Tinh hoa triết học Phật Giáo

11/09/20174:06 SA(Xem: 21591)
Tinh hoa triết học Phật Giáo

JUNJIRO TAKAKUSU 高楠順次郎
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
THE ESSENTIALS OF BUDDHIST PHILOSOPHY
Người dịch TUỆ SỸ
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG

GIỚI THIỆU

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo Thích Tuệ SỹNhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh là Các Tông phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật hoc. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc.

Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung hoa và Nhật bản. Tất nhiên tác giả cũng có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn.

Về tác giả, những người nghiên cứu Phật học qua tham khảo Hán tạng đều biết ơn ông trong sự biên tập và san định bộ Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, 100 quyển. Đây là kho tàng văn hiến Phật giáo vĩ đại nhất của thế giới còn truyền đến ngày nay.

Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong một loạt các buổi giảng tại Viện Đại học Hawaii khi ông được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa 1938-1939. Năm 1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết học Đông Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông được chọn làm văn bản thảo luận. Kết quả hội thảo được giới thiệu trong tạp chí Triết học Đông-Tây, xuất bản năm 1944 do Ban Tu thư Viện Đại học Princeton.

Bản dịch Việt tái bản lần này được duyệt lại, có thay đổi và sửa chữa nhiều chỗ. Để giúp người học có thêm tài liệu tham khảo các vấn đề liên hệ, thỉnh thoảng người dịch thêm chú thích, ngoài các chú thích của chính tác giả. Những chú thích thêm của người dịch đều có ghi TS.

Ngoài công trình cống hiến cho bộ Đại Chính Tân tu Đại tạng kinh, và tác phẩm này, ông còn viết và dịch nhiều tác phẩm Phật học khác nữa như được liệt kê dưới đây:
Về biên tập:
大正新修大藏經 Đại Chính Tân tu Đại tạng kinh, 100 tập.
The Pāli Samanta-pāsādikā, bốn tập (chung với Nagai). Ấn bản Pāli của Luật Thiện kiến tì-bà-sa.
南傳大藏經 Nam truyền Đại tạng kinh, bản dịch tiếng Nhật của Tam tạng Pāli gồm cả các sớ giải.
Hōbōgirin, dictionaire encyclopédique du bouddhisme d’ après les sources chinoises et japonaises (法寶義林 Pháp bảo nghĩa lâm), ba tập, gồm một bản tăng bổ (với Sl. Lévi).
The Śākuntala, kịch Sanskrit của Kālidāsa. 大日本佛教全書 Đại Nhật bản Phật giáo toàn thư, 160 tập (với Shinkyō Mochizuki và Seigai Omura).
Tác phẩm:


巴利語佛教講本 Ba-lị ngữ Phật giáo học giảng bản, văn học Phật giáo Pāli. 印度佛哲學宗教史 Ấn độ Phật triết học tông giáo sử, chung với Kimura.
昭和法寶總目錄 Chiêu hòa Pháp bảo tổng mục lục, ba tập.
印度佛教史蹟寫實 Ấn độ Phật giáo sử tích tả thật.
“The Date of Vasubandhu, the Great Buddhist Philosophe”, Indian Study in Honor of Charles Rockwell Lanman.
Phiên dịch:
A Record of the Buddhist Religion as practised in India and Malay Archipelago (671-695 stl.), bởi Nghĩa Tịnh (義淨南海寄歸傳 Nghĩa Tịnh, Nam hải ký quy truyện).
Amitāyur Dhyāna-tra (The Sūtra of the Meditation on Amitayus) (The Sacred Book of the East, Vol. XLIX). 觀無 量壽經 Quán Vô Lượng Thọ kinh.
“The Life of Vasubandhu” by Paramārtha (T’oung Pao).
“The Abhidharma Litterature of the Sarvāstivādin” (Journal of the Pāli Text Society, 1905).
ウ パ ニ シ ヤ ト 全 書 Bản dịch tiếng Nhật 108 Upanishads, chín tập (chung với nhiều người).  
薄伽梵歌 Bạc-già-Phạn-ca, bản dịch tiếng Nhật Bhagavad-gītā.
印度古聖歌 Ấn độ cổ thánh ca bản dịch tiếng Nhật Rig-veda.
“Le voyage de Kanshin en Orient” (724-754), Aomino Mabito Genkai (779) B.E.F.E.O., t. XXVIII et XXIX). Quá Hải Đại sư Đông chinh truyện.
Thị ngạn am,
Pl. 2547, Quý mùi, Đông.
Tuệ Sỹ

 

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I: DẪN NHẬP

1. Trình bày Phật giáo bằng cách nào?
2. Phật giáo trong lịch sử Trung hoa
3. Nhật bản, môi trường của đại thừa Phật giáo
4.  Hệ thống Triết học Phật giáo Nhật bản

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH ẤN ĐỘ

1. Phật giáo Ấn độ
2. Đức Phật, tư tưởng gia uyên thâm
3. Tự ngã là gì?
4. Lý tưởng của Phật giáo
5. Thánh đế là gì? Đạo là gì?

CHƯƠNG III: NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

1. Nguyên lý duyên khởi
a. Nghiệp cảm duyên khởi
b. A-lại-da duyên khởi
c. Chân như duyên khởi
d. Pháp giới duyên khởi
2. Nguyên lý tất địnhbất định
3. Nguyên lý tương dung
4. Nguyên lý như thực
5. Nguyên lý viên dung
6. Nguyên lý niết bàn hay giải thoát viên mãn
a. Thánh điển không văn tự
b. Thánh tượng không tô vẽ

CHƯƠNG IV: CÂU-XÁ-TÔNG (ABHIDHARMA-KOSA)

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý
4. Tóm tắt

CHƯƠNG V: THÀNH THẬT TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý

CHƯƠNG VI: PHÁP TƯỚNG TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
a. Nhiếp luận tông (samgraha)
b. Pháp tướng tông (dharmalaksana, Hosso)

CHƯƠNG VII: TAM LUẬN TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý
4. Tóm tắt

CHƯƠNG VIII: HOA NGHIÊM TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý

CHƯƠNG IX: THIÊN THAI TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý

CHƯƠNG X: CHÂN NGÔN TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý

CHƯƠNG XI: THIỀN TÔNG

1. Các tông phái Phật giáo thời Liêm thương (1180-1335)
2. Cương yếu
3. Lịch sử
a. Như lai thiền
b. Chỉ
c. Quán
d. Tổ sư thiền
e. Thiền Nhật bản
4. Triết lý và tôn giáo

CHƯƠNG XII: TỊNH ĐỘ TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý và tôn giáo

CHƯƠNG XIII: NHẬT LIÊN TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý và tôn giáo

CHƯƠNG XIV: TÂN LUẬT TÔNG

1. Cương yếu
2. Lịch sử
3. Triết lý và tôn giáo

KẾT LUẬN
BẢNG TỪ VỰNG PHẠN-VIỆT-HÁN
SÁCH DẪN

pdf_download_2
Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo Thích Tuệ Sỹ dịch



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34453)
08/11/2018(Xem: 13372)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.