Đọc “Việt Nam Phật Giáo Sử Lược”: Tìm Về Lịch Sử Phật Giáo Nước Nhà

27/04/20185:08 SA(Xem: 10947)
Đọc “Việt Nam Phật Giáo Sử Lược”: Tìm Về Lịch Sử Phật Giáo Nước Nhà

Đọc “VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC”:
Tìm về Lịch sử Phật giáo nước nhà
Thích Nhật Đạo

 

Viet-nam-phat-giao-su-luocTìm về nguồn cội luôn là việc làm cần thiết, “ôn cố tri tân” để vững bước vào tương lai. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn một vài quyển sách lịch sử Phật giáo tiêu biểu để giới thiệu cùng bạn đọc. Và cuốn sách lịch sử Phật giáo Việt Nam đầu tiên mà chúng tôi chọn để giới thiệutác phẩm: VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC, tác giả: Mật Thể.

Tác giả, thiền sư Thích Mật Thể (1913 – 1961), người Thừa Thiên – Huế, từng theo học tại Phật học đường Trúc Lâm (Thừa Thiên Huế) và nghiên cứu Phật học tại Viện Phật học Tiêu Sơn (Trung Quốc). Trở về từ Trung Quốc, tác giả đã tham gia công tác giảng dạy tại trường Sơn môn Phật học, An Nam Phật học hội và Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh)… Thiền sư thị tịch năm 1961, trụ thế 49 năm. Tháp của Thiền sư hiện đã được cải táng tại chùa Trúc Lâm (Thừa Thiên – Huế).

Việt Nam Phật Giáo Sử Lược được tác giả trình bày gồm 14 chương và phần Phụ lục. Khi đọc bản cảo, Cố Hòa thượng Phước Huệ (Chùa Thập Tháp, Bình Định) đã tán thán: “Ngày hôm nay có được cuốn sách này, chẳng những có công với Phật giáo mà còn có công với Phật học vậy”. Còn Thúc Ngọc – Trần Văn Giáp trong lời đề tựa đã viết: “Một quyển sách khiến độc giả có thể biết qua cả Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong mấy nghìn năm, há chẳng có ích lắm ru!”.

Tác giả, khi nói đến mục đích ra đời tập sách đã viết: “Vẫn biết học đạo chỉ tìm thấy con đường về là được, cần gì phải hỏi đến Tổ tông” nhưng vì “muốn thích ứng nhu cầu của thời đại, bổ khuyết vào chỗ khuyết hám trên nền Lịch sử Phật giáo nước nhà, quyển Việt Nam Phật giáo sử lược này ra đời” (trích: Lời nói đầu)

Nội dung quyển sách được chia làm hai phần: Tự luận và Lịch sử. Phần Tự luận chia làm bốn chương, phần Lịch sử chia làm mười chương. Trong phần Tự luận, tác giả đã điểm qua đôi nét về nguồn gốc Phật giáo Ấn ĐộPhật giáo Trung Quốc. Bởi theo tác giả, “Phật giáo là gốc ở Ấn Độ truyền qua Trung Quốc, sang ta”… nên ta cần phải biết qua nguồn gốc Phật giáo Ấn ĐộPhật giáo Trung Quốc.

Về niên đại Phật giáo du nhập nước ta, tác giả đã dẫn giải và đi đến kết luận: “Phật giáo du nhập vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai”. “Ngài Mâu Bác là người truyền Phật giáo ở đất Giao Châu sớm nhất: năm 189 sau Tây lịch kỷ nguyên”. Những sử liệu này, dĩ nhiên, với các Sử gia khác, sẽ có những điểm tương đồng và dị biệt, nhưng đó không phải là vấn đề chúng ta bàn sâu ở đây.

Tác giả đã trình bày lịch sử Phật giáo từ thời kỳ du nhập, trải dài qua các triều đại Việt Nam: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nam – Bắc phân tranh, cận đạihiện đại (những năm đầu thế kỷ XX). Người đọc sẽ nắm được từ đại cương đến chi tiết, những thăng trầm, thịnh suy của Phật Giáo gắn liền với đất nước và dân tộc.

Bên cạnh đó, rất nhiều chi tiết thú vị khác được liệt dẫn để thế hệ chúng ta hiểu hơn về những giai đoạn lịch sử, về hành trạng của chư vị Tổ sư. Như: “Vào khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1705) ở Bắc lại có phái gọi là phái Liên Tôn, do một vị Vương công nhà họ Trịnh là Lân Giác Thiền sư lập ra ở chùa Liên Phái (Bạch Mai, Hà Nội)”. Hay bài kệ rất quen thuộc với chúng ta, có nguồn gốc do ngài Đạo Mân (chùa Thiên Khai, Trung Hoa) xuất kệ:

“Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên,
Minh như hồng nhật lệ trung thiên.
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ,
Chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền”

Đại ý:

“Gốc đạo vốn thành Phật, Tổ tiên,

Sáng như mặt trời đỏ rực rỡ giữa không trung,

Nguồn linh thấm rộng, từ phong lan tỏa,

Ngọn đèn chân thật chiếu sáng thế gian vẫn treo cao muôn đời”

(Nguyên Lệ dịch để tham khảo năm 2004)

Còn rất nhiều những dữ liệu lịch sử đặc sắc khác chờ bạn khám phá để hiểu hơn về lịch sử Phật giáo Việt Nam, du nhậptruyền thừa, dòng kệ của các phái… Chúng ta sẽ hiểu hơn cho một giai đoạn Phật giáo cuối triều Nguyễn, những nguyên nhân tạo tiền đề cho công cuộc chấn hưng Phật giáo từ năm 1930 đến 1945. Nhìn lại những năm tháng đã qua, chúng ta càng trân quý hơn những thành quả mà Tổ đức đã dày công để lại, trân quý lại càng nỗ lực “thực tu thực học” để hoằng dương Chánh Pháp.

Trân trọng giới thiệu một tác phẩm được tác giả hoàn thành vào những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC, tác giả: Mật Thể, NXB. Tôn Giáo tái bản, 300 trang.

Tp.HCM, ngày 26-04-2018

Thích Nhật Đạo
Thư Viện Hoa Sen

Xem sách tại đây:
Việt Nam Phật Giáo Sử Lược - Tác Giả: Thích Mật Thể
Xem thêm sách:
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập I - Nguyễn Lang
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập Ii Nguyễn Lang
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập Iii - Nguyễn Lang


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10332)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.