Chương 4: Tội lỗisám hối

23/02/20162:31 CH(Xem: 4604)
Chương 4: Tội lỗi và sám hối

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 

Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

Chương 4 TỘi LỖiSáM hối

1. Chánh VĂn
佛言. 人有眾過. 而不自悔. 頓止其心. 罪來歸身. 猶水 歸海. 自成深廣矣. 有惡知非. 改過得善. 罪日消滅. 後會得 道也 Dịch nghĩa phật dạy: người tạo nhiều lỗi mà không biết ăn năn, sửa đổi tâm mình, thì tội sẽ dồn về thân như nước xuôi về biển, ngày càng sâu rộng. Có tội và biết đó là sai, sửa chữa lỗi lầm, trở về với điều thiện, thì tội từng bước được tiêu diệt, về sau ắt sẽ chứng đạo.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 1, số 001, Kinh phật thuyết Trường A-hàm, quyển 17, kinh Sa-môn quả, thứ 8, kinh số 27, hậu Tần, hoằng Thỉ, phật-đà Da-xá và Trúc phật niệm dịch. … Bấy giờ, vua A-xà-thế rời chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt lễ chân phật, bạch phật rằng:
- Cúi mong Thế Tôn nhận sự hối hận của con. Con vì cuồng, ngu si, tối tăm, không nhận thức. Cha con là Bình-sa vương, vua nước Ma-kiệt-đà, cai trị đúng theo pháp, không có thiên vạy. nhưng con bị ngũ dục mê hoặc, thật sự đã hại phụ vương. Cúi mong Thế Tôn rủ lòng thương xót, nhận sự sám hối của con. phật bảo vua: - ngươi ngu si, không nhận thức. nhưng đã tự mình hối cải. ngươi vì mê say ngũ dục mà hại phụ vương. nay trong pháp hiền thánh mà biết hối cải, tức là tự làm ích lợi cho mình. Ta vì thương tưởng ngươi, nhận sự sám hối của ngươi. Bấy giờ, vua A-xà-thế sau khi lễ phật, được phật giảng pháp cho nghe, được khai thị, giáo giới, làm cho ích lợi, hoan hỷ. Sau khi nghe những điều phật dạy, vua liền bạch phật: - Con nay quy y phật, quy y pháp, quy y Tăng. Xin chấp nhận con là ưu-bà-tắc trong Chánh pháp. Từ nay về sau, suốt đời không giết, không trộm, không tà dâm, không dối, không uống rượu. Cúi mong Thế Tôn cùng đại chúng sáng ngày mai nhận lời thỉnh của con. Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Khi vua thấy phật im lặng nhận lời, liền đứng dậy lễ phật, đi quanh ba vòng sau đó cáo lui. Vua đi chưa bao lâu, phật nói với các Tỷ-kheo rằng: - Vua A-xà-thế này, tội lỗi đã vơi bớt, đã nhổ trọng tội. nếu A-xà-thế không giết cha, thì ngay tại chỗ này đã được con mắt thanh tịnh thấy pháp. nhưng vua A-xà-thế nay đã hối lỗi, tội lỗi đã vơi bớt, đã nhổ trọng tội. (Kinh Trường A-hàm, Tuệ Sỹ dịch và chú,  nXB.phương Đông, 2008, tr.748-749)
大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0001. 佛說長阿含經卷第十七. 二 七, 沙門果經第八. 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯.
…爾時. 阿闍世王即從坐起. 頭面禮佛足. 白佛言. 唯願世尊 受我悔過. 我為狂愚癡冥無識. 我父摩竭瓶沙王以法治化. 無有偏 枉. 而我迷惑五欲. 實害父王. 唯願世尊加哀慈愍.受我悔過佛告王 曰. 汝愚冥無識.但自悔過. 汝迷於五欲乃害父王. 今於賢聖法中能 悔過者. 即自饒益. 吾愍汝故. 受汝悔過. 爾時,阿闍世王禮世尊足 已. 還一面坐. 佛為說法.示教利喜.王聞佛教已. 即白佛言. 我今歸 依佛. 歸依法. 歸依僧. 聽我於正法中為優婆塞. 自今已後. 盡形壽 不殺,不盜, 不婬, 不欺, 不飲酒. 唯願世尊及諸大眾明受我請.爾時. 世尊默然許可.時. 王見佛默然受請已. 即起禮佛. 遶三匝而還. 其去 未久. 佛告諸比丘言. 此阿闍世王過罪損減.已拔重咎. 若阿闍世王 不殺父者. 即當於此坐上得法眼淨. 而阿闍世王今自悔過. 罪咎損 減.已拔重咎. ĐTKĐCTT, tập 4, số 200, Kinh Soạn tập bách duyên, quyển thứ 2, phẩm Báo ứng thọ cúng dường, thứ 2, nhân duyên Thiên Đế-thích cúng dường phật, thứ 15. ngô, nguyệt Chi, ưu-bà-tắc Chi Khiêm dịch. … Đức phật ở tại thành Vương-xá, trong rừng trúc Ca-lanđà. Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa ngu si cùng cực, kiêu mạnganh ghét, đã chỉ dẫn vua A-xà-thế chế luật phi pháp. Vua đánh trống và ban lệnh: Dân chúng không được mang vật phẩm cúng dường Cù-đàm. Trong thành lúc ấy có nhiều người đệ tử phật, nghe điều đó nên ưu sầu khóc lóc, áo não bi thảm, cảm thấu đến cõi Trời, làm cho cung điện nơi đó rung động, bất an. Lúc này Thiên Đế-thích khởi lên suy nghĩ: Vì nhân duyên gì mà cung điện của ta dao động như vậy? Liền tự quan sát và thấy, do vua A-xà-thế chế luật phi pháp, khiến người trong thành sầu não khóc lóc, cảm đến chư Thiên, làm cho Thiên cung dao động.
Sau khi quán sát, Đế-thích giáng phàm và lớn tiếng truyền rằng: hôm này tự ta sẽ cúng dường Đức phậtTăng chúng. nói xong, Đế-thích đến ngay chỗ Đức phật, trước lễ chân phật, sau đó quỳ xuống thỉnh phật: Cầu mong Đức Thế Tônchúng Tăng nhận sự cúng dường của con cho đến trọn đời. phật không chấp thuận. Đế-thích lại bạch: nếu như không thọ nhận sự cúng dường của con đến hết đời, thì cho con cúng dường năm năm cũng được. phật không hứa khả. Đế-thích lại thưa: nếu như không cho con cúng dường năm năm thì cho con cúng dường năm tháng. phật lại từ chối. Đế-thích lại bạch: nếu như không cho con cúng dường năm tháng thì mong phật cho con cúng dường năm ngày. phật chấp thuận. ngay khi đó, Đế-thích biến rừng trúc Ca-lan-đà thành điện Tỳ-xà-da. giường chiếu, ngọa cụ, thức ăn cõi Trời dụng phẩm bằng vàng, cùng với chư Thiên, tự tay sắp đặt, cúng dường Đức phậtchúng Tăng. Vua A-xà-thế ở trên lầu cao, xa trông về rừng trúc Ca-lanđà như cung điện xứ Trời, với thức ăn tô-đà của cõi Trời, đựng trong vật dụng bằng vàng, thấy Thiên Đế-thích cùng với Thiên chúng tự tay cúng dường Đức phậtchúng Tăng. Chứng kiến việc đó, vua A-xà-thế đã tự trách mình và cực kỳ giận dữ mắng Đề-bà-đạt-đa: ngươi là hạng ngu si, tại sao bảo ta ngang ngược ban hành điều luật phi pháp với Đức Thế Tôn? nói điều đó xong, vua bèn hướng về trú xứ của phật, khởi lòng tín kính sâu rộng. Lúc đó quần thần tâu vua rằng: Cầu mong bệ hạ sửa đổi điều luật đã ban hành, cho phép dân chúng được chiêm ngưỡng Đức như Laitùy duyên cúng dường. Vua chấp thuận, liền ra sắc lệnh, sai quân hầu cận đánh trống thông báo: Từ nay trở đi, cho phép dân chúng liệu biện thức ăn cúng dường Đức phật. Bấy giờ Đức Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp, khiến cho đại chúng, tâm thông ý tỏ, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-nahàm, cho đến phát tâm Bồ-đề Vô thượng. Các vị Tỷ-kheo chứng kiến mọi việc, cảm thán rằng, đó là việc chưa từng có, nhân đó bạch phật: như Lai Thế Tôn, quá khứ đã gieo trồng phước gì, đến hôm nay được Thiên Đế-thích long trọng cúng dường? phật dạy các vị Tỷ-kheo, các ông nên lắng nghe, nay Ta sẽ vì các ông mà phân biệt giải nói. nhiều đời về trước, tại nước Ba-la-nại, có Đức phật ra đời, hiệu là Bảo Điện, cùng với các vị Tỷ-kheo, tuần tự giáo hóa đến nước già-sí. Quốc vương nghe phật đến liền cùng với quần thần cung đón Thế Tôn, quỳ gối thỉnh phật: Cho phép con được cúng dường bốn thứ cần dùng trong ba tháng. Đức phật hứa khả và thọ nhận cúng dường. nhân đó, Đức phật đã thuận thứ thuyết giảng, khiến nhà vua phát tâm Bồ-đề và được phật thọ ký: Trong đời vị lai, ông sẽ thành phật, hiệu là Thích-ca Mâu-ni, hóa độ chúng sanh vô số, không thể tính kể. Đức phật nói với các vị Tỷ-kheo, vua già-sí thời ấy, chính là Ta hôm nay, quần thần của nhà vua khi xưa chính là các vị Tỷ-kheo ở đây vậy. Do vì ngày xưa Ta đã cúng dường phật, trải qua vô lượng đời, không đọa địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, dù ở cõi Trời hay cõi người thường gặp cảnh an vui, cho đến ngày nay thành phật, được hàng Trời, người cúng dường. Lúc ấy, các vị Tỷ-kheo nghe phật dạy như vậy đều hoan hỷ phụng hành.
大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0200, 撰集百緣經卷第二, 報應受 供養品第二, (一五),天帝釋供養佛緣. 吳月支優婆塞支謙譯
…佛在王舍城迦蘭陀竹林.爾時提婆達多極大愚癡. 憍慢嫉妬. 教阿闍世王. 立非法制. 擊鼓唱令. 不聽民眾齎持供養詣瞿曇所. 時 彼城中有信佛者. 聞是制限.憂愁涕泣. 悲感懊惱. 感天宮殿動搖不
安. 時天帝釋作是念言. 我此宮殿. 有何因緣. 如是動搖. 尋自觀察. 見 阿闍世王. 立非法制. 令彼城人憂愁涕泣. 感我宮殿動搖如是. 尋即來 下. 高聲唱言. 我今自當供養佛僧. 作是唱已. 即往佛所. 前禮佛足. 長 跪請佛. 唯願世尊. 及比丘僧. 盡其形壽. 受我供養. 佛不然可. 復白佛 言. 若不受我終身供養. 當受五年. 佛亦不許. 復白佛言. 若不受五年. 當受五月. 佛亦不許. 復白佛言. 若不受五月. 當受五日. 佛即然可. 尋 變迦蘭陀竹林.如毘闍耶殿. 床榻臥具. 天須陀食. 盛以金器. 與天眾. 手自斟酌. 供養佛僧. 時阿闍世王在高樓上. 遙見迦蘭陀竹林. 猶天宮 殿. 天須陀食. 盛以寶器. 見天帝釋與諸天眾手自斟酌供養佛僧. 時阿 闍世王覩斯事已. 即自悔責. 極大瞋恚. 罵提婆達多. 汝是癡人. 云何 教我橫加非法向於世尊. 作是語已. 即於佛所. 深生信敬. 時諸群臣. 前白王言. 願王今者改先制限. 令諸民眾得見如來隨意供養. 尋勅司 官. 擊鼓唱令. 自今以去. 聽諸民眾. 設諸餚饍. 供養佛已. 爾時世尊即 便為其種種說法. 心開意解. 有得須陀洹者. 斯陀含者. 阿那含者. 乃 至發於無上菩提心者. 時諸比丘見是事已. 歎未曾有. 而白佛言. 如 來世尊. 宿殖何福. 乃使天帝置斯供養. 爾時世尊告諸比丘. 汝等諦 聽. 吾當為汝分別解說. 乃往過去無量世時. 波羅奈國. 有佛出世. 號 曰寶殿. 將諸比丘. 遊行教化到伽翅王國. 聞佛來至. 將諸群臣. 奉迎 世尊. 長跪請佛. 受我三月四事供養. 佛即然可. 受其供已. 佛便為王 種種說法. 發菩提心. 佛授王記. 汝於來世. 當得作佛. 號釋迦牟尼. 廣 度眾生. 不可限量. 佛告諸比丘. 欲知彼時伽翅王者. 則我身是. 彼時 群臣者. 今諸比丘是. 皆由彼時供養佛故. 無量世中. 不墮地獄畜生餓 鬼. 天上人中常受快樂. 乃至今者自致成佛. 故有人天而供養我. 爾時 諸比丘聞佛所說歡喜奉行.
2.2. Tư liệu nikaya Kinh Trường bộ, kinh Sa-môn quả. … Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn: “Thật là vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y phápquy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chặn về tương lai”. - Đại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, Đại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì Đại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chánh pháp, Ta nhận tội ấy cho Đại vương. Đó là một sự tiến bộ, này Đại vương, trong luật pháp của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, thú tội đúng với Chánh pháp, và ngăn chặn ở tương lai. Được nghe nói vậy, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải cáo từ, chúng con có nhiều bổn phận, nhiều việc phải làm”. - Đại vương hãy làm những gì Đại vương nghĩ là phải thời. Lúc bấy giờ, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha hoan hỷ tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn và từ biệt. Lúc bấy giờ, khi Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi chưa bao lâu, Thế Tôn liền bảo các Tỷ-kheo: - này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất ăn năn, này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất hối lỗi. nếu vua ấy không hại mạng vua cha, một vị vua rất chân chánh, thì tại ngay chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế. Thế Tôn thuyết pháp như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. (Kinh Trường bộ, tập 1, kinh Sa-môn quả,  Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1991, tr.156-158)
3. nhận Định
Làm người thì khó tránh khỏi tội lỗi. Một khi ý thức được tội lỗi của mình và thành tâm sám hối, là khởi đầu của con đường trở về với Thánh đạo. Câu chuyện sám hối của vua A-xà-thế đối với Đức phật xuất hiện trong phần cuối kinh Sa-môn quả của kinh Trường bộ, và bản kinh cùng tên tương ứng trong hệ A-hàm. Đặc biệt, chi tiết này còn xuất hiện trong bản kinh Bách duyên do cư sĩ Chi Khiêm dịch. Có một chi tiết từ bản dịch của Chi Khiêm xác tín rằng, kinh văn mang hơi thở của giáo điển nguyên thủy. Đó là cụm từ: 設諸餚饍 (Thiết chư hào thiện: sửa soạn thức ăn tịnh nhục đã nấu chín). Chi tiết này góp phần củng cố tính xác thực cũng như tính kế thừa của kinh điển phật giáo nói chung và kinh Tứ thập nhị chương nói riêng. Sám hối là tiến trình thanh lọc tâm, là động năng đưa người từ phàm nhân lên Thánh quả.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57468)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.