Lời Nói Đầu của Clark Johnson

11/12/20163:05 CH(Xem: 2378)
Lời Nói Đầu của Clark Johnson
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Lời Nói Đầu

 

     Truyền thống Phật giáo đã không ở lại trong sự đông cứng vào thời đức Phật diệt độ ở thế kỷ thứ sáu trước kỷ nguyên của chúng ta, mà đúng hơn nó vẫn là một truyền thống sống động biến đổi tùy thuộc vào thời gian và nơi chốn hành trì. Nói một cách rất đơn giản là năm trăm năm đầu của giáo lý Phật giáothời gian bảo trì các giáo lý ấy bằng cách nhớ thuộc lòng và tụng lại những lời Phật nói bởi vì đó là một thế giới đọc và viết rất ít. Phật giáo hưng thịnh chủ yếu là ở Ấn độnhấn mạnh sự bảo trì truyền thống tự viện vĩ đại. Lý tưởng ở thời đó là bậc A-la-hán nhớ thuộc lòng và tụng đọc các Kinh, những lời nói của đức Phật, hành trì giới luật hoàn hảotính cách thanh tịnh, và thiền định về Bốn Diệu Đế. Truyền thống vĩ đại này vẫn còn được hành trì ở các nước phía nam châu Á như Thái lan, Tích lan, Miến điện, Việt nam, và Cam-bô-đi-a. Nó cũng được hành trì trong các chùa khác nhau như các tự viện trên Hi-mã-lạp-sơn của Tây tạng và các Thiền đường (Zendo) ở California, Hoa kỳ.

     Vào khoảng đầu kỷ nguyên, một truyền thống Phật giáo vĩ đại khác phát sinh ở Ấn độĐại thừa. Truyền thống này nhấn mạnh sự phát triển của Bồ-tát và bắt đầu chính ở các đại học tu viện phía Bắc Ấn độ và lan về hướng bắc đến Nepal, Tây tạng, Trung hoa, Nhật bản, và Triều tiên. Bồ-tát là một người không chỉ tập trung vào sự giác ngộ của mình mà còn rất quan tâm việc đưa tất cả chúng sinh đến giác ngộ bằng tu dưỡng bi tâm và hiểu tính không. Điều này đã được dự thảo kỹ lưỡng trong một nền văn học Phật giáo được biết như là Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Phạn: Prajñā-pāramitā).

     Như vậy trong vài thế kỷ đầu của kỷ nguyên, chúng ta đã có kết tập vĩ đại của văn học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, một cách rất đơn giản là, quan tâm đến tự tính không của ngã và pháp (hiện tượng) và hai chân lý tối hậuqui ước (chân đếtục đế) của thực tại. Có thể hiểu tính không bằng cách nghiên cứu những biện luận luận lý mà các học giả vĩ đại như Long Thọ (Nāgārjuna) chẳng hạn, hay bằng cách quán sát tâm như trong các pháp môn thiền định Đại hoàn thiện (Dzogchen) và Đại thủ ấn (Mahāmudra).

    Cùng với văn học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng có sự phát triển văn học Như-lai tạng (Tathāgatagarba) quan tâm đến sự hiện hữu của Tự tính Phật hay là chủng tử Phật hiện hữu trong tất cả mọi chúng sinh. Phật tính này quan trọng bởi vi tất cả chúng sinh nếu không có nó, thì con đường Bồ-tát cố gắng giúp tất cả chúng sinh đạt giác ngộ sẽ là vô dụng.

     Luận Phật Tính (Uttara Tantra) là thí dụ tiên tiến nhất của văn học Như lai tạng do Vô Trước (Asaṅga), đại học giả Phật giáoẤn độ, viết với sự khởi hứng từ Bồ-tát Di Lặc (Maitreya). Có năm tác phẩm của Di Lặc và Thrangu Rinpoche đã luận giải đến bốn trong số đó. Bản văn này vốn được viết bằng Phạn ngữ và có tên là Ratnagotravibhāga (Luận Bảo Tính) đã được E. H. Johnson xuất bản. Tác phẩm này cũng đã được mang đến Tây tạng và được dịch sang Tạng ngữ vào thế kỷ 11 và nó là viên đá móng của những nghiên cứu Phật giáoTây tạng. Người Tây tạng gọi tác phẩm này là Uttara Tantra và bản văn Tạng ngữ này đã được sang tiếng Anh hai lần – lần đầu được Obermiller thực hiện vào năm 1931 và lần thứ nhì do Ken và Katie Holmes thực hiện vào năm 1979 có nhan đề là The Changeless Nature (Bản Tính Không Thay Đổi).[1] Chúng tôi hân hạnh xuất bản không những bản dịch các tụng ngôn gốc mà

còn cả luận giải rộng ý nghĩa của tác phẩm giá trị này.[2]

     Một cách kiểu mẫu là những học viên ở một trường cao đẳng của tự việnTây tạng sẽ nhớ thuộc lòng 406 tụng ngôn gốc của Uttara Tantra. Rồi họ đi qua những tụng ngôn này từng câu một trong năm bảy tháng với vị lạt-ma của họ, không những là một đại học giả mà còn có kinh nghiệm tu tập thiền định về Phật tính, làm sáng tỏ ý nghĩa của bản văn này.

     Chúng ta may mắn có được bản văn này của Thrangu Rinpoche chủ yếu giành cho những học viên Tây phương không biết Tạng ngữ phải trải qua quá trình này.

                                               

Clark Johnson, Ph. D.


[1] Luận Phật Tính cũng được Rosemarie Fuchs thực hiện cũng từ bản văn Tạng ngữ với nhan đề là Buddha Nature, và do nhà Snow Lion Publications xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2000. Ngoài ra, còn có bản dịch tiếng Anh của Jikido Takasaki từ nguyên tác Phạn ngữ (Sanskrit) vào năm 1964 trong quyển A Study on the Ratnagotra-vibhaga, một bản dịch và nghiên cứugiá trị, được nhà CESMEO xuất bản lần đầu tiên 1966 và nhà Motial Banarsidass tái bản ở Ấn độ, năm 2014. Gần đây nhất là do Karl Brunnhölzl dịch từ Phạn ngữ có nhan đề “When the Clouds Part, The Uttaratanra and Its Meditative Tradition as a Bridge Between Sutra and Tantra được nhà Snow Lion xuất bản năm 2014 tại Hoa Kỳ – ND.

[2] Trong bản tiếng Anh của tập sách Luận Phật Tính này, phần lời bình của Đại sư Vô Trước đã được lược bỏ và thay vào đó là luận giải của Thrangu Rinpoche, một luận giải mới làm cho bản văn (các tụng ngôn) vốn khá khó hiểu trở nên dễ hiểu hơn. ND.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 31158)
03/09/2014(Xem: 22004)
24/11/2016(Xem: 13575)
29/05/2016(Xem: 7072)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).