta thấy người già thì phớt tỉnh. Ta nói: "Già thì già, già là chuyện thường." Hoặc ta nói:" Ta còn trẻ. Còn lâu lắm, lâu lắm ta mới già". Cái già không gây được một ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. Chúng ta nên biết rằng Lục Độ Tập Kinh là một kinh mà trong đó thầy Tăng Hội góp lại rất nhiều câu chuyện về cuộc đời của Bụt và những chuyện tiền thân. Hằng trăm chuyện như vậy đã được kết tập lại để làm sáng ra những ý niệm về sáu pháp ba-la-mật. Khi đọc câu này, chúng ta biết trước rằng thế nào thầy Tăng Hội cũng đã kể chuyện thái tử Tất-Đạt-Đa đi ra bốn cửa thành để thăm dân. Trong chuyến đi ấy, Tất-Đạt-Đa gặp một người già và cái hình ảnh của một người già đập mạnh vào mắt và tâm của Tất-Đạt-Đa, làm cho Tất-Đạt-Đa không ăn không ngủ được. Và hình ảnh đó trở thành chất liệu nuôi lớn đạo chí. Phải tu tập như thế nào để chiến thắng được cái già, chiến thắng cái bịnh, chiến thắng cái chết. Kinh nghiệm về khổ đau này, Tất-Đạt-Đa đã có từ hồi chàng mới có chín tuổi. Hồi ấy, Tất-Đạt-Đa đang đứng trên bờ ruộng xem nông phu cày, thấy lưỡi cày xới đất lên, cắt đứt con trùn ra làm hai. Rồi thấy con chim đáp xuống, mổ con trùn lên ăn. Rồi thấy con chim lớn đáp xuống, mổ con chim nhỏ. Những hình ảnh như vậy đã đập vào mắt của Tất Đạt Đa. Lần đầu, những ấn tượng đó rất sâu đậm. Tất Đạt Đa khám phá ra rằng có những đau khổ đang được che dấu trong cuộc sống hằng ngày mà mình không trông thấy. Và tâm hồn của cậu bé xúc động mãnh liệt. Cậu bé mất hết tất cả sự bình an, cho nên cậu có khuynh hướng muốn ngồi lại suy tư. Trời nắng quá cho nên Tất Đạt Đa chạy lên trên đồi ngồi dưới một cây diêm phù, một cây hồng táo. Cậu ngồi xếp bằng như vậy và tâm trí đắm chìm trong những hình ảnh mới trông thấy. Đó là lần đầu tiên Tất Đạt Đa ngồi thiền. Ngồi thiền mà không biết rằng mình đang ngồi thiền. Vua Tịnh Phạn với hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề đi kiếm thì thấy cậu bé đang ngồi dưới gốc cây trên đồi, rất đẹp, đẹp cho đến nỗi hoàng hậu chảy nước mắt. Nhưng trong khi đó thì vua rất lo. Vua nghĩ: Thằng bé này, lỡ sau này nó đi tu thì nguy cho mình. Lúc đó có một bọn con nít đang đùa giỡn, hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề nói: "Các em đừng làm ồn. Các em không có thấy thái tử đang ngồi thiền sao, để cho thái tử ngồi thêm." Thầy Tăng Hội có ghi chuyện này vào Lục Độ Tập Kinh. Ý của thầy là: người tu đạo, khi mắt tiếp xúc với những hình ảnh, tai tiếp xúc với những âm thanh thì phải có chánh niệm sâu sắc để ghi nhận những gì mình nghe mình thấy. Tiếp xúc để làm cho đạo chí của mình càng ngày càng vững. Mình không làm như cánh bèo trôi trên nước bập bềnh, đi đâu cũng được. Mình phải có quyết tâm rất lớn. Cái đó gọi là đạo chí. Danh từ đạo chí được dùng trong bài này nhiều lần.

"Hoặc thấy một người bệnh, thân tâm nguy khốn và đau nhức như bị đao gậy gia hình, thì vị bồ tát cũng buồn và giác ngộ rằng thân ta sau này cũng sẽ như thế, và do đó cũng đạt tới thiền định." Thiền định ở đây có nghĩa là niệm lựcđịnh lực. Cái mình thấy bắt buộc mình phải làm việc. Làm việc đây tức là quán chiếu. "Hoặc thấy các chúng sanh vào lúc lâm chung, hơi thở ngừng lại, sức ấm không còn, thần thức bỏ đi, thân xác lạnh băng, rời bỏ thân thuộc, đem ra đồng vắng, chỉ vài ngày sau, thân thể ấy sình thối, bị chó sói hay diều hâu tới ăn, các loại côn trùng lúc nhúc phát sinh bên trong và trở lại tiêu thụ cơ thể ấy, máu nồng và chất loãng hôi hám rịn chảy xuống đất, sau đó hài cốt rã ra mỗi nơi một khúc, xương chân một nơi, xương tay một ngả, đầu lâu và răng mỗi thứ một nẻo. Người tu đạo quán niệm rằng: có sinh là có tử, kiếp người cũng như mọi sự vật đều như huyễn hóa, có hội họp là có phân ly, thần thức đi rồi thì thân thể phân tán, ta đâu có thể tránh được, chính bản thân ta rồi cũng sẽ đi qua tình trạng này." Đây là những câu lặp lại ý trong các kinh Niệm XứThân Hành Niệm. Chỉ có những người như Tất Đạt Đa khi thấy một người chết mới giữ được ấn tượng sâu sắc như vậy. Trong cung điện, có âm nhạc, có thức ăn ngon, có vợ con xinh, nhưng những cái đó không thể nào làm xao lãng tâm niệm của Tất Đạt Đa, xao lãng cái ý chí muốn tu học để tìm ra một con đường thoát cho mình và cho những người mình thương. "Thấy như thế mà cảm thươngnhất tâm đạt được thiền định. Hoặc thấy tử thi để lâu ngày, xương cốt tiêu hoại thành bụi thành đất, vị bồ tát tư duy sâu sắc và nói: thân thể ta rồi cũng thế; do đó nhất tâm đạt được thiền định." Người không thực tập thì nói: "Người này chết, may quá đó không phải là mình. Mình thì còn lâu mới chết." Và mình cứ an tâm ngồi trên trái bom nổ chậm. "Hoặc nghe nói tới những khổ đau khốc liệt của cảnh lửa cháy nước sôi ở chốn địa ngục, những cảnh lao nhọc đói khát lâu năm của loài quỷ đói và những cảnh khổ não của các loài súc sinh bị sát hại và cắt ra thành từng mảnh để làm thức ăn cho người ta. Bồ tát tư duy kinh ngạcnhất tâm đạt tới thiền định." Chữ "kinh ngạc" mang chất phản kháng, không chấp nhận. Khi ra chợ mua rau, thấy chợ có bán những miếng thịt đỏ hoét và gói lại trong những tờ giấy kính rất đẹp, ta không thấy được những điều mà Tất Đạt Đa đã thấy, ta không thấy một con vật đang sống bị thọc huyết, xẻ ra thành từng miếng. Vì lơ lủng nên ta không thấy được cái đau khổ của kiếp nhân sinh. "Hoặc thấy kẻ nghèo khổ chết đói chết rét, hoặc thấy kẻ có lầm lỗi bị phép vua hành hình, người hành đạo tâm niệm rằng: kẻ kia lâm nạn vì không có đạo chí, nếu ta không tu tập tinh tiến thì cũng có thể lâm vào tình trạng ấy, nhờ tư niệm như thế mà nhất tâm đạt được thiền định." Ta thấy chữ "đạo chí" đã được dùng lại một lần nữa. "Quán chiếu vào nội thân, thấy từ sự bức bách của đại tiểu tiện đến sự hiếp đáp của hàn nhiệt, bồ tát thấy rằng thân thể này là vô thườngbất tịnh, do đó nhất tâm đạt được thiền định. Hoặc thấy năm rủi mất mùa ngũ cốc, dân chúng nghèo đói nổi loạn, gây nên chiến tranh, thây chết chất đầy ngang dọc, thấy vậy mà thương tâm, nghĩ rằng nếu ta không hành đạo thì cũng sẽ hành xử như thế, do đó nhất tâm đạt được thiền định." Đó là chiến tranh. Đó là nghèo đói. Đó là bất công. "Nhận thấy có thịnh thì ắt có suy, giàu sang cũng không bảo tồn được, trẻ trung mấy cũng có ngày già nua bệnh tật, thọ mạng đi qua như lằn chớp, bồ tát thấy vậy mà ngạc nhiên, nhất tâm đạt tới thiền định." Ở đây ta lại thấy thầy dùng chữ "ngạc nhiên" một lần nữa.

Niệm, Tưởng Và Công Án

Ở đây ta thấy thầy Tăng Hội đã nhắc tới danh từ niệm thân. Niệm tức là anusmrsti, là một phép tu. Tiếng Pali là anussati. Chữ niệm ở đây được hiểu là quán niệm. Trước hết ta quán niệm về thân, rồi sau đó thực tập cửu tưởng quán, thấy được thân thể tan rã như thế nào và trở thành tro bụi như thế nào. Rồi tới quán niệm về sự nghèo khổ, về chiến tranh, về sự giết chóc các loài sinh vật để làm thức ăn. Quán chiếu về thịnh suy. Quán chiếu về vô thường. Quán chiếu về bất tịnh. Quán chiếu về những sự thật như giàu sang không bảo tồn được, tuổi trẻ cũng không bảo tồn được. Bây giờ đến phép quán chiếu về Bụt.

"Quán niệm về tướng hảo nguy nga không thể so sánh của Bụt, biết rằng tướng ấy là do công phu tu hành thanh tịnh nhiều đời mới đạt tới địa vị chúng trung tôn, duy trì niệm ấy trong tâm mà phát sinh hân hoan, do đó bồ tát nhất tâm đạt được thiền định. Quán niệm về giáo nghĩa thâm diệu của kinh pháp, về phạm hạnh cao viễn của các bậc sa môn, bồ tát nhất tâm đạt được thiền định." Đó là niệm Bụt, niệm Phápniệm Tăng.

"Tự nguyện đem thân hành đạo, trước sau vun bồi công đức, bồ tát nhất tâm đạt được thiền định.

Tư duy về những mong cầu của kẻ ngu muội, những hành xử sai trái với chánh pháp, những thứ này không những chỉ đem lại cho họ lao khổ mà còn khiến họ tạo thêm tội lỗi. Tư duy về chư thiên, hồi còn ở tại nhân gian, nhờ trì trai giữ giới, sau mới được sinh lên cõi trời, hưởng được thọ mạnghạnh phúc lâu dài, do đó bồ tát nhất tâm đạt được thiền định." Phép quán niệm này gọi là niệm thiên. Niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giớiniệm Thiên. "Tiếp nhận kinh Bụt, học hỏi chiêm nghiệm, vì đại chúnggiáo huấnchỉ dẫn, trong tâm hoan hỷ, nhờ đó bồ tát nhất tâm đạt được thiền định." Đây cũng là niệm Pháp.

"Phàm các loài chúng sanh, hễ có thành thì có hoại, mà khi có hoại thì có thống khổ, tư duy như thế mà phát sinh cảm thương, bồ tát nhất tâm đạt được thiền định." Đó là quán niệm về khổ đau của sự sống.

"Bản chất của loài hữu tình là không tự bảo vệ được tự ngã. Ai cũng phải đi qua quá trình biến hoại. Người hành đạo biết tự sợ hãi, ý thức rằng khi mạng chung mình có thể rơi vào đường dữ. Thấy được những tướng phồn vinh hạnh phúc, thật cũng như giả, đều như giấc mộng, người hành đạo chú trọng ở sự tỉnh ngộ, do đó nhất tâm đạt được thiền định." Đây là một pháp quán niệm gọi nhất thiết thế gian bất khả lạc, nghĩa là thấy những điều mà thế gian cho là hạnh phúc không phải là hạnh phúc thật sự. Bây giờ ta tới một pháp quán niệm gọi là niệm yểm ly thực tưởng. "Các thức ăn đi vào đường miệng thấy như có vẻ thơm ngon nhưng sau khi pha trộn với nước bọt và các chất loãng (trong ruột và dạ dày), sau cùng cũng biến thành phân tiểu. Ức niệm như thế mà biết nhờm gớm, do đó bồ tát nhất tâm đạt được thiền định."

Chúng ta đọc tiếp: "Người hành giả phải tư niệm về thiền thế nào cho đúng ? Ví dụ như khi mắt mình quan sát người chết, từ đầu tới chân, thì tâm mình phải tư niệm cho sâu sắc, ghi nhận cho chín chắn, và duy trì những hình ảnh ấy trong suốt thời gian đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, uống nước, và làm muôn ngàn chuyện khác. Duy trì niệm ấy trong tâm để củng cố đạo chí của mình rồi sẽ có thể nuôi dưỡng đối tượng chánh niệm trong thiền định một cách tự nhiên dễ dàng. Cũng như một người kia đang vít một đũa cơm trong nồi ra để thử xem cơm chín hay chưa, người ấy chỉ cần nhặt lấy một hạt cơm lên để quan sát, nếu một hạt mà chín rồi thì cả nồi cơm cũng đã chín. Một khi đạo chí đã mạnh thì tâm sẽ đi theo hướng ấy tự nhiên như một dòng nước chảy xuôi." Đoạn này rất quan trọng, vì nó dính líu tới cái mà sau này ta gọi là công án. Nghiên cứu về thiền, ta thấy rằng ở Trung Hoa thiền công án rất quan trọng. Công án là một đề án về thiền mà mình phải nuôi dưỡng cả ngày cả đêm. Công án thiền là một phương tiện giúp ta đem hết tất cả tâm tư, tất cả cuộc đời để tham cứu. Đi, đứng ngày đêm đều phải tham công án. Tư tưởng này đã có sẵn trong giáo lý của thầy Tăng Hội. Theo thầy phương pháp ấy cũng đơn giản thôi. Biết sống đời sống hằng ngàychánh niệm thì khi ta tiếp xúc với một cái gì thì cái đó trở thành một công án. Ví dụ như khi nghe tiếng hét của một con lợn bị chọc tiết trong đêm khuya. Tiếng ấy có thể trở thành ra đối tượng của sự quán chiếu của ta. Ta không có thể quên được. Đi, đứng, nằm, ngồi ta giữ lấy âm thanh đó. Hồi xưa và bây giờ cũng vậy. Khi nhà khoa học nghiên cứu về một đối tượng thì trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, người ấy luôn luôn chú tâm đến đối tượng ấy. Ngày xưa, ông Newton trong khi nghiên cứu về nguyên lý trọng tâm, tâm của ông hoàn toàn chú tâm vào đối tượng đó. Tuy không ở trong thiền viện, tuy không có thầy có bạn, nhưng trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống... ông đã để hết tâm ý vào chủ đề đó. Vì vậy cho nên hôm ấy ngồi dưới gốc cây táo, bị trái táo rơi trên đầu, ông đã tìm ra được thuyết trọng tâm. Người tu đạo cũng vậy, phải có định. Đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống... trong những thời gian đó, ta phải chú tâm vào một đối tượng. Có như vậy sức định mới đủ mạnh để chọc thủng được cái vô minh, và thấy được chân lý. Ta hãy đọc lại: "Người hành giả phải tư niệm về thiền thế nào cho đúng ? Ví dụ như khi mắt mình quan sát người chết, từ đầu tới chân, thì tâm mình phải tư niệm cho sâu sắc, ghi nhận cho chín chắn, và duy trì những hình ảnh ấy trong suốt thời gian đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, uống nước, và làm muôn ngàn chuyện khác. Duy trì niệm ấy trong tâm để củng cố đạo chí của mình rồi sẽ có thể nuôi dưỡng đối tượng chánh niệm trong thiền định một cách tự nhiên dễ dàng." Tu thiền không phải chỉ là ngồi thiền; những lúc ăn cơm, uống nước, đi, đứng, nằm và ngồi đều phải là những lúc thiền tập cả. Điều này không khác gì với thiền thoại đầu và thiền công án. Vì vậy cho nên ta thấy thầy Tăng Hội đích thực là tổ sư thiền học, không phải chỉ là của riêng Việt Nam, mà cả của Trung Hoa và Nhật Bổn sau này nữa. "Cũng như một người kia đang vít một đũa cơm trong nồi ra để thử xem cơm chín hay chưa, người ấy chỉ cần nhặt lấy một hạt cơm lên để quan sát, nếu một hạt mà chín rồi thì cả nồi cơm cũng đã chín. Một khi đạo chí đã mạnh thì tâm sẽ đi theo hướng ấy tự nhiên như một dòng nước chảy xuôi." Nước đẩy nước, và tự nhiên ta xuôi về hướng ấy, không cần cố gắng mệt nhọc mà tâm mình tự nhiên có định. Muốn có định, muốn dồn hết tất cả tâm lực về đối tượng quán chiếu ấy thì bí quyết là phải củng cố đạo chí. Mà đạo chí ở đây, ngoài cái nghĩa bồ đề tâm hay sơ tâm, còn có nghĩa của công án nữa. Ví dụ khi gặp thầy, mình được thầy dạy: "Này con, con hãy quán chiếu và cho thầy biết là nếu cái tất cả đi về cái một, thì cái một đi về đâu?" Từ ngày tiếp nhận câu hỏi đó, công án đó, người thiền sinh có thể mất ăn, mất ngủ. Hoặc ăn thì ăn, ngủ thì ngủ, nhưng công án đó cứ tiếp tục có mặt hoài từng giây từng phút và trong khi thiền sinh nằm ngủ, tâm thức của người ấy cũng vẫn tiếp tục làm việc. Không những ý thức làm việc mà tàng thức cũng làm việc. Cái đó gọi là thiền công án. Thiền thoại đầu cũng vậy. "Anh hãy cho tôi biết cái mặt mũi của anh ra sao trước khi bà ngoại anh ra đời" hay "Người niệm Phật là ai?". Nếu ta chỉ chú ý sơ sài tới câu hỏi thì ta sẽ không thể nào giải quyết được cả. Ta phải đầu tư hết tất cả con người của ta vào đấy. Tất cả thân và tâm của ta trong suốt ngày, suốt đêm phải ôm ấp nó thì công án mới vỡ ra, và ta mới có thể phát hiện được sự thật. Hình ảnh thầy Tăng Hội đưa ra rất hay. Thầy nói rằng khi đạo chí đã mạnh rồi thì tự nhiên ta không cần phải gượng ép thân tâmvẫn có thể tự nhiên đi về hướng định và hướng quán chiếu. Mình ép mình để có định rất khó, chỉ khi nào mình có một thao thức lớn, một ý chí lớn như nhà khoa học kia, muốn tìm tòi ra một cái gì rất quan trọng, thì tự nhiên tất cả tâm ý của mình và đời sống hằng ngày của mình sẽ đi về hướng ấy. Năng lượng này giống như một giòng nước, tự nhiên nước đẩy nước, chảy xuôi về một phía. Đọc trong bài Phương Pháp Đạt Thiền, ta thấy không những tư tưởng Như Lai Thiền đã có mặt, mà tư tưởng về thiền công án, thiền thoại đầu cũng đã bắt đầu có mặt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11002)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.