NGƯỜI MANG KHẤT SĨ SANG TRỜI TÂY TK. Giác Minh Luật
Viết về Đức Ngài – Đức Đại lão Pháp sư Thích Giác Nhiên. Với con, người học trò nhỏ của Phật giáoKhất sĩhoài niệm về Ngài với những cảm xúcbình dị nhất từ tấm lòng của người con trong giáo pháp. Xin được gọi Đức Ngài bằng Thầy, để con cảm nhận được rằng, Thầy mãi bên cạnh chúng con để soi sángcon đường và ước nguyện của những người học trò Khất sĩ đang bước đi.
Người mang Khất sĩ sang trời Tây
Chúng con đã từng kể cho mọi người nghe về Thầy. Khi có người hỏi về sự hình thành và phát triển của Hệ phái Phật giáoKhất sĩ ngày nay. Vì con biết, con đường phát triển đó không thể thiếu đi hình ảnh của Thầy, về một Giáo hộiTăng giàKhất sĩThế giới tại Mỹ Quốc. Công của Thầy, tâm của Thầy đã đổ ra để mang những bước chân Khất sĩ được tiếp tục bước đi và in dấu trên những cung đường của vùng phương ngoại.
Nói đúng hơn, con xin được gọi Ngài là: “Người mang đuốc tuệ - Thắp sáng trời Tây”. Để ngày nay, trên những vùng lãnh thổ của Hoa kỳ, đâu đó đã và đang mọc lên vài chục ngôi tịnh xá, tịnh thất của Hệ phái Khất sĩ, với những đoàn chư Tăng trì bình khất thực vào những dịp lễ hội. Người tiếp nối thì ngày càng theo đó mà tiếp tục bước đường hành đạo, nhưng người khai sáng thì chỉ có một. Đó là Thầy. Người đã ra đi mãi mãi,…
Những chuyến Thầy về
Thầy trở vềViệt Nam năm 2011
Con đã từng hồi hộp, lẫn sự ước mong. Mình có được ngồi vào trên chiếc xe lam màu vàng của Tịnh xá Trung Tâm của một thời còn làm tập sự để đến sân bay Tân Sơn Nhất đón Thầy (năm 2011) nhân chuyến trở vềViệt Nam. May mắn đã mỉm cười, khi con đã được đủ duyên để tháp tùng với đoàn cung đón Thầy nhờ vào lý do là cần vài chú tập sự “khuân vác hành lý lên xe”.
Thầy ngồi trên chiếc xe lăn từ bên trong tiến ra, với hàng trăm Tăng Ni, Phật tử đứng bên ngoài nhìn vào mà vẫy gọi: “Pháp sư đang ra, Pháp sư đang ra đó mọi người”. Lòng con mừng, nhưng không kém phần hồi hộp. Vì chắc cái cảm giác như một người hâm mộ mà đang sắp được gặp thần tượng của mình. Và đúng, con đã thần tượng Thầy với quyển sách “Tứ kệ tỉnh tâm” khi còn là một đứa học sinh lớp 7, xin tiền mẹ để in quyển sách này ra để gởi tặng cho bạn bè cùng đọc, hay những bài pháp thoại mà Thầy đã giảng với những nụ cười đầy hoan hỷ trong từng câu chuyện Thầy kể, hay những trải nghiệm đời Khất sĩ từ chính Thầy trên bước đường hành đạo.
Con nhớ mãi Thầy đã từng kể lại: Có lần Thầy hướng dẫn phái đoàn đi hành hương ở Ấn Độ, các vị Phật tử trong đoàn đã xảy ra điều bất hòa, bực dọc với nhau. Thầy đã kêu lại và dạy: “Các vị đi hành hương hay đi hành xác”. Nhiêu đó thôi cũng đã làm cho con nhớ mãi, để tự ngẫm lời dạy sâu sắc của Thầy. Làm việc gì mà không hoan hỷ, không an lạc thì chẳng khác nào mình tự đang trói buộc mình.
Rồi Thầy được đưa ra ngoài cổng. Với hàng trăm Tăng Ni và Phật tử bao quanh Thầy để dâng hoacúng dường và chào đón sự trở lại quê hương của Pháp sư. Con thấy mình thật nhỏ bé, nên chỉ khép mình đứng từ một góc xa để thầm nhìn Thầy mà ngập tràn niềm mãn nguyện. Thầy ơi! Thầy đã về. Và con đã thấy Thầy rồi.
Con xin được gọi Thầy là: “Người trở về - có nhiều người đứng khép mình ở phía xa nhìn vào trong mãn nguyện”. Và trong đó có con.
Thầy đã cho chúng con niềm tự hào
Thầy tại đỉnh núi Linh Thứu Ấn Độ
Điều đó, là mỗi lần khi chúng con được “thao thao bất tuyệt” khi nói vềThầy –Đại lão Pháp sư Thích Giác Nhiên. Một vị cao tăng thời hiện đại, để mỗi khi nhắc đến Thầy với người khác. Chúng con đã cảm thấy tự hào “lây”, như người con trong gia đình tự hào vì có được một người cha hiền và thành đạt.
Còn chúng con sẽ mãi tự hào về Thầy về một người Thầy đã hy sinh cả cuộc đời vì giáo pháp, vì mối đạo Khất sĩ được truyền thừa, vì lý tưởngphụng sựchúng sanh hay tấm lòng từ bi vô hạn của Thầy, qua hình ảnh mỗi khi Thầy khóc khi hay tin đồng bào lũ lụt, hay nạn nhân chết vì thiên tai. Chúng con còn tự hào và sẽ nhắc mãi về Thầy - một người dẫn đường cho bao thế hệTăng NiKhất sĩ trên bước đường hành đạo từ sau khi Đức Tổ sưvắng bóngđến nay.
Thầy trên đường hành hương tại vườn Lộc Uyển, Ấn Độ
Vĩnh biệt Thầy, “Người mang Khất sĩ sang trời Tây”. Từ nay, phía trời Tây đã mất đi người Thầy hướng đạo, điểm tựatinh thầncho biết bao thế hệ đang ngày đêm mang giáo phápKhất sĩ được lan truyền ở phương trời hải ngoại.
Vĩnh biệt Thầy, “Người trở về - có nhiều người đứng khép mình ở phía xa nhìn vào trong mãn nguyện”.Từ đây, con sẽ không còn có cơ hội nào nữa để khép mình ở một góc tường để đón Thầy về. Và đây, chính là lần cuối cùng mà Thầy đã về với chúng con, với những người con Khất sĩquê nhà.
Vĩnh biệt Thầy, “Người đã làm cho những người con Khất sĩcảm thấy tự hào”chúng con sẽ mãi tự hào khi nhắc về Thầy, một vị Pháp sư khả kính của thế kỷ 21 thời hiện đại.
TK. Giác Minh Luật Du học sinhKhất sĩ tại Bangkok – Thái Lan, 10/08/2015. (Đạo PhậtKhất Sĩ)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.