Truy Niệm Ân Sư

24/08/20153:15 SA(Xem: 10033)
Truy Niệm Ân Sư

blank
TRUY NIỆM ÂN SƯ

Thích QuảngThanh

ht-thich-tam-chau 002Ngưỡng bái bạch Giác Linh đức Trưởng Lão Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới!

Trời đất chuyển mình, buổi giao mùa không gian minh linh bất tận! Thần giao cách cảm, lòng người xao xuyến thương tiếc bậc đại sư đã thu thần nhập diệt thể nhập Niết Bàn.

Kính bạch đức Trưởng Lão Hòa Thượng ân sư!

Vẫn biết cuộc đời vốn dĩ vô thường, “Sinh Ký - Tử Quy”. Bậc đại sư Ngài đã thâu thần thị tịch hồi quy bản thể, cố nhiên tâm nguyện độ sinh đã hoàn thành, Bồ Tát không thể nào làm ngơ trước hình ảnh chúng sinh đau khổ. Phải chăng chính vì thế, Ngài đã trụ thế 95 năm để hành đạohóa độ chúng sinh bất phân mà không hề mỏi mệt.

Trước bối cảnh trang nghiêm hương trầm nghi ngút, chúng con môn đồ pháp phái và thành viên của giáo hội đốt nén tâm hương truy niệm công đức của Ngài, quá vĩ đại! Không có ngôn từ nào để mô tả cho hết. Ngài là bậc Thượng Nhân của thời thế.

Kính đảnh lễ giác linh ân sư! Con trộm nghe:

“Đức Thế Tôn 80 tuổi thọ, Ngài đến vườn Ta La Song Thọ thị hiện Niết Bàn. Đức Tổ Đạt Ma đến hồi Ngài cũng quảy dép quy Tây. “Pháp hữu hay pháp vô bản lai thường tịch tịnh, giác linh ngộ pháp đến đi tự tại tiêu diêu.”

Trần gian mộng, đời cũng huyễn mộng
Cuộc chia ly cảm động bùi ngùi
Trời man mác lạnh lùng sương khói
Tiếc thương thầy hình ảnh ngược xuôi

Ngài ung dung qua cầu sinh tử
Tiếng kinh chiều tha thiết nguyện cầu
Chuyện sinh tử thông thường như thế!
Niệm ân sư tâm thức lắng sâu

Ân đức ấy trùng trùng duyên khởi
Ngài đi rồi tình mãi ở đây
Trăng thiền thất lung linh ấn tượng
Ôi! Ngàn mây kết nối ngàn mây

Ngưỡng bạch giác linh thầy!

Cuộc đời của Ngài đã viết lên trang sử đầy nghị lực phi thường! Những biến cố thăng trầm của lịch sử không làm thầy nhũn chí trước mọi thử thách, kể cả bạo lực…Bậc trượng phu như Ngài đã can đảm lèo lái con thuyền Phật Giáo suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử thời đại. Ngài đã vân du khắp nơi vì tiền đồ đạo pháp và dân tộc. Ngài là bậc Tổ Sư ứng dụng phương tiện, tạo dựng chùa chiền, thiền thất cũng như tu viện để tiếp Tăng độ chúng và chan hòa tình cảm. Những thế hệ Tăng- Ni, từ trong nước lẫn Hải Ngoại đều cung kính chiêm ngưỡng ân đức cao cả của Ngài. Ngài là bậc danh Tăng “Tòng Lâm Thạch Trụ, Thiền Môn Quy Củ”, là ánh trăng soi sáng cho từng thế hệ trước và sau. Ngài không những là dịch giả nhiều quyển Kinh…Ngài còn là tác giả những tập thơ có bề dày xúc cảm, kiến thức uyên bác. Ngài đã chuyển hóa ngôn ngữ thành chất liệu thi ca truyền cảm. Những tưởng, công đức của Ngài đã trang trải muôn phương. Ân đức ấy, không làm sao phai mờ trong tâm thức của đại chúng.

Chốn Tổ Đình Từ Quang nối kết Tu viện Viên Quang đã biểu hiện sự kế thừa truyền thống Phật Giáo, đúng nghĩa “Tổ Tổ Tương Truyền, Báo Phật Ân Đức.” Tu viện Viên Quang núi rừng cô tịch in dấu chân bậc thiền sư ẩn hiện. Rừng núi kia vẫn là núi rừng thiên nhiên ẩn mật phiêu bồng, song từ đây núi rừng ngâm ngùi thương tiếc bậc đạo sĩ đã vắng bóng để lại dấu ấn thời gian.

Kính bạch Ngài!

Từ đây Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới vắng bóng bậc “Long Tượng” luôn luôn quan tâm tiền đồ đạo pháp và dân tộc. Tứ chúng đã mất đi bậc Thầy cao cả vì lòng từ bi chăm sóc tưới tẩm hàng hậu học, cơ hồ tưới tẩm những bông hoa tràn đầy sức sống trong vườn hoa nghệ thuật. Lý tưởng đẹp như tâm hồn cao đẹp! Sẵn sàng soi gương kế thừa sự nghiệp bậc Thầy Tổ phía trước để phụng sự chúng sinh cúng dường Chư Phật.

Trước di ảnh giác linh của Thầy, chúng con mạo muội cung kính dâng Thầy mấy vần thơ tạm gọi thay lời tiển biệt bậc ân sư.

Tự Tại Đến Đi

Trăng gối mộng núi rừng huyền thoại
Mây lững lờ trải khắp hư không
Người tặng hiến quá nhiều kỷ vật
Nhạc thiên nhiên hòa điệu nhạc lòng

Cả tâm nguyện tạo nên phong thái
Bước vân du thể hiện đạo tình
Dòng tuệ giác hài hòa sở đắc
Trì Tâm Kinh ứng dụng chân kinh
Thân tứ đại làm nên lịch sử
Gót chân mòn dấu ấn thời gian

Chỉ một thoáng tuổi so thế kỷ
Ánh Từ Quang kết nối Viên Quang

Những cát bụi hợp thành thực thể
Ngần ấy thôi tạm đủ cho đời
Những khúc hát du dương đồng vọng
Lối quay về cảm xúc đầy vơi

Người trăn trở tiền đồ Phật Giáo
Ai quan tâm tổ quốc lâm nguy
Ai soi sáng cơ đồ quê mẹ
Bậc trượng phu tự tại đến đi

Santa Ana 8/22/2015

Khể Thủ
Thích Quảng Thanh



MỤC LỤC





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11037)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :