Không có "Tiểu Thừa" trong Phật Giáo

29/05/20183:37 CH(Xem: 11960)
Không có "Tiểu Thừa" trong Phật Giáo
KHÔNG CÓ "TIỂU THỪA" TRONG PHẬT GIÁO
Không có "Tiểu thừa" trong Phật giáo
Kare A. Lie và Chan Khoon San  Lê Kim Kha dịch
Nhà xuất bản Hồng đức

khong-co-tieu-thua-trong-phat-giao-BIA-gocĐây là một quyển sách nhỏ (booklet) được soạn thảo bởi tác giả Chan Khoon San (cũng là tác giả soạn thảo những quyển sách Giáo Trình Phật Học, Hành Hương Về Xứ Phật). Trong đó, có trích đăng một bài nghiên cứu của học giả Kare A. Lie khá ngắn gọn nhưng khá lý thú bằng những giải thích về mặt từ nguyên và lịch sử xung quanh từ ngữ hay tên gọi “Hinayana” (Tiểu Thừa).

Cùng với sự cho phép, gửi gắm của tác giảTrung Tâm Thiền Phật Giáo “MAHASI Meditation Centre” ở Yangon, Miến Điện, tôi đã soạn dịch quyển sách nhỏ này để ấn tống cho những Phật tử gần xa.

Bên cạnh lời giới thiệu và phân tích của những học giả, chắc không ít người trong chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều Phật tử xuất giaPhật tử tại giaViệt Nam vẫn dùng từ ‘Tiểu Thừa‘ để chỉ Phật giáo ở những nước có “nền Phật giáo không theo Đại Thừa” và một số cách nghĩ, cách dùng không đúng và nhầm lẫn về từ ngữ này. Trong đó, đa số sự nhầm lẫn là:

  1. Hinayana (Tiểu Thừa) là tên của Phật Giáo trước-Đại Thừa ở Ấn Độ. (Điều này là sai).
  2. Hinayana (Tiểu Thừa) là tên mà những nhà Đại Thừa đầu tiên dùng để gọi tất cả trường phái bảo thủ Kinh bộ (Nikaya) vì không theo chủ trương và kinh sách Đại Thừa. (Điều này chỉ đúng một phần).
  3. Hinayana (Tiểu Thừa) là tên để gọi Phật Giáo Theravada hay Trưởng Lão Bộ. (Điều này là sai).
  4. Hinayana (Tiểu Thừa) là tên để gọi các nền Phật Giáo ở các nước như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campodia, một phần ở Việt Nam…(Điều này là sai, vì Phật giáo ở những nước này chính là Theravada).
  5. Hinayana (Tiểu Thừa) chỉ mang nghĩa bình thường là “chiếc xe nhỏ”, không mang tính sỉ nhục. (Điều này là sai, vì “Hina-yana” là có nguồn gốc từ tiếng Pali và tiếng Phạn, và được những nhà Đại Thừa đầu tiên của Ấn Độ dùng, và “Hina” không phải mang nghĩa là “nhỏ”, mà nó mang ý nghĩa xấu).
  6. “Hinayana” (Tiểu Thừa) là tên dùng để chỉ tất cả những người chỉ lo tu một cách ích kỷ để giải thoát cho mình chứ không giúp đỡ người khác cùng giải thoát và chủ trương quả vị A-la-hán. (Điều này là sai, vì quả vị A-la-hán không phải là “hina” theo nghĩa của từ đó, và không thể có ai còn ‘vết dấu’ của tâm ích kỷ mà có thể trở thành bậc thánh A-la-hán theo định nghĩa của Đức Phật).

Nhiều học giả trung dung ở phương Tây nghiên cứu về Phật giáo cũng cho rằng: "đã là đạo Phật là đề cao lòng bao dunghiểu biếthướng thượng đến dẹp bỏ so sánh, đối đãichấp thủ. Những người ngày xưa đó sau khi tự đặt cho mình cái tên Đại Thừa liền gọi những người khác không đồng tình với chủ quan của mình là „Tiểu Thừa‟, mà chữ “Tiểu” lại mang nghĩa của từ “hina” chứ không phải là “cula”."

chấp nhận rằng Bồ-tát thừa là cao quý nhất, thì cũng nên có Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa dành cho những chúng sinhcăn cơhạnh nguyện khác nhau tùy duyêntu hành. Thật ra, một người đệ tử Thanh Văn chứng ngộ bậc A-la-hán giải thoát hay bậc giác ngộ thành Phật Duyên Giác thì cũng là những bậc thánh trong sạch đáng tôn kính vào thời đó và bây giờ, chứ không phải là những người ‘tiểu nhược, thấp hèn‘ như cách gọi như vậy. Ngày nay chúng ta cũng chẳng dễ tìm thấy mấy ai là một bậc A-la-hán trong hàng trăm triệu hàng đệ tử của Đức Phật đang ngày ngày tu hành.

Trong Tam tạng Kinh nguyên thủy, Đức Phật cũng chưa bao giờ cho rằng những bậc Thanh VănDuyên Giác là ‘tiểu nhược, thấp hèn‘ cả.

Thật ra “Hinayana” (Tiểu Thừa) là không có thật, không tồn tại trong Phật Giáo. Đó chỉ là sáng tác và cách đặt tên mà những người Đại Thừa cổ xưa ở Ấn Độ dùng để gọi những trường phái Phật giáo nguyên thuỷ không tán đồng với lý thuyết và kinh sách của Đại Thừa mà thôi. Đáng buồn thay, đó là cách gọi mang ý nghĩa khinh miệt và là vấn đề của những nhà Đại Thừa ngày xưa mà không may là vẫn còn lưu truyền đến bây giờ, cho dù những người hay trường phái bị gọi tên như vậy đã đi xa...và thật xa lắm rồi..., chỉ còn lại những người cứ mãi đứng gọi họ bằng cái tên như vậy, cứ như gọi theo những làn gió và mây trời ngàn năm vẫn thờ ơ không một lời đáp trả.


pdf_download_2
Không Có Tiểu Thừa Trong Phật Giáo





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.