Ý Nghĩa Chuyển Pháp Luân

10/01/20183:42 SA(Xem: 28129)
Ý Nghĩa Chuyển Pháp Luân

blank
Ý NGHĨA CHUYỂN PHÁP LUÂN 

(Dhammacakkappavattana)
Thích Nhật Từ
Sadi Ngộ Trí Viên phiên tả
Nguồn: Vấn đáp tại Tịnh xá Trúc Lâm – Thích Nhật Từ: https://www.youtube.com/watch?v=NlIcGna6EiI
***

Lần chuyển pháp luân thứ nhất tại Vườn Nai, nơi Đức Phật thuyết giảng cho 5 bạn đồng tu Kondanna (Kiều Trần Như).

Bài kinh của Đức Phật tuyên bố là Kinh Chuyển Pháp Luân nói về Tứ Diệu Đế. Chỉ có một lần chuyển pháp luân duy nhất chứ không có lần thứ 2 vì những lần kế tiếp Đức Phật chỉ tuyên bố chân lí (dhamma) và đạo đức (vinaya).

Theo PG Đại thừa, người ta xem Kinh Pháp Hoa là lần Chuyển pháp luân thứ 2 tại núi Linh Thứu dành cho chư Bồ-tát dựa trên tinh thần vô ngã, vị tha. PG Mật tông về sau thêm lần Chuyển pháp luân thứ 3, tuyên bố những bản kinh về Mật tông, gọi chung là Kim Cang Thừa, tượng trưng cho trí tuệ chặt đứt tất cả phiền não.

Dựa vào kinh tạng Pali, lần chuyển pháp luân quan trọng nhất là tại Vườn Nai mà từ đó Đức Phật giảng 30.000 bài kinh dài, vừa, ngắn. Ngắn khoảng 4 câu kệ, dài có thể vài nghìn trang. Hoặc nói về nhân quả, trí tuệ, khổ đau, hạnh phúc.


45 năm thuyết giảng của Đức Phật đều được phân thành 4 nhóm: bản chất khổ đau, nguyên nhân khổ đau, hạnh phúc Niết-bàn và Bát Chính Đạo. Văn học Bát-nhã nói về 6 Ba-la-mật và cao nhất là Trí tuệ Ba-la-mật. Mà Trí Tuệ Ba-la-mậtChính kiếnChính tư duy. Nói như vậy thì Chuyển pháp luân chỉ có 1 bài duy nhất. Còn khi PG Đại thừa phát triển về sau thì giới thiệu những bản kinh mới vào TK1 TCN thì người ta xem đó là 2 lần Chuyển pháp luân kia chứ không hề được chấp nhận trong trường phái PG Nguyên thủy. Dù sao thì núi Linh Thứu là nơi rất quan trọng, nơi Đức Phật nuôi dưỡng Tăng đoàn trong những năm tháng đầu sau khi giác ngộ.Nhờ vậy Đức Phật mới độ được Vua Tần-bà-sa-la và Vua A-xà-thế, quan tướng triều đình. PG tại đây đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Đây là trung tâm rất quan trọng về văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội và cũng là trung tâm tu tập của Bà-la-môn giáo và Kỳ-na giáo. Cho nên khi đạo Phật truyền bá tại đây thì ảnh hưởng lan rộng vànhiều người quy y Tam Bảo. Ý nghĩa của Chuyển pháp luân là lăn đẩy bánh xe chânlý trên cuộc đời này để chân lýđạo đức của  Đức Phật được tiếp xúc, phục vụ, kết thúc khổ đau của người tiếp cận. Nhờ đó, xây dựng Tịnh Độ nhân gian chứ không hứa hẹn hạnh phúc sau khi chết vì tương lai là kết quả của hiện tại và mỗi người phải tái sinh lập tức sau khi tắt thở. Việc chuyển bánh xe chân lý được Đức Phật thuyết giảng 45 năm cho nhiều đối tượng. Trung bình 1 ngày Phật thuyết giảng 5 bài kinh và từ đó mới có khái niệm 84.000 bài pháp/bài kinh chân lý/chủ đề pháp/chủ đề chân lý (dhammaskandha). Về sau, PG Đại thừa nói rằngPhật thuyết giảng 84.000 pháp môn.Thực ra, Dhammaskandha không phải là “pháp môn” mà là “pháp uẩn”.Các Tăng, Ni, Phật tử hoằng pháp bằng ngôn ngữ đời thường cũng chính là Chuyển pháp luân. Vì thế các Phật tử nên phát nguyện 1 năm chuyển pháp luân cho 6 người. Tùy theo ngành nghề mà tận dụng cơ hội để chuyển bánh xe pháp hợp với đồng nghiệp thì phước đức đó vô lượng. Còn tụng kinh, niệm Phật, bái sám thì tự tu mà người chuyển pháp luân là người tu tập dấn thân vào cuộc đời. Người tu tập theo tinh thần Chuyển pháp luân là người năng động, tích cực, lạc quan, yêu đời chứ không phải là người buông bỏ mọi trách nhiệm gia đình, cá nhân. Lấy tiêu chuẩn Chuyển pháp luân làm nền tảng, ta tự đánh giá lại sự tu tập của chúng ta.Nếu mà được như thế thì ta đã góp một bàn tay vào việc chuyển pháp luân. Còn chưa được thì hãy nỗ lực làm cho bằng được

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190707)
01/04/2012(Xem: 36308)
08/11/2018(Xem: 14979)
08/02/2015(Xem: 54137)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.