Chương 3. Pháp

11/12/20163:06 CH(Xem: 3438)
Chương 3. Pháp
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 3

Pháp

(4 Tụng)

 

     Điểm kim cương thứ nhất là Phật có tám phẩm tính. Khi đã đạt được Giác ngộ, Phật bắt đầu tự động giúp chúng sinh đạt giác ngộ. Phật làm điều này bằng cách nào? Có phải ngài ban phúc cho họ và họ tức khắc biến thành Giác ngộ? Đây không phải là cách Phật giúp chúng sinh. Ngài chỉ ra con đường giác ngộ cho họ và giúp họ bằng cách dạy pháp mà đó là con đường giác ngộ. Đây là lý do pháp là điểm kim cương thứ nhì.

     Chữ “pháp” (dharma) có hai nghĩa khác nhau: Pháp của kinh văn là tất cả những lời dạy của Phật truyền cho đệ tử của ngài. Đây cũng gồm những bản văn giải thích (śātra: luận) do những người khác viết để giải thích những lời của Phật. Những lời Phật nói được chia thành ba “tạng,” tiếng Phạn gọi là Tripitaka. Tạng thứ nhất là những lời dạy về Luật (Phạn: Vinaya) chủ ý giải thoát người ta khỏi dính mắc. Tạng thứ nhì là Kinh (sūtra) chủ ý là để giải thoát người ta khỏi gây thù hận. Tạng thứ ba là A-tì-đạt-ma (Abhidharma, còn gọi là Śastra: Luận) chủ ýgiải thoát người ta khỏi vô minh. Tất cả những lời dạy này cộng lại thành 84.000 pháp môn khác nhau.

     Pháp chứng ngộ là kết quả của sự tu tập pháp như thế các bậc bồ-tát có thể chứng ngộ bên trong chính họ tất cả những phẩm tính miêu tả trong các giáo lý như sáu ba-la-mật (lục độ). Chữ “pháp” thường được dùng nhiều nhất có nghĩa là “giáo lý.” Tuy nhiên trong Luận Phật Tính (Uttara Trantra), nghĩa của chữ “pháp” ám chỉ pháp của sự chứng ngộ và được dùng theo nghĩa một cái gì đó có khả năng loại bỏ những ô nhiễm và sinh ra quả tuệ giác viên mãn (hình thức cao nhất và thuần khiết nhất của tri kiến và sự thông sáng). Pháp của kinh văn chỉ là một dụng cụ gián tiếp để có được những phẩm tính ấy, vả lại tất cả những phẩm tính thanh tịnh và chứng ngộthể đạt được một cách trực tiếp với pháp chứng ngộ. Trong Luận Phật Tính chữ “pháp” sẽ được dùng nhiều nhất theo nghĩa tối hậu của sự chứng ngộ các phẩm tính này.[1]

     Pháp chứng ngộ có hai khía cạnh: chân lý diệt khổ (diệt đế) và chân lý của đạo (đạo đế). Chân lý diệt khổ là “sự hoàn toàn tự tại không ràng buộc.” Chữ Tây tạng dùng chỉ sự ràng buộcching wa, nghĩa đen là “sự dính mắc” hay “bị dính mắc.” Đôi khi chữ “ràng buộc” này ám chỉ những ô nhiễm chỉ liên hệ với dính mắc. Nhưng trong bản văn này chữ “ràng buộc” được dùng chỉ tất cả mọi ám chướng – những ô nhiễm do xúc động và những ô nhiễmsuy nghĩ nhị nguyên. Chân lý diệt khổ là sự không vướng mắc cả hai thứ ám chướng này và người ta đạt được nó khi họ không vướng mắc tất cả những ô nhiễm này. Chân lý này đạt được bằng cách tu tập con đường phát triển tuệ giác. Khi tri kiến này sinh ra nơi một người, người ấy có thể đến được chân lý diệt khổ.

 

Những Phẩm Tính của Pháp

 

 9.  Con cúi đầu đảnh lễ

      với mặt trời pháp này,

      chẳng có, chẳng không có

      chẳng vừa có vừa không

      chẳng khác không và có.

      Thực chẳng thể nghĩ bàn,

      bên kia mọi định nghĩa

      tự nhận biếttịch tĩnh,

      hoàn toàn không tì vết,

      rạng ngời ánh tuệ quang,

      diệt sạch tham, sân, si.

 

     Chân lý diệt khổ (diệt đế) có ba phẩm tính, chân lý của đường đạo (đạo đế) có ba phẩm tính, và cùng với hai chân lý này, pháp chứng ngộ có tám phẩm tính.

     Trước tiên bản văn miêu tả pháp trong lời lễ chào. Trong lời lễ chào nói, “Con cúi đầu đảnh lễ với pháp như mặt trời.” Pháp được ví với mặt trời bởi vì khi mặt trời mọc, ánh sáng của mặt trời đánh tan tất cả bóng tối bằng cách chiếu sáng mọi nơi một cách tự phát. Cũng vậy, khi một người có sự chứng ngộ trực tiếp với pháp, tất cả những ô nhiễmám chướng bị phá tan hoàn toàn.

     Ba phẩm tính đầu liên hệ với chân lý diệt khổchân tính của các pháp (hiện tượng). Phẩm tính thứ nhất là tính không thể nghĩ bàn bởi vì các pháp khôngthực tại kiên cố. Khi một người nghe nói điều này, y không nên rơi vào cực đoan đoạn diệt do nghĩ “nếu nó là không, thì không cái gì có ý nghĩa cả” và bắt đầu tin rằng nghiệp (karma) không có tác dụng gì, như vậy không có sự khác nhau giữa hành động xấu và hành động tốt. Trái với chủ thuyết đoạn diệt này, bản văn tuyên bố rằng tính không (śūnyatā) không phải là vô hữu. Ở bình diện tương đối, bất cứ cái gì xuất hiện trước chúng ta, dù là một ảo ảnh, cũng là ở đó và những hành động chúng ta làm đều có hậu quả. Tuy nhiên, ở bình diện tuyệt đối, có các thân của Phật và tuệ giác của chư Phật. Sự hiện diện này của các thân Phật và tính có giá trị của của nghiệp ở bình diện tương đối được tuệ giác tự tri hiểu. Ở bình diện tương đối, mọi sự vật đều hiển hiện; nhưng tất cả những hiện tượng này không bao giờ có bất cứ một thực tại thực tế nào bởi vì do bản tính, chúng là không. Với cái hiểu tính không, người ta có thể tránh được một nguy hiểm khác là tin hiện hữukiên cốniềm tin của thực tại luận.

     Chân tính của mọi sự vật (1) không phải là “không hiện hữu” và (2) nó cũng không phải là “hiện hữu.”  Nó không phải là (3) sự kết hợp của hiện hữu và không hiện hữu bởi vì về mặt luận lý điều này không thể có được. Nếu một vật đã hiện hữu ngay từ đầu, thì có thể có khả năng kết hợp nó với sự không hiện hữu. Nhưng vì từ đầu một vật đã không hiện hữu, thì không thể kết hợp hai cái được, bởi vì chúng không ở đó ngay từ đầu. Nó không (4) ở bên kia hiện hữu và không hiện hữu. Lại nữa điều này cũng không khả hữu bởi vì hiện hữu và không hiện hữu không thể kết hợp được. Nó cũng không thể là cái gì đó khác hơn hiện hữu và không hiện hữu. Biện luận này cho thấy chân tính của mọi sự vật ở bên kia bốn cực đoan (bốn biên) này và chân tính thì tự tại với lý trí suy nghĩ phức tạp.

     Chân tính này ở bên kia bất cứ định nghĩa nào của ngôn từ. Nếu có một đối tượng, người ta có thể định nghĩa nó bằng ngôn từ. Chân tính rất vi diệu của mọi sự vật không thể định nghĩa bằng ngôn từ. Trong nhiều bản văn có nói rằng chân tính của sự vật không thể diễn tả bằng lời (không thể hiểu được), nó ở bên kia ngôn từ, bên kia ý nghĩ, bên kia định nghĩa. Vậy thì làm sao người ta có thể hiểu nó được? Trước hết một người phải có kiến thức gián tiếp về nó bằng suy nghĩ hợp lý. Một khi đã có cái hiểu gián tiếp về nó rồi, người ấy thiền định để có được cái hiểu trực tiếp về nó. Cái hiểu trực tiếp này đến từ khía cạnh tự tri của trí thông minh của người ấy. Tất cả các pháp đều không có bất cứ bản thể thực tại nào và tính không này không phải là hư không. Nếu nó là hư không, thì nó là sự trống rỗng. Tính không của tâm, trái lại, là pháp tính (dharmadhātu) là không gian của chân tính sự vật và có tính trong sáng rất sinh động. Bên trong tính trong sáng này là sự khả hữu cho mọi vật thị hiện. Tính khả hữu của sự thị hiện này có thể có phẩm tính tịnh hay bất tịnh. Khi bất tịnh, sự thị hiện sẽ mang những hình tướng hư huyễn. Khi tính thanh tịnh không bị quấy nhiễu, sự thị hiện sẽ xuất hiện trong những hình tướng thanh tịnh và các tịnh địa của Phật. Như thế chân tính của các pháp là tự tính của tính khôngbản tính là tính trong sáng. Bản tính này biết được là do tuệ giác tự tri. Khi tuệ giác tự tri biết chính nó, nó biết bản tính đó. Do đó, bản văn nói tự tính Giác ngộ này “chẳng có cũng chẳng không.”

     Bây giờ theo sau là chữ “tịch tĩnh,” có nghĩa là sự ổn định hoàn toàn của tất cả nghiệp (karma) và tất cả ô nhiễm. Dù cho trong bản văn chỉ có một chữ, “tịch tĩnh,” chữ “tịch tĩnh” này chỉ hai phẩm tính khác của chân lý diệt khổ. Phẩm tính thứ hai là bất nhị và thứ ba là vô niệm. Mọi sự đến trước chữ “tịch tĩnh” ám chỉ phẩm tính bất khả tư nghị.

     Phẩm tính thứ nhì là không tì vết hay thanh tịnh. Có hai loại ám chướng để tịnh hóa trên đường tu tập: hình thái phiền não của các ô nhiễm và những ám chướng của kiến thức nhị nguyên. Một khi tất cả những ám chướng được loại bỏ, mặt trời tuệ giác vốn hiện diện trong tâm bây giờ có thể chiếu sáng bằng tất cả sự rạng ngời của nó. Chữ “rạng ngời” ám chỉ ánh sáng của tuệ giác và chỉ ra phẩm tính trong sáng thứ nhì. Một khi các ám chướng được loại bỏ, thì có toàn bộ sự trong sáng của tri kiến bởi vì mặt tời tuệ giác đã thoát khỏi những đám mây ấy.

     Phẩm tính thứ ba mang phương thuốc chữa trị cho tất cả những chứng bệnh ô nhiễm do ràng buộc, hiềm khích, và vô minh che mờ. Khi mặt trời tuệ giác được giải thoát khỏi những đám mây che khuất, nó đánh tan tất cả sự tiêu cực và chữa trị nó. Đây là lý do chân lý của đường đạo (đạo đế) được ví với mặt trời trong câu, “Con cúi đầu đảnh lễ với pháp như mặt trời.” Mặt trời không có mây che thì tính thanh tịnh và sự rạng rỡ của nó rọi ánh sáng đi khắp nơi và những phẩm tính đối trị bóng tối của nó. Bây giờ chi tiết hơn:

 

10.  Pháp thì nhuần thấm với 

       các tướng của hai đế;      

       ấy là cái khiến cho

       tự tại không ràng buộc.

       Bất khả tư nghị,

       bất nhị, vô niệm,

       thanh tịnh, trong sáng,

       phương thuốc chữa trị.

 

     Chân lý diệt khổ được biểu thị bằng sự đạt chứng ngộ chân tính của các pháp. Chân tính này có phẩm tính là bất khả tư nghị. “Bất khả tư nghị” có nghĩa là bản tính của sự vật ở bên kia bốn khái niệm cực đoan là chẳng phải hiện hữu hay không hiện hữu, cũng chẳng phải vừa hiện hữu vừa không hiện hữu, cũng chẳng phải ở bên kia hai cái này. Nó là “không thể nghĩ bàn” theo cách dùng ngôn từ.

     Phẩm chất thứ nhì là bất nhị có nghĩa là tự tại với những cái không thanh tịnh của nghiệp và ô nhiễm. Nghiệp (karma) có nghĩa đen là “hành động” và ám chỉ tất cả những hành dộng tốt và xấu người ta làm. Những hành động này luôn luôn nhuốm màu ô nhiễmý nghĩ nhị nguyên. Ngay khi chúng ta thực hiện những hành vi

tốt, những hành động này cũng vẫn nhuốm màu theo nghĩa vi tế nào đó (như muốn có sự đáp lại cho hành động tốt) và do đó vẫn là nguyên nhân cho tái sinh. Nếu chúng ta thực hiện những hành động tốt, chúng sẽ cho quả tốt và đưa đến sự tái sinh cao hơn trong luân hồi. Nhưng kết quả vẫn là tái sinh trong luân hồi. Ô nhiễm là gốc rễ của ngã và niềm tin ngã hiện hữu. Nếu nghiệp và ô nhiễm vẫn còn hiện diện, thì vẫn còn luân hồi. Pháp thì không vướng mắc cả nghiệp lẫn ô nhiễm, do đó gọi là bất nhị.

     Phẩm tính thứ ba của chân lý diệt khổvô niệm hay hoàn toàn không vướng mắc khái niệm và ý nghĩ. Bất cứ khi nào có ý nghĩ, có sự nguy hiểm của những ý nghĩ không đúng là những ý nghĩ trái với bản tính thực của sự vật. Những ý nghĩ không đúng này nảy sinh ra những hành động tiêu cực và các ô nhiễm, và với những hành động tiêu cựcô nhiễm này người ta rốt cuộc sống trong luân hồi. Rồi những khái niệm này là gốc rễ của luân hồi. Chân lý diệt khổ không có bất cứ một ý nghĩ nào trong những ý nghĩ sẽ khởi lên luân hồi này.

     Phẩm tính không tì vết có nghĩa là không có những tì vết của ô nhiễmkiến thức nhị nguyên. Pháp của chân lý đường đạo (đạo đế) không có những cái bất tịnh này. Dù cho chúng có thể xuất hiện, những bất tịnh này chỉ là nhất thời và thực sự không phải là phần của pháp. Do bản tính, pháp không bao giờ bị những bất tịnh này làm dơ hay ô nhiễm. Giống như vàng ròng đôi khi bị mờ, nhưng cái mờ đó không phải là phần vốn có của vàng. Cái mờ ấy chỉ là tình trạng tạm thời có thể loại bỏ được. Tương tự, có nhiều đám mây trên bầu trời, nhưng mây không phải là phần vốn có thuộc bản tính của bầu trời; chúng chỉ là những cái ngẫu nhiên đi qua bầu trời. Cũng vậy, những cái bất tịnh của nghiệp, những ô nhiễmkiến thức nhị nguyên, chỉ là những hiện tượng nhất thời xảy ra trong tâm và không phải là một phần trong toàn bộ của pháp.

     Khi chứng ngộ đầy đủ chân lý của đường đạo (đạo đế), thì có sự sáng ngời soi sáng tất cả mọi hiện tướng của thực tại tương đối một cách rất rõ ràng. Người ta cũng có thể thấy chân tính của của hiện tượng cùng lúc với tính trong sáng này. Người ta thấy hiện tượng trong khía cạnh tương đối và khía cạnh tối hậu. Khi đã đạt được chân lý của đường đạo, nó giống như ánh sáng, soi sáng cả hai khía cạnh tương đốituyệt đối của hiện tượng.

     Sự chứng ngộ các phẩm tính thanh tịnh và trong sáng loại bỏ những ô nhiễm của ba độc: dính mắc, gây hiềm khích, và vô minh. Pháp có những đặc tính nội tại tự tại với những nguyên nhân ràng buộc. Tự tại với sự ràng buộc liên hệ với chân lý diệt khổ. Ràng buộc là tất cả những tiêu cực của phiền não, những ám chướng của kiến thức nhị nguyên, và những tàng tích tiềm thức còn lại sau khi những bất tịnh thô lậu đã được loại bỏ. Những ám chướng này ràng buộc người ta vào luân hồi và những ô nhiễm này tự chúng không biến mất, như vậy chúng ta phải áp dụng phương thuốc đối trị các ám chướng ấy.

     Nếu một người tu đạo, bắt đầu với con đường tích lũy, con đường nối kết, v.v…, rốt ráo người ấy đạt được Giác ngộ. Chân lý của đường đạo giải thoát người ta khỏi ràng buộc và khi không còn bị ràng buộc, người ta đạt được chân lý diệt khổ. Như thế có thể nói pháp là cái có những đặc tính của chân lý diệt khổchân lý đường đạo.

     Pháp có hai khía cạnh – pháp của lời dạy và pháp của chứng ngộ. Khi một người qui y, người ấy phải biết có hai hình khía cạnh qui yqui ynhân duyên đưa đến giác ngộqui y là kết quả sau khi đạt giác ngộ. Qui y nhân duyên ngay từ sơ khởi của đường đạo như những người thường qui y Phật, pháp, và tăng. Ở điểm này một người không biết con đường dẫn đến Giác ngộ và do đó người ấy cần nương tựa vào Phật là người chỉ đường làm hướng đạo. Một người qui y pháp là lời dạy của Phật và qui y tăng là những người đồng hành trên đường đạo. Khi một người thường qui y, thì Phật là người ở bên ngoài người ấy, pháp không phải là sự chứng ngộ cá nhân của người ấy, và tăng gồm những người có sự chứng ngộ riêng của họ. Như thế bắt đầu một người qui y những điều do những người khác chứng ngộ và người ấy nghiên cứu Ba Tạng (Tripiṭaka) là pháp.

     Mặt khác, trong Luận Phật Tính, theo văn mạch, qui yqui y quả. Trước hết một người qui y tam bảo là nhân cho sự giác ngộ tương lai của mình. Khi một người qui y tăng, người ấy trở thành

phần của tăng già. Kế đến trên đường đạo, nếu một người tu tậploại bỏ những ám chướngbất tịnh, các phẩm tính chân thật của pháp trở nên hiển nhiên. Rồi chứng ngộ khía cạnh pháp và khi một người qui y pháp, nó không phải ở bên ngoài mà trở thành bên trong người ấy. Rốt ráo một người thành Phật không nương tựa vào bất cứ vật gì bên ngoài nữa và người ấy trở thành nơi qui y của chính mình. Ở mức quả, người ta qui y pháp của giác ngộ hơn là pháp của kinh văn và trở thành tăng già chứng ngộ. Luận Phật Tính xem chân lý đường đạo dẫn đến chân lý diệt khổ và pháp là sự chứng ngộ.

 

Các Phẩm Tính Liên Hệ với

Chân Lý Như Thế Nào?

 

11. “Tự tại không ràng buộc”

       bao gồm cả hai đế:

       diệt đếđạo đế.

       Mỗi đế thì có ba

       phẩm tính, theo thứ tự:

    

     Diệt đế (chân lý diệt khổ) không vướng mắc ràng buộc khi không còn gì nữa để loại bỏđạo đế (chân lý đường đạo) giải thoát người ta khỏi ràng buộc. Chân lý diệt khổ có những phẩm tính bất khả tư nghị, bất nhị, và vô niệm. Chân lý đường đạo có những phẩm tính thanh tịnh, trong sáng, và phương thuốc cứu chữa. Như vậy sáu phẩm tính chứa trong hai chân lý.

Cách Các Phẩm Tính Nối Kết

với Lời Lễ Chào

    

12.  Không thể nghĩ bàn (vì

       không phải là đối tượng

       của ý nghĩ suy lường,

       cũng không thể dùng lời

       diễn đạt hay miêu tả,

       và chỉ bậc chứng ngộ

        là biết được như vậy),

        bất nhịvô niệm,

        thanh tịnh và v.v…,

        tất cả như mặt trời.

    

       Trong Luận Phật Tính, Vô Trước đi qua các phẩm tính ba lần để chắc chắn người ta hiểu những phẩm tính đó. Thứ nhất, sư ban cho trong lời chào, rồi cho chi tiết trong điểm thứ nhì và rồi nối kết các phẩm tính khác nhau trong lời tán dương trong phần này. Ở điểm thứ tư, [trước hết] chân lý diệt khổ được trình bày như là bất khả tư nghị bởi vì nó ở bên kia sự lĩnh hội của lý trí: những gì người ta suy nghĩ về nó, không thể nói giống cái này hay cái kia hay cho nó màu sắc hay định nghĩa nó. Thứ nhì, nó ở bên kia sự nắm bắt của ngôn từ: không thể diễn đạt nó, không thể miêu tả nó bằng lời; người ta không thể nói nó giống cái này hay giống cái kia. Thứ ba, nó bất khả tư nghị bởi vì không thể lĩnh hội nó bằng cái hiểu của người thường. Trong lời chào pháp bắt đầu rằng chân lý diệt khổ là tự tri và chỉ những người chứng ngộ sâu xa biết được. Khi một người đang tu tập trên đường đạo, người ta biết về chân lý này, rồi tư duy về nó, rồi thiền định về nó. Khi tất cả những bất tịnh đã được loại bỏ qua thiền định, người ta sẽ đạt đến cảnh giới của những người đã chứng ngộ, mức độ của những bồ-tát, khi người ta thấy chân tính của hiện tượng một cách trực tiếp không bị bóp méo. Rồi người ta sẽ biết chân lý diệt khổ một cách trực tiếp bởi vì chân lý diệt khổ không thể biết được với tâm người thường.

     Phẩm tính thứ nhì tịch tĩnh vốn có trong chân tính của hiện tượng được phú cho hai thanh tịnh. Tịch tĩnh này ở đó bởi vì tất cả những hình thức đau khổ đã được loại bỏ bởi vì nghiệp và ô nhiễm đã được loại trừ. Như vậy, thứ nhất “tịch tĩnh” có nghĩa là đau khổ đã được bình định. Thứ nhì, nó tịch tĩnh bởi vì nó hoàn toàn không có bất cứ cái gì thô lỗ hay cộc cằn. Thứ ba, nó tịch tĩnh bởi vì nó bất nhị  hây vô niệm không có những ý nghĩ thô lậu.

     Với ba phẩm tính của chân lý đường đạo, thanh tịnh là khía cạnh tự nhiên của chứng ngộ bởi vì hai ám chướng đã được loại trừ. Không chỉ có tính thanh tịnh mà còn có tính trong sáng nữa. Một khi có thanh tịnhtrong sáng, thì có năng lực chữa trị ba độc. Trong lời chào, điều này được giải thích trong thí dụ mặt trời. Do bản tính, mặt trời rất thanh tịnh, bởi vì sự thanh tịnh này, nó đánh tan tất cả những hình thức u tối. Cũng vậy, sự chứng ngộ chân lý đường đạo loại bỏ các ám chướng, ô nhiễm, kiến thức nhị nguyên và đem lại sự nhận biết về bản tính tự nhiên của các hiện tượng.

  

 

Bản 1

 

Đại Cương Ba Điểm Kim Cương Đầu

 

Điểm Kim Cương 1      Điểm Kim Cương 2      Điểm Kim Cương 3

Phật                             Pháp                            Tăng

 

Lợi mình (1)                Diệt đế (1)                   Phẩm tính Tri kiến (1)

1. Không tạo tác (2)     1. Bất khả tư nghị (2)   1. Tri kiến như thị (2)

2. Hiện diện tự phát (3)            2. Bất nhị (3)               2. Tri kiến sai biệt (3)

3. Khĝ ngoại duyên (4)  3. Vô niệm (4)           3. Tuệ giác bên trong (4)         

Lợi Người (5)               Đạo đế (5)                   Phẩm tính Tự tại (5)

 

4. Tri kiến toàn hảo (6)            4. Không tì vết (6)       4. Không ô nhiễm (6)

5. Bi ái (7)                   5. Sáng ngời (7)                       5. Bất nhị (7)

6. Năng lực chữa trị (8)            6. Năng lực chữa trị (8)            6. Tự tại với các đường

                                                                                                         dưới (8)

 

 

Ghi Chú: Các con số phía trước dùng chỉ cách đếm 6 phẩm tính và các con số phía sau dùng chỉ cách đếm 8 phẩm tính.



[1] Trong bản dịch tiếng Việt này, chữ “pháp” cũng thường dùng chỉ “hiện tượng” hay “sự vật” – ND.

Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 43755)
03/09/2014(Xem: 28013)
24/11/2016(Xem: 16954)
29/05/2016(Xem: 8228)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…