Hiện Tại Niết Bàn Luận (song ngữ)

27/02/20174:29 CH(Xem: 8962)
Hiện Tại Niết Bàn Luận (song ngữ)

HIỆN TẠI NIẾT BÀN LUẬN

 

Ban Biên Tập: Các kiến-chấp là các tà-kiến khiến nghiệp-lực lôi-kéo kẻ dính mắc phải trôi-lăn mãi trong cõi Luân-hồi. Có tất cả 62 kiến-chấp: 18 kiến-chấp liên-quan về quá-khứ và 44 kiến-chấp liên-quan về tương-lai. Trong 44 kiến-chấp về tương-lai bao gồm 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận, hay còn gọi Hiện Pháp Niết Bàn Luận
Năm luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận này do các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương rằng, trong hiện-tại bản-ngã của chúng-sanh có thể đạt tới cõi Niết-bàn tối-thượng: (1) khi bản-ngã tận hưởng năm món dục-lạc (thú vui vật-chất) do các giác-quan mang đến; (2) khi bản-ngã ấy biết lià xa các dục-lạc, đạt đến cõi Sơ-thiền; (3) khi bản-ngã ấy  biết lià xa các dục-lạc đạt đến cõi Nhị-thiền; (4) khi bản-ngã ấy  biết lià xa các dục-lạc đạt đến cõi Tam-thiền; (5) khi bản-ngã ấy  biết lià xa các dục-lạc đạt đến cõi Tứ-thiền. 
Hay nói một cách ngắn gọn luận thuyết này chủ trương hưởng thụ khoái lạc ngũ dụchiện tạiNiết bàn. Cho nên họ chia Niết bàn làm 5 loại: Dục giới Niết bàn, Sơ thiền Niết bàn, Nhị thiền Niết bàn, Tam thiền Niết bànTứ thiền Niết bàn. Tất cả đều là các kiến chấp tức là các tà kiến.
Dưới đây là bản dịch Việt từ bản dịch Anh về đoạn kinh nói trên:

Trường Bộ Kinh
1. Kinh Phạm võng

https://suttacentral.net/vn/ dn1

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hiện tại Niết bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp?

Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương và quan niệm: “Khi nào bản ngã này tận hưởng, sung mãn năm món dục lạc, như thế bản ngã ấy đạt đến tối thượng Niết Bàn của loài hữu tình”.

Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì rằng tính của dục lạcvô thường, khổ, biến dịch. Vì tánh của chúng là biến dịch, chuyển hóa, nên ưu, bi, khổ, muộn, não phát sanh. Khi nào bản ngã ấy ly các dục lạc, ly các ác pháp, đạt đếnan trú vào đệ nhất thiền; thiền định này có tầm, có tứ, có hỷ và có lạc, do ly dục sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây thiền định ấy có tầm, có tứ nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy có tầm và tứ, đạt đếnan trú đệ nhị thiền. Thiền định này nội tâm yên tĩnh, trí chuyên nhất cảnh, không tầm, không tứ, hỷ lạc do định sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm trí có hỷ và bị kích động nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy không tham hỷ, trú xả, chánh niệm, chánh trí, thân hưởng lạc mà các bậc thánh gọi là Hỷ niệm lạc trú—đạt đến và an trú đệ tam thiền. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy, có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: “Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm thọ lạc nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy xả lạc và xả khổ, diệt trừ hỷ và ưu về trước, đạt đếnan trú vào đệ tứ thiền. Thiền này không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn”. Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình, những vị này sẽ chấp cả năm luận chấp trên, hay một trong năm luận chấp trên, ngoài ra không còn một luận chấp nào khác nữa.

... 

Long Discourses
Brahmajāla Sutta

The All-embracing Net of Views

https://suttacentral.net/en/ dn1

5. Doctrines of Nibbāna Here and Now (Diṭṭhadhammanibbānavādā): Views 58–62

 

“There are, bhikkhus, some recluses and brahmins who maintain a doctrine of Nibbāna here and now and who, on five grounds, proclaim Nibbāna here and now for an existent being. And owing to what, with reference to what, do these honourable recluses and brahmins proclaim their views?

“Herein, bhikkhus, a certain recluse or a brahmin asserts the following doctrine or view: ‘When this self, good sir, furnished and supplied with the five strands of sense pleasures, revels in them—at this point the self attains supreme Nibbāna here and now.’ In this way some proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being.

“To him another says: ‘There is, good sir, such a self as you assert. That I do not deny. But it is not at that point that the self attains supreme Nibbāna here and now. What is the reason? Because, good sir, sense pleasures are impermanent, suffering, subject to change, and through their change and transformation there arise sorrow, lamentation, pain, grief, and despair. But when the self, quite secluded from sense pleasures, secluded from unwholesome states, enters and abides in the first jhāna, which is accompanied by initial and sustained thought and contains the rapture and happiness born of seclusion—at this point, good sir, the self attains supreme Nibbāna here and now.’ In this way others proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being.

“To him another says: ‘There is, good sir, such a self as you assert. That I do not deny. But it is not at that point that the self attains supreme Nibbāna here and now. What is the reason? Because that jhāna contains initial and sustained thought; therefore it is declared to be gross. But when, with the subsiding of initial and sustained thought, the self enters and abides in the second jhāna, which is accompanied by internal confidence and unification of mind, is free from initial and sustained thought, and contains the rapture and happiness born of concentration—at this point, good sir, the self attains supreme Nibbāna here and now.’ In this way others proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being.

“To him another says: ‘There is, good sir, such a self as you assert. That I do not deny. But it is not at that point that the self attains supreme Nibbāna here and now. What is the reason? It is declared to be gross because of the mental exhilaration connected with rapture that exists there. But when, with the fading away of rapture, one abides in equanimity, mindful and clearly comprehending, and still experiencing happiness with the body, enters and abides in the third jhāna, so that the ariyans announce: “He abides happily, in equanimity and mindfulness”—at this point, good sir, the self attains supreme Nibbāna here and now.’ In this way some proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being.

“To him another says: ‘There is, good sir, such a self as you assert. That I do not deny. But it is not at that point that the self attains supreme Nibbāna here and now. What is the reason? It is declared to be gross because a mental concern, ‘Happiness,’ exists there. But when, with the abandoning of pleasure and pain, and with the disappearance of previous joy and grief, one enters and abides in the fourth jhāna, which is without pleasure and pain and contains purification of mindfulness through equanimity—at this point, good sir, the self attains supreme Nibbāna here and now.’ In this way some proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being.

“This, bhikkhus, the Tathāgata understands … and it is concerning these that those who would rightly praise the Tathāgata in accordance with reality would speak.

“It is on these five grounds, bhikkhus, that these recluses and brahmins who maintain a doctrine of Nibbāna here and now proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being. Whatever recluses or brahmins proclaim supreme Nibbāna here and now for an existent being, all of them do so on these five grounds or on a certain one of them. Outside of these there is none.

“This, bhikkhus, the Tathāgata understands … and it is concerning these that those who would rightly praise the Tathāgata in accordance with reality would speak.

 
Bài đọc thêm:
 62 loại Tà kiến (Kinh Phạm Võng/Trường Bộ Kinh | Pali tạng - HT. Thích Minh Châu)
● Phật nói kinh Phạm Võng 62 tà kiến (Hán tạng | Thích Chánh Lạc dịch
Hiện Pháp Lạc Trú (Thích Nhất Hạnh, Thích Tâm Thiện, Thích Hạnh Bình, CS. Nguyên Giác,...)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190727)
01/04/2012(Xem: 36324)
08/11/2018(Xem: 15012)
08/02/2015(Xem: 54158)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.