Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 13

29/09/20184:04 SA(Xem: 4242)
Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 13

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 13
(Chiêm bái các di tích tại Kosambī)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10 Kỳ 11 Kỳ 12 Kỳ 13 Kỳ 14 Kỳ 15

blankCon đường vắng người qua lại. Càng đi thời tiết càng trở nên khốc liệt. Trời oi 40 độ, không gió, không mây, không cây, không làng mạc phố xá. Những con bò lang thang cũng sùi cả bọt trắng lên miệng vì nắng nóng và khát. Trên đường về Kosambī, đoàn dừng lại qua đêm trên một cánh đồng vắng. Mọi người tranh thủ tắm rửa dưới một cái kênh mà nước chỉ còn tính bằng vũng. "Máy- mi - phôn - tốt" (nghĩa là: không có mưa) tôi nghe giọng các sư người Thái nói với nhau nhiều lần. Có lẽ niềm mong muốn lớn nhất của mọi người lúc này là một cơn mưa. Nhưng không có tiếng sấm nào đáp lại ước nguyện đó, chỉ thấy mặt trời đỏ hồng cuối chân trời xa như đang cười trêu chúng tôi trước khi trốn vào bóng núi.

Mọi người tranh thủ ngủ sớm để có sức cho chặng đường dài ngày mai. Đêm tĩnh mịch dần. Có tiếng quạt giấy lạch phạch vang ra từ vài căn lều như muốn xua đi cái oi bức đang len lỏi vào cả những giấc mơ. Tưởng sẽ phải trải qua thêm một đêm khó ngủ như thế thì mưa lại đến. Mưa lúc gần một giờ sáng. Mọi người thức dậy ngay khi những hạt mưa đầu tiên rơi xuống, hoan hỷ bước ra khỏi lều hứng những giọt nước mát lạnh, ngọt lành.

Nhân gian thường nói "trời chẳng cho không ai cái gì bao giờ" quả là có lý. Niềm vui của chúng tôi dài chữa tày gang thì mưa như một dòng thác từ trên cao ào ạt tuôn xuống. "Hạnh phúc bất ngờ" làm tất cả bối rối, quýnh quáng gọi nhau thu dọn lều trại. Sau những giây phút nỗ lực thì tất cả dừng lại, không một ai buồn thu dọn đồ đạc vì "có chạy đằng trời" thì cũng không biết trốn đi đâu được giữa chốn đồng không, đêm tối. Mọi người đứng yên, ướt sũng, nhìn lên bầu trời rồi nhìn nhau cười như mếu. Vậy là chúng tôi có một đêm thức trắng bởi chính hồi đáp éo le cho ước nguyện của chính mình!!!

Đường về Kosambī càng lúc càng gần sau mỗi bước đi. Nhà cửa thưa dần, những ruộng vàng hoa cải mà chúng tôi đi qua khi bắt đầu hành trình 2600km này giờ chỉ trơ những gốc. Chim công, khên khên, khỉ tụ thành từng đàn ung dung kiếm ăn khắp nơi. Chúng vẫn nhởn nhơ khi thấy chư Tăng tiến đến. Người Ấn Độ những nơi đoàn đi qua đa phần còn nghèo khổlạc hậu. Thế nhưng, cách họ tôn trọng mọi sự sống làm tôi cảm mến vùng đất và con người nơi đây quá đỗi.

Băng qua một ngôi làng nhỏ mà nhà toàn được làm từ đất, qua thêm những vườn xoài cổ thụ vài trăm tuổi chúng tôi đến được Kosambī. Trong kinh điển Phật Giáo, Kosambī được nhắc đến là một kinh thành lớn, giàu có bên cạnh các thành nổi tiếng khác như Rājāgaha, Sāvatthī, Vārāṇasi v.v.. Đức Phật đã ở tại Kosambī vào hạ thứ nhất và thứ chín. Không có nhiều di tích còn sót lại nên chúng tôi chỉ dừng lại đây hai ngày.

Đoàn ghé chiêm bái thánh tích Ghosita, đây là tịnh xá Ngài đã cư ngụ vào hạ thứ chín của mình. Trong kinh còn nhắc đến Ghosita về câu chuyện: Có hai nhóm tỳ khưu vì bất hoà giới luật mà sinh ra cãi vã. Khi sự việc xảy ra, Đức Phật đã cố gắng hoà giải nhưng mọi nỗ lực của Ngài điều bất thành. Nhận thấy chưa thể làm lắng dịu những sân si của các vị ấy, Đức Phật đã lặng lẽ một mình vào rừng Pārileyyaka (kỳ hạ thứ 10), để lại hai nhóm tỳ khưu với những tranh cãi đúng, sai. Cuộc tranh cãi càng lúc càng lớn dẫn đến việc tăng chúng ở Kosambī chia rẽ sâu sắc. Đức tin giảm sút, thiện nam, tín nữ chán ngán nên không còn hộ độ tứ sự đến tỳ khưu nơi này nữa. Mãi đến sau này khi tâm đã lắng dịu, hai nhóm tỳ khưu trên mới đến quỳ dưới chân Đức Phật và mong được sám hối. Với từ tâm Ngài đã dạy rằng:

Pare ca na vijānanti
mayamettha yamāmase,
ye ca tattha vijānanti
tato sammanti medhagā.

Luận tranh chẳng có ích gì!
Tranh cường, hiếu thắng lắm khi phiền hà
Ai người suy ngẫm sâu xa
Nói năng tự chế, bất hòa lặng yên!

Chúng tôi còn đến tụng kinh tại các dấu tích khác của tịnh xá Kukutārāma, Pāvārikambavana, Badarikārāma và trụ đá Asoka cách đó không xa. Hầu hết những dấu tích kinh thành đã tan biến theo thời gian. Tuy nhiên, có rất nhiều gạch, ngói xen lẫn trong đất canh tác trên một vùng rộng lớn đủ cho mọi người hình dung về một thời huy hoàng xa xưa.

Trước khi rời Kosambī, chúng tôi tụng đọc giới bổn Patimokkha trên một di tích cạnh sông Yamunā. Thuở còn tại thế, Đức phật đã nhiều lần lấy hình ảnh con sông này để giáo giới đến các hàng đệ tử. Mọi người cùng sám hối lẫn nhau cho những lỗi lầm do cố ý hay vô tình đã phạm phải, rồi ngồi xuống lắng nghe vị trưởng lão trong đoàn tuyên đọc 227 giới dành cho chư tăng. Đây là những điều học, những hàng rào bảo vệ thân, khẩu, ý cho được trọn lành trước tham, sân, si mà chúng tôi cần tự nhắc nhở và thực hành mỗi ngày.

Lâm Nhược Vân
Ảnh: Gió

theo dau chan phat 13 -10theo dau chan phat 13 -00theo dau chan phat 13 - 02theo dau chan phat 13 - 01
theo dau chan phat 13 - 09theo dau chan phat 13 - 04theo dau chan phat 13 - 03theo dau chan phat 13 -15theo dau chan phat 13 -14theo dau chan phat 13 -13theo dau chan phat 13 -12theo dau chan phat 13 -11theo dau chan phat 13 - 09theo dau chan phat 13 - 08theo dau chan phat 13 - 07theo dau chan phat 13 - 06theo dau chan phat 13 - 05theo dau chan phat 13 - 04theo dau chan phat 13 - 03






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6949)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :