Lễ truy niệm và cung tống kim quan cố HT. Thích Giác Nhiên
21/08/20151:01 CH(Xem: 12349)
LỄ TRUY NIỆM VÀ CUNG TỐNG KIM QUAN CỐ HT. THÍCH GIÁC NHIÊN Tin: Pháp Viên, ảnh: Ngọc Chơn | Đạo PhậtKhất Sĩ
Sáng ngày mùng 8 tháng 7 năm Ất Mùi (nhằm ngày 21/8/2015), tại Pháp việnMinh Đăng Quang, 505 Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2, TP. HCM, Ban Tổ chức Lễ tang và môn đồpháp quyến đã thành kínhcử hành lễ truy niệm và cung tống kim quan cố Đại lão Hòa thượngPháp sư Thích Giác Nhiên.
Từ tối ngày mùng 7 tháng 7 năm Ất Mùi, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ truy niệm và Cung tống kim quan cố Đại lão Hòa thượng đã được Ban Tổ chức Tang lễ chuẩn bị và sắp xếp chu đáo. Chương trình lễ truy điệu Đại lão Hòa thượngPháp sư Thích Giác Nhiên gồm có:
- Cung thỉnh chư tôn Giáo phẩm, chư vị khách quý quang lâm lễ đường; - Niệm Phật cầu gia bị; - Tuyên bốlý do; - Giới thiệuchương trình và thành phầntham dự; - Cung tuyên tiểu sửĐại lão Hòa thượngPháp sư Thích Giác Nhiên; - Lời tưởng niệm của TƯGHPGVN; - Điếu văn tưởng niệm của Hệ phái Khất Sĩ - Lời cảm niệm của Môn đồPháp quyến - Nghi thức lễ niêm hương tưởng niệm; - Cảm tạ của Ban Tổ chức; - Nghi thứcdi quan cung tiễn nhục thân đến nơi trà tỳ.
Đúng 6 giờ ngày mùng 8 tháng 7 năm Ất Mùi (nhằm ngày 21/8/2015), tại Pháp việnMinh Đăng Quang, 505 Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2, TP. HCM, Ban Tổ chức Lễ tang và môn đồpháp quyến đã thành kínhcử hành lễ truy niệm và cung tống kim quan cố Đại lão Hòa ThượngPháp Sư Thích Giác Nhiên, Giáo phẩm cấp cao của Hệ phái Khất sĩ - Thành viên sáng lập GHPGVN, Pháp tửTổ SưMinh Đăng Quang, Pháp chủ GHPG Tăng giàKhất sĩThế giới, Nguyên Viện trưởng Viện Hành đạoGiáo hộiTăng giàKhất sĩViệt Nam, Nguyên Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ, Viện chủkhai sơnPháp việnMinh Đăng Quang, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Viện chủkhai sơn Tổ đình Minh Đăng Quang, Westminster, bang California, Hoa Kỳ.
Không khí trang nghiêm, thành kính như phủ trùm cả Pháp viện, quang lâm lễ Truy niệm và cung tống kim quan có HT. Thích Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất Sĩ; HT. Thích Viên Giác, HT. Thích Giác Tường, Ủy viên Thường trực HĐCM GHPGVN; HT. Thích Giác Phúc, HT. Thích Giác Ngộ, HT. Thích Giác Cầu, HT. Thích Giác Lai, Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất Sĩ; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM; HT. Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Kiểm soát TƯ GHPGVN, Phó Trưởng BTS GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Giác Giới, Ủy viên TT HĐTS kiêm Phó Trưởng Ban Tăng sự TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Thường trực Giáo phẩm HPKS; HT. Thích Giác Hà, Phó BTS GHPGVN TP. HCM, Trị sự trưởng GĐ V – Hệ phái Khất Sĩ; cùng chư tôn đức Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phía Nam… cùng chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, BTS GHPGVN quận, huyện, các tự viện TP.HCM, chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất Sĩ, chư Tôn đức lãnh giáo phẩm lãnh đạo các Giáo đoànTăng Ni thuộc Hệ phái Khất Sĩ và cùng đông đảo Phật tử tại TP. HCM và khắp các tỉnh thành miền Nam miền Trung về đưa tiền giác linh cố Hòa thượng.
Về phía khách quý có sự hiện diện của đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ.
Sau lời tuyên bốlý do và giới thiệuthành phầntham dự của HT. Thích Giác Pháp, HT. Thích Giác Toàn đã cung tuyên Lược sử tưởng niệm Đại lão Hòa thượngPháp Sư Thích Giác Nhiên. Theo đó:
“Đại lão Hòa thượngPháp sư Thích Giác Nhiên, thế danh Nguyễn Văn Ất, tự Thành Được, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1923 tại huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, thuộc miền Tây Nam Bộ.
Đầu năm 1952, pháp duyên hội tụ, Hòa thượng được diện kiếnTổ sưMinh Đăng Quang. Sau khi lắng nghe diệu pháp chơn lý từ Tổ sư, Hòa thượng bừng ngộ, chí thànhđảnh lễTổ sư, cầu xinxuất gia và được Tổ sư thâu nhận đặt pháp danh là Giác Nhiên. Cố Hòa thượng thọ Sa-di năm Quý Tỵ (1953) tại Tịnh xáNgọc Viên, Vĩnh Long. Rằm tháng 7 năm Ất Mùi (1955), sau ngày Tổ sưvắng bóng, tại Tịnh xá Ngọc Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, Hòa thượng được Nhị Tổ chứng minhtruyền y bátcụ túc giới Tỳ-kheo.
Trong hai năm 1956 – 1957, Giáo đoàn Du Tăng Khất sĩ lần đầu tiên hành đạo từ Sài Gòn – Gia Định ra các tỉnh miền Trung, đến Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị – Đông Hà, và Hòa thượngPháp sư là một trong những thành viên giảng sưlỗi lạc của đoàn.
Sau đó, Hòa thượngPháp sư sau khi trở về lại miền Nam cũng thành lậpGiáo đoàn IV. Các ngôi tịnh xá, dấu tích một thời hành đạo, cảm hóabá tánhcư gia của Hòa thượngPháp sư còn lưu lại như: Tịnh xá Trung Tâm, Q. Bình Thạnh, nguyên là Trụ sở Trung ương của Giáo hội Tăng-già Khất sĩViệt Nam và nay là đạo tràngtiêu biểu của Hệ phái Khất sĩ, thành viên sáng lập GHPGVN; Pháp việnMinh Đăng Quang, Q. 2 - trung tâmtu tập, văn hóa và hoằng pháp của Hệ phái đang trên đà hoàn thiện, phát triển.
Năm 1966, Giáo hội Tăng-già Khất sĩViệt Nam được chính thứccông nhận. Trong Đại hội lần đầu tiên, đại chúng suy cử Hòa thượngPháp sư làm Tổng Tri sự trưởng kiêm Tổng vụ trưởng các Tổng vụ: Tăng sự, Hoằng pháp và Từ thiệnXã hội, đặt nền móng cho sự phát triển về sau. Hòa thượng đã hoàn tấttrọng trách này trong suốt 2 nhiệm kỳ.
Năm 1972, Giáo hội Tăng-già Khất sĩViệt Nam tổ chức Đại hội kỳ 3, chư Tôn đức Giáo phẩm quyết địnhthành lập 2 viện: Viện Chỉ đạo và Viện Hành đạo. Hòa thượngPháp sư được đại chúng suy cử chức vụ Viện trưởng Viện Hành đạo.
Tháng 9 năm 1978, Ngài chí thànhđảnh lễtri ânTổ tiên, Thầy Tổ trên quê hương thân yêu và bắt đầu thực hiệntâm nguyệndu hóahoằng pháp phương xa. Trong hơn 25 năm đầu (1979 – 2005) hoằng pháp tại Hoa Kỳ và đã thân lâm đến nhiều quốc gia trên thế giới từ Hoa Kỳ đến Canada, Úc châu, Pháp quốc.
Từ năm 1980, Hòa thượngPháp sư đã đứng ra xin phép và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuậncho phépthành lậpGiáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩThế giới, do Ngài làm Pháp chủcho đến ngày viên tịch. Cũng chính trong thời gian này, Hòa thượngPháp sư đã trực tiếp xây dựng và chứng minh cho chư Tônđức Tăng Ni đệ tửthành lập nhiều ngôi đạo tràngtịnh xá, thiền viện, tu viện tại những quốc độ mà Giáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ hải ngoại hiện diện hoằng hóa.
Hòa thượngPháp sư đã để lại nhiều công trìnhbiên soạn, sáng tác và ấn tống pháp bảo như: “Nghi thức tụng niệm”, in lại “Bộ Chơn lý” với đầy đủ 69 tiểu luận; sáng tác, biên soạn các tập sách, thơ văn: Pháp môntọa thiền, Ánh nhiên đăng, Thương nhớ mẹ hiền, Tiếng lòng người hiếu tử…
Gần một thế kỷ tu tập và hoằng dương chánh pháp không mệt mỏi, thân thểtứ đại cũng đến lúc mõi mòn, Đại lão Hòa thượng đã viên tịch ngày 3-8-2015 tại Hoa Kỳ, trụ thế 93 năm, hạ lạp 60 năm”.
HT. Thích Thiện Nhơn, thay mặt chư Tôn đức HĐCM, HĐTS đọc lời tưởng niệm của TƯ GHPGVN. Qua đó, Hòa thượng đã phân ưu về sự vĩnh viễn ra đi của cố Hòa thượngPháp sư, đó sự mất mát lớn lao đến toàn thểTăng Ni và Phật tử Hệ phái Khất Sĩ cũng là sự mất mát chung của Tăng Ni và Phật tửViệt Nam. Cuối lời tưởng niệm, Hòa thượng đã nói: “xin Giác linhĐại lão Hòa thượng hãy chứng minh và gia hộ cho Tăng Ni và Phật tửViệt Nam, Bồ-đề tâmkiên cố, ý chí kiên cường để hoàn thànhPhật sự trên mọi chặng đường tu học, hành đạo của xã hội. Đồng thời, xin thay mặt Hội đồngChứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng NiPhật tửViệt Nam xin chia sẻ sự mất mát lớn lao đối với Tăng Ni, Phật tử Hệ phái Tăng giàKhất sĩViệt Nam và nguyện hòa hợp đoàn kết một lòng, quyết tâmxây dựngGiáo hội Phật giáo Việt Nam trong đó có Hệ phái Khất sĩViệt Nam ngày càng vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc Việt Nam thân yêu”.
HT. Thích Giác Giới, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, đã đại diện Hệ phái Khất Sĩ đọc bài Điếu văn tưởng niệm. Lời điếu văn lắng động, sâu sắc thể hiệntrọn vẹn niềm xúc động, kính tiếc của môn nhân Pháp quyến đối với cuộc đời và đạo nghiệp cố Hòa thượngpháp sư. Tuy ngắn gọn, nhưng đã khắc họa trọn vẹn về phẩm hạnh thanh bần, giải thoát, chí nguyện cao viễn của bậc Trưởng lãocao Tăng cùng những năm tháng hành đạomiệt mài khắp hai miền Trung Nam đất Việt và gần 40 năm tại Hải ngoại.
TT. Thích Minh Thành, đại diệnmôn đồpháp quyến, đối trước Giác linh đài cố Hòa thượngPháp sư, dâng lời cảm niệm đối với ân đức Ân sư. Vị Pháp chủ, vị Đức Thầy khai lập giáo đoàn IV, vị Bổn sư, vị Thầy khả kính với hạnh nguyệntu tập và độ sanh cao cả, lòng từ bi rộng lớn tiếp chúng độ Tăng, tâm hạnh Bồ tátbố thí giúp đời. Thượng tọanhấn mạnh: Tất cả những gương hạnh ấy, những lời dạy đơn sơ, chân tình, mộc mạc ấy Tăng NiKhất Sĩ hậu học nguyện khắc ghi vào tâm trí và noi gương hạnh để tu học và hành đạo.
TT. Thích Minh Bửu, Đại diện Ban Tổ chức Tang lễ đã có lời cảm tạ, tri ân đến chư Tôn đức Giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư Tôn đức các Ban – Ngành - Viện TƯ GHPGVN, Chư tôn đức giáo phẩm các BTS GHPGVN các tỉnh thành và các BTS GHPGVN các quận, huyện tại TP. HCM, chư Tônđức Tăng Ni các Giáo đoàn thuộc Hệ phái Khất Sĩ cùng quý quan khách, quý Phật tử, đạo hữu trong nước và quốc tế đã đến viếng tang, đặt vòng hoa tưởng niệm, gửi điện thư phân ưu trong suốt những ngày diễn ra tang lễ.
Thể theo tâm nguyện của Đại lão Hòa thượng và Hệ phái, giây phút tiễn biệt kim quan Đại lão Hòa thượng về nơi trà tỳ đã diễn ra trang nghiêm theo nghi thứctruyền thống của Hệ phái Khất sĩ. Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN TP.HCM, chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ đã thành kínhniêm hương tưởng niệm Giác linh cố Đại lão Hòa thượngPháp sư Thích Giác Nhiên và sau đó chính thứccử hành các nghi thức cung tiễn kim quan.
8 giờ kém 10 phút, chư tônđức Tăng Ni, Phật tử cung tống kim quan cố Đại lão HT.Thích Giác Nhiên từ từ rời Pháp việnMinh Đăng Quang, đến Đài Hỏa táng Phúc An Viên, quận 9 cử hành lễ trà tỳ. Đoàn xe hoa dần rời Pháp viện tiến đến Đài Hỏa táng Phúc An Viên thực hiện lễ trà tỳ (ảnh: Giác Ngộ)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.