Lưng chừng giữa cuộc hồi hương

19/03/20195:05 SA(Xem: 8960)
Lưng chừng giữa cuộc hồi hương

blank 

LƯNG CHỪNG GIỮA CUỘC HỒI HƯƠNG
(cảm niệm về đêm trăng tròn tháng hai)
Sakya Như Bảo

 

phat nhap niet banSáng nay, cơn mưa trái mùa từ đâu ghé đến, nhẹ nhàng rơi trên đá núi khô cằn giữa tháng ngày nắng gió. Những sợi mưa mỏng tang chẳng đủ làm ướt lá, chỉ vừa vặn đánh thức nỗi niềm con trẻ nhớ Cha...

Hằng năm, chúng con, những đứa con của Ngài, đã tổ chức bao nhiêu ngày giỗ chạp, húy kỵ cho thân nhân, tín hữu, từ ấm cúng đạo tình cho đến trang nghiêm trọng thể; nhưng lắm lúc lại hững hờ, chưa dành trọn hết tâm tư trong khuya sớm hôm nay, ngày trăng tròn tháng hai âm lịch, để nhớ về phút giây tiễn biệt đức Từ phụ Thế Tôn, vị Cha lành vĩ đại của trời người....

Mùa hạ cuối cùng, Đấng Thiện Thệ an cư tại thành Vesali, tại đây Ngài đã ba phen gợi ý rằng nếu một người đắc được Tứ Thần Túc thì có thể tùy ý sống đến một kiếp hay nhiều hơn thế nữa, nhưng Tôn giả A-nan đã không lãnh hội được ý nghĩa lời dạy này nên đã bỏ lỡ dịp may. Ngay sau đó, khi chỉ còn lại một mình Đức Phật, Thiên Ma Ba tuần đến thỉnh Ngài nhập Niết bàn và lần này nhân duyên hoàn mãn, Ngài đã im lặng nhận lời.

Bấy giờ đại địa chấn động dữ dội, Tôn giả A-nan choàng tỉnh thì hỡi ơi, lời của Đấng Toàn giác sao có thể là hư vọng. Buồn tủi chất ngất, khổ đau tột cùng, Tôn giả A-nan chỉ biết tự trách mình phút giây lơ đễnh. Đức Phật an ủi: “Tất cả các pháp hữu vi đều không bền vững, là thế gian pháp, có sinh ắt có diệt. Chỉ có Niết bàn là an vui tuyệt đối. Này A-nan, Như Lai đã già rồi. Thân này cũng như cái xe cũ, Như Lai sẽ bỏ nó lại thế gian...” Thế rồi, Ngài cùng năm trăm vị thánh tăng lên đường tiến về thành Kushinagar, bấy giờ tin buồn được loan truyền, dân chúng khắp nơi lũ lượt đổ về đưa tiễn, đoàn người kéo dài dằng dặt từ thành Vesali đến Kushinagar, dọc đường đi Ngài đã hóa độ vô số người.

          Đêm cuối cùng tại thành Kushinagar. Đức Thế Tôn dạy Tôn giả A-nan trải tọa cụ để Ngài nằm nghỉ dưới hai cây Sala đang trổ hoa từ gốc đến ngọn, hương thơm ngào ngạt, nghìn muôn hoa trời từ không trung rơi xuống cúng dường Phật bảo. Bấy giờ Đức Từ phụ nằm theo dáng kiết tường, dù rằng tứ đại trước lúc phân ly mệt mỏi rã rời, Ngài vẫn không lìa bi nguyện độ sanh, chỉ một thời pháp ngắn ngủi cũng đủ để tiếp độ người đệ tử già nua cuối cùng Tu-bạt-đà-la (Subhadra) lên thánh vị.

Ánh hoàng hôn đang dần nhợt nhạt, lu mờ hiu hắt, tiếng nức nở của những đệ tử chưa đắc quả chốc chốc lại bật ra không cách gì kìm nén, đại địa chấn động, sấm nổ vang trời, cả khu rừng Sala đang chìm dần trong màn đêm tang tóc.

Tôn giả A-nan phải lánh mặt đi khuất sau những cụm cây rừng để mặc cho những dòng lệ nóng tủi buồn vô vọng tuôn chảy như mưa. Nỗi đau khổ, tự trách như bóp nghẹn lấy trái tim của người đệ tử trung thành. Ôi! Hai mươi lăm năm nghĩa tình Sư – Đệ, hai mươi lăm năm bóng chẳng rời hình, giờ thì còn đâu nữa. Đức Đạo sư, vị Thầy cao cả, vị hoàng huynh vĩ đại, Ngài đã ra đi mang theo luôn cả trái tim của người thị giả!

Đức Từ phụ thấu hiểu nỗi lòng, an ủi: "Thôi thôi A-nan! Chớ có buồn phiền than khóc! Từ trước đến nay ngươi hầu hạ Ta với cử chỉ từ hòa, ngôn ngữ kính áitâm niệm hoan hỷ thủy chung như một, không sao xiết kể. Ấy là ngươi đã cúng dường ta, công đức rất lớn. Nếu  sự cúng dường nào của chư thiên Ma-phạm, Sa-môn và Bà-la-môn cũng không sao sánh bằng được. Ngươi hãy siêng năng lên, ngày thành Đạo của ngươi không lâu nữa!" (Kinh Trường A-hàm).

Thế rồi, Ngài dạy những lời sau cuối:

“Này A-nan, có thể con sẽ nói rằng giáo pháp tối thượng sẽ không còn thầy giảng dạy. Chúng con không còn Đạo sư. Không nên, A-nan, con không nên suy tư như thế. Giáo phápgiới luật đã được Như Lai truyền dạy và quảng bá rộng rãi. A-nan, khi Như Lai nhập diệt rồi thì giáo phápgiới luật ấy sẽ là Đạo sư của các con.”

“Hãy nghe đây, này các đệ tử, Như Lai khuyên các con: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực, liên tục chuyên cần.”

“Các Thầy Tỳ Kheo, sau khi ta nhập diệt, phải tôn trọng Ba La Đề Mộc Xoa, như đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, phải biết pháp này là Đức Thầy cao cả của các ông. Nếu ta ở đời, không khác gì pháp ấy.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm Di giáo).

Ban xong những di ngôn tối hậu cho tứ chúng, Đức Thế Tôn tuần tự nhập các tầng thiền rồi nhập vô dư y Niết Bàn. Bấy giờ vừa lúc rạng đông, ngày trăng tròn tháng hai. Địa cầu rúng động, nước bốn biển dâng cao, tiễn biệt đấng Cha lành của chư thiênnhân loại vừa viên tịch....

          Sự kiện nhập Niết bàn của Đức Thế Tôn để lại trong lòng người con Phật ngoài những cảm xúc tiếc nuối vô vàn, còn là bài học vô ngôn sâu sắc.

          Việc Ngài thị hiện Niết Bàn, dù khiến cho tứ chúng tiếc thương đau đớn, nhưng đó lại chính là bài pháp vô thường tuyệt diệu tác động trực tiếp đến tâm lý của tất cả chúng sanh, khiến những ai còn say sưa trong giấc mộng phù hư sẽ bàng hoàng sực tỉnh: ngay cả sắc thân ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của Đức Như Lai còn phải đến lúc tan hoại theo quy luật vô thường thì huống gì đến tấm thân tứ đại bất tịnh sụp sệ rệu rã này? Bản chất của đời sốngvô thường, vô ngã thì nào đâu có cái gì là chắc thật, vững bền. Nói cách khác, điều duy nhất bền vững trên đời chính là sự không bền vững. Bởi nếu cuộc đời này thực sự hạnh phúc an vui và vĩnh cữu thì Đức Phật đâu cần thị hiện đản sanh, Thái tử Tất Đạt Đa cũng không cần từ bỏ cung son điện ngọc, vợ đẹp con xinh để đi tìm chân lý, thành đạo, thuyết pháp Tứ Đếnhập Niết Bàn.

Hơn nữa, ỷ lại dựa dẫm vốn là tâm lý thường tình của tất cả chúng sanh. Chính sự Niết bàn của Phật khiến cho chúng ta thức tỉnhtinh tấn tu hành. Do vậy, theo Phật giáo Bắc truyền, sự kiện Niết bàn của Đức Thế Tôn chỉ là một phương tiện để giáo hóa chúng sanh, cũng như việc Ngài thị hiện giữa cõi ta bà này với sắc thân ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là phương tiện thiện xảo để hóa độ chúng sanh nơi dục giới vốn ham ưa sắc tướng bên ngoài. Nay Ứng hóa thân ấy của Ngài mất đi, chúng ta lại cho rằng Ngài nhập diệt, kỳ thật, là Ngài đã trở về với pháp thân vô tướng của mình, không sanh không diệt, không già không chết, chưa từng đản sanh cũng chưa từng diệt độ.

“Tỳ gia thành lý bất tằng sanh

Ta la thọ giang bất tằng diệt.”

     Ngày nay, dẫu là thời mạt pháp, cách Phật đã xa, không được nhìn thấy kim thân Như Lai, không được sự dạy dỗ trực tiếp từ Ngài, nhưng Giáo pháp của đấng Cha lành vẫn còn đó, Giới Kinh vẫn còn nguyên vẹn, các bậc chân tu cao tăng thạc đức vẫn hiện hữu nơi đây, chỉ cần mỗi người con Phật chúng ta, với lòng kiên thệ quyết tâm, tinh tấn cất bước đăng trình, thực hiện cuộc hồi hương vĩ đại trở về cố quận thân yêu, nơi đó luôn có vị Cha già đang ngóng đợi...

       “Hãy lên đường

theo chân Ngài

          đêm tàn rồi

          Kìa ánh sao mai.”

 

 

     

     Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

 

    

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190823)
01/04/2012(Xem: 36427)
08/11/2018(Xem: 15107)
08/02/2015(Xem: 54244)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :