Lời Nói Đầu

24/08/20162:39 CH(Xem: 8167)
Lời Nói Đầu

PHẬT GIÁO
NHÌN TOÀN DIỆN 

Piyadassi Manhāthera | Phạm Kim Khánh dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

LỜI NÓI ĐẦU

Vào đầu thế kỷ hiện tại thái độ của người Phương Tây đối với các tôn giáo Á Đông trải dài từ thù nghịch, gây thống khổ, đến chiếu cố khoan dung. Đó là thái độ được duy trì, tồn tại theo chánh sách chinh phục xâm lăng và khai thác kinh tế. Người Phương Tây tự xem mình là nhà lãnh đạo đem lại mọi tiến bộ, người cầm ngọn đuốc kiến thức được thần linh trao truyền để soi sáng cho dân chúng dốt nát tối tăm ở Phương Đông. Như vậy, theo lối nhìn của họ, sự đáp ứng thích nghi của các dân tộc Đông Phươngchấp nhận với lòng tri ân, và tận tâm học hỏi. Chỉ có vài tư tưởng gia can đảm người Phương Tây và những học giả khó có thể vừa lòng, mới dám khảo sát sâu hơn vào những hệ thống tôn giáotriết học của những quốc gia dưới quyền thống trị của xứ họ. Mặc dầu vậy, công trình lẻ loi đơn độc của những vị này đã lót đường cho những biến chuyển vĩ đại dần dần xảy diễn theo thời gian.

Ngày nay, các quốc gia Á Đông đã hồi phục nền độc lập của họ về mặt chánh trị. Dưới sự hướng dẫn của các nhà trí thức tiền phong họ đã khảo sát, nghiên cứu dài theo và sâu vào di sản văn hóa cổ truyền của chính họ, tìm những tư tưởng và những giá trị nhằm ổn cố ý thức về lý lịch quốc gia được khám phá trong những năm gần đây và nhằm nâng đỡ họ trong thế gian hiện đại. Nơi đây họ đã khám phá nhiều điều vẫn còn giá trị và thế đứng vững chắc, không những cho họ mà cho tất cả những ai tìm hiểu thiên nhiên và vận mạng của nhân loại một cách rõ ràng. Bởi vì trí tuệ và những giá trị tinh thần mà những hệ thống cổ xưa này đề xướng đòi hỏi phải áp đặt vào con người theo bản chất thiên nhiên của con người, độc lập với bất luận tình trạng văn hóa tạm bợ nhất thời nào. Tại Sri Lanka (Tích Lan), cũng như trong các quốc gia Á Đông khác, công trình tìm kiếm căn cội tập quán cổ truyền đã đưa đến thành quảkhám phá trở lại truyền thống tôn giáo thâm sâu và rộng lớn bao la gọi là Phật Giáo, một truyền thống khắng khít gắn liền với lịch sử của Hải Đảo từ thế kỷ thứ ba trước D.L. và đã là nguồn gợi cảm để hoàn thành viên mãn những công trình sáng tác, trí thức và nghệ thuật, vĩ đại nhất. Trong di sản Phật Giáo những nhà khảo cứu Sri Lanka (Tích Lan) đã tìm ra một hệ thống giáo huấn đạo đức hòa hợp thích ứng một cách lạ lùng với vài kiến thức khoa học và triết học tân tiến nhất, và trong các quốc gia Phật Giáo Á Đông các nhà khảo sát cũng kinh nghiệm giống như vậy. Giờ đây, do hậu quả của công trình tìm trở lạikhám phá ra nền đạo đức này, và nhằm đáp ứng tình trạng đạo đức ngày càng nghèo nàn của Phương Tây quá thiên về vật chất, mối liên hệ xưa cũ giữa hai bán cầu to lớn đã có vài chuyển biến khá hứng thú. Ngày nay chính người Phương Tây thường đã chứng tỏ là mình cần được soi sáng, và một vài nhân vật minh mẫn sẵn sàng ngồi lại dưới chân các vị thầy ở Phương Đông để thọ nhận những tia sáng đạo đức của Phật Giáo và những truyền thống tôn giáo Á Đông khác.


Đại Đức Piyadassi Mahàthera là một nhà sư Tích Lan và là một trong những vị đại diện cho Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) nổi tiếng nhất trong xứ. Trường phái Nguyên Thủy (Theravàda) căn cứ trên Kinh Điển Phật Giáo xưa cũ nhất được gìn giữ trong ngôn ngữ Pali. Là thừa kế của tập tục cổ truyền được duy trì hơn 2500 năm, Đại Đức Piyadassi phối hợp một nền tảng vững chắc trong kinh điểnchú giải Pali với tinh thần đón nhận cởi mở những tư tưởng tiến bộ hiện đại từ Phương Tây mà Đại Đức thấy là trên nhiều phương diện đã xác nhận giáo lý nguyên thủy của Đức Phật. Đại Đức là một Pháp Sư nổi tiếng tại Tích Lan (Sri Lanka) và thỉnh thoảng châu du sang Phương Tây, khoảng mười hai lần vòng quanh thế giới, để giảng giải Giáo Pháp. Đại Đức Piyadassi trình bày một hình ảnh Phật Giáo vừa trung thực với những nguồn kinh điển cổ truyền vừa tân tiến một cách kỳ diệu. Phật GiáoĐại Đức Piyadassi mô tả cung ứng một triết lý sâu sắc về kiếp sinh tồn căn cứ trên Tứ Diệu Đế; một phân giải chi tiết tâm của con người, đi trước vài khám phá của khoa tâm lý học hiện đại; một nền luân lý cao cả không có ảnh hưởng của thần linh, biểu dương tâm từ ái vô lượnglòng bi mẫn vô biên; một khởi đầu đưa đến kiến thức được đánh dấu bằng phương pháp thực nghiệm, khảo sát cá nhân, không có tín điềuđức tin mù quáng; và những phương pháp luyện tâm dẫn đến giải thoát cao thượng nhất.

Trong quyển sách của Ngài đã được xuất bản trước, "The Buddha's Ancient Path", Đại Đức hướng dẫn ta nhập môn giáo lý của Đức Phật, tập trung vào Bát Chánh Đạo. Tác phẩm hiện tại bao gồm một số bài viết ngắn của tác giả được tuyển chọn. Tuyển tập này sẽ rọi sáng và đưa người đọc thẳng vào tinh thần của Phật Giáogiá trị vĩnh cửu trường tồn trong thời đại rối loạn và đang tìm một giá trị đạo đức.

Bhikkhu Boddhi
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189049)
01/04/2012(Xem: 34548)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51658)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.