Thuật Ngữ & Thư Mục

11/12/20163:09 CH(Xem: 2710)
Thuật Ngữ & Thư Mục
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Thuật Ngữ

 

A-la-hán (Phạn: arahat, Tạng: dra chom pa): những bậc hành giả thành tựu của tiểu thừa. Họ là những bậc thanh văn, độc giác hay duyên giác đã chứng ngộ đầy đủ.

 

A-tì-đạt-ma (Phạn: abhidharma, Tạng: chö ngön pa): Giáo lý Phật giáo thường chia thành kinh (những lời dạy của Phật), luật (những lời dạy về cách hành xử) và luận hay a-tì-đạt-ma (phân tích các pháp).

 

Ba dấu ấn của hiện hữu: Đây là những đặc tính của sự vật vô thường và có nghĩa là một sự vật có bắt đầu, có hiện hữu kiên cố trong hiện tại, và suy đồi hay tan rã thành những thành tố nhỏ hơn trong vị lai.

 

Ba độc: Ba độc hay ba ô nhiễm chính cũng gọi là tham hay ràng buộc,  sân hay xâm hại, và si hay vô minh.

 

Ba-la-mật (sáu) (Phạn: pāramita): Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là “toàn hảo.” Đây là sáu phép tu của đại thừa: bố thí (dāna), trì giới (śīla), nhẫn nhục (kśānti), tinh tấn (vīrya), thiền định (dhyāna), và trí tuệ (prajñā).

 

Ba tạng (Phạn: Tripiṭaka): Nghĩa đen là “ba cái giỏ.” Đây là các kinh (sutra: lời dạy của Phật), luật (vinaya: các giới luật cho tăng và ni), và a-tì-đạt-ma (abhidharma: bối cảnh triết học của pháp).

 

Ba thân (Phạn: trikāya; Tạng: ku): Ba thân của Phật: hóa thân (nirmāṇakāya), báo thân (sambhogakāya), và pháp thân (dharma-kāya). Pháp thân (“chân thân”), là sự giác ngộ viên mãn của Phật là trí vô sinh ở bên kia hình sắcthị hiện trong Báo thânHóa thân. Báo thân (“thân thọ dụng”), chỉ thị hiện đối với các Bồ-tát. Hóa thân (“hiện thân”) thị hiện trong thế giới hằng ngày và trong văn mạch của Luận Phật Tínhthị hiện như là Phật Thích-ca Mâu-ni.

 

Bánh xe pháp (Phạn: dharmacarkra): Cũng gọi là pháp luân. Những giáo lý của Phật tương ứng với ba mứ độ: Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim cương thừa với mỗi thừa là một lần chuyển.

 

Báo thân: Xem “Ba thân”.

 

Bảo (Phạn: ratna, Tạng: rin po che): Nghĩ đen là viên ngọc nhưng theo văn mạch này nó chỉ ba viên ngọc quí là Phật, Pháp, và Tăng-già, tức là Tam Bảo.

 

Bảo tháp (Phạn: stupa, Tạng: chö ten): Cũng gọi là phù-đồ.  Tượng đài kỷ niệm hình mái vòm thờ Phật thường chứa thánh tích và xá-lợi của đức Phật hay các đại Bồ-tát.

 

Bát-nhã (trí) (Phạn: prajñā, Tạng: she rab): Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là “tri kiến toàn hảo” và có thể có nghĩa là trí tuệ, hiểu, thông sáng, không phân biệt, hay phán đoán theo văn mạch.

 

Bậc chiến thắng: Một trong cac danh hiệu chỉ Phật.

 

Bồ-đề (tâm) (Phạn: bodhicitta, Tạng: chang chup chi sem): nghĩa đentâm giác ngộ. Có hai loại tâm bồ-đề – tâm thức tỉnh tuyệt đối hay hoàn toàn thấy tính không của các pháp, và tâm bồ-đề tương đối là nguyện vọng tu tập sáu ba-la-mật (lục độ) và giải thoát tất cả khỏi những đau khổ của sinh tử luân hồi.

 

Bồ-tát (Phạn: bodhisattva, Tạng: chang chup sem pa): một người đã tự cam kết với con đường từ bi của Đại thừatu tập sáu ba-la-mật để giải thoát chúng sinh khỏi luân hồi.

 

Bốn cực đoan hay bốn biên: Đây là tin rằng mọi sự vật đều  hiện  hữu (“thường hằng”), tin rằng không cái gì hiện hữu (“đoạn diệt”), tin rằng sự vật vừa hiện hữu vừa không hiện hữu, và tin rằng thực tại là một cái gì đó khác hơn hiện hữu và không hiện hữu.

 

Bốn Diệu đế hay bốn Thánh đế hay bốn Chân lý cao quí (Tạng: pak pay den pa shi): Giáo lý đầu tiên của Phật và là nền tảng của Phật giáo. Bốn sự thật này là sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân của khổ, sự thật về sự diệt khổ, và sự thật về tám con đường đi đến giác ngộ.

 

Bốn đặc điểm: Đây là bốn tướng của Phật tính khi nó thị hiệngiác ngộ viên mãn. Đó là tính trong sáng, tính thanh tịnh, sở hữu các tướng của giác ngộ, và sự hiện diện của sự phán quyếttính cách vô niệm và phân tích.

 

Bốn chướng ngại bất lợi: Bốn chướng ngại cản trở sự đạt giác ngộ viên mãn là không ưa thích pháp, tin ngã mãnh liệt, sợ khổ trên đường đạo, và thiếu cơ duyên để giúp người khác.

 

Bốn vô lượng hay không thể nghĩ bàn (Phạn: catvāry apramāṇāni, Tạng: tsad med pa): Bốn phẩm tính đạt được với giác ngộ viên mãn. Bốn cái không thể nghĩ bàn đối với người thường là từ, bi, hỉ, và xả.

 

Bốn vô úy (Phạn: catvāravaiśāradya, Tạng: mi yig pa): Bốn giai đoạn mà một Bồ-tát đạt được. Đó là không sợ khi bỏ tất cả các lỗi, không sợ chứng ngộ đầy đủ, không sợ chỉ đường cho người khác, và không sợ chỉ ra những ám chướng của đường đạo.

 

Chân lý tuyệt đối hay tối hậu (Phạn: paramārtha satya, Tạng: dondam): Có hai chân lý hay hai cái thấy về thực tạichân lý tương đối (tục đế) thấy sự vật như những chúng sinh bình thường với tính nhị nguyên “tôi” và “người khác,” và chân lý tuyệt đối (chân đế), cũng gọi là chân lý tối hậu, siêu việt nhị nguyên và thấy sự vật bản nhiên (như thực).

 

Chân lý tương đối (Tạng: kunsop): Có hai chân lý: tương đốituyệt đối. Chân lý tương đối (tục đế) là sự nhận thức của một người thường (không giác ngộ) thấy thế giới với tất cả những phóng tưởng của y căn cứ trên niềm tin ngã sai lầm.  

 

Chỉ: Xem “śamatha”.

 

Chuyển luân Thánh vương (Phạn: cakravartin, Tạng: khor lo gur pa): Chuyển luân Thánh vương cũng gọi vua của đạit hiên giới, là một vị vua tuyên truyền pháp và khởi đầu một kỷ nguyên mới.

 

Di Lặc (Phạn: Maitreya): Trong tác phẩm này chỉ Bồ-tát Di Lặc sống vào thời đức Phật.

 

Duy thức (trường phái hay tông): (Phạn: cittamātra, Tạng: sem tsampa): Một trường phái do Vô Trước sáng lập vào thế kỷ thứ tư và trong Anh ngữ hay được dịch là Mind-only School (trường phái Duy tâm). Nó là một trong bốn trường phái chính trong truyền thống Đại thừagiáo nghĩa chính của nó (nói một cách đơn giản) là tất cả các pháp chỉ là tâm (vạn pháp duy tâm).

 

Đại ấn hay Đại thủ ấn (Phạn: mahāmudrā, Tạng: cha ja chen po): Nghĩa đen là cái “ấn lớn” và là sự truyền thừa về thiền định đặc biệt trong phái Khẩu truyền (Kagyu).

 

Đại thừa (Phạn: mahāyāna, Tạng: tek pa chen po): Nghĩa đen là cái “xe lớn” và là những giáo lý của lần chuyển pháp luân thứ hai và thứ ba dạy con đường Bồ-tát, bi tâm cho tất cả chúng sinh, và sự chứng ngộ tính không.

