Cuối đường

23/05/20173:53 SA(Xem: 12189)
Cuối đường

CUỐI ĐƯỜNG
Thích Tâm Hạnh

 

thich tâm hạnhMỏi gót phong trần, con người thường tìm đến chốn tùng lâm cô tịch, hút mình trong khói ngút non xa. Họ hướng đến vị chân tu mong được đôi lời chỉ dạy, ngõ hầu làm tư lương cho cuộc sống mới. Bất ngờ, vị sư già nhìn thẳng, nghiêm giọng buông vỏn vẹn một câu “Chớ vọng tưởng!”. Thật chới với hụt hẫng không một chỗ bám! Mọi việc tích chứa từ xưa ngay đây biến mất. Họ vội ngẫm nghĩ tìm lấy một ý tưởng mới; nhưng “chớ vọng tưởng!”. Tìm gì?

Sao chẳng dứt tâm tìm kiếm ấy đi, thẳng đó buông thỏng tay, thình lình trời đất mở toang, thắp sáng đại thiên sa giới; nhận lại người cha muôn thuở, lãnh trọn gia tài; khoác lại mảnh áo xưa, thẳng vào đầu đường xó chợ cùng với bạn bè vui đùa thỏa thích?

Thật đáng tiếc họ vẫn chưa chịu dừng tâm tìm kiếm, còn ngẫm tìm xem là nghĩa lý gì, nên đã luống lầm qua.

Bởi con người đã quen tìm cầu bên ngoài. Tâm vừa hơi trống, họ liền tìm vội một cái gì đó để bám lấy, vin theo; nhận giữ bóng dáng bên ngoài mà bỏ quên mất mình; lắm lúc còn lấy làm thỏa thích, đắc ý về chúng. Thử hỏi những thứ tìm lấy được đó, lại có thể giải quyết được gì trước cuộc tử sinh?

Còn lại gì xưa kia dưới hội Tổ Bá Trượng, ngài Trí Nhàn nổi tiếng là người hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm. Thế mà đến Tổ Quy Sơn yêu cầu nói một câu trước khi cha mẹ chưa sanh, vạch tận đáy lòng vẫn không tìm ra một câu đáp ổn đáng. Những gì xưa giờ ôm giữ, nay thật vô nghĩa làm sao! Thôi đành buông hết mọi duyên, náu mình trong một am lá, từ nay không học Phật pháp, chỉ làm Tăng thường cơm cháo qua ngày.

Ai người trong cảnh khốn cùng mới cảm thông được nổi cùng khốn. Khác nào xưa kia ngài Lâm Tế ba phen thưa hỏi đại ý Phật pháp, ba phen ăn gậy. Vẫn chưa thể ngay đầu gậy bật tung, còn thắc mắc có lỗi không lỗi, nên đành đánh mất cơ hội chỉ còn biết khóc từ giã ra đi.

Thật là một thủ đoạn ác! Áo cơm gom góp bấy lâu, ngày nay Quy Sơn một lúc đồng thời cướp sạch. Buông chỉ một lời mà giết chết cả cuộc đời người. Trí Nhàn bấy giờ muôn việc tự lìa lúc nào không rõ. Phật pháp không còn học nữa, còn gì ham muốn để bám theo?

Hoàng Bá lại còn tàn bạo độc ác, chỉ tung ba gậy mà đã ép người vào cảnh cùng khốn. Khác nào trong Mật Am Ngữ Lục đã chép; “… Phía trước đâm phủng chỗ bít cứng, phía sau xua binh đánh đuổi. Thật là lên trời không lối, xuống đất không đường; cầu sống chẳng được, muốn chết không xong. Thường ngày học được cơ trí, đến trong ấy một chút cũng không dùng được…”

Túng quẫn đến thế là cùng! Vũ mưu trang bị thường ngày, bây giờ toàn không chút dụng. Bàn Thiền luận đạo, lúc này tìm một điểm để thoát thân không ra. Biện trí biện cơ, đến trong đây cũng chịu mù tịt. Bao nhiêu thú vui thường ngày xem lại thật là vô vị. Tìm lại những gì đã học, thật không một câu có thể giải quyết được lúc này. Nghĩ tiến lên nữa thì phía trước bít ngăn không lối.

Bấy giờ trong bốn oai nghi đi đứng tới lui, thân tâm phải một mực thẳng đứng như tường vách. Cốt phải dồn hết lực lượng, phấn chấn tinh thần; trong một duyên vô tình thình lình chạm đến, bất chợt vỡ toang, mới thấy đất trời sáng hẳn, cây cỏ con người chưa từng ngăn cách. Cảnh vật thường ngày, bây giờ thấy đẹp mà sống động lạ thường. Côn trùng, cây đá thảy đều tuyên diệu pháp âm. Ngọn lá khẽ lay cũng dấy lên một sức sống kỳ diệu. Thân tâm rớt sạch, rõ ràng một thể linh minh. Bao mối nghi ngờ từ lâu chừng đã bẵng quên, giờ này bỗng dưng nhớ lại, tan sạch như băng. Nhìn lại công phu tu hành từ trước, thật là một kẻ lăng xăng đặt bày lắm chuyện trong mộng. Nói bao nhiêu đó, bôi nhọ cửa Tổ tông cũng nhiều lắm rồi. Phần còn lại xin dành cho những ai một phen mạnh dạn quyết tử.

Thật thế, nếu không một phen sạch tận đáy lòng, cháy rụi tâm can thì ngài Hương Nghiêm đâu có ngày phá cười nói “đổi sắc bày đường xưa”? Ngài Lâm Tế đâu thể thốt lên “Xưa nay Phật pháp Hoàng Bá không nhiều”? Ngài Đức Sơn cũng từng trút hết tư lương dưới câu hỏi tam tâm của bà già bán bánh, thẳng đến Long Đàm tiếp đèn vụt tắt mới la lên “từ nay về sau chẳng còn nghi ngờ lời nói chư lão Hòa thượng trong thiên hạ”. Cần phải mạnh dạn rũ sạch buông thỏng tay, nước sâu đầu đường chớ ướt gót chân, liền vào quê nhà ngồi an ổn.

Hoa trái khắp vườn, cơm canh bày sẵn, nhọc gì bôn ba tìm kiếm? Suốt này nhằm trên đỉnh núi cao chót vót, hoặc ngoài biển cả xa tít mù khơi, đủng đỉnh tung tăng, mặc tình ca hát, cũng chẳng vui thích hay sao?!

 

Thích Tâm Hạnh





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190804)
01/04/2012(Xem: 36412)
08/11/2018(Xem: 15095)
08/02/2015(Xem: 54229)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :