Khởi nguyên của nhân minh

01/12/20164:18 SA(Xem: 1745)
Khởi nguyên của nhân minh
NHÂN MINH HỌC
HT. Thích Thiện Siêu
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội 2006


KHỞI NGUYÊN CỦA NHÂN MINH

Về tinh thần Nhân minh thì đã có tại Ấn Độ từ rất sớm. Trước hết ta phải nói đến kinh Phật. Tuy đức Phật không đề cập đến luận lý nhưng trong cách thuyết giáo của Ngài rất có tính luận lý. Nếu Nhân minh có ba chi tác pháp là tôn, nhân, dụ; thì ta cũng tìm thấy ba chi đó trong cách thuyết pháp của đức Phật. Thường khi nói đến một pháp gì đức Phật đều có nói rõ nguyên nhânchứng minh bằng những ví dụ cụ thể qua các sự kiện cụ thể trước mắt, nên những lời của đức Phật dạy rất rõ ràng thực tế

Trong Kinh Bộ Tăng Chi (bản 1988, tập một, trang 223) đức Phật đã chỉ cách thảo luận như sau : “Với sự tranh luận, một người có thể biết được là có khả năng nói chuyện (kaccha) hay không có khả năng ? Nếu người nào khi được hỏi một câu, không trả lời một cách dứt khoát một câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát; không trả lời một cách phân tích một câu hỏi cần phải trả lời một cách phân tích; không trả lời một câu hỏi ngược lại một câu hỏi cần phải trả lời với một câu hỏi ngược lại; không có gạt qua một bên một câu hỏi cần phải gạt qua một bên; một người như vậy, không có khả năng để thảo luận. Nếu người nào trả lời một cách dứt khoát một câu hỏi cần phải trả lời một cách dứt khoát; trả lời phân tích một câu hỏi cần phải trả lời một cách phân tích; trả lời một câu hỏi ngược lại một câu hỏi cần phải trả lời với một câu hỏi ngược lại; gạt qua một bên một câu hỏi cần phải gạt qua một bên; một người như vậy, có khả năng để thảo luận.

Nếu một người khi được hỏi một câu không xác nhận là đúng hay không đúng, không xác nhận là một giả thuyết, không xác nhậnquan điểm của một bậc trí, không xác nhận là sở hành thường làm; mà người ấy vẫn trả lời; người như vậy, không có khả năng thảo luận. Ngược lại là người có khả năng thảo luận.

Nếu một người khi được hỏi một câu, tránh câu hỏi ấy với một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài, bày tỏ sự phẫn nộ, sân hận, bất mãn, người như vậy, không có khả năng thảo luận. Ngược lại là người có khả năng thảo luận.

Nếu một người khi được hỏi một câu, lại mắng chưởi, đánh đập, nhạo báng, chụp lấy chỗ sơ hở; người như vậy, không có khả năng thảo luận. Ngược lại là người có khả năng thảo luận”.

Bốn cách trả lời trong Kinh Bộ Tăng Chi trên cũng được ghi lại trong kinh Trường A-hàm, Kinh Giải Thâm Mật, Luận Đại Trí Độ, Luận Du-già, Luận Tỳ-bà-sa, Luận Câu-xá.

Nói cách vắn tắt, bốn cách trả lời này là :

1.   Nhất hướng ký (hay quyết định đáp) tức trả lời một cách dứt khoát.

2.   Phân biệt ký (hay giải nghĩa đáp) tức trả lời một cách có phân tích rõ ràng.

3.   Phản vấn ký (hay phản chất đáp) tức trả lời bằng cách hỏi ngược lại người hỏi.

4.   Xả trí ký (hay trí đáp) tức trả lời bằng cách im lặng, gạt qua một bên những vấn đề trừu tượng vô bổ. Và như bài kệ trong Kinh Lăng Nghiêm dưới đây càng cho thấy rõ tính cách Nhân minh trong kinh Phật :

Chơn tánh hữu vi không,

Duyên sanh cố như huyễn.

Vô vikhởi diệt,

Bất thật như không hoa.

Phân tích bài kệ này, ta sẽ có được hai tỷ lượng với đầy đủ tam chi tác pháp.

1. Tôn :  Chơn tánh hữu vi không.

(Đúng theo thật tánh, các pháp
hữu vikhông thật có).

2. Nhân :        Duyên sanh cố. (Vì do duyên
sanh).

3. Dụ :   Như huyễn. (Ví như trò huyễn
thuật).

1.  Tôn : Chơn tánh, vô vi bất thật.

(Đúng theo thật tánh, các pháp vô vikhông thật)

2. Nhân:  khởi diệt cố. (Vì không
có tướng sanh và diệt).

3. Dụ :   Như không hoa. (Như hoa đốm giữa
hư không).

Còn nói đến khởi nguyên trực tiếp của luận lý học cổ Ấn Độ, trước hết phải kể đến phái Di-mạn-tác (Mimansa), phái Thắng Luận (Vaisesika), và nhất là phái Chánh Lý (Nyaya) thuộc trong sáu phái triết học của Ấn Độ. Phái Chánh Lý là phái chú trọng luận lý học, và đã chỉnh đốn môn luận lý thành hệ thống, nên có có thể làm đại biểu cho Cổ Nhân minh học.

Kế đó là Bồ-tát Mã Minh, Long Thọ, Di-Lặc, Vô Trước, Thế Thân đều có luận lý học, và cũng thuộc Cổ Nhân minh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 42695)
03/09/2014(Xem: 27533)
24/11/2016(Xem: 16439)
29/05/2016(Xem: 8117)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.