 

Đâu-suất (trời) (Phạn: Tuśita) còn gọi là cõi Trời Đại Lạc. Đây là một trong các cõi trời của Phật. Đâu-suất ở trong Báo thân và do đó không tọa lạc ở bất cứ nơi nào hay thời gian nào.

 

Địa (Phạn: bhūmi, Tạng: sa): các mức độ hay giai đoạn một Bồ-tát đi qua để đạt giác ngộ. Cũng gọi là Bồ-tát địa và hay được miêu tảgồm có mười địa theo truyền thống kinh và mười ba địa theo truyền thống mật điển.

 

Định (Phạn: samādhi, Tạng: ting nge dzin): Một cảnh giới cao trong đó tâm được qui nhất trong thiền định. Nó cũng được gọi là “nhập định.”

 

Độc giác hay Duyên giác hay Bích-chi-phật hay (Phạn: pratyeka-buddha, Tạng: rang sang gay): Nghĩa đen là người “chứng ngộ một mình” và trong bản văn này đấy là hành giả Tiểu thừa đã chứng ngộ đạt tuệ giác như thực và sai biệt, nhưng không cam kết với con đường Bồ-tát giúp những người khác.

 

Hành giả Du-già tối thượng: Một danh hiệu chỉ Phật.

 

Hóa thân: Xem “Ba thân.”

 

Kagyu (Tạng) hay Khẩu truyền: Một trong bốn trường phái chính của Phật giáoTây tạng do đức Karmapa đứng đầu. Ba trường phái kia là Nyingmapas (Cổ mật), Sākyas, và Geluk-pas.

 

Kiếp (Phạn: kalpa, Tạng: kal pa): Một thời gian kéo dài hàng triệu năm.

 

Kim cương (Phạn: vajra, Tạng: dorje): Trong tiếng Phạn vajra, “lưỡi tầm sét,” là một vũ khí của thần Đế-thích (Indra). Trong Tạng ngữ, thông thường nó có nghĩa là bất cứ vật gì cũng không thể thắng được hay hủy hoại được nó, hay “như kim cương.

 

Kim cương thừa (Phạn: vajrayāna, Tạng: dorje tek pa): Một tong ba truyền thống chính của Phật giáo (Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim cương thừa). Kim cương thừa đặt căn bản trên mật điển (tantra) và trở thành truyền thống chính của Phật giáo Tây tạng.

 

Kinh (Phạn: sutra, Tạng: do): Đây là những giáo lý Tiểu thừa và Đại

thừa là những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni. Kinh thường đối với luận (śāstra).

 

Luận (Phạn: śāstra, Tạng: ten cho): Giáo lý Phật giáo chia thành kinh (sutra) là lời của Phật và luận (śātra) là những luận giải lời nói của Phật do những người khác viết.

 

Luật (Phạn: vinaya, Tạng: dul wa): Những lời dạy của Phật về cách hành xử đúng. Có bảy giới chính cho cư sĩ và có nhiều mức độ khác nhau cho tăng và ni.

 

Lung: Thuật  ngữ Tây tạng chỉ sự đọc theo nghi thức. Thực hiện một phép tu Kim cương thừa, người ta phải có một người nắm giữ dòng truyền đọc bản văn (Tạng: lung), giải thích phép tu (Tạng: tri) và cho phép tu tập (Tạng: wang).

 

Ma chướng hay Ma vương (Phạn: māra, Tạng: dud): Những khó khăn mà hành giả gặp phải. Có bốn loại: ấm ma (skandha-māra) là cái thấy sai về ngã, nhiễm ma (kleśa-māra) là bị những xúc động phiền não ảnh hưởng quá độ, tử ma (mātyu-māra) là chết và làm gián đoạn sự tu tập tâm linh, và lạc ma (devaputta-māra) là trở nên bị mắc kẹt trong cực lạc do thiền định sinh ra.

 

Mahāpaṇḍita: Đại học giả Phật giáo, đại bác học tăng.

 

Mười hai việc làm của Phật: Tương tuyền Phật đã thực hiện mười hai việc làm chính trong đời ngài.

 

Mười lực của Phật: Đây là những “thần” lực của Phật.

 

Năm đường: Theo truyền thống, một hành giả đi qua năm giai đoạn hay năm con đường đến giác ngộ. Năm đường này là đường Tích lũy (Phạn: sambhāramārga) nhấn mạnh sự tẩy sạch các ám chướngtích lũy công đức. Đường Giao hội hay Ứng dụng (Phạn: prayoga-mārga) trong đó thiền giả phát triển sự thấu hiểu sâu xa về bốn diệu đế và cắt đứt gốc rễ của dục giới. Đường Nội kiến hay Kiến đạo (Phạn: darśana-mārga) trong đó thiền giả phát triển nội kiến quảng đại hơn và nhập Bồ-tát địa. Đường Thiền định (Phạn: bhāvana-mārga) trong đó thiền giả tu dưỡng nội kiến ở các địa của Bồ-tát từ địa thứ 2 đến địa thứ 10. Và Đường Hoàn thành (Phạn: aśaiksam-mārga) là sự đạt Giác ngộ viên mãn.

 

Năm hành động có hậu quả tức thời (Anh: five actions of immediate result): Những hành động này như giết đạo sư khiến cho một người có thể bị tái sinh ngay ở địa ngục vào lúc chết.

 

Năm mức độ tu tập: Xem “Năm đường.”

 

Năm uẩn (Phạn: skandha, Tạng: pung po nga): Nghĩa đen là “đống” là năm biến hình căn bản mà các nhận thức trải qua khi nhận thức một đối tượng. Đó là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.

 

Niết-bàn (Phạn: nirvāṇa, Tạng: nya ngen lay day pa): Nghĩa đen là “sự diệt” (của vô minh) và có nghĩa là giải thoát khỏi sinh tử luân hồiđau khổ.

 

Ngạ quỉ hay quỉ đói (Phạn: preta, Tạng: yidak): Một loại chúng sinh luôn luôn bị đói và khát. Xem “Sáu nẻo luân hồi.”

 

Ngoại đạo (Phạn: tīthika): Những người tin có ngã cá nhân. Cũng gọi là nhất xiển đề (icchantika).

 

Nghiệp (Phạn: karma, Tạng: lay): Nghĩa đen là “hành động” và nghiệp là luật tự nhiên tuyên bố rằng khi một người làm một hành động lành mạnh, hoàn cảnh của y sẽ cải thiện; khi một người làm một hành động không lành mạnh, kết quả xấu tất nhiên sẽ xảy ra từ hành vi đó.

 

Nhiễm (Phạn: kleśa, Tạng: nyö mong): Đây là những ám chướng của tình cảm hay phiền  não chướng (đối lại với lý trí) và thường được gọi là “tâm độc” và được dịch là “ô nhiễm” trong bản văn này. Ba độc chính là ràng buộc (cũng dịch là tham), xâm hại (sân hay giận dữ) và vô minh (hay si). Năm độc là ba độc này cộng với kiêu mạn và ganh tị.

 

Như lai (Phạn: tathāgata): Nghĩa đen là những người đã đi đến “như như.”  Một danh hiệu của các vị Phật.

 

Như lai tạng (Phạn: tathāgatagarbha; Tạng: de shin shek pay nying po): Đây là hạt giống hay tinh thể của chân như (tathāta) cũng gọi tự tính Phật hay tự tính giác ngộ.

 

Paṇḍita: Đại học giả hay bác học tăng.

 

Phật tính (Phạn: tathāgatagarbha; Tạng: deshin shekpai; Hán: như lai tạng; Anh: Buddha nature): Bản tính hiện diện nơi tất cả chúng sinh mà khi nhận ra, nó đưa đến giác ngộ. Nó thường được gọi là tự tính Phật hay giác tính và là đề tài của Luận Phật Tính (Uttara Tantra).

 

Pháp (Phạn: dharma, Tạng: chö): Pháp có hai nghĩa chính: Bất cứ sự thực nào, chẳng hạn, bầu trời thì xanh; thứ hai, như được dùng trong bản văn này, là những lời dạy của Phật (cũng gọi là Phật pháp).

Pháp chứng ngộ (Tạng: tog pa chö): Những lời dạy về pháp đến từ sự chứng ngộ trực tiếp. Đối lại với pháp kinh văn.

 

Pháp luân (Phạn: dharmacakra, Tạng: chö chi khor lo): Bánh xe pháp, những lời Phật dạy tương ứng với ba mức độ: Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim cương thừa, và mỗi hệ là một cuộc chuyển pháp luân.

 

Pháp giới (Phạn: dharmadhātu, Tạng: chö ying): Không gian bất sinh, vô thủy bao gồm tất cả, từ đó phát sinh ra mọi hiện tượng. Từ tiếng Phạn này có nghĩa là “tự tính của các pháp” và tiếng Tây tạng có nghĩa là “không giới của các pháp” nhưng thường được dùng để chỉ tính không tức là bản tính của các pháp.

 

Pháp tính (Phạn: dharmatā, Tạng: chö nyi): Thường được dịch là “chân như” hay “như tính” hay “chân tính của sự vật” hay “sự vật như thực.” Tức là hiện tượng thực sự là như vậy, hay như được những bậc giác ngộ thấy – không có sự bóp méo thiên lệch hay ám chướng nào như người ta có thể nói nó là “thực tại”. 

 

Pháp thân (Phạn: dharmakāya, Tạng: chö ku): Một trong ba thân của Phật. Nó chính là sự giác ngộ, là trí tuệ ở bên kia điểm qui chiếu. Xem “Ba thân.”

 

Pháp kinh văn (Tạng: lung gi chö): Những giáo lý dựa vào kinh Phật. Cũng gọi là Pháp của kinh điển hay giáo lý của Ba tạng.

 

Phật thân (Phạn: budhakāya): xem “Ba thân.”

 

Phật Thích-ca Mâu-ni (Phạn: Buddha Śākyamuni): Đức Phật, thường được gọi là Phật Cồ-đàm (Gautama Buddha), là vị Phật cuối cùng và sống những năm từ 563 đến 483 trước K.N.

 

Phương tiện thiện xảo (Phạn: upḍāya, Tạng: tab): Các phương tiện thiện xảo được các bậc đã giác ngộ dùng để trình bày pháp dựa vào căn cơxu hướng của cá nhân.

 

Quang minh hay Trong sáng (Tạng: sal wa): Trong Kim cương thừa, mọi vật là không, nhưng tính không này không phải hoàn toàn trống rỗng bởi vì nó có tính quang minh. Tính quang minh hay trong sáng cho phép tất cả mọi hiện tượng xuất hiện và là tướng của tính không (Phạn: śūyatā).

 

Rinpoche: Nghĩa đen là “rất quí” và được dùng một cách đặc biệt tỏ lòng kính trọng đối với một đạo sư Tây tạng.

 

Śamatha (Tạng: shi nay): Một phép tu thiền định căn bản nhằm mục đích thuần hóa và làm tâm sắc bén. Cũng gọi là ngồi thiền căn bản. (Hán-Việt dịch là “chỉ.” – ND).

 

Sáu nẻo hay sáu cõi luân hồi: Những kiểu tái sinh khả hữu cho chúng sinh trong luân hồicõi trời ở đó chư thiên rất nhiều kiêu mạn, cõi a-tu-la ở đó các thần ganh tị cố bảo trì những gì họ có, cõi người là cõi tốt nhất bởi vì người ta có khả năng đạt giác ngộ, cõi súc sinh có đặc trưng ngu si, cõi quỉ đói có đặc trưng nhiều thèm khát, và cõi địa ngục có đặc trưng xâm hại.

 

Sắc thân (Phạn: rūpakāya): Báo thânHóa thân.

 

Sinh tử hay luân hồi (Phạn: saṃsāra, Tạng: kor wa): Sự hiện hữuđiều kiện (duyên sinh) có đặc tướng là đau khổ trong đời sống hằng ngày bởi vì người ta vẫn bị khổ não vì tham, sân, si.

 

Sugatagarbha (Tạng: der sheg nying po): Phật tính hay tính giác ngộ hiện diện nơi tất cả mọi chúng sinh cho phép họ có khả năng đạt giác ngộ. Nó liên hệ chặt chẽ với tathagāta-garbha (như lai tạng).

 

Tám cấu tạo của tâm (Anh: eight mental fabrications): Không có tám cấu tạo của tâm là không bắt đầu, không chấm dứt, không đoạn diệt, không thường hằng, không đi, không đến, không ly cách, không phải không ly cách.

 

Tính không (Phạn: śūnyatā, Tạng: tong pa nyi): Thường dịch là “tính không” hay “không.” Trong lần chuyển pháp luân thứ hai đức Phật đã dạy những hiện tượng ngoại giới và những hiện tượng nội giới đều không thực có.

 

Tăng-già (Phạn: saṅgha, Tạng: ge dun): Đây là những người  đồng hành trên đường đạo. Họ có thể là tất cả những người đồng hành trên đường đạo hay là những thánh chúng, tức là những người đã chứng ngộ.

 

Terma: Có nghĩa đen là “kho tàng cất giấu” là những tác phẩm được những đại Bồ-tát cất giấu và về sau được khám phá ra. Đó có thể là những bản văn thực sự hữu hình hay có thể từ trên “trời” đến như truyền từ Báo thân.

 

Tiểu thừa (Phạn: hinayān, Phạn: tek pa chung wa): Nghĩa đen là “cái xe nhỏ” ám chỉ những giáo lý của Phật như bốn Diệu đế đã phát triển thành 18 tám bộ phái nguyên thủy của Phật giáo. Cũng gọi là con đường của các bậc Trưởng lão (Theravādin).

 

Tịnh quang (Phạn: prabhāsvara, Tạng: ösel): Tâm cảnh vi tế, và theo giáo lý mật điển, là tâm cảnh người ta đạt được chứng ngộ cao nhất.

 

Tuệ giác (Phạn: jñāna, Tạng: yeshe): Trí tuệ đã giác ngộ ở bên kia ý nghĩ nhị nguyên.

 

Thanh văn (Phạn: śrāvaka, Tạng: nyon thos): Nghĩ đen là “người nghe” tức là đệ tử. Một loại hành giảchứng ngộ của Tiểu thừa (arhat: a-la-hán) đã đạt được chứng ngộ về sự không hiện hữu của ngã cá nhân.

 

Thân tự tính (svābhāvikakāya): Chỉ pháp thân của Phật.

 

Thân thế tục (Phạn: samvrtikāya): Có thân của chân lý tối hậu [chân đế] (Phạn: paramārthakāya) và thân của chân lý tương đối [tục đế] (samvrtikāya). Đây là hiện thân trong chân lý tương đối.

 

Thừa (Phạn: yāna; Tạng: tek pa): Nghĩa đen là cái “xe” nhưng trong bản văn này ám chỉ mức độ giáo lý. Có ba thừa chính (xem Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim cương thừa.

 

Tri kiến như thực (Tạng: ji ta ba): Đây là tri kiến siêu việt về chân tính của thực tại, không phải như nó hiện ra đối với cá nhân trong luân hồi.

 

Tri kiến sai biệt (Tạng: ji nye pa): Đây là tri kiến siêu việt về tính sai biệt của thực tại.

 

Trung đạo hay Trung quán (Phạn: madhyamaka, Tạng: u ma): Một trường phái triết học thường được gọi là Trung đạo hay Trung quán do Long Thọ (Nāgārjuna) sáng lập vào thế kỷ thứ 2. Nguyên lý chính của trường phái này chứng minh rằng mọi sự vật đều không có thực tại cố hữu độc lập, tức là, các giáo lý về tính không.

 

Ý nghĩ ba phương hay Tam luân tưởng (Anh: triplistic thought): Là tin thực tại tương đốikiên cố, bằng cách phân chia tất cả những hành động thành chủ thể, khách thể, và sự trao đổi giữa chủ thể và khách thể. Thí dụ, ở bình diện tương đối, một người (chủ thể) lạy (hành động ở giữa) một tượng Phật (khách thể).

Thư Mục

The Uttara Tantra: A Treatise on Buddha Nature, A Translation of the Root Text and a Commentary on The Uttara Tantra Sastra of Maitreya and Asanga, with New Commentary by Thrangu Rinpoche, translated from Sanskrit and Tibetan by Ken and Katia Holmes, edited by Clark Johnson, Ph. D., Sri Satguru Publications, Delhi, India 2001.

The Changeless Nature, Mahayana Uttara Tantra Śastra by Arya Maitreya & Acarya Asanga, translated from the Tibetan by Ken & Katia Holmes, 1985, online PDF file.

 

A Study on the Ratnagotravibhāga (Uttaratantra), Being a Treatise on  the Tathāgatagarbha Theory of Mahāyāna Buddhism, introduction and root verses and texts, translated from Sanskrit by Jikido Takasaki, Motial Banarsidass Publishers, Delhi, India 2014.

When the Clouds Part, The Uttaratantra and Its Meditative Tradition as a Birdge between Sūtra and Tantra, translated from Sanskrit by Karl Brunnhölzl, Snow Lion Publications, USA, 2014.

Buddha Nature, The Mahayana Uttaratantra Shastra by Arya Maitrya, written down by Arya Asanga, with Commentary by Jamgön Kongtrül, translated from Tibetan by Rosemarie Fuchs, Snow Lion Publications, USA, 2000.

The Uttara Tantra of Maitreya, translated from Tibetan by E. Obermiller, introduction and edited by H. S. Prasad, Sri Satguru Publications, Delhi, India 1997.

Maitreya's Distinguishing Phenomena and Pure Being: With Commentary by Mipham, translated from Tibetan by Jim Scott, Snow Lion Publications, USA, 2004 .

Distinguishing Phenomena from Their Intrinsic Nature: Maitreya's Dharmadharmatavibhanga with Commentaries by Khenpo Shenga and Ju Mipham, translated by The Dharmachakra Translation Committee, Snow Lion Publications, USA, 2013.

Middle Beyond Extremes: Maitreya's Madhyantavibhaga With Commentaries by Khenpo Shenga And Ju Mipham, translated by Dharmachakra Translation Committee, Snow Lion Publications, USA, 2007.

Ornament of the Great Vehicle Sutras: Maitreya's Mahayana-sutralamkara with Commentaries by Khenpo Shenga and Ju Mipham, translated by The Dharmachakra Translation Committee, Snow Lion Publictions, USA, 2014.

Mahāyānasūtrālaṁkāra by Asaṅga, translated from Sanskrit by Dr. Surekha Vijay Limaye, published by Sri Satguru Publications, Delhi, India 1992.

The Ornament of Clear Realization: A Commentary on the Prajnaparamita of the Maitreya Buddha: Abhisamayalankara-prajnaparamita-upadesha-shastra by Thrangu Rinpoche, trans-lated by Ken and Katie Holmes, Sri Satguru Publications, Delhi, India, 2001.

Everyday Consciousness and Buddha-Awakening by Khenchen Thrangu Rinpoche, translated from Tibetan by Susanne Schefczyk, Snow Lion Publications, USA, 2002.

Buddha Nature by Sallie B. King, published by State University of New York, Albani, USA, 1991.

The Buddha Within, Tathagatagarbha Doctrine According to the Shentong Interpretation of Ratnagotravibhaga, by S. K. Hookham, pubished by Sri Satguru Publications, Delhi, India 1992.

Buddha Nature Sutras (Tathagatagarbha Sutras), Translations of the Mahapaninirvana Sutra by Kosho Yamamoto, of Queen Srimala and her Lion Roar Sutra by Tsultrim Gyurme, and of The Infinite Life Sutra by Tsultrim Gyurme. Copyright of Dr. Tony Page, Bangkok University, Thailand 2014.

The Lankavatara Sutra, translated from Sanskrit by Daisetz Teitaro Suzuki, published by Routledge & Kegan Paul Ltd., London, Great Britain, 1968.

The Śūraṅgama Sūtra (Leng Yen Ching), Chinese rendering by Paramiti with Commentary by Ch’an Mater Han San, translated from Chinese by Charles Luk, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd. New Delhi, India 2003.

Kinh Lăng Nghiêm, Hán dịch: Bát-Lặc-Mật-Đế, Việt dịch và chú giải: Trí ĐộTuệ Quang, Viện Phật Học Huyền Cơ xuất bản, Sài Gòn – Việt Nam 1964. 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38525)
03/09/2014(Xem: 25996)
24/11/2016(Xem: 15534)
29/05/2016(Xem: 7697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.