Thiền Sư Huyền Quang: Đệ Tam Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử

28/09/20187:54 CH(Xem: 7311)
Thiền Sư Huyền Quang: Đệ Tam Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử
ĐỆ TAM TỔ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ:
THIỀN SƯ HUYỀN QUANG

 

         

            Thiền sư Huyền Quang thế danh là Lý Đạo Tái, sinh vào năm Giáp Dần 1254, người hương Vạn Tải, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Nhà nghèo, nhưng từ thiếu thời Ngài đã lộ tư chất thông minh, học giỏi. Sau đỗ cả thi Hương, thi Hội, Đệ Nhất Giáp Tiến Sĩ (Trạng nguyên), Ngài được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn (Hàn Lâm Viện) của triều đình, đón tiếp sứ giả Trung Hoa, nổi tiếng thi văn kiệt xuất.

           Sau, Ngài buông bỏ hết chức tước địa vị, xem thường danh lợi phù du, từ chối cả việc làm phò mã của vua Anh Tông, quyết chí xuất gia cầu Đạo tham thiền, theo hầu Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đến khi Đệ Nhị Tổ là Pháp Loa truyền y bát cho  Ngài, Ngài trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

           Năm 77 tuổi, Ngài truyền y bát cho Quốc Sư An Tâm, lui về thiền thất tịnh dưỡng. Ba năm sau, năm Giáp Tuất 1334, Ngài qua đời, thọ 80 tuổi, Sau khi Sư viên tịch, vua Trần Minh Tông cho xây Tháp Tổ phía sau chùa Côn Sơn, được gọi là Tháp Huyền Quang, hay “Đăng Minh Bảo Tháp”.

        Không chỉ là một thiền sư, Huyền Quang Đệ Tam Tổ còn là một nghệ sĩ với tâm hồn phóng khoáng, một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ mang đậm giáo lý nhà Phật. Cuộc đời Ngài mang nhiều màu sắc huyền bí, dị thường, với những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn đã trở thành huyền thoại được đưa vào sử sách, truyện tích và cả sân khấu sau này, đáng kể nhất là giai thoại liên quan đến Cung phi Điểm Bích tài sắc vẹn toàn.

        Tác phẩm của Ngài  rất nhiều, nhưng truyền lưu đến hôm nay chỉ còn 24 bài thơ thiền trong tập “Phú Tự Vịnh Vân Yên”.

        Xin mạn phép tán tụng cuộc đờiân đức hoằng dương chánh pháp của Đệ Tam Tổ  bằng bài diễn ca lục bát:

 

Truyền thừa Y Bát Thứ Ba

Từ tay Nhị Tổ chính là Huyền Quang

Sinh làng Vạn Tải- Lạng Giang

Thỉ tổ họ làm quan nhiều đời

Mẹ là Lê Thị thương người

Ba mươi tuổi khấn xin Trời con trai

Nhân khi dịch bệnh thiên tai

Lên non hái thuốc, nghỉ ngơi tại chùa

Giấc đang thiêm thiếp gió lùa

Thấy con khỉ lớn đang đùa ngoài sân

Khư khư ôm mặt trời hồng

Thẳng tay ném thẳng vào lòng… hoài thai;

Thêm điều linh ứng thứ hai

Thiền sư Huệ Nghĩa trông coi chùa làng

Chùa mang danh tự Ngọc Hoàng

Đang khi thiền định mơ màng giấc linh

Đèn đuốc sáng rực thình lình

Long thần hộ pháp hiện hình đủ đông

Chư Phật, Bồ Tát giáng trần

Lời truyền: “Tôn Giả A Nan nhập đời

Tái sinh vào một kiếp người

Xiển dương Chánh Pháp tức thời cõi Đông!

Giật mình lòng nhẹ lâng lâng

Thiền sư hoan hỷ, mừng thầm trông tin…

Năm ấy Lê Thị hạ sanh

Sau mười hai tháng con xinh chào đời

Quý tử dung mạo khác người

Tuổi thơ nghe một biết mười lạ thay

Chí khí của bậc sư thầy

Siêu phàm trác việt lộ đầy thiên tư

Mẫu thân chọn lấy hai từ

Đặt tên Đạo Tái nghe như thánh thần

Thuyết rằng: gia cảnh khó khăn

Gặp nhiều trắc trở hôn nhân vì nghèo

Người chê kẻ chối kỳ kèo

Mẫu thân buồn tủi mang nhiều âu lo,

Học hành bữa đói bữa no

Sôi kinh nấu sử học trò đi thi

Trạng Nguyên-Tiến Sĩ đỗ ngay

Người bu kẻ xúm bẩm thầy dạ quan

Thấy sang thiên hạ bắt quàng

Hôn nhân mai mối ngổn ngang duyên tình

Khó khăn chẳng có ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng, tám nghìn nhân duyên!

Anh Tông muốn kén rể hiền

Lòng ngay từ chối còn truyền sách xưa

Chẳng màng cưới vợ con Vua

Rõ ràng bậc Thánh cười đùa nhân gian

Trạng Nguyên được bổ làm quan

Đường đường vào chốn Viện Hàn Lâm cao

Từ đây phụng mệnh ra vào

Tiếp đón sứ giả chẳng nao núng lời

Sứ Trung Hoa đã gặp rồi

Thi văn ngôn ngữ bao lời chảy tuông

Giọng vang ngân vọng như chuông

Ý từ trác việt, văn chương siêu phàm

Sứ Tàu kính phục nể nang

Tiếng thơm bay khắp, danh vang đức lừng…

Nhân duyên đưa đẩy một lần

Theo Vua nghe pháp được gần Pháp Loa

Từ trong mạch đá trổ hoa

Ngộ ra duyên trước buông ra ý lòng:

Làm quan được đến đảo Bồng

Phổ Đà đắc đạo mới mong được về…

Phú quý mây trắng mùa hè

Vinh hoa như lá thu vàng rụng rơi

Mơ màng mến luyến dừng thôi

Tây Thiên cõi Phật là nơi thường hằng!”

Trở về khắc khoải bâng khuâng

Biểu dâng từ chức mấy lần lên Vua

Xuất gia thọ giới tại chùa

Theo hầu Điều Ngự học tu pháp thiền

Trú trì sơn tự Vân Yên

Mở trường dạy học danh truyền Huyền Quang

Môn đồ tụ hội cả ngàn

Về nghe giáo lý tinh thâm của Thầy

Khoa giáo đều phải qua tay

Soạn phê chỉnh sửa đủ đầy đa văn

Vua mời giảng pháp bao lần

Vương tôn đảnh lễ, hoàng thân cúi đầu…

Về quê báo đáp ơn sâu

Đại Bi Thiền Tự dài lâu khánh thành

Trước là phụng dưỡng song thân

Sau truyền Phật pháp cho làng quê xưa…

Trải bao năm tháng nắng mưa

Thuận duyên nghịch cảnh đều chưa thoái lòng

Đá xanh hay khối vàng ròng

Minh Tông muốn thử một lần rõ hay

Chuyện xưa truyền tụng đến nay:

Cung phi Điểm Bích gần Thầy giữa khuya

Lệnh Vua mang chứng cứ về

Một là Đại Giác, hai là Phàm Phu

Điểm Bích hãm hại người tu

Dùng ngay man kế trình Vua xét người

Oan khiêng nghiệp chướng đây rồi

Gánh mang tiếng xấu với đời uế ô

Sen vàng ngoi giữa bùn nhơ

Thiền sư tự tại giữa ngờ với nghi

Đăng đàn chẩn tế một ngày

Thần thông quảng đại quét bay bụi trần

Kinh tâm vương đế quần thần

Hiểu ra kế độc phi tần hại sư

Nhiệm mầu gia hộ người tu

Gian nhân lãnh phạt quét chùa nội cung…

Mới hay Phật pháp vô cùng

Huyền Quang lưu tiếng thơm lừng liên hoa,

Tâm Bi- Trí -Dũng Phật Đà

Trang nghiêm giới tịnh Ta Bà hạo nhiên

Bao năm tâm gửi cửa Thiền

Tận tâm với Pháp, gieo duyên với Trần

Phổ Tuệ Ngữ Lục” bao trang

Ngọc Tiên Thi Tập”, “Công Văn” lưu đời

Chư Phẩm Kinhcứu độ người

Tiếc thay điên đảo mất rồi bản nguyên…

Còn “Phú Tự Vịnh Vân Yên

Hai mươi tư áng thơ thiền chuyển trao

Côn Sơn- Tư Phúc non cao

Thanh Mai tịch mịch in sâu bóng Ngài

Liên Hoa Cửu Phẩm pháp đài

Còn lưu đạo hạnh đức tài Thiền Sư

Tâm hồn nghệ sĩ thi thư

Tự do phóng khoáng, tâm như phiêu bồng

Nhưng nào vấy bẩn bụi trần

An nhiên thanh thoát nẻo gần lối xa

Chọn ngày y bát trưng ra

Trao truyền tâm ấn Pháp Loa chọn rồi

Đệ tam Sư Tổ là Người

Kế thừa đuốc tuệ soi đời nhiễu nhương

Thiền tông Yên Tử nức hương

Lãnh đạo Giáo Hội tiếp đường độ sanh…

Tuổi già sức yếu mong manh

                 

blank
Tượng thờ Thiền sư Huyền Quang

Bảy mươi bảy tuổi phải đành chuyển trao               

Trọng trách ủy thác nơi nào

Quốc Sư có đó ra vào An Tâm

Tháng giêng Giáp Tuất đầu năm

Xả thân ngũ uẩn, phất trần ra đi

Minh Tông phong hiệu cho Ngài

Từ Pháp Tôn Gia” lưu hoài thiên thu…

 

 

 

TÂM KHÔNG VĨNH HỮU
(Sưu tầm & biên soạn)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11005)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.