Người Việt và quốc tế tưởng nhớ Hòa Thượng Thích Quảng Độ của giáo hội bị cấm cản

26/02/20203:46 CH(Xem: 3506)
Người Việt và quốc tế tưởng nhớ Hòa Thượng Thích Quảng Độ của giáo hội bị cấm cản
blankMỤC LỤC

NGƯỜI VIỆT VÀ QUỐC TẾ

TƯỞNG NHỚ HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ CỦA GIÁO HỘI BỊ CẤM CẢN
Thanh Trúc | RFA

Hôm thứ Ba 25/2/2020 là lễ động quan và hỏa thiêu di thể Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, viên tịch ngày 22/2/2020 tại chùa Từ Hiếu, thành phố Sài Gòn, thọ 92 tuổi.

Tin được báo Tuổi Trẻ loan trong số ra thứ Bảy 22/2 nhưng sau đó đã bị gỡ xuống. Bước qua Chúa Nhật 23/2 thì Trang Phật Sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam  mới đăng lại tin này  cùng lúc với trang Giác Ngộ Online và trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà Báo Độc Lập.

Đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ là vị tăng thống thứ 5 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức có trước 1975 nhưng sau 30 tháng Tư 1975 thì bị chính quyền mới phủ nhận, thay vào đó là Giáo  Hội Phật Giáo Việt Nam do Nhà Nước lập ra.

Tang lễ được tổ chức tại chùa Từ Hiếu, là nơi trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ lui về tịnh dưỡng từ năm 2018. Từ Quận 8, Sài Gòn, vị trụ trì chùa Từ Hiếu là sư thầy Thích Nguyên Lý cho biết:

“Hôm nay, 25/2, nhằm mùng 3 tháng Hai âm lịch, 8 giờ sáng động quan và thiêu. Theo như đức Tăng Thống giao lúc cuối đời Ngài”

“Chúng tôi có một ban tang lễ, có thỉnh mời chư vị tôn túc trong nước và ngoài nước, nhờ quí vị hướng dẫn để tang lễ được thành tựu viên mãn. Bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng có một số vị trong Văn Phòng 2, rồi Thành Hội cũng qua viếng Tăng Thống. Thật ra mấy vị trong Văn Phòng 2 Phật Giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh toàn là học trò của đức Tăng Thống hết. Tức là bên Phật Giáo Việt Nam chỉ qua viếng ngài thôi, còn tổ chức là của bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Vì vậy học trò qua dự lễ cũng là chuyện bình thường”.

Lễ tang Hòa thượng Thích Quảng Độ ở chùa Từ Hiếu, TP Hồ Chí Minh hôm 25/2/2020 Courtesy of Giác Ngộ

Vẫn theo lời thầy trụ trì Thích Nguyên Lý, trưởng ban tổ chức tang lễ là thầy Thích Tuệ Sỹ, dù không thể có mặt nhưng là người gián tiếp chỉ đạođiều hành tang lễ của đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ. 

Đối với hòa thượng Thích Không Tánh, một thành viên của Hội Đồng Liên Tôn, tổ chức tranh đấubảo vệ tự do tôn giáo cho Việt Nam, tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tuy đơn giản nhưng không thể xóa mờ nhân cách quá lớn và cao vời của Ngài:

“Chúng tôi cùng quí chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn về phúng viếng, nguyện cầu giác linh đại lão hòa thượng được cao đăng Phật quốc”.

“Tang lễ hết sức yên tịnh. Theo như cáo bạch của Hòa thượng Thích Viên Lý thì Đại lão Hòa thượng chỉ muốn làm một tang lễ đơn giản thôi. Ngài có dặn dò lại là không phúng điếu, không điều văn, không hoa và không tổ chức rình rang, và sau khi Ngài viên tịch 3 ngày thì đưa đi hỏa thiêu, sau đó rải tro cốt của Ngài xuống biển.”

”Chính trong tinh thần như vậy nên chỉ có vô âm thầm, lặng lẽ rồi về thôi. Tuy nhiên phải nói đám tang rất trang nghiêm và có nét gì rất bi hùng trong đó”

Tin từ "lề trái"

Trái với sự im lặng gần như ngay từ đầu của báo chí lề phải, tin buồn và những lời thương tiếc trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ xuất hiện trên các Blogs, Facebook và trang mạng của các xã hội dân sự trong nước.

Trên trang cá nhân của mình, luật sư Lê Công Định ca tụng cố đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ là “Một nhân vật vĩ đại tạo nên dấu ấn và chuyển biến lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại”

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh với bài viết về di sản mà vị cao tăng 92 tuổi này để lại, nói rằng “Sự ra đi của hòa thượng Thích Quảng Độ là mất mát lớn lao của Phật Giáo Việt Nam, giữa lúc các hoạt động giả tôn giáo được tổ chức mạnh mẽ nhằm huyển hoặc dân chúng từ sự yểm trợ của Nhà Nước vô thần”.

Đối với mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, một thành viên của Hội Đồng Liên Tôn chuyên kêu gọi tự do tín ngưỡng cho Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là tấm gương bất khuất của đức tin chân thật:

“Suốt cuộc đời Ngài là một sự dấn thân, chúng tôi rất ngưỡng mộ Ngài. Là một tu sĩ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài không những bị tù trong trại giam mà sau khi trở về thì cũng bị tù tại giaThanh Minh Thiền Viện. Ngài luôn bị quản thúc, bị giam lỏng ở ngoài. Trọn đời Ngài, tinh thần của Ngài như vậy thành ra Ngài mất đi thì cũng là sự mất mát lớn cho Giáo Hội Phật Giào Việt Nam Thống Nhất nói riêng và cho giới đấu tranh dân chủ Việt Nam nói chung”.

Hình minh họa. Hòa thượng Thích Quảng Độ trước tòa Courtesy of RFI

Lý do khiến thầy Quảng Độ phải vào tù ra khám, mất tự do cho đến lúc chết chính là lập trường kiên định của Ngài, lời Chành Trị Sư Cao Đài Nguyễn Kim Lân:’

“Hòa thượng Quảng Độ quyết giữ chủ quyền của đạo, không để một chiều hướng chính trị nào ngoài đời, nhất là quan điểm vô thần của người cộng sản, lèo lái đường hướng tôn giáo tôn giáo của Ngài được.”

Từ nơi xa, Đức quốc, luật sư, cựu tù nhân quyền Nguyễn Văn Đài, trải lòng về cố đại lão hòa thượng Quảng Độ mà ông hàng dõi theo khi Ngài còn sống:

“Tôi được nghe đến hòa thượng Thích Quảng Độ từ những năm 2000. Ông là một người tu hành nhưng ông còn quan tâm đến chính trị và sẵn sàng đấu tranh cho các quyền tự do của con người. Tôi hoàn toàn khâm phục hòa thượng Thích Quảng Độ”

“Niềm tin của ông đã khiến ông bị tù, bị quản chế suốt cả cuộc đời. Tôi là luật sư thì tôi biết tội danh của ông thì  không bị quản chế, các phai đoàn nước ngoài đến  thăm ông tại thiền viện rất là khó khăn, kể cả những Phật tử muốn đến thăm ông cũng rất là khó khăn. Bản thân ông bị vi phạm nhân quyền rất trầm trọng nhưng ông vẫn vươn lên để đầu tranh cho quyền của chính mình cũng như cho cả đất nước Việt Nam. Tôi hoàn toàn ngưỡng mộ và khâm phục tinh thần Thích Quảng Độ”.

Nhìn nhận của quốc tế

Sinh thời, là khuôn mặt lãnh đạo cao cấp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn khẳng định tư cách độc lập trong tinh thần từ bi, vô úy của đạo Phật, không thỏa hiệp với một thể chế vô thần muốn kiểm soát đức tintín ngưỡng của người dân.

Sau 1975, trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bị giam tù nhiều năm, đặc biệt bị đưa đi an trí tại  Quảng Bình từ 1975 cho đến 1980.

Đến năm 1995 ông lại bị bắt và bị tuyên án 5 năm tù giam cộng 5 năm quản chế vì tội “phá hoại chính sách đoàn kết”, “lợi dụng tự do dân chủ để tuyên truyền xâm phạm lợi ích Nhà Nước”

Năm 2007 trưởng lão hòa thượng bị bắt giam trở lại vì khởi xướng cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Vì những hoạt động nhân quyền như vậy, năm 2006 ông được trao giải Thorolf Rafto vinh danh sự tranh đấu cho quyền con người.

Cùng năm 2006, ông được giải Can ĐảmDân Chủ do Phong Trào Dân Chủ Thế Giới trao tăng. Trước đó, năm 2003, ông đã được giải nhân quyền quốc tế Homo Homini cùng với cố trưởng lão hòa thượng Thích Huyền Quanglinh mục Nguyễn Văn Lý.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, còn được biết đến như một tu sĩ thông thái, uyên bác về Phật học. Ông từng là dịch giả của nhiều tạng kinh Phật Giáo, chưa kể sáng tác, biên soạn nhiều tác phẩm giá trị của đạo Phật.

Nổi bật nhất trong gần 10 tác phẩm văn học Phật giáo,  phiên dịch từ Hán văn và Anh văn, là bộ sách Phật Quang Đại Từ Điển, một công trình biên khảo mang đến nhiều lợi ích cho những người muốn tìm hiểu Phật pháp.

Về những đóng góp ý nghĩa cho Phật học từ đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà thơ Hoàng Hưng trong Văn Việt, tên của ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, nhận định:

“Hình dung lại cuộc đời của cụ khiến tôi xúc động. Cụ là một vị chân tu, riêng sự đóng góp của cụ cho Phật Giáo Việt Nam qua nhiều tác phẩm về kinh sách, về kiến thức Phật Giáo, chứng tỏ cái đức, cái uy tín, cái tài của cụ đã rõ ràng”

“Với tôi cuộc đời của cụ là tấm gương, tôi từng viết là nếu Thích Quảng Đức là ngọn lửa bùng cháy lên, soi sàng lịch sử đấu tranh đòi tự do tôn giáo của Phật Giáo Việt Nam, thì cuộc đời Thích Quảng Độ không bùng cháy lên trong khoảnh khắc mà là ngọn lửa cháy trong suốt 45 năm cho đến khi cụ viên tịch. Tôi cảm phục cái gan góc và sự hy sinh của ngọn lửa vẫn cháy hầu như là liên tục. Chúng tôi nghĩ về cụ như nghĩ về một người cùng chung cái khao khát, cùng chung lý tưởng với mình”.

Hình minh họa. Hòa thượng Thích Quảng Độ gặp phái đoàn của USCIRF Courtesy of USCIRF

Báo The Wall Street Journal ở Hoa Kỳ từng đưa tin về đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, gọi ông là “Headache in Hanoi” (Cơn Nhức Đầu Ở Hà Nội).  Hơn 2 lần tên ông được đề cử Giải Nobel Hòa Bình vì thành tích tranh đấu bất bạo động không mệt mỏi của ông.

Tháng 9/2019, phái đoàn của USCIRF Ủy Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, đã ghé thăm hòa thương Quảng Độ. Việc ghé thăm vị tu sĩ bất đồng chính kiến này gần như là chuyện phải có khi đến Việt Nam của các tổ chức bảo vệ nhân quyềntự do tôn giáo bên ngoài.

Được biết hôm 24/2 đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí ca ngợi những cống hiến của Hòa thượng Thích Quảng Độ cho tự do tôn giáonhân quyền.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink, đại diện phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội, qua thông cáo báo chí gửi lời chia buồn chân thành về sự qua đời của đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, rằng “Hòa thượng Thích Quảng Độ là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáonhân quyền, và ông luôn tận tâm theo đuổi công lý bằng các hình thức phi bạo lực. Những nỗ lực hòa bình này đã mang lại cho ông nhiều giải thưởng quốc tế và ông đã nhiều lần được đề cử giả Nobel Hòa Bình”

Hình ảnh trong video lễ tang hòa thượng Thích Quảng Độ ở Chùa Từ Hiếu, cho thấy đại diện Đại sứ quán Mỹ thắp hương trước linh cửu đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, được lan truyền rộng rãi trên Facebook hôm 24 tháng Hai.

Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Quốc hội Mỹ hôm 25/2 cũng ra thông cáo báo chí ca ngợi Hòa thượng Thích Quảng Độ là một người đấu tranh cho tự do tôn giáo một cách ôn hòaViệt Nam.

Đây là một tổn thất của người dân Việt Nam, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) thúc giục chính phủ Việt Nam hãy để những thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được tưởng niệm vị lãnh đạo của họ trong ôn hòa”, Chủ tịch Ủy ban ông Tony Perkins được trích lời trong thông báo.

USCIRF đã nhiều lần đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) vì những cáo buộc thường xuyên về những đàn áp tôn giáo của chính quyền đối với nhiều nhóm đạo ở Việt Nam.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11041)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :