Châu Ngọc Trong Ta

24/01/20184:42 CH(Xem: 10854)
Châu Ngọc Trong Ta
CHÂU NGỌC TRONG TA
Tác giả: Đại đức Thích Thiện Minh (Varapañño) - Tiến sĩ Phật Học (Srilanka)
Nhà Xuất Bản: NXB Tôn Giáo

Giới thiệu sách:

“Một chúng sanh duy nhất, một con người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì sự lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc cho phần đông, vì lòng bi mẫn vì sự tốt đẹp vì lợi íchhạnh phúc của Chư Thiên và loài người”.
(Anguttara Nikãya)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa chư Thiện hữu!

Châu Ngọc Trong Ta - Thích Thiện Minh
Giáo Pháp của Đức Phật đã và đang được phần đông những người con trong dân tộc Việt Nam đón nhận. Với ước mơ Phật giáo tiếp tục được phát triển và trường tồn trên quê hương, một loạt bộ sách sẽ được giới thiệu đến độc giả. Nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề“Đức Phật, Đấng Từ Phụ đã ban đến loài người chúng ta những gì?”

Thật kỳ diệu, Đức Phật đã hướng dẫn và chỉ cho chúng ta biết cách sử dụng “Kho tàng châu ngọc” vốn sẵn có nơi tự thân của mỗi chúng ta.

Như chúng ta đã biết, mỗi chúng ta là một thành viên của gia đình, mà mỗi gia đình là một tế bào trong nhiều tế bào của một quốc gia. Đức Phật Ngài chủ trương dạy đến con người, lấy giá trị nhân bản làm trung tâm. Ngài đã dạy những gì đến loài người của chúng ta?
- Đối với con cái, cần phải có những bổn phận gì với Cha Mẹ? Khi trưởng thành phải hiếu thuận phụng dưỡng Cha Mẹ làm sao?
- Đối với quan hệ vợ chồng, cần thiết cư xử với nhau ra sao để có sự keo sơn, hạnh phúc lâu dài?
- Phải có bổn phận gì đối với Thầy Tổ, để trở thành một người học trò khôn ngoan hiền trí?
- Đối với bầu bạn cần cư xử yêu thương quan tâm giúp đỡ nhau những lúc nào là cần thiết?
- Đối với cuộc đời, kẻ thân, người sơ, kẻ ân, người oán, phải nên xử sự như thế nào cho thích hợp và lợi ích…?
- Cần phải sống như thế nào để thành tựu những hoài bão mang lợi ích an vui cho chính mình và cho mọi người? Đối với gia đình, quyến thuộc, quốc gia xã hội, Đức Phật Ngài hằng Từ bi chỉ dạy cặn kẽ.

Đôi khi tận tụy như người Cha hiền van lơn đàn con thơ dại, mà từ trái tim mỗi chúng ta dâng lên niềm xúc động từ tình thương vời vợi bi mẫn của Ngài:

“Này chư Tỳ Kheo!
Hãy tránh xa các Bất thiện pháp! Những Bất thiện pháp là có thể tránh được!
Nếu như các pháp Bất thiện mà không thể tránh được thì Như Lai cũng không khuyên để làm gì!
Bởi có thể tránh xa được nên Như Lai mới có lời khuyên như vậy!
Nếu vì do sự tránh xa các pháp Bất thiện mà dẫn đến công ăn việc làm buôn bán ở đời thua lỗ, thất bại, suy đồi,… thì Như Lai cũng không khuyên hãy tránh xa những pháp Bất thiện ấy để làm gì!
Bởi do tránh xa các tội lỗi, các pháp Bất thiện mà nhờ đó việc làm ăn ở đời phát triển hưng thịnh, lợi ích và nhiều an vui lâu dài nên Như Lai mới có lời khuyên như vậy!”

Chư Thiện hữu quý mến!

Phật giáo là một hệ thống triết họcluân lý thực tiễn có trình tự từ đơn giản, dễ hiểu đến thâm sâu, vi diệu… Đầu tiên là bao gồm những phương pháp mang lại cho con người nhiều sự an vui, hạnh phúc, thịnh vượnglợi ích lâu dài trong thực tế cuộc sống.

Thứ hai là con đường dẫn đến Giác Ngộ giải thoát vòng sanh tử cho những ai có nguyện vọng. Như vậy phải chăng là một Giáo Pháp dành cho nghiên cứu suông để thỏa mãn tri thức?

Giáo Pháp tất nhiên cần được học hỏi, nhưng hơn nữa phải được thực hành và trên hết, phải được tự mình kinh nghiệmchứng ngộ. Học và hiểu biết suông mà không thật sự thực hành thì không lợi ích. Chắc chắn sẽ không thể hưởng được tài sản quý báu đúng như lời dạy của Đấng Giác Ngộ. Đức Phật Ngài ví người có Pháp học, mà không thực hành cũng tựa hồ như cành hoa tuy đẹp nhưng không hương vị. Trong Kinh Pháp Cú, Ngài còn dạy:

“Chiếc muỗng không thể nếm được vị canh như thế nào, người trong Giáo Pháp mà không thực hành cũng dường như thế ấy!”

Ngược lại việc học hành nghiên cứu Giáo Pháp như một tấm bản đồ cần thiết cho khách lữ hành để đi đến mục đích đã chọn.

Hồ chứa nhiều nước, là để cho năm loài hoa sen mọc. Việc học Giáo Pháp3 ví như xây một hồ chứa nước và sự thành tựu các Phước Báu, các Đạo – quả chính là năm loài hoa sen kia vậy.

Đúng hay không khi có vài nhận xét vội vàng cho rằng: Những gì Đức Phật dạy là bi quan, tiêu cực và thụ động? Bậc xuất gia là một gánh nặng cho gia đình, cho người thân? Quan điểm ấy hãy còn nên xét lại!

“Đức Phật là nhà hoằng dương chánh pháp đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Xuyên suốt cuộc đời hành đạo trong bốn mươi lăm năm trường, rày đây mai đó để giáo hóa đến mọi người, tùy trình độ căn cơhoàn cảnh của mỗi tầng lớp,… mà Ngài có lời giáo huấn thích hợp. Ngài phục vụ nhơn loại bằng gương lành trong sạch cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời! Noi gót cha lành, hàng đệ tử trung kiên nguyện dâng hiến trọn cuộc đời mình để bước theo con đường mà Đấng Đại GiácĐại hùng đã đi qua!” 

Chư Thánh TăngPhàm Tăng đệ tử Phật, các Ngài đi đến những phương trời xa lạ, tận tâm tận lực hành đạo để truyền thừaduy trì những lời dạy vàng ngọc của Đấng cha lành vì lợi ích cho thế gian.

“Hãy thường xuyên cố gắng tinh cần” là lời nhắc nhở tối hậu của Đức Phật đến hàng môn đệ trong những giây phút cuối cùng,trước lúc Ngài nhập vào Đại Niết bàncon đường của Chư Phật. Không có một lợi ích lớn lao nào, không có một phước báu nào, không có sự thanh lọc nào, và không có sự thành tựu giác ngộ giải thoát nào mà không có cố gắng cá nhân!
“Không làm các điều ác” tức là không làm cho mình trở thành phiền não, tội khổ cho chính mình và cho mọi người.

“Hãy làm các điều thiện lành” là tự tạo nên sự an vui, một nguồn phước báu cho chính mình và cho mọi người.
“Giữ gìn tâm ý trong sạch” là lời dạy vô cùng thiết yếu và quan trọng của chư Phật. Một Giáo Pháp mang lại những điều trí tuệlợi ích an vui lớn lao cho cả thế giới như vậy có thể nói là bi quan, thụ động hay tiêu cực chăng?

Đấng Thiên Nhân Sư hằng tha thiết nhắc nhở để cảnh tỉnh hàng môn đồ đệ tử:

“Con! Chính con hãy tự mình nỗ lực
Các Đấng Như Lai chỉ là Đạo sư”

Ngài đã vạch ra con đường, phần chúng ta là noi theo con đường ấy hay không, là một việc khác. Trí tuệ hiểu biết và sự tinh cầnyếu tố rất quan trọng trong lời dạy của Đức Phật:

“Chính ta làm cho ta trong sạch
Chính ta làm cho ta ô nhiễm”

Chính ta tạo thiên đàng cho ta, cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Ta là người xây dựng tương lai của ta, cũng chính ta tạo ra cái mà thế gian thường gọi là định mệnh…

Kính thưa quý vị Thiện hữu! Chúng ta, tuy mỗi người có một hoàn cảnh riêng biệt, nhưng phần lớn các bậc thiện trí thức và những giới có tâm lành, lại giống nhau về các nguyện vọng: Mong cho công việc của mọi người được thành công tốt đẹp, sự nghiệp hưng thịnh. Từ đó có cơ hội mà thi ân, đáp đền công ơn Phụ Mẫu, Thầy Tổ cùng các bậc hữu ân… Hay nói một cách khác là cùng nhau hướng về “Chân – Thiện – Mỹ”. Vì những lẽ đó, chúng ta ngày lại ngày tranh thủ cố gắng, tất bật lao động bằng sinh lực, bằng khối óc để đạt đến những hoài bão thiêng liêng cao quý ấy, có khi quên đi sức khỏe, tuổi tác, thậm chí ngay cả sinh mạng của mình…!

Như vậy, làm thế nào để thành tựu con đường mà Ngài đã chỉ dạy, để đạt được những hoài bão thiêng liêng cao quý chơn thật ấy?

Với trí tuệ siêu việt của vị Phật, Ngài thấy rằng:
- Những pháp nào mà loài người… nếu sống và hành theo sẽ phải chịu đựng phiền não khổ đau bởi hậu quả của nó!
- Những pháp nào mà loài người nếu sống và hành theo sẽ được nhiều an vui, lợi íchhạnh phúc lâu dài.

Ngài đã KHAI TÂM, MỞ TRÍ cho con người, nghĩa là “Ngài đã chỉ ra tất cả những gì quý báu nhất đã và đang tồn tại, tiềm tàng trong mỗi chúng ta”.

Nếu biết cách sử dụng và khai thác những gì đang hiện hữu trong ta, là chúng ta đang tự tạo cho mình một nguồn an vui, phước báu lớn lao vô tận. Bởi vậy, Đức Phật dạy rằng:

“Bạn lành quý báu của đời người, đó chính là tâm tốt của chính mình”.

Ngài cũng đã chỉ dạy cho chúng ta bằng cách nào để thấy ra những Tâm tốt ấy. Những tâm tốt này tạo nên một sự an lạc, mát mẻ, định tĩnh, sáng suốt và trong lành. Là nguồn sinh lực quý giá để dẫn đến thành tựu những nguyện vọng và hoài bão cao thượng.

Thực hiện theo những điều Phật dạy, nghĩa là chúng ta đang làm theo những gì thuộc về bản tánh trong sáng, tốt đẹpmát mẻ nhất của chính mình. Chắc chắn điều đó sẽ mang lại thành côngđạt được nhiều tiến bộ về phương diện vật chất cũng như về tinh thần đạo đức chẳng sai!

Kính thưa quý vị Thiện hữu! Mặc dù có nhiều Thiện tâm, là những người trí thức, quý vị luôn luôn dùng trí phán xét, phân tích, suy luận, cân nhắc trước khi chấp nhậnkinh nghiệm một điều gì. Đó là tinh thầnĐức Phật Ngài đã dạy trong bài Kinh Kalama.

Đời sống mặc dầu quý, nhưng thật là mong manh và bấp bênh. Cuối cùng chúng ta sẽ chung một số phận: Đó là cái chết sẽ đến bất kỳ lúc nào. Chắc chắn là nó sẽ đến! Đời sống khổ đau hay hạnh phúc, phước lành hay tội khổ, ta là người định đoạt lấy.

Bộ sách “CHÂU NGỌC TRONG TA” gồm nhiều tập này, bần đạo phiên dịch, soạn thảo từ Kinh sách Phật giáo Chân truyền Nguyên thủy Myanamar. Đây là bộ sách dành cho tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi có thể tham cứu, tìm hiểu về minh triết căn bản của Đức Phật. Ước nguyện cho chân lý cao thượng mãi mãi được thuận duyên, rộng rãi phổ cập lâu dài trên quê hương Tổ quốc Việt Nam thân yêu và trên toàn thế giới.

Với trí tuệđức tin tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phật, chắc chắn chư Thiện hữu sẽ thấy ra một kho tàng “Châu ngọc trong Ta” tự bao giờ.

Nhờ sự đóng góp kỹ thuật bìa của thiện nam Ngọc Duy, sự sưu tầm tranh ảnh Phật tíchgiá trị, sự đóng góp của Tỳ Kheo Tuệ Lực (Nguyên Tuệ) và quý vị trong ban in ấn tín nữ Mai Lan Hương, cũng như của chư Thiện tín xa gần hảo tâm cùng chung góp phần công đức phước báu tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách được sớm ra đời. 

Chúng tôi thành tâm tri ân đến chư Thiện trí thức, quý học giả, đã đóng góp nhiều cao kiến quý báu cho tác phẩm này sớm hoàn thành. Ngưỡng mong các bậc hiền trí cao minh, thức giả, cùng quý độc giả xa gần, hoan hỷ bổ chính để tác phẩm sẽ được phong phú hơn cho lần tái bản.

Nguyện cầu Ân đức Tam Bảo và phần Phước phát sanh do pháp bố thí chân lý thanh cao này, hộ trì đến quý vị cùng bửu quyến sức khỏe luôn được dồi dào thịnh vượng phú quý, thân tâm thường an lạc, hằng tấn hóa trong mọi Phước – Thiện và nhất là sớm hội đủ duyên lành chứng đắc Đạo-quả Niết bàn an vui bất diệt trong ngày vị lai.

Đồng thời bần đạo xin hồi hướng Pháp thí này đến hết thảy các chúng sanh, mong cho tất cả chúng sanh hoan hỷ với phần Phước – Thiện thanh cao này và được an vui lâu dài.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà Xuất Bản Tôn Giáo đã cho phép tác phẩm được ấn hành sớm đến tay bạn đọc.

Xin chân thành tri ân đến quý vị !
Đại Đức Thích Thiện Minh
Mùa An Cư 25. Oct. 2015
Mahagandhayon Mandalay- Myanmar




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190833)
01/04/2012(Xem: 36436)
08/11/2018(Xem: 15112)
08/02/2015(Xem: 54255)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :