Pháp - Tâm (phần 3)

15/04/20185:04 SA(Xem: 9885)
Pháp - Tâm (phần 3)

PHÁP - TÂM (PHẦN 3) 
MÃN TỰ

 

Nói Tâm thì có vô lượng vô biên hằng hà sa số tâm thức, tuy nhiên bài viết này chỉ nói tổng quan về khuynh hướng tu hành để các Vị muốn tìm hiểu nhận định phần nào tâm thức mà mình đang sở hữu, rồi theo đó sửa đổi chuyển hóa cho đúng với Thân Tâm dù ít hay nhiều tùy theo sự tinh tiến mỗi cá nhân để có lợi lạc trên con đường tu học.

      Tổng quan có bốn tầng lớp

  1. Tâm Chung
  2. Tâm riêng
  3. Tâm ô nhiễm
  4. Tâm thanh tịnh
  1. Tâm chung có những tên khác là Chân Tâm- Chân Như. Sao là Chân Như vì nó thanh tịnh, vì nó bình đẳng vì không ô nhiễmkhông sinh diệt, vì thường hằng vì không ẩn dấu vì không đến không đi. Tất cả chúng sanh trong ba cỏi đều có cho đến các loài sinh vật vi sinh cũng nhờ có chân tâmchân tâmhiện hữu. Nói chung vũ trụ hiện hữu cũng từ Chân tâm. Chân Tâm khi bị che mờ thì gọi là Như Lai Tạng, rơi vào phân biệt thì gọi là A-Lại-Da Thức. Khi chấp thủ quá sâu dầy thì gọi là Mạt-Na Thức, khi ở tiền phân biệt thì gọi là Ý Thức. Tâm tùy theo cấp độ mà có nhiều tên khác nhau.

      Tâm riêng hay Tâm sở gồm có hai

  1. Chịu sự tác động từ quá khứ
  2. Tác dụng hiện tại

1)   Tác động từ quá khứ: Tất cả “chúng sanh”- chữ chúng sanh này nghĩa nó là do duyên hợp duyên sinhhiện hữu hoàn toàn không tự tánh. Nó không làm chủ được bởi sự tác động của ký ức “Nghiệp” mà nó phải hiện hữu, vì sao? Vì khi vào bào thai không ai biết chọn lựa, hình thành trong thai bào, bên ngoài không can dự được, theo chủng loại mà thành mà hiện hữu, không ai ngăn được tiến trình, nó trưởng dưỡng chính nó không biết nó từ đâu đến rồi đi về đâu, tồn tại lệ thuộc vào thân xác do duyên sinhthời gian thì như một giấc mộng dài trong tâm thức. Vì sự tác động của “Nghiệp” từ quá khứ nên hiện hữu có sự khác biệt trùng trùng, sao gọi là “Nghiệp”- đó là “Ký ức lưu trữ” của mỗi chúng sinh, ký ức nó lưu trữ toàn bộ tài liệu tiền tế cho đến hiện tạisắc thân này, cũng vì ký ức lưu trữ mà có trùng trùng sắc tướng hiện hữu muôn màu muôn vẽ này.

Khi nói đến vần đề này thì hầu hết mọi người đều tự hỏi? Nếu là ký ức điều khiển thì tại sao tôi không nhận ra? Không khó để giải thích vấn đề này. Người trí quan sát hiện tượng biến hóa nhân gian mà nhận ra. Nhận biết như thế nào? Bây giờ ta quan sát xung quanh cuộc sống những gì có ta đang sử dụng như nhà ở, tivi, tủ lạnh, điện thoại, xe cộ … ta thấy mỗi lúc mỗi thời thay đổi hình dáng mẫu mã, từ thô sơ đến vi tế, từ bình thường đến đẹp đẽ lộng lẫy, từ đơn giản đến sang trọng … Sự thay đổi hình dáng đó không phải vật chất tự nó thành, dù rằng nó sẵn có, mà nó thành theo ý tưởng, tư tưởng của con người biến nó ra như vậy. Cũng vậy vật chất làm nên hình sắc này nó sẵn có không phân biệt, bình đẳng, tuy nhiên khi hình thành sắc tướng thì có sự khác biệt trùng trùngnguyên do chính là tác động của ký ức “nghiệp” lưu trữ.

Không biết không nhận rachúng sanh chỉ biết dựa vào “ý tưởng” để phán đoán nhận thức mọi việc xung quanh rồi đặt để tôn sùng ý tưởng là tất cả, là tối thượng, tối tôn, thần linh Thượng đế bất khả xâm phạm. Ý tưởng đó thông qua sáu căn độc quyền thấy biết rồi phán đoán mọi việc xung quanh một cách trơ lì vô thường, thấy là thường điển hình như câu thơ xuân “Xuân đến xuân đi xuân lại đến; Xuân qua xuân lại mãi còn xuân.” Đó là cái thấy định kiến trơ lì không sinh động và ý tưởng cũng cho rằng nó phải là như vậy. Trang-Tử cũng chỉ cho chúng ta rằng “Không có người tắm được hai lần trong một dòng nước”. Bên ngoài vô thường biến đổi từng sát-na không dừng trụ mà thân tâm của chúng ta cũng như vậy, nó luôn tương ứng với bên ngoài chưa bao giờ lỗi nhịp. Ký ức lưu trữ trong hình thứcluân chuyển như vậy trong khi ta- xuân qua xuân lại mãi còn xuân- thì đừng hỏi tại sao tôi không nhận ra không biết gì về tiền kiếp.

Vì sao không nhận ra? Sâu xa hơn nữa vì niệm thức nhập thai và niệm thức lìa thân giống nhau chỉ là một niệm. Khi một niệm nhập thai rồi theo duyên tương ứng với thai bào cùng tăng trưởng lớn lên chớ không phải mang theo tất cả ký ức lưu trữ. Như vậy sao nói rằng sắc thân hiện hữu này là do ký ức làm chủ? Theo thai bào theo sắc thân tăng trưởng lớn lên thì ký ức lưu trữ cũng theo từng phần hoạt dụng. Vì sao không phải đến một lần? Vì cái nhỏ không thể chứa cái lớn, và cái lớn cũng không được ở trong cái nhỏ, hai nữa vạn vật hiện hữu trong vũ trụ này là từ “duyên” sinh. Thứ ba là vì vô thường. Vô thường vì ký ức không phải có một lần mà do trích trữ lưu lại, nó phát sinh vì cái duyên kích hoạt. Cũng tùy duyên kích hoạt mạnh hay yếu để ký ức phát sinh cạn hay sâu; khi ký ức phát sinh những tâm niệm mà ta không thể nhận ra không lý giải được thì đó là sự lưu trữ từ những tiền kiếp xa xôi. Còn khi ký ức phát sinh những tâm niệm mà ta lờ mờ nhận ra được lý giải được một ít phần thì đó là những tiền kiếp gần, và đó cũng là những tâm niệm chi phối trong đời sống hiện tại chúng ta. Một niệm thức nhập thai giống như hạt giống cây cỏ, hạt giống nó không mang theo cây, cành, nhánh, lá, bông, trái; dù vậy khi gieo xuống và hội đủ nhân duyên thì lớn lên theo thời gian trở thành cây trước không khác. Tuy rằng hai cây giống nhau nhưng ta biết rằng cây hiện tại không phải là cây trước kia.

Ở trên là nói về “Thức” nhập thai, tiếp theo nói về “Thức” lìa thân. Thức lìa thân có nhiều hình thái, tuy nhiên bài viết này chỉ nói lên ba hình thái chính của nhân gian phàm tục, chớ không nói thức lìa thân của các Vị có từ Tứ Thiền Bát ĐịnhDiệt tận định. Ba dạnh chính đó là: 1. Sáng, 2. Tối, 3. Trung bình.

Thứ nhất- Sáng: Thức lìa thân có hai, thứ nhất là cái Thức tạo thành sắc thân khác biệt trùng trùng này tức là A-Đà-Na Thức; thứ hai là Thức tâm sở tức là Nghiệp Thức; cái làm ra tầng lớp tốt xấu sang hèn… trong đời sống hiện hữu mà ta đang chứng kiến. Khi con người sắp chết thì thân xác lạnh, sự lạnh đó là do A-Đà-Na Thức từ bỏ rồi theo sự từ bỏ đó là thượng-trung-hạ mà nhận ra. Thượng có nghĩa là phần đầu lạnh sau cùng; Trung là phần giữa ngực trái tim lạnh sau cùng; Hạ là hạ thân từ rốn đi xuống tới bàn chân lạnh sau cùng. Rồi cũng theo A-Đà-Na Thức lìa thân sau cùng là phần Thượng- đầu thì được luân hồi vào cảnh giới cao hưởng được đời sống tốt đẹp, Vì sao? Vì A-Đà-Na Thức và Thức tâm sở tương quan với nhau, trong khi A-Đà-Na Thức tạo thân trong các cỏi, còn Thức tâm sở thì tạo hoàn cảnhhiện tượng thứ bậc trong cỏi đó; Thức tâm sở là ký ức theo hiện tượng trải nghiệm qua mà lưu trữ, vì vậy nó theo luân hồi mà biến hiện ra nghiệp trả vay.

Khi một niệm chấp sau cùng lìa thân ở phần đầu thì nó thấy đi vào một đường hầm tăm tối, tuy nhiên phía trước có chút ánh sáng nó theo ánh sáng đó đi ra, tại sao có ánh sáng? Vì thức lìa thân sau cùng ở phần đầu thì chúng sanh đó có “niệm tưởng”, do còn giữ được niệm tưởng nên thấy có chút ánh sáng phát ra trong ký ức lưu trữ, theo ánh sáng ra khỏi được hầm thì cảnh giới “tưởng” phát sinh rồi tùy theo niệm tưởng mạnh hay yếu theo đó bị cuốn vào. Ra khỏi đường hầm không giống nhau tùy theo niệm tưởng mạnh hay yếu mà có nhanh, chậm, hay quá yếu mà không ra khỏi bị rớt lại bóng tối. Vì sao có đường hầm? Khi còn sống con người nương vào năm căn là mắt, tai,mũi, lưỡi, thân để đối với sự hiểu biết là nhận năm trần bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc; đó là tiến trình của sự sống. Đến khi A-Đà-Na Thức sau cùng lìa thân thì năm căn không còn hoạt dụng đối với năm trần nữa nên bóng tối đường hầm phát sinh. Năm căn không hoạt dụng rồi thì cái gì nhận ra bóng tối? Đó là Ý Thức; Khi còn sống năm thức tâm sở đối năm trần mà phát sinh từng cái một, còn Ý thức là tổng quan năm thức tâm sở, bóng tối đường hầm là hai trạng thái của Ý thức; khi cái thân còn hoạt dụng thì năm thức tâm sở là chất dẫn để Ý thức trưởng dưỡng. Khi cái thân không còn hoạt dụng nữa thì Ý thức mất đi chất dẫn nên từ trạng thái này qua trạng thái khác. Ý thức nó cần một chút thời gian điều chỉnh.Vì sao cái thân diệt mà Ý thức không diệt theo? Khi sống con người bị lệ thuộc vào năm căn đối với năm trần tướng bên ngoài nên khi cái thân diệt thì năm trần tướng diệt theo, còn Ý thức không phải trần tướng- là vô hình không phương không định sở nên nó không bị diệt theo trần tướng. Ở đây không nói theo sự sống chết thông thường theo hiểu biết nhân gian mà chỉ nói về sự biến hiện huyển ảo của Ý thức; thức tâm sở cùng A-Đà-Na thức.

Thứ hai- Tối; A-Đà-Na thức lìa thân sau cùng ở phần hạ nghĩa là từ rốn đi xuống. Vì vậy Ý thức bị bóng tối bao trùm, nguyên nhân vì sao? Khi còn sống chúng sanh có những hành động không phù hợp trái với luân lý đạo đức trong đời sống, vì vậy tạo ra nhiều thù hận, căm tức, oán trách… Tuy nhiên nhờ phước tích trữ nên chúng sanh đó có thế lực, có quyền lực, tài lực hay sức lực nên dù làm nhiều việc ác đức mà không ai làm gì được, cho đến khi cái thân bất động thì những gì chúng sanh đó nương cậy bây giờ không còn sử dụng được nữa cho nên rất sợ hãi bị trả thù. Do sợ bị trả thù nên nó tìm nơi tốt tăm không người thấy để trốn tránh. Phần thượng ‘đầu’ không được vì có ánh sáng, phần giữa trái tim cũng không được vì có ánh sáng lờ mờ nên cũng dễ bị thấy, chỉ có phần hạ ‘dưới’ là thích hợp vì bóng tối bao trùm nên không kẻ thù tìm ra, vì vậy thức sau cùng lìa thân ở phần hạ bị cuốn vào cảnh giới tối tăm làm chúng sanh sợ ánh sáng, do toàn là bóng tối nên thức tâm sở không có cảnh duyên khác để đối, mà thức tâm sở thì phải cần có cảnh duyên mới chuyển biến.Vì bóng tối dày đặc nên thức tâm sở khó có thể chuyển biến nên chúng sanh đó phải sống trong bóng tối thật lâu dài.

Thứ ba- Thức sau cùng lìa thân khoảng giữa trái tim; là chúng sanh đó trong đời sống không có tạo nhiều ác nghiệp, còn thiện nghiệp thì vì lòng tham lòng mong cầu mà làm. Tuy là như vậy thì ký ức vẫn lưu trữ, vì vậy khi thức sau cùng lìa thân cũng đi qua đường hầm tăm tối mà có ánh sáng lờ mờ cuối đường hầm, rồi theo ánh sáng đó ra khỏi đường hầm. Nhờ có ánh sáng phát ra từ ký ức lưu trữ nên thức tâmcảnh duyên để duyên; rồi cũng theo hành nghiệp thiện ác trong đời sống vừa qua mà ký ức lưu trữ hiện ra cảnh duyên. Khi cảnh duyên hiện ra thì thức tái sinh bị cuốn vào tiếp tục một đời sống mới. Những chúng sanh mà thức lìa thân sau cùng ở khoảng giữa thì hầu hết trở lại làm người. Vì sao thức lìa thân sau cùng ở khoảng giữa mà có ánh sáng lờ mờ cuối đường hầm? Vì nhờ có tín niệm, vì có tín niệm nên thức tâm sở không quá loạn động sợ hải, tuy còn lưu luyến hồng trần nhưng nhờ thiện nghiệp nhiều hơn nên ký ức lưu xuất ra ánh sáng.

Tâm ô nhiễm- Khi ký ức lưu trữ cùng A-Đà-Na thức hình thành sắc thân trong cảnh giới nào thì có nghĩa là thức tâm sở chấp thủ nặng hơn ô nhiễm hơn về cảnh giới đó. Như thế giới Ta-bà này vì chúng sanh có cộng nghiệp và biệt nghiệp tưng ưng nên hiện hữu để trao đổi nhân quả trong ký ức. Nói tâm ô nhiễm có nghĩa là sự so sánh trên cảm thọ của hai mặt trên cái không hai. Nói riêng ở thế giới Ta-bà này khi sinh ra còn nhỏ chưa có sự hiểu biết thì không nói, nhưng khi hiểu biết rồi đều phải học giống nhau đó là quy luật sinh tồn, do quy luật sinh tồn đó mà chúng sanh từ xưa tới giờ tranh đấu không khoan nhượng để tranh giành cảm thọ cho chính mình. Nguyên nhân chính gây ra xung đột không ngừng vì vô minh, mà vô minh đầu tiên chính là sự nhận thức sai lầm trên cái không hai thành cái có hai. Không hai và có hai như thế nào? Thí dụ con mắt thấy hiện tượng theo sự nhận thức của nó thì sáng và tối là hai. Tuy nhiên cái hai đó chỉ trên một cái thấy nên không hai. Theo hương thơm và thúi là hai tuy nhiên cái hai đó chỉ trên một tánh ngửi nên không hai. Theo vị ngon và dỡ là hai, tuy nhiên cái hai đó chỉ trên một cái lưỡi nên không hai. Theo cái xúc thì đến và đi, sống và chết là hai, tuy nhiên cái hai đó chỉ trên một cái thân nên không hai. Theo cái pháp phân biệt thì có đúng và sai, tuy nhiên đúng và sai đó chỉ trên một cái Ý nên không hai. Như thế nào là hai và không hai? Hai có nghĩa là sự nhận “thức” vô thường rồi lưu lại trong ký ức vận hành đối đãi với cảnh duyên ứng dụng trong đời sống. Tại sao nhận thức là vô thường? Vì nó nương căn và cảnh mà xuất hiện; thí dụ- căn là con mắt còn cảnh là ánh sáng, khi mắt đối với ánh sáng thì “nhận thức” xuất hiện phân biệt đây là ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tinh tú hay ánh sáng đèn… Trong khi phân biệt do sự tác động ký ức vận hành nó làm con mắt chuyển cảnh duyên, khi cảnh duyên chuyển thì nhận thức xuất hiệntiếp tục phân biệt. Nhận thức phân biệt đối với sáng như vậy thì đối với tối cũng không khác. Nhận thức phân biệt một căn mắt như vậy thì năm căn khác là tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy.

Còn thế nào là “Không hai”? Học kinh Đại thừa nhất là nói về Bồ-tát đạo thì từ “Không hai” là cốt tủy, là tinh hoa viên mãn, là con đường thành tựu Vô thượng bồ đề. Vì sao? Vì thấy được “Không hai” thì không còn ngăn cách là Phật là chúng sanh, là Thánh là phàm, là Phật phápthế gian pháp, là sống là chết… Tuy nhiên, từ “Không hai” này không dễ dàng thâm nhập, muốn học được Pháp “Không hai” thì có hai cấp độ theo trong kinh Đại thừa; một là Vị đó phải có được Căn bản trí vững chắc, hai là Bồ tát ở vào Địa thứ tám Bất động địa mới bắt đầu học được, vì sao? Vì nếu khôngCăn bản trí vững chắc hay Trí Bất động thì dễ bị hòa tan, mà hòa tan thì mất đi đặc tính chính nó. Thí dụ: Nước Việt chúng ta bị người Trung Quốc chiếm đóng một thời gian dài, trong lúc bị cai trị thì Tổ tiên chúng ta phải sống hòa đồng học hỏi văn hóa của Trung Quốc, dù sống trong môi trường đặc thù như vật trong một thời gian dài, tuy nhiên đặc tính dòng chảy Việt không bị hòa tan. Cũng vậy, chưa có Căn bản trí vững chắc mà học pháp môn bất nhị thì khi gặp cảnh duyên tế nhị thù thắng rất dễ dàng lay động bản tâm. Hai nữa, thí dụ như có một Cô hay một Cậu sinh viên Việt Nam sang Hợp Chủng Quốc “Mỹ” du học, mà ngôn ngữ học là năng khiếu của Vị sinh viên đó. Nước Mỹ là nước đa chủng tộc, đa văn hóa, đa ngôn ngữ vì vậy khi vào học Vị sinh viên đó nhờ có năng khiếu ngôn ngữ nên học được nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Hàn, Trung Quốc… Dù học biết nhiều ngôn ngữ một cách thành thạo tuy nhiên Vị đó vẫn biết mình là người Việt và tiếng Việt vẫn là chính không bị hòa tan vào các ngôn ngữ khác. Ở trên là một vài thí dụ cho thấy “hòa nhập mà không hòa tan”. Muốn học muốn đi vào “Pháp môn Bất nhị” thì Vị hành giả đó phải trang bị cho mình một trong ba cấp độ thật vững chắc sau đây; Thứ nhất là Pháp nhân duyên sinh; Vị hành giả phải thấy phải chứng phải biết như thật vững chắc không lay động là: “vạn pháp nhân duyên sinh”; còn nếu không thì dễ dàng rớt vào tri thức ngàn đời là vạn pháp có là do Thượng Đế- Thần ngã, Thần linh, Tự tại, Tự nhiên… làm ra; mà như vậy thì rớt vào vòng lẫn quẩn. Thứ hai, phải như thật thấy biết chứng ngộ vững chắc rằng: “Tất cả Biên kế sở chấp là ‘Y tha khởi’ là vô tự tánh”. Thứ ba là “Sắc tức thị Không”; tuy nhiên phải biết buông xả “tức thị” “tức là” thì mới học được, vì sao? Vì còn tức thị hay tức là thì còn ngăn ngại.

Từ “Không hai” nếu sự hiểu biếttri thức thì nó sẽ quyết định rằng đó là từ “phủ định” cả hai mặt, vì vậy dùng sự hiểu biết của tri thứcgiảng giải kinh điển Đại Thừa thì giống như câu chuyện rờ voi của người mù. Thật ra trong kinh Đại Thừa thì không có hai mặt như nhân gian tri thức, phủ định đã là không đúng mà khẳng định cũng chẳng đúng, vì sao? Vì các Pháp là “Như”- là “nhân duyên sinh”- là “Y tha khởi”- là “vô tự tánh”. Thâm nhập được vào Pháp “Không hai” thì biết được đường tu hành không có sự bắt đầu; không có đoạn cuối; không đến không đi; là tánh bản nhiên; không đại không tiểu; không thấp không cao. Những gì Thế Tôn chỉ dạy trong các bộ kinh chỉ là phương tiện tùy theo căn cơ. Thí dụ: hiện tại trên đất nước Canada mà tôi đang sống có những cặp vợ chồng có đôi ba người con, họ hoàn toàn không ăn thịt chúng sanh, hoàn toàn không giết hại; Tuy nhiên đối với những đứa con thì họ dạy bảo không phân biệt, đứa nào thích sống và ăn uống theo họ thì cũng tốt; còn không thì nó ăn thịt cá thì họ cũng không ngăn cản vì đó là căn cơ như vậy.

Khi học kinh Đại Thừacăn cơ không vững chắc thì dễ dàng bị cái “Tưởng” dẫn dắt đi lên chín tầng mây bạc, phiêu du không biết lối về, không nhận ra mình nữa. Cảnh giới Không hai vì quá vi diệu nên rất khó dùng văn tự bình thường để diễn tả; vì để tránh cái “Tưởng” đi quá xa, Đức Thế Tôn Như Lai cảnh tỉnh rằng: “Tất cả văn tự trong kinh điểnNhư Lai thuyết dù như thế nào cũng không lìa thân tâm này”. Quả thật nếu không phải như vậy thì học kinh điển vô dụngtu hành cũng chẳng có ích gì. Vậy tột cùng thân tâm này thế nào là Không hai “Bất nhị”; Không hai có nghĩa là Tánh và Tướng không lìa nhau. Tánh là thể- Tướng là dụng không lìa nhau như bức tranh không lìa giấy và vải… Hay như mây và vạn vật không lìa không gian mà có. Cũng vậy, Tướng không thể lìa Tánh mà có, Tướng thì ai cũng thấy cũng biết vì nó hữu hình; còn Tánh thì phải đủ trình độ phải Giác ngộ mới thấy được vì vô hình ……

(HẾT PHẦN 3)  

MÃN TỰ
Kỳ trước: Pháp Tâm (Phần 2)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190707)
01/04/2012(Xem: 36308)
08/11/2018(Xem: 14978)
08/02/2015(Xem: 54137)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.