Mùa Phật Đản Trong Ký Ức Tuổi Thơ

23/05/20159:45 SA(Xem: 5673)
Mùa Phật Đản Trong Ký Ức Tuổi Thơ

blank
MÙA PHẬT ĐẢN TRONG KÝ ỨC TUỔI THƠ

Tỳ kheo Thích Nguyên Các

blankTuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.

Ngày ấy…

Mỗi kỳ lễ lớn, Phật tử xa gần, già trẻ cùng làm, mỗi người một việc. Nhất là mùa Phật đản, kỷ niệm ngày đấng Từ Phụ giáng sanh cõi thế, chùa chùa đều thiết lập lễ đài kính mừng đại lễ.

Lũ trẻ quê vài mươi năm trước, ngoài giờ học chính khoá trên lớp đâu phải đi học thêm, học ngoại khóa, hay phụ đạo như bây giờ, nên thời gian còn lại ngoài phụ gia đình chăn bò, phơi nông sản, hay dọn dẹp nhà cửa là cùng nhau chơi đùa. Nơi trẻ con trong xóm thường tụ tập để chơi các trò chơi nhân gian đó là sân chùa. Thế nên, hầu như ngày nào chúng tôi đều “đi chùa”. Điều ấy cũng có nghĩa là, các hoạt động vào những dịp lễ lớn của chùa, sao có thể vắng mặt đám nhóc chúng tôi được, nhất là thời gian làm lễ đài khi mùa Phật đản về.

Mục đích ý nghĩa của lễ đài, với trẻ con tám chín tuổi chúng tôi, không quan trọng. Mặc dù việc đưa ra ý tưởng thiết kế lễ đài, là khâu quan trọng nhất, tốn nhiều thời gian nhất, và có khi chúng tôi còn thấy các bác, các anh chị tranh luận rất nhiều. Mà hứng thú nhất với đám nhóc chúng tôi là từ khâu chuẩn bị vật liệu, và quá trình làm, vì khi ấy chúng tôi được tham gia. Tham gia rất nhiệt tình. Đám con nít, đôi khi không ý thức được, hoặc do ham vui, mà cứ sấn vào những công đoạn có thể làm chúng tôi bị thương, nếu thiếu cẩn thận. Tất nhiên là bị mắng, và bắt tránh ra xa. Thế nhưng, điều đó cũng không làm giảm sự “chăm chỉ” của chúng tôi, khi chân tay luôn táy máy hoạt động. Nhờ đó, chúng tôi dần hiểu được, cuộc sống có những việc phải thực hiện, cũng có điều không nên làm. Và, khi lễ đài được hoàn thành, mọi người khen đẹp và trang nghiêm, chúng tôi lại có dịp tranh công, cái đó tao khiêng, chỗ kia đứa nọ làm…Con nít thật là!

Rồi chúng tôi cũng lớn lên theo thời gian, kiến thức cũng rộng cùng năm tháng. Mười ba mười bốn tuổi, lúc này, mùa Phật mỗi năm, điều chúng tôi chờ đợi lại là những lớp ý nghĩa ẩn sau các hình tượng của lễ đài, chứ không chỉ đơn thuầnham vui nữa. Chúng tôi bắt đầu để ý đến cách thiết trí lễ đài Phật đản. Và, có những câu hỏi kèm theo. Qua những câu hỏi, chúng tôi hiểu hơn về bối cảnh lịch sử khi Thái tử ra đời, cũng như chủ đề từng năm được thể hiện qua lễ đài.

Đâu phải ngẫu nhiêu, hay chỉ cần thiết kế một mẫu lễ đài đẹp là được; mà lễ đài Phật đản cần phải chuyển tải những thông điệp, hoặc tái hiện lại lớp nào, hay một phần nào đó của lịch sử, hoặc cả hai yếu tố ấy.

Một năm, lễ đài nơi chùa làng tôi là một pho tượng Phật đản sanh, với hoa sen nơi bệ tượng được gắn điện rất công phu, đặt trên một quả địa cầu, khi mở điện quả cầu sẽ quay, hai bên là phần phông nền trời xanh, ngoài cùng có hai cột hình tứ giác với đôi câu đối “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, trên một đầu cột là chú chim giống chim bồ câu, đầu cột còn lại là huy hiệu của Giáo hội. Năm ấy, lần đầu tiên chúng tôi để ý và thắc mắc về ý nghĩa của lễ đài. Vì, lễ đài năm đó không theo mô-típ tái hiện cảnh vườn Lumbini khi hoàng hậu Maya hạ sanh Thái tử. Với thiết kế, bài trí như vậy, các bác giải thích cho chúng tôi rằng: tượng Phật đản sanh đứng trên quả địa cầu thể hiện đức Phật là người duy nhất trên cõi đời này, mở ra con đường cho tất cả chúng sanh thoát khỏi lục đạo luân hồi. Và, từ sau Chiến tranh thế giới II, thế giới bắt đầu lấy chim bồ câu làm biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc; mặc dù hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh. Với nghĩa đó, trên lễ đài hình tượng chú chim bồ câu hàm ý, Phật giáotôn giáo hòa bình, vì hòa bình của nhân loại. Sau khi nghe xong, có đứa thể hiện sự hiểu biết của mình, liền nói: cháu thấy con chim trên đầu cột kia giống chim Oanh vũ-tiền thân của đức Phật hơn. Người lớn cười và nói, cháu nghĩ vậy cũng được, nhưng chưa chính xác trong trường hợp này.

Năm sau đó, lễ đài Phật đản với sự cách điệu của chín con rồng phun nước, hai bên là đôi câu đối “Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh, chín rồng phun nước tắm kim thân”. Ý tưởng này được lấy từ tích, khi Bồ tát giáng sanh nơi cõi ta - bà, từ trên trời có làn nước mát, ấm do chín con rồng phun xuống để mừng đón, cũng như tắm cho Ngài.

Và cứ thế, mỗi năm một chủ đề, mỗi năm một bài học. Thật sinh động, ấn tượng, sâu sắc.

Phật đản Phật lịch 2539 dương lịch 1997, chùa quê chúng tôi hội chung với không khí chào đón Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ IV, nên lễ đài được thiết kế với tượng Phật đản sanh đứng nơi bục cao trung tâm, phía sau là tấm bản đồ Việt Nam, hai bên hình những cánh sen hồng vươn lên đậm tính dân tộc, đều được làm thành khối 3D; tất cả đều được tính toán gắn điện hài hòa, trang nghiêm. Qua thiết kế như vậy, các bậc cao niên muốn nhắn nhủ cùng con em rằng, đạo Phật luôn luôn song hành cùng đất nước và dân tộc Việt nam. Ôi đẹp làm sao!

Khi chúng tôi rời xa ngôi chùa quê, nó đã được trùng tu khang trang. Đi đó đi đây, cùng với những điều học được, thấy và trải nghiệm qua, là sự tăng trưởng của kiến thức, tâm hồn ngày càng rộng mở. Thời gian trôi qua ngần hai mươi năm, được tham dự lễ Phật đản tại nhiều nơi, rồi qua các kênh thông tin chúng tôi thấy, trên thực tế, có những nơi lễ đài Phật đản rất đơn điệu, thậm chí đưa vào những họa tiết trang trí không phù hợp với Phật giáo, thể hiện nền tảng văn hóa chưa vững. Điều đó càng làm chúng tôi thật khâm phục sự sâu sắc trong tâm hồn, nền tảng văn hóa dân tộc sâu rộng, cùng kiến thức lịch sử Phật giáo, cũng như mức am hiểu Phật pháp của các Phật tử nơi chùa quê.

Ngày nay, công cụ hiện đại, dịch vụ in ấn, cắt, vẽ khắp nơi, nên việc thực hiện lễ đài Phật đản không vất vả, tốn nhiều công sức và thời gian như ngày xưa nữa. Thế nhưng, thời nào cũng thế, những điều thể hiện qua lễ đài, luôn là yếu tố quyết định. Nói cách khác, để khoác lên lễ đài các lớp ý nghĩa, hay thông điệp nào đó, đòi hỏi những người lên ý tưởng phải có kiến thức cả thế học lẫn Phật học, sự am hiểu văn hóa, không chỉ văn hóa Việt Nam mà cả các nền văn hóa lớn của thế giới. Đặc biệt không thể thiếu cái nhìn thời đại. Như thế, khi lễ đài hoàn thiện sẽ có chiều sâu lịch sử, rộng về ý nghĩa văn hóa và mang tính thời đại cao. Nếu không, lễ đài sẽ trở thành “thảm họa”, khiến các bậc thức giả, trí giả đau lòng. Hoặc những người trẻ mới vào đạo sẽ hiểu không đúng với lịch sử, văn hóa, điều này thật không nhỏ. 

Phật đản PL. 2557




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14284)
28/04/2017(Xem: 9816)
10/06/2016(Xem: 11828)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :