Dẫn nhập

10/04/20163:42 CH(Xem: 8463)
Dẫn nhập

Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV 
NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI  
Bài giảng về 12 nhân duyên và cách vận dụng vào 
sự tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng 
Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải 
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016


Đối với người tu tập thì việc có được một động cơ đúng đắntốt đẹp là rất quan trọng. Tại sao [hôm nay] chúng ta [đến đây để] cùng nhau thảo luận về những vấn đề này? Chắc chắn không phải vì tiền bạc, không phải vì danh vọng hay vì sinh kế trong cuộc sống này. Có rất nhiều những sự việc khác mang đến cho ta nhiều tiền bạc hơn, nhiều danh vọng hơn và nhiều điều thú vị hơn. Như vậy, lý do chính yếu mà quý vị cũng như tôi cùng đến đây hôm nay, bất chấp những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, là tất cả mọi người đều mong muốn được hạnh phúc và không ai muốn [phải chịu đựng] khổ đau. Điều này chẳng có gì phải bàn cãi, vì ai ai cũng đồng ý như vậy. [Thế nhưng,] những phương cách [mà chúng ta dùng] để đạt được hạnh phúcvượt qua bất ổn là khác nhau. Hơn nữa, hạnh phúc cũng có nhiều loại khác nhau, và khổ đau cũng thế. Ở đây chúng ta không chỉ nhắm đến việc làm giảm nhẹ [khổ đau] hay đạt được lợi lạc nhất thời, mà ta đang hướng đến một mục đích hay sự lợi lạc lâu dài. Là những người Phật tử, chúng ta không nhắm đến điều đó chỉ trong một kiếp sống này, mà là trong nhiều kiếp sống tiếp nối nhau, và chúng ta không tính đếm bằng tuần lễ hay năm tháng, mà là trong nhiều đời, nhiều kiếp.

Trong phạm vi vấn đề đang bàn, tiền bạc cũng có ích, nhưng có một sự giới hạn đối với những quyền lực và mọi pháp thế gian; rõ ràng là [trong pháp thế gian] cũng có những điều tốt đẹp đấy, nhưng chúng luôn có một giới hạn. Theo quan điểm Phật giáo, nếu quý vị có được phần nào phát triển trong chính tâm thức mình, điều đó sẽ được tiếp nối từ đời này sang đời khác. Bản chất của tâm thức có điểm đặc biệt là, nếu những phẩm chất tinh thần nhất định nào đó đã từng được phát triển trên một nền tảng đúng đắn, thì những phẩm chất đó sẽ luôn được duy trì; và không chỉ là được duy trì, mà chúng còn sẽ tiếp tục tăng trưởng theo thời gian. Những phẩm chất tốt đẹp của tâm thức, nếu được phát triển theo một phương cách thích hợp, thì cuối cùng sẽ tăng trưởng không giới hạn. Điều đó không chỉ mang lại hạnh phúc về lâu dài, mà còn mang đến cho quý vị một nội lực mạnh mẽ hơn ngay cả trong đời sống thường ngày. [Bây giờ,] quý vị hãy để tâm vào những điều này, với một động cơ thanh tịnh và chú ý lắng nghe, đừng để rơi vào trạng thái buồn ngủ.

Về phía [người giảng là] tôi thì động cơ chính cũng là một ý nguyện vị tha chân thành, thực sự quan tâm đến mọi người và sự an vui của họ. 

Nào, [chúng ta hãy bắt đầu,] làm thế nào để phát triển những phẩm chất tinh thần? Đó [là vấn đề] sẽ đưa ta đến với thiền quán, vốn có nghĩa là chuyển hóa. Nhưng nếu không có một nỗ lực đặc biệt nào đó thì sẽ không có sự chuyển hóa, vì thế chúng ta cần phải nỗ lực. Mục đích [trước tiên] của sự thiền quán là làm cho tâm thức quen thuộc với một ý nghĩa mới nào đó. Như vậy có nghĩa là trở nên quen thuộc dần với đối tượng thiền quán. Như quý vị đã biết, thiền quán là một trong nhiều dạng thức của sự phân tích, trong đó quý vị phân tích đối tượng [đã chọn] và rồi hướng tâm chuyên nhất vào đối tượng ấy. Có hai loại thiền quán: một loại xem đối tượng của thiền quán như là đối tượng phương thức nhận hiểu của tâm thức, và loại kia xem cái được gọi là đối tượng đó thực sự chính là chủ thể, hay là cung cách, khuynh hướng nhận thứchành giả đang cố nuôi dưỡng trong tâm thức mình. Khi khảo sát nhiều kiểu thiền quán khác nhau, quý vị sẽ thấy có nhiều cách phân loại khác nhau. 



Về nội dung thiền quán trong Phật giáo, để thuận tiện thì dường như có thể phân chia thành hai phần: tri kiến (hay quan điểm) và hành xử. Hành xử là phần chính yếu. Chính sự hành xử của riêng mỗi người là tác nhân mang lại hạnh phúc trong tương lai cho người ấy, và cũng là tác nhân mang đến hạnh phúc cho những người khác nữa. Để cho sự hành xử của một người được thanh tịnhthành tựu thì cần thiết phải có một tri kiến, hay quan điểm đúng đắn. Sự hành xử của chúng ta nhất thiết phải được hình thành vững chãi trên nền tảng của sự hợp lý, vì thế mà một quan điểm triết học đúng đắncần thiết.

Những cung cách hành xử nào là chính yếu trong đạo Phật? Đó là tự chế ngựtu dưỡng tâm thức mình theo giới hạnh, hay nói cách khác là không dùng bạo lực. Nhìn chung, các tông phái của đạo Phật được phân chia thành 2 nhóm lớn là Đại thừaTiểu thừa. Căn bản của Đại thừalòng bi mẫn vị tha, cứu giúp người khác, còn căn bản của Tiểu thừalòng bi mẫn không gây tổn hại đến người khác. Và như vậy, căn bản chung của tất cả giáo lý trong đạo Phật đều là lòng bi mẫn. Đức Phật, người đã truyền dạy giáo pháp này, được sinh ra từ lòng bi mẫn, và phẩm tính tốt đẹp chính yếu của một vị Phật chính là tâm đại bi. Sự chính đáng của việc ta quy y một vị Phật có lý do chủ yếu là do nơi tâm đại bi của ngài. 

Cộng đồng tâm linh Tăng-già có 4 phẩm tính thuộc về giới hạnh thanh tịnh theo giáo pháp quy định. Thứ nhất là không đáp trả theo cách tương ứng nếu ai đó đến làm hại hay đánh đập mình. Thứ hai là không phản ứng bằng thái độ sân hận nếu ai đó có thái độ sân hận với mình. Thứ ba vẫn là không đáp trả khi có người thách thức mình, không phải với sân hận hay bạo lực mà chủ yếu là dùng những lời gay gắt để đả kích, xúc phạm. Thứ tư là không trả đũa nếu ai đó buộc tội và gây rắc rối cho mình. Những điều này được gọi là bốn pháp tu tập để rèn luyện giới hạnh, vốn là những phẩm hạnh đặc biệt của Tăng-già. Đây là cung cách hành xử của một vị tăng ni xuất gia. Phải chăng những cách hành xử này có thể được truy nguyên đến nền tảng xuất phát của chúng là lòng bi mẫn? Vì thế, những phẩm hạnh chính yếu của Tăng-già được khởi sinh từ lòng bi mẫn; việc người Phật tử quy y Tam bảo: Phật, Pháp và cộng đồng tâm linh Tăng-già, tất cả đều bắt nguồn từ lòng bi mẫn

Tất cả các tôn giáo đều có sự tương đồng là những hệ thống giáo huấn hiệu quả khuyên dạy về lòng bi mẫn. Cách hành xử căn bản không dùng đến bạo lực này được bắt nguồn từ lòng bi mẫn, và là điều cần thiết cho chúng ta không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, mà còn để giải quyết cả những bất ổn toàn cầu giữa các quốc gia trên toàn thế giới

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77567)
17/08/2010(Xem: 120601)
16/10/2012(Xem: 66408)
23/10/2011(Xem: 68811)
01/08/2011(Xem: 442359)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.