Câu Hỏi Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có Nên Nguyện Cầu Cho Nice Sau Khi Khủng Bố Tấn Công Không

16/07/20163:46 SA(Xem: 7917)
Câu Hỏi Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có Nên Nguyện Cầu Cho Nice Sau Khi Khủng Bố Tấn Công Không

CÂU HỎI CHO ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
CÓ NÊN NGUYỆN CẦU CHO NICE
SAU KHI KHỦNG BỐ TẤN CÔNG KHÔNG
-
Evan Bartlett - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -
Source-Nguồn: indy100.independent.co.uk

(PrayForNice: What The Dalai Lama Said When Asked If We Should Pray After Terror Attacks - Evan Bartlett)

 

dat lai lat maTrong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.

Và, có những người khác đi tìm Thượng Đế.

Sau các cái chết của hơn 80 người ở miền nam nước Pháp, hai phương tiện (truyền thông) đã gặp nhau, tạo ra thông điệp với chủ đề "Lời Nguyện Cầu Cho Nice" (#PrayForNice) đã và đang được phổ biến ở các trang mạng xã hội Twitter, và Instagram.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, năm ngoái khi được hỏi là mọi người có nên cầu nguyện sau khi khủng bố tấn công ở Ba Lê (Paris) vào tháng 11, ngài đã khẳng-định rằng chúng ta không nên cầu xin Thượng Đế sửa chữa những tai họa mà do con người tạo ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đài truyền hình Deutsche Welle của nước Đức như sau:

"Mọi người đều muốn có một cuộc sống bình yên. Những người khủng bố là người có một cái nhìn nhỏ hẹp, và thiển cận, và đây chính là một trong những ngưyên nhân của các cuộc ôm bom tự sát hung tợn, đã xảy ra thường xuyên, không ai kềm chế được.

Tôi là một người Phật Tử, và tôi tin vào lời nguyện cầu. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào giải quyết các tai họa bằng những lời nguyện cầu. Con người đã tạo ra tai họa, và giờ đây chúng ta lại cầu xin Thượng Đế giải quyết tai họa nầy cho chúng ta. Đây là một điều vô lý. Thượng Đế sẽ nói rằng, chúng ta hãy tự giải quyết đi, bởi vì chính chúng ta là người đầu-têu tạo ra tai họa nầy.   

Chúng ta cần làm việc có hệ thống, để khuyến khích các giá trị đạo đức, qua sự thống nhất, và qua sự hòa hợp. Nếu chúng ta bắt đầu ngay từ bây giờ, thì hy vọng rằng thế kỷ nầy sẽ có nhiều khác biệt, so với thế kỷ trước kia. Đây chính là sự quan tâm của mọi người.

Do đó, chúng ta hãy cùng làm việc để tạo ra sự hòa bình trong gia đình, và trong xã hội của chúng ta, và chúng ta không nên mong đợi sự giúp đỡ của Thượng Đế, của Đức Phật, hoặc là từ chính-quyền của chúng ta."

Đức Đạt Lai Lạt Ma 81 tuổi còn nói thêm rằng, có nhiều vấn đề trên thế giới được gây tạo ra bởi "sự khác biệt ngoài da, hoặc bề mặt" của tôn giáo, và của các quốc gia khác nhau.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho chúng ta thì rõ ràng:

"Con người chúng ta chỉ là một thôi."

Source-Nguồn: http://indy100.independent.co.uk/article/prayfornice-what-the-dalai-lama-said-when-asked-if-we-should-pray-after-terror-attacks--WyJ5XCcTHZ

 

PrayForNice: What The Dalai Lama Said
When Asked If We Should Pray After Terror Attacks
Evan Bartlett - Source-Nguồn: indy100.independent.co.uk

 

As people try to come to terms with tragic events such as the Nice attack on Thursday night, many look for solidarity and share sympathy on social media.

Others turn to God.

Following the deaths of more than 80 people in the south of France, these two avenues have met, manifesting in the #PrayForNice hashtag which has been trending on Twitter and Instagram.

But when asked last year whether people should pray following the attacks in Paris in November, Tibetan spiritual leader the Dalai Lama was adamant that we should not ask God to fix man-made problems.

He told German state broadcaster Deutsche Welle:

"People want to lead a peaceful lives. The terrorists are short-sighted, and this is one of the causes of rampant suicide bombings.

We cannot solve this problem only through prayers. I am a Buddhist and I believe in praying. But humans have created this problem, and now we are asking God to solve it. It is illogical. God would say, solve it yourself because you created it in the first place.

We need a systematic approach to foster humanistic values, of oneness and harmony. If we start doing it now, there is hope that this century will be different from the previous one. It is in everybody's interest.

So let us work for peace within our families and society, and not expect help from God, Buddha or the governments."

The 81-year-old added that many of the world's problems have been caused by "superficial differences" of religion and nationality.

His message for the world is clear:

"We are one people."




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